Giải Thích Các Ký Hiệu Cầu Chì Trên Xe ô Tô. Cách Kiểm Tra ... - Kyoritsu

Hiểu được ý nghĩa của ký hiệu cầu chì trên xe ô tô sẽ giúp bạn nhận biết, kiểm tra và sửa chữa kịp thời trong trường hợp chúng bị chập, cháy dễ dàng hơn, tránh làm ảnh hưởng đến hệ thống điện liên quan cũng như hoạt động của xe.

Các loại cầu chì ô tô

Trước khi tìm hiểu ký hiệu cầu chì trên ô tô và tiến hành kiểm tra cầu chì, các bạn cần phải nhận biết được ô tô của mình đang sử dụng loại cầu chỉ nào cũng như các ký hiệu trên hộp cầu chì ô tô thì mới có thể đưa ra phương án sửa chữa phù hợp nhất.

Dưới đây là các loại cầu chì ô tô được sử dụng phổ biến hiện nay:

Cầu chì lưỡi

Cầu chì lưỡi (tên gọi khác là cầu chì thuôn) có thể coi là loại cầu chì được sử dụng phổ biến nhất cho ô tô hiện nay. Loại cầu chì này có thiết kế rất nhỏ, thường được làm bằng chất liệu nhựa và có 2 chân cắm để lắp vào ổ cắm trên ô tô.

Cầu chì lưỡi
Cầu chì lưỡi

Có 4 loại cầu chì lưỡi cơ bản được chia theo kích thước khác nhau, lần lượt là: Micro, Mini (APM, ATM), Standard (APR, ATC, ATO) và Maxi (APX). Trong đó:

  • Micro: là loại cầu chì có kích thước lưỡi nhỏ nhất, đi kèm với 2 ngạnh micro2 và 3 ngạnh micro3.

  • Mini (APM, ATM): kích thước của loại này lớn hơn so với cầu chì có kích thước tiêu chuẩn, có thiết kế với phiên bản mini cấu hình thấp.

  • Standard (APR, ATC, ATO): là loại cầu chì tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến ở hầu hết các dòng xe hơi và xe tải hiện nay.

  • Maxi (APX): là cầu chì được sử dụng cho xe hạng nặng, có cường độ dòng điện cao hơn những loại khác.

Cầu chì ống thủy tinh

Bên cạnh cầu chì lưỡi thì cầu chì ống thủy tinh cũng là một trong những dòng cầu chì được ứng dụng phổ biến cho xe ô tô. Thiết kế của loại cầu chì này bao gồm một dây chì được bọc trong một ống thủy tinh trong suốt. Nó có kiểu dáng nhỏ gọn và thường được sử dụng phổ biến ở các dòng xe hơi.

Cầu chì ống thủy tinh
Cầu chì ống thủy tinh

Do cầu chì loại ống sở hữu dòng định mức cao (lên đến 600A và 600V AC) nên thường được sử dụng khá rộng rãi trong các ngành công nghiệp, thương mại hay dùng cho các thiết bị điện có yêu cầu về điện áp và dòng điện cao như tủ lạnh, máy giặt, máy bơm,...

Cầu chì ống thủy tinh hiện có 2 loại cơ bản là:

  • Cầu chì ống loại D: gồm các ống bọc, đầu nối, cầu chì và nắp. Phần nắp được thiết kế gắn liền với dây chì bên trong ống thủy tinh bằng đầu nối.

  • Cầu chì loại liên kết hoặc HRC: thường được làm bằng chất liệu sứ, bạc và gốm. Phần ống cầu chì được đặt cát silic. Với loại này, dòng điện khi chạy qua sẽ chỉ ở mức dưới điều kiện bình thường.

Ý nghĩa các ký hiệu cầu chì trên xe ô tô

Do mỗi thiết bị trên xe ô tô như (đèn xe, cần gạt nước, điều hòa, radio,...) đều sử dụng một cầu chì riêng biệt nên một xe ô tô thường sử dụng rất nhiều cầu chì khác nhau. Trên mỗi cầu chì đều có những ký hiệu riêng để nhận biết. Nếu nắm được các ký hiệu cầu chì ô tô thì khi tiến hành kiểm tra cầu chì ô tô hay sửa chữa, thay thế đối với bạn sẽ dễ dàng hơn.

Bảng cầu chì thực tế
Bảng cầu chì thực tế

Dưới đây là những ký hiệu trên hộp cầu chì ô tô thường gặp nhất mà bạn nên biết:

  • HEAD (HIGHT): Cầu chì đèn pha.

  • HEAD (LOW): Cầu chì đèn cos.

  • TAIL (EXT): Cầu chì đèn hậu bên ngoài.

  • TAIL (INT): Cầu chì đèn hậu bên trong.

  • FOG LAMP: Cầu chì đèn sương mù.

  • STOP: Cầu chì đèn phanh.

  • METER: Cầu chì đèn đồng hồ taplo.

  • HAZARD: Cầu chì đèn khẩn cấp.

  • TURN: Cầu chì đèn báo rẽ.

  • HORN: Cầu chì còi xe.

  • DOME: Cầu chì đèn trần.

  • HEATER: Cầu chì sưởi – quạt gió.

  • A/CON: Cầu chì điều hòa xe (máy lạnh).

  • P/WINDOW: Cầu chì cửa kính điện.

  • RR DEF: Cầu chì sấy kính sau.

  • D/LOCK: Cầu chì khóa cửa.

  • CIGAR: Cầu chì đầu tẩu.

  • WIPER: Cầu chì gạt mưa.

  • ENGINE: Cầu chì qua hệ thống điện điều khiển động cơ.

  • SUB Start: Cầu chì đề xe.

  • AIR SUS: Cầu chì hệ thống treo.

  • MEMORY: Cầu chì bộ nhớ.

  • RAD: Cầu chì quạt két nước.

  • ALT: Cầu chì máy phát điện.

  • TOWING: Cầu chì rơ mooc.

  • FITER: Cầu chì tụ lọc.

  • SPARE: Dự phòng.

  • FUSE PULER: Kẹp rút cầu chì khi thay.

Cách kiểm tra cầu chì xe ô tô bằng đồng hồ vạn năng

Để kiểm tra và giải quyết sớm những sự cố có thể xảy ra do cầu chì hỏng, các bạn có thể tham khảo cách kiểm tra cầu chì nhiệt chi tiết trong phần dưới đây:

Bước 1: Kiểm tra và đánh giá sơ bộ từng hệ thống điện trên xe khi không hoạt động xem liệu có phải nguyên nhân là do mất nguồn điện không. Tiếp đến kiểm tra cầu chì của hệ thống đó. Thông thường, vị trí của cầu chì sẽ nằm trong hộp cầu chì trong khoang động cơ. Một số loại xe cầu chì có thể nằm bên trong khoang tài xế.

Xác định vị trí của cầu chì trên xe ô tô
Xác định vị trí của cầu chì trên xe ô tô

Bước 2: Dùng kẹp rút cầu chì ra ngoài để tiến hành kiểm tra

Sử dụng kẹp lấy cầu chì trên xe ô tô ra
Sử dụng kẹp lấy cầu chì trên xe ô tô ra

Bước 3: Khởi động đồng hồ vạn năng. Điều chỉnh núm vặn đến thang đo điện trở hoặc bạn cũng có thể sử dụng thang đo thông mạch nếu đồng hồ vạn năng có chức năng này. Khi bật chế độ đo thông mạch, đồng hồ sẽ xuất hiện tiếng “bíp” báo hiệu.

Bước 4: Kết nối đồng hồ vạn năng với đầu dò. Trước khi tiến hành kiểm tra, bạn có thể xác định đồng hồ đo còn hoạt động tốt hay không bằng cách chập 2 que đo lại với nhau, nếu thấy có tiếng kêu “bíp” thì tức là máy còn tốt.

Bước 5: Đặt 2 đầu dò cắm vào 2 chân của cầu chì. Que màu đỏ đặt vào cực dương, que màu đen kết nối với cực âm. Bạn có thể xác định được cực của cầu chì thông qua ký hiệu nằm ở mặt nắp hộp cầu chì hoặc nằm trong cẩm nang sửa chữa từng xe.

Tiến hành kiểm tra
Tiến hành kiểm tra

Bước 6: Theo dõi biểu hiện của đồng hồ đo điện, nếu có tiếng “bíp” hoặc điện trở nhỏ tức là cầu chì còn hoạt động tốt. Ngược lại, nếu không nghe thấy tiếng thông báo hoặc điện trở hiển thị vô cùng thì tức là cầu chì đã gặp vấn đề và bạn cần phải thay thế một chiếc mới. (Lưu ý: hãy chọn loại có thông số giống với loại cũ và cùng loại mà nhà sản xuất đưa ra).

Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách tháo lắp và thay bình ắc quy xe ô tô tại nhà
  • Bình ắc quy ô tô dùng được bao lâu? Tuổi thọ của bình ắc quy ô tô

Một số đồng hồ vạn năng kiểm tra cầu chì tốt

Bên cạnh hiểu rõ về các ký hiệu cầu chì trên xe ô tô và cách kiểm tra cầu chì xe ô tô đúng kỹ thuật thì việc trang bị một chiếc đồng hồ vạn năng tốt là vô cùng quan trọng để đảm bảo kết quả đo là chính xác nhất. Bạn có thể tham khảo một số đồng hồ vạn năng kiểm tra cầu chì dưới đây nếu chưa biết nên chọn loại nào.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1021R

Kyoritsu 1021R là một đồng hồ vạn năng được tích hợp nhiều thang đo, trong đó có chức năng đo điện trở và kiểm tra thông mạch hỗ trợ công việc kiểm tra cầu chì xe ô tô của bạn. Một số chức năng khác có thể kể đến như: đo dòng điện, điện áp, điện dung, tần số,... Tất cả đều cho kết quả đo với độ chính xác cao.

Đặc biệt, thiết bị còn được trang bị thêm chức năng True RMS cho phép đo chính xác ngay cả khi làm việc trong môi trường sóng nhiễu, méo.

Khả năng đo lường cơ bản của Kyoritsu 1021R:

  • DC V: 6.000/60.00/600.0V ±0.5%rd ±3dgt

  • DC mV: 600.0mV ±1.5%rdg ±3dgt

  • AC V: 6.000/60.00/600.0V ±1.0%rdg ±3dgt[40 - 500Hz]

  • AC mV: 600.0mV ±2.0%rdg ±3dgt[40 - 500Hz]

  • AC A: 6.000/10.00A ±1.5%rdg ±3dgt[45 - 500Hz]

  • Điện trở (Ω): 600.0Ω/6.000/60.00/600.0kΩ/6.000/40.00MΩ, ±0.5%rdg ±4dgt(600Ω), ±0.5%rdg±2dgt(6/60/600kΩ/6MΩ), ±1.5%rdg ±3dgt(40MΩ)

  • Điện dung: 60.00/600.0nF/6.000/60.00/600.0/1000µF, ±2.0%rdg ±5dgt(60/600nF), ±5.0%rdg ±5dgt(6/60/600/1000µF)

  • Tần số: ACV 99.99/999.9Hz/9.999/99.99kHz ±0.1%rdg ±3dgt; ACA 99.99/999.9Hz/9.999kHz ±0.1%rdg ±3dgt

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1110

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một chiếc đồng hồ vạn năng giá rẻ, dễ sử dụng, có thể đáp ứng được các phép đo cơ bản (đặc biệt là đo điện trở/thông mạch để kiểm tra cầu chì) thì đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1110 chắc chắn là một sản phẩm mà bạn không nên bỏ qua.

Đồng hồ đo Kyoritsu này không chỉ có thiết kế gọn nhẹ mà còn được trang bị các chức năng đo dòng điện áp, đo điện trở, cường độ dòng điện, hiệu điện thế, đo nhiệt độ, kiểm tra liên tục,... linh hoạt.

Khả năng kiểm tra điện của Kyoritsu 1110 bạn có thể xem thêm dưới đây:

  • DC V: 0.3V/3/12/30/120/300/600V (20kΩ/V)

  • AC V: 12V30/120/300/600V (9kΩ/V)

  • DC A: 60µA/30/300mA Ω: 3/30/300kΩ

  • Nhiệt độ: -20ºC~+150ºC

  • Kiểm tra liên tục: 100Ω

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1011

Kyoritsu 1011 cũng là một trong những thiết bị đo điện đa chức năng nổi bật của thương hiệu sản xuất dụng cụ đo điện Nhật Bản - Kyoritsu.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1011
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1011

Thiết bị có thể đo được điện áp AC/DC, đo dòng AC/DC, đo điện trở, đo tụ, liên tục, tần số,... Do vậy, ngoài khả năng kiểm tra cầu chì xe ô tô, sản phẩm này còn có thể ứng dụng được cho nhiều công việc đo đạc điện khác nhau như: kiểm tra hệ thống dây dẫn điện, thiết bị điện, kiểm tra ắc quy xe ô tô/xe máy,...

Chi tiết về khả năng đo lường của đồng hồ đo điện Kyoritsu 1011:

  • DC V: 600mV/6/60/600V

  • AC V: 600mV/6/60/600V

  • AC A: 600/6000µA/60/600mA/6/10A.

  • Điện trở (Ω): 400Ω/4/40/400KΩ/4/40MΩ

  • Kiểm tra điốt: 2.8V/0.4mA

  • Nhiệt độ: -50...300độ C (-58...572độ F)

  • Hz: 10/100/1000KHz/10MHz

  • Kiểm tra tụ: 40nF/400nF/4 µF/40 µF/400µF/4000µF

Trên đây là những thông tin tổng hợp về ký hiệu cầu chì trên xe ô tô, phân loại cầu chì và cách kiểm tra cầu chì xe ô tô đơn giản. Chắc chắn đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn kiểm tra, bảo dưỡng chiếc xe của mình hiệu quả và bền lâu hơn.

Từ khóa » Cách Kiểm Tra Cầu Chì Xe ô Tô