Giải Thích Bollinger Band Chuyên Sâu ĐẦY ĐỦ NHẤT

Đường Bollinger Bands là gì? Qua bài viết này tôi sẽ chỉ cho bạn toàn tập về chỉ báo kỹ thuật này để bạn có thể hiểu và vận dụng chỉ báo này một cách hiệu quả nhất. Dải Bollinger hay (Bollinger Band) là một công cụ giao dịch kỹ thuật có thể được áp dụng trên tất cả các thị trường tài chính; bao gồm chứng khoán, ngoại hối, hàng hóa và hợp đồng tương lai.

Bollinger Band có thể được sử dụng trong hầu hết các khung thời gian, từ các khung thời gian rất ngắn đến khung thời gian dài hơn như hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.

Yêu cầu duy nhất là có đủ thanh khoản để thấy được cơ chế hình thành giá đang hoạt động trong mỗi nến. Mặc dù có thể được áp dụng rộng rãi; Nó đặc biệt hiệu quả trong giao dịch ngoại hối.

Bollinger band là gì? Tuyệt chiêu sử dụng bollinger bands

1. BOLLINGER BANDS LÀ GÌ?

Để biết được bollinger bands là gì bạn cần phải biết về người đã tạo ra nó John Bollinger cha đẻ của chỉ báo Bollinger Band đã áp dụng nó như một giải pháp để tìm các mức đỉnh và đáy tương đối trong thị trường linh hoạt. Bản thân chỉ báo này bao gồm dải trên, dải dưới và đường trung bình động.Ý nghĩa đường bollinger band là xác định đỉnh và đáy trong thị trường giúp các nhà đầu tư lựa chọn điểm mua và bán phù hợp với chiến lược giao dịch của mình.

Hai biên độ giao dịch tương ứng với hai độ lệch chuẩn trên và dưới đường trung bình động (thường là 20 chu kỳ). Sử dụng hai độ lệch chuẩn cho thấy rằng 95% dữ liệu giá sẽ nằm trong hai dải.

Bollinger band là gì? Tuyệt chiêu sử dụng bollinger bands

Theo quy luật chung, giá được coi là quá mua ở phía trên khi chúng chạm vào dải trên và quá bán ở phía dưới khi chạm đến dải dưới.

Khi giá dao động giữa các chỉ báo trên và dưới, Dải Bollinger Bands trở thành một công cụ tuyệt vời để đánh giá sự biến động. Khi các dải co lại, thị trường sẽ có ít biến động hơn; đó là một dấu hiệu tuyệt vời để áp dụng chiến lược giá dao động trong phạm vi.

Tương tự như vậy, Bollinger Bands sẽ mở rộng khi thị trường trở nên biến động hơn. Vào những thời điểm này, các nhà giao dịch có thể sử dụng chiến lược breakout hoặc chiến lược dựa trên xu hướng.

1.1. Công thức tính Bollinger Band Formula :

Bollinger band được hình thành chính từ đường trung bình giá (Moving Average) hay còn gọi là đường MA. Chỉ báo này sử dụng 3 đường MA kết hợp lại công thức cụ thể như sau

Dải trên = SMA (20) + (độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)

Dải giữa = SMA(20)

Dải dưới  = SMA (20) – (Độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)

2. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT BOLLINGER BAND TRÊN MT4

Bollinger band là chỉ báo đi kèm khi bạn tải và cài đặt phần mềm mt4 trong máy và nó hoàn toàn miễn phí. Vì vậy hãy theo dõi hướng dẫn thiết lập chỉ báo này dưới đây

Cách 1: Thiết lập trên bảng Navigator

– Mở phần mềm MT4 lên

– Nhìn vào bảng Navigator ở góc trái, nhấn vào Indicator -> Trend -> Chọn bollinger band

Hướng dẫn cài đặt bollinger band trên MT4

– Sau đó sẽ có một bảng chỉ số hiện ra.

– Thay đổi tại các thông số sau đó: Tại tab Parameter bao gồm các thông số cơ bản như Period (số chu kỳ), Deviation (độ lệch), Apply to Close (Áp dụng giá đóng cửa để tính toán).

cài đặt bollinger band trên MT4

– Các bạn cũng có thể chỉnh màu sắc, độ dày mỏng của dải bollinger band; hay chỉnh khung thời gian ở tab Levels và tab Visualization bên cạnh.

Có nhiều nhà giao dịch các thông số mà họ cho là phù hợp, nhưng theo quan điểm của TradaFX bạn nên để các thông số mặc định

– Sau khi nhấn OK, biểu đồ của bạn sẽ giống như thế này:

bollinger band trên MT4

Cách 2: Thiết lập đơn giản trên thanh Công cụ

– Nhìn trên thanh Menu, mục List (xem ảnh) -> Trend -> Bollinger Bands

thêm bollinger band trên MT4

– Khi xuất hiện bảng thông số, làm tương tự như cách 1

Cách 3: Thiết lập trên thanh Menu

– Nhìn trên thanh Menu -> Chọn Insert -> Indicator -> Trend -> Bollinger Bands

bollinger band trên MT4

– Khi xuất hiện bảng thông số của Bollinger Bands, làm tương tự như cách 1

3. PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH THEO BOLLINGER BANDS TRONG FOREX

Để sử dụng bollinger band có hiệu quả trong giao dịch ngoại hối các bạn có thể tham khảo các tuyệt chiêu được nhiều trader sử dụng. Phổ biến nhất là:

– Tận dụng xu hướng thị trường: Các nhà giao dịch có thể xác định các tín hiệu vào lệnh bằng cách dùng đường bollinger band như các mức hỗ trợ và kháng cự.

– Bollinger Squeeze: Áp dụng các chỉ báo biến động của các dải

– Bollinger Bounce – Bật lại từ dải băng

– Kết hợp với chỉ báo khác

3.1. Giao Dịch Bollinger Band theo xu hướng

Giao Dịch Bollinger Band theo xu hướng

Hình ảnh biểu đồ bollinger band minh hoạ biểu đồ ngày cặp EUR/USD

Biểu đồ trên cho thấy cặp EUR/USD đang trong xu hướng tăng. Nó được biểu hiện bằng cách đỉnh và đáy cao dần. Sử dụng chỉ báo Bollinger Band, dải dưới được coi là mức hỗ trợ. Khi giá chạm vào dải dưới, các nhà giao dịch coi đây như một tín hiệu để tham gia giao dịch mua. Chiến lược này hoạt động cho cả xu hướng tăng và xu hướng giảm. Mức chốt lời thường được lấy từ các dải trên và dưới tùy thuộc vào xu hướng. Trong ví dụ này, dải trên sẽ được sử dụng làm mức chốt lời.

3.2. Chiến Thuật Bollinger Band Squeeze

Bollinger Squeeze hay còn được gọi là giao dịch dạng nút thắt cổ chai. Chắc chắn trên thị trường giá không phải lúc nào cũng sideway và hai đường bollinger band không phải lúc nào cũng có thể ôm trọn hành động giá (price action).

Theo John Bollinger, các giai đoạn biến động thấp hay ít biến động thường xuất hiện ngay sau thời kỳ giá biến động mạnh.

Tuy nhiên, với các nhà giao dịch mới, việc xác định sự biến động của thị trường không phải là một điều dễ dàng gì.

Dưới đây là ảnh minh hoạ biểu đồ tuần cặp EUR/USD:

Chiến Thuật Bollinger Band Squeeze

Như đã đề cập trước đây, khi các dải co lại thì độ biến động thấp và ngược lại. dải Bollinger squeeze tìm kiếm các điểm giá breakout trên/dưới dải; tùy thuộc vào xu hướng được sử dụng làm dấu hiệu vào lệnh.

Các điểm được đánh dấu bằng màu xanh lá cây cho thấy những điểm breakout trong một xu hướng tăng. Các nhà giao dịch sẽ tìm điểm vào lệnh ở các vòng tròn màu xanh lá cây được chỉ định. Sau mỗi lần vào lệnh, có thể thấy rằng các nến đang “di chuyển theo Bollinger” (đi theo dải phía trên). Sau khi nến breakout khỏi dải, các dải mở rộng cho thấy sự biến động lớn hơn trên thị trường.

Các vòng tròn minh họa thời điểm mà tại đó các nhà giao dịch sẽ chốt lời trước khi tìm kiếm các tín hiệu breakout tiếp theo;

Khi áp dụng chỉ báo Bollinger Bands thì nhiều bài báo cũng như một vài blog có nhắc tới bollinger band width. Bollinger Band Width đo chênh lệch tỷ lệ phần trăm giữa dải bollinger trên và dải bollinger dưới.

Thời điểm giá phá tích luỹ dải bollinger band width thường có xu hướng gãy gập và đi theo một hướng mới. Nếu giá đi sideway trên đỉnh, khi giá phá vỡ tích luỹ sẽ có xu hướng phá xuống. Và ngược lại, nếu sideway dưới đáy sẽ có xu hướng phá vỡ lên trên.

Tuy nhiên, Bollinger Band Width không phải indicator có sẵn trên MT4. Bạn có thể tải về dưới đây nếu muốn tìm hiểu thêm về chỉ báo này. Tuy nhiên qua trải nghiệm TradaFX thấy việc áp dụng Bollinger Band với các chỉ báo khác cũng cho ra kết quả tương tự.Vì vậy bạn không nhất thiết phải sử dụng Bollinger Band Width trong chiến lược giao dịch của mình. Tải Chỉ báo Bollinger band Width Indicator:

Tải xuống

3.3. Bollinger Bounce – Bật lại từ dải băng

Thực chất, có thể nói dải băng trên và dải băng dưới của chỉ báo Bollinger Bands là ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động.

Bollinger Bounce là thuật ngữ chỉ hiện tượng giá khi chạm dải băng trên hoặc dưới thì bật lại dải giữa.

Như đã nói ở trên, dải băng bollinger cung cấp một định nghĩa về giá cao và thấp cho các nhà giao dịch, vậy nên chúng ta sẽ có được ý tưởng giao dịch về việc mua thấp bán cao.

Đây có thể coi là chiến lược giao dịch đơn giản nhất nên cách sử dụng bollinger bands để giao dịch trường hợp này là:

– Bán ra khi giá chạm vào dải band trên

– Mua vào khi giá chạm dải band dưới

Đọc đến đây, bạn có thể cảm thấy việc này rất đơn giản. Thế nhưng, lý thuyết trên sẽ hiệu quả khi giá sideways; còn sẽ mang lại rất nhiều rủi ro khi thị trường đang có biến động mạnh. Và nếu bạn là một nhà giao dịch mới vào thị trường thì chúng tôi không khuyến khích bạn áp dụng chiến lược này; bởi có thể bạn chưa đủ khả năng để lọc những tín hiệu giả của hành động giá (price action).

3.4. Kết hợp với chỉ báo khác

Hầu hết các trader thường rất ngại áp dụng phân tích đường bollinger band với các chỉ báo khác. Thế nhưng, như trong phần hạn chế, dải Bollinger Bands cũng chỉ đơn giản là một chỉ báo kỹ thuật trong forex; việc sử dụng đơn lẻ chỉ báo này sẽ mang lại rất nhiều rủi ro.

Hầu hết các nhà đầu tư hay kết hợp bollinger band và rsi; hoặc một số các chỉ báo khác nhằm tăng độ chính xác của tín hiệu hơn. Việc dùng bollinger band kết hợp như vậy sẽ làm tăng lên độ chính xác của tín hiệu và lọc bớt nhiễu khi giao dịch.

Đây cũng chính là cách hướng dẫn sử dụng bollinger band do chính John Bollinger gợi ý. Vậy nên TradaFX sẽ giới thiệu thêm các bài viết chi tiết về việc kết hợp Bollinger Bands cùng các chỉ báo khác; các bạn hãy nhớ theo dõi nhé!

4. CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH BOLLINGER BANDS TRONG FOREX

4.1. Chiến Thuật Bollinger Band Scalping trên EUR/GBP

Biểu đồ năm phút EUR/GBP dưới đây cho thấy hệ thống giao dịch scalping với Bollinger Band trong ngày được sử dụng trong thời kỳ biến động tương đối thấp (dải hẹp). Sử dụng chu kỳ chuẩn 20, cài đặt 2 độ lệch chuẩn cho hệ thống này.

Các giai đoạn tích lũy có xu hướng lặp lại trong thời gian này; đồng thời điều chỉnh thời gian trong ngày khi chiến lược hoạt động hiệu quả. Trong hệ thống này, dải dưới và trên đóng vai trò là các mức hỗ trợ/kháng cự tương ứng.

Chiến Thuật Bollinger Band Scalping trên EUR/GBP

Dải hỗ trợ cho thấy các cơ hội mua. Dải kháng cự ghi nhận các tín hiệu bán được đánh dấu trên biểu đồ. Các khu vực này cũng có thể được sử dụng làm mức đóng cửa tùy thuộc vào hướng giao dịch.

4.2. Ưu điểm và hạn chế của giao dịch trong ngày với Bollinger Band

Ưu điểm

Hạn chế

Chiến lược dễ sử dụng có thể được sử dụng bởi các nhà giao dịch mới làm quen Giao dịch trong ngày với Bollinger bands chỉ hoạt động trong các thị trường ít biến động
Không cần đến bất kỳ các  chỉ báo phụ nào khác Tỷ lệ rủi ro lợi nhuận tương đối thấp

Một trong những hạn chế có thể kể đến là Dải Bollinger chủ yếu mang tính phản ứng, không mang tính dự đoán. Các dải sẽ phản ứng với những thay đổi trong chuyển động giá; xu hướng tăng hoặc giảm, nhưng không mang tính dự đoán giá. Nói cách khác, giống như hầu hết các chỉ báo kỹ thuật, Dải Bollinger là một chỉ báo độ trễ. Điều này là do công cụ này dựa trên đường trung bình động đơn giản; lấy giá trung bình của một số thanh giá.

Mặc dù các nhà giao dịch có thể sử dụng các dải để đánh giá xu hướng; nhưng họ không thể sử dụng một công cụ để đưa ra dự đoán giá. John Bollinger, người phát triển ra dải Bollinger Bands; khuyến nghị rằng các nhà giao dịch nên sử dụng kết hợp với hai hoặc ba công cụ khác; nhằm có cái nhìn tổng quát hơn về tín hiệu thị trường.

Một hạn chế khác của dải Bollinger Bands là các cài đặt tiêu chuẩn sẽ không dành cho tất cả các nhà giao dịch. Các nhà giao dịch tự tìm cách cài đặt cho phép họ sử dụng loại thị trường cụ thể mà họ đang giao dịch. Nếu cài đặt đã chọn không hiệu quả; người giao dịch có thể thay đổi cài đặt hoặc sử dụng công cụ khác thay thế.

Hiệu quả của Dải Bollinger thay đổi từ thị trường này sang thị trường khác; và các nhà giao dịch cần điều chỉnh cài đặt ngay cả khi họ đang giao dịch trong cùng khoảng thời gian đó. Vì vậy các nhà đầu tư cần phải có những kiến thức về bollinger band chuyên sâu để áp dụng công cụ này hiệu quả hơn.

5. TÓM LƯỢC

Chỉ báo này càng trở nên phổ biến bởi tính đơn giản cùng với hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, chính sự đơn giản ấy lại khiến nhiều nhà giao dịch chủ quan; áp dụng và đưa vào chiến lược giao dịch mà không thực sự hiểu rõ về chỉ báo này.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức chung nhất về Bollinger Bands là gì trong giao dịch Forex. Đây là một trong những chỉ báo cơ bản trong giao dịch forex; tradafx sẽ tiếp tục bổ sung kiến thức chuyên sâu trong các bài tiếp theo. Các bạn tiếp tục theo dõi website của chúng tôi nhé.

4.8/10 - (20 votes)

Từ khóa » Cách đánh Scalping Trong Forex Băng Bollinger Band