Giải Thích Câu Tục Ngữ Chị Ngã Em Nâng (Dàn ý + 4 Mẫu)

ADVERTISEMENT
Thứ bảy, Tháng mười một 30, 2024 Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny No Result View All Result
  • Giáo Án
  • Học Tập
    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
  • Sách Tham Khảo
    • Sách Tham Khảo Lớp 1
    • Sách Tham Khảo Lớp 2
    • Sách Tham Khảo Lớp 3
    • Sách Tham Khảo Lớp 4
    • Sách Tham Khảo Lớp 5
    • Sách Tham Khảo Lớp 6
    • Sách Tham Khảo Lớp 7
    • Sách Tham Khảo Lớp 8
    • Sách Tham Khảo Lớp 9
    • Sách Tham Khảo Lớp 10
    • Sách Tham Khảo Lớp 11
    • Sách Tham Khảo Lớp 12
  • Ôn Thi
    • Thi THPT Quốc Gia
    • Địa Lý
    • Giáo Dục Công Dân
    • Hóa Học
    • Lịch Sử
    • Ngoại Ngữ
    • Ngữ Văn
    • Sinh Học
    • Vật Lý
    • Toán Học
  • Sách Kinh Tế
  • Sách Ngoại Ngữ
    • Tiếng Nhật
    • Tiếng Pháp
    • Tiếng Trung
  • Biểu mẫu
    • Giáo dục – Đào tạo
  • Sách Văn Học
  • Sách Y Học
  • Tài Liệu
    • Thủ tục hành chính
    • Việc làm – Nhân sự
    • Y học
    • Bộ đội – Quốc phòng – Thương binh
    • Doanh nghiệp
    • Giáo dục – Đào tạo
    • Giao thông vận tải
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Quyền Dân sự
    • Tin Tức
  • Tâm Lý & Kỹ Năng
No Result View All Result Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny No Result View All Result ADVERTISEMENT Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng (Dàn ý + 4 Mẫu) quatangtiny.com by quatangtiny.com 27 Tháng mười, 2020 in Các Lớp Học, Học Tập, Văn 7 0 Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng (Dàn ý + 4 Mẫu) 0 SHARES 1 VIEWS Share on FacebookShare on Twitter ADVERTISEMENT ADVERTISEMENT

Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng (Dàn ý + 4 Mẫu), Hi vọng rằng có thể giúp cho các bạn có thêm nhiều cách viết văn lập luận hơn, sau đây chúng tôi xin mời

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến tất cả thầy cô và các bạn một số bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng, được đăng tải tại Tài Liệu Học Thi.

Chị ngã em nâng là một câu tục ngữ muốn nói đến tình cảm chị em thân thiết mà ông cha ta đã để lại trong kho tàng ca giao, tục ngữ. Nếu muốn hiểu hết về ý nghĩ của câu nói này thì, sau đây mời các bạn cùng tham khảo dàn ý chi tiết và một số bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng.

Xem Tắt

  • 1 Dàn ý giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng
  • 2 Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng – Mẫu 1
  • 3 Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng – Mẫu 2
  • 4 Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng – Mẫu 3
  • 5 Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng – Mẫu 4

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng

I. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ và nêu vấn đề: Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta, có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói đến vấn đề ấy, ví như câu “Chị ngã em nâng”.

II. Thân bài

* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Chị ngã em nâng”.

Theo nghĩa đen: câu tục ngữ được hiểu là miêu tả hành động khi chị ngã thì em sẽ nâng chị dậy.

Ý nghĩa của câu tục ngữ: Câu tục ngữ nói đến tình cảm chị em ruột thịt trong nhà phải luôn luôn tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

Áp dụng câu tục ngữ vào trong đời sống: Câu tục ngữ như là một bí quyết gìn giữ tình cảm hạnh phúc gia đình và cũng là một ngọn đuốc sáng trên con đường đời mà chúng ta đang đi.

III. Kết bài

Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với chúng ta: Chúng ta phải nhận thức được ý nghĩa và giá trị của tình cảm anh chị em trong gia đình.

Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng – Mẫu 1

Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng quý của mỗi con người chúng ta cần phải biết trân trọng những tình cảm đó, đúng như truyền thống của dân tộc Việt Nam đã có rất nhiều những câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề này như “Anh em như thể chân tay”, “Lá lành đùm lá rách”, hay câu “Chị ngã em nâng”. Chúng ta cùng tìm hiểu về câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” để thấy rõ hơn về tình cảm cao quý ấy.

Chị ngã em nâng đây là nói về khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy nhưng ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất, mỗi người chúng ta đều hiểu được những ý nghĩa to lớn mà nó dành cho mỗi người. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu, giá trị đó để lại những niềm tin yêu sâu sắc và giá trị to lớn mạnh mẽ cho mỗi con người, hiểu được điều đó con người sẽ cảm thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn.

Chị ngã em nâng đó là một truyền thống cao đẹp mà nhân dân Việt Nam luôn luôn học tập phát huy và giữ gìn nó, đây là những kinh nghiệm sống quý báu từ ngàn đời mà ông cha ta đã để lại cho dân tộc nó có ý nghĩa to lớn nhắc nhở mỗi chúng ta nên biết coi trọng tình cảm giữa những người thân trong gia đình, mà nó luôn luôn dạy cho con người những giá trị và ý nghĩa mà cuộc sống này để lại. Đúng như câu ca dao xưa đã nói: “một giọt máu đào hơn ao nước lã” chính vì vậy nó đã luôn đề cao tình anh em trong gia đình, nó đề cao sự yêu thương và đoàn kết với nhau, không nên chỉ vì những cái ích kỷ của bản thân mà quên đi trách nhiệm của chính bản thân mình, giá trị to lớn của nó để lại cho nhân loại thật đáng trân trọng và niềm tin yêu của nó dành cho con người cũng vô cùng cao quý và đáng được ngợi khen nhất.

Tình cảm giữa con người với con người đã luôn luôn được củng cố và đặc biệt tình cảm giữa anh em ruột thịt trong gia đình lại càng được chú trọng nhiều hơn, câu ca dao kia đã nhắc nhở trong mọi hoàn cảnh anh em luôn phải đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau khi khó khăn và gian nan nhất, điều đó có ý nghĩa quan trọng đem lại những tình cảm chân thành và đáng được trân trọng nhất, chị ngã em nâng đó cũng là một câu nói đem lại những bài học to lớn để nhắc nhở chúng ta những người con đang sống trong vùng đất truyền thống hiểu được giá trị to lớn mà ý nghĩa của câu nói này đem lại. Dù cho cuộc sống có nghiệt ngã gian nan như thế nào, nhưng nếu biết vượt qua được nó và đoàn kết bên nhau, yêu thương lẫn nhau, thì nó thực sự để lại cho chúng ta những điều tuyệt vời nhất, trong cuộc sống của mỗi con người, giá trị và niềm tin trong cuộc sống cũng để lại cho chúng ta những giá trị to lớn và mang ý nghĩa mạnh mẽ nhất.

Trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần phải luôn luôn nhớ về truyền thống của dân tộc có như vậy cuộc đời của chúng ta mới thực sự có giá trị và nó đem lại những bài học giá trị và mang ý nghĩa to lớn nhất của con người dành cho con người. Câu tục ngữ trên nó không chỉ là một bí quyết quan trọng để chúng ta học tập và noi theo, mà nó luôn luôn soi sáng con đường chúng ta đang đi, nếu chúng ta đang đi con đường lạc lối thì nó giúp chúng ta đi đúng hướng hơn, giá trị của nó để lại thực sự mang ý nghĩa đẹp đẽ và quan trọng những điều mang những ý nghĩa hạnh phúc và giá trị nhất, trong cuộc đời của mỗi chúng ta những niềm tin yêu đó để lại cho chúng ta biết được vô vàn những điều cần thiết và có ý nghĩa, nó không chỉ để lại những giá trị và kinh nghiệm sống, mà nó để lại cho nhân loại những điều tốt đẹp nhất.

Trong cuộc sống chúng ta thấy rất nhiều những con người luôn luôn biết coi trọng tình cảm anh em và họ đã đem lại cho chính cuộc đời của mình những giá trị cao quý và đáng trân trọng nhất, niềm tin yêu đó luôn luôn được cải thiện và giữ gìn, những điều trên không chỉ để lại cho họ cái nhìn sâu sắc mà còn giúp cho họ đi đúng con đường của mình. Con người luôn yêu thương và trân trọng những tình cảm mà mình đang có biết giữ gìn và ngày càng cải thiện lại mối quan hệ trong gia đình điều đó là đáng quý nhất.

Bên cạnh những con người luôn luôn coi trọng tình cảm trong gia đình giữa em và anh thì lại có những người luôn luôn đố kỵ và tranh giành mọi thứ với nhau điều đó cực kì để lại những điều xấu cho con cái của họ về sau này.

Mỗi chúng ta đều phải trân trọng và giữ gìn tình cảm giữa em anh trong gia đình, nó là yếu tố quan trọng để luôn luôn giữ được mối quan hệ tốt nhất.

Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng – Mẫu 2

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn. Để con cháu thấy được truyền thống quý báu của cha ông, ông cha ta xưa có dạy:

“Thương người như thể thương thân”.

Yêu thương con người, yêu thương đồng loại là điều kiện cần thiết trong xã hội loài người. Một xã hội mà mọi người đồng tâm đồng lòng, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có phúc mọi người cùng hưởng, có họa mọi người cùng chịu, cái xã hội đó sẽ không có sự bất bình đẳng, sẽ không có sự phân biệt kẻ giàu người nghèo. Câu tục ngữ trên là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình: Như một lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại”, một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể”. Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người chung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ… cho tấm thân ta. Thấm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc học như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Để tồn tại lên một xã hội thì những con người sống trong xã hội ấy phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng, cùng nhau xây dựng, cùng góp sức để xã hội đó tồn tại và phát triển. Trong gia đình mối quan hệ anh em, cha mẹ và con cái những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Nếu ai trong số những người thân trong gia đình gặp khó khăn, mọi người sẽ cùng chung tay gánh vác.

Ngoài những người thân trong gia đình chúng ta còn có bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “Tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để “chia sẻ ngọt bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc làm mà ta phải thực hiện. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi có lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ… Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Có thể nói tất cả mọi người đã sống trên trái đất này đều phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau, chia ngọt sẻ bùi cho nhau. Đó không chỉ là tình cảm giữa con người với con người mà nó còn trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, truyền thống ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi “một miếng khi đói bằng một gói khi no” của Đảng và Nhà nước ta để chung góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng hầu chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân của thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng “Thương người như thể thương thân” mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lý, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Chị ngã em nâng đây là nói về khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy nhưng ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất, mỗi người chúng ta đều hiểu được những ý nghĩa to lớn mà nó dành cho mỗi người. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu, giá trị đó để lại những niềm tin yêu sâu sắc và giá trị to lớn mạnh mẽ cho mỗi con người, hiểu được điều đó con người sẽ cảm thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn.

Chị ngã em nâng đó là một truyền thống cao đẹp mà nhân dân Việt Nam luôn luôn học tập phát huy và giữ gìn nó, đây là những kinh nghiệm sống quý báu từ ngàn đời mà ông cha ta đã để lại cho dân tộc nó có ý nghĩa to lớn nhắc nhở mỗi chúng ta nên biết coi trọng tình cảm giữa những người thân trong gia đình, mà nó luôn luôn dạy cho con người những giá trị và ý nghĩa mà cuộc sống này để lại. Đúng như câu ca dao xưa đã nói: “một giọt máu đào hơn ao nước lã” chính vì vậy nó đã luôn đề cao tình anh em trong gia đình, nó đề cao sự yêu thương và đoàn kết với nhau, không nên chỉ vì những cái ích kỷ của bản thân mà quên đi trách nhiệm của chính bản thân mình, giá trị to lớn của nó để lại cho nhân loại thật đáng trân trọng và niềm tin yêu của nó dành cho con người cũng vô cùng cao quý và đáng được ngợi khen nhất.

Tình cảm giữa con người với con người đã luôn luôn được củng cố và đặc biệt tình cảm giữa anh em ruột thịt trong gia đình lại càng được chú trọng nhiều hơn, câu ca dao kia đã nhắc nhở trong mọi hoàn cảnh anh em luôn phải đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau khi khó khăn và gian nan nhất, điều đó có ý nghĩa quan trọng đem lại những tình cảm chân thành và đáng được trân trọng nhất, chị ngã em nâng đó cũng là một câu nói đem lại những bài học to lớn để nhắc nhở chúng ta những người con đang sống trong vùng đất truyền thống hiểu được giá trị to lớn mà ý nghĩa của câu nói này đem lại. Dù cho cuộc sống có nghiệt ngã gian nan như thế nào, nhưng nếu biết vượt qua được nó và đoàn kết bên nhau, yêu thương lẫn nhau, thì nó thực sự để lại cho chúng ta những điều tuyệt vời nhất, trong cuộc sống của mỗi con người, giá trị và niềm tin trong cuộc sống cũng để lại cho chúng ta những giá trị to lớn và mang ý nghĩa mạnh mẽ nhất.

Bên cạnh những con người luôn luôn coi trọng tình cảm trong gia đình giữa em và anh thì lại có những người luôn luôn đố kỵ và tranh giành mọi thứ với nhau điều đó cực kì để lại những điều xấu cho con cái của họ về sau này.

Mỗi chúng ta đều phải trân trọng và giữ gìn tình cảm giữa em anh trong gia đình, nó là yếu tố quan trọng để luôn luôn giữ được mối quan hệ tốt nhất.

Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng – Mẫu 3

Trong số những thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý của mỗi con người chúng ta không thể thiếu được tình cảm anh em, chị em. Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình là thứ tình cảm vô cùng sâu sắc, bền chặt, chúng ta phải biết trân trọng và gìn giữ thứ tình cảm ấy. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta, có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói đến vấn đề ấy, ví như câu “Chị ngã em nâng”.

Nếu như theo nghĩa đen, câu tục ngữ được hiểu là miêu tả hành động khi chị ngã thì em sẽ nâng chị dậy, nhưng nó không chỉ được hiểu đơn giản như vậy, ý nghĩa của nó còn sâu xa hơn. Câu tục ngữ nói đến tình cảm chị em ruột thịt trong nhà phải luôn luôn tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, nhất là khi khó khăn, hoạn nạn.

Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta để lại, nhân dân ta lưu truyền, gìn giữ và phát huy cho tới ngày hôm nay, giá trị của nó vẫn còn nguyên và vẫn luôn mạnh mẽ, to lớn. Truyền thống ấy nhắc nhở mỗi con người chúng ta nên biết coi trọng tình cảm giữa những người thân trong gia đình, đặc biệt là tình chị em, anh em, nó chính là mạch máu nuôi dưỡng những giá trị và ý nghĩa của cuộc sống này. Là anh em, chị em trong nhà phải luôn đoàn kết với nhau, yêu thương đùm bọc và che chở cho nhau, đừng chỉ vì những ích kỷ của bản thân mà quên đi nhiệm vụ của mình. Dù cho trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải nhớ về truyền thống quý báu của dân tộc, có như vậy cuộc đời của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa, không chỉ cho chúng ta mà cho cả xã hội.

Câu tục ngữ như là một bí quyết gìn giữ tình cảm hạnh phúc gia đình và cũng là một ngọn đuốc sáng trên con đường đời mà chúng ta đang đi, sẽ có lúc ta lầm đường lạc lối, ngọn đuốc ấy sẽ soi rọi và chỉ cho ta con đường chúng ta nên đi. Trong cuộc sống, có rất nhiều người coi trọng tình cảm anh em và chính điều đó đã mang lại những giá trị cao quý mà không có bất kì mối quan hệ nào khác có thể thay thế được.

Tuy nhiên cũng không thiếu những con người khinh rẻ và xem nhẹ tình cảm anh em, chị em ruột thịt, một trong số họ hoặc cả hai bên đều mang trong mình lòng đố kỵ, ganh ghét và tranh giành nhau mọi thứ. Hậu quả trước mắt ta có thể thấy là chính gia đình đó không có được hạnh phúc, bản thân họ cũng mất đi tình ruột thịt máu mủ, khi hoạn nạn đến người thân cũng không muốn giúp. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới một đời mà còn ảnh hưởng tới nhiều đời về sau, đặc biệt là con cái họ.

Câu ca dao xưa đã nói “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, chúng ta phải nhận thức được ý nghĩa và giá trị của tình cảm anh chị em trong gia đình, để từ đó trân trọng và gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Mối quan hệ trong gia đình tốt sẽ là tiền đề để chúng ta tạo dựng những mối quan hệ khác trong xã hội.

Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng – Mẫu 4

Trong kho tàng văn học Việt Nam có muôn vàn những câu ca dao tục ngữ đậm tính nhân đạo nó in đậm vào trong mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt nó còn nói lên tình cảm anh em trong gia đình thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng cao quý. Những câu tục ngữ là những bài học quý giá mà chúng ta cần nghe theo, tiêu biểu những câu: “Chị ngã em nâng” khi nói về tình cảm những người thân trong gia đình.

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý mà chúng ta may mắn có được. Từ khi sinh ra đã có sự bao bọc che chở của cha mẹ của người thân, có anh chị em những người cùng dòng máu, là những người luôn yêu thương ta cùng ta vượt qua nỗi đau sẵn sàng hi sinh cho ta vô điều kiện mà không phải người ngoài nào cũng có thể làm được. Vì vậy câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” nói về khía cạnh này.

Theo nghĩa đen câu tục ngữ nói đến khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy những ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Người chị giúp em đó là chuyện đương nhiên nhưng người em cũng phải biết che chở giúp đỡ chị trong những lúc khó khăn hoạn nạn. Bởi vì chúng ta cùng chung dòng máu cùng huyết thống vì vậy việc yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau là là đúng với đạo lý. Câu tục ngữ là một truyền thống cao đẹp mà nhân dân Việt Nam luôn luôn học tập phát huy và giữ gìn nó. Đây là một bài học kinh nghiệm mà ông cha ta rút ra từ bao đời nay nó có ý nghĩa vô cùng to lớn nhắc nhở mỗi chúng ta nên biết coi trọng tình cảm giữa những người thân trong gia đình.

Như vậy câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng. Mỗi con người chúng ta cần phải sống và học tập theo những kinh nghiệm quý báu mà ông cha ta để lại. Cuộc sống trong xã hội hiện đại chúng ta phải trải qua rất nhiều khó khăn, đôi lúc ta tưởng như mình sẽ bị quật ngã, thất bại trước giông bão thì chính lúc đó ta rất cần đôi bàn tay nâng đỡ từ những người xung quanh mà đặc biệt là tình chị em, tình thân quý báu trong gia đình để tìm lại động lực bản thân để tự đứng dậy được. Lúc đó ta mới thấy rằng trước khi được sự giúp đỡ từ bên ngoài thì gia đình anh chị em họ là những người đến với ta sớm nhất. Tuy nhiên bên cạnh những biểu hiện về tình thương yêu giữa anh chị em trong gia đình ta lại bắt gặp nhiều cá nhân có tính ích kỷ khi lâm vào con đường tệ nạn họ sẵn sàng hi sinh người thân của mình để lấy những đồng tiền không chính đáng. Họ sẵn sàng từ bỏ anh chị em vì những thứ vật chất vô giá trị. Cùng là anh chị em nhưng lại nảy sinh lòng đố kỵ tranh giành mọi thứ với nhau dẫn đến gia đình đổ vỡ. Đây là những con người mà chúng ta cần phải lên án phê phán mạnh mẽ họ không những làm cho gia đình đổ vỡ mà còn làm cho xã hội mất ổn định.

Vì vậy trong mọi hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần phải nhớ về truyền thống của dân tộc để tạo nên niềm tin vào cuộc sống. Từ đó để hình thành nhân cách tốt đẹp tạo nên những giá trị cao quý đáng trân trọng. Con người chúng ta cần phải biết yêu thương trân trọng những tình cảm mình đang có biết giữ gìn cải thiện những mối quan hệ không chỉ trong gia đình mà còn trong xã hội trong cộng đồng. Qua câu tục ngữ ta đã hiểu rõ hơn về giá trị đích thực của tình cảm gia đình anh chị em mỗi chúng ta cần phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Giống như ông cha ta đã từng khuyên bảo: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Cần phải trân trọng và giữ gìn tình cảm giữa anh em trong gia đình để hình thành những mối quan hệ tốt nhất từ xã hội ngày càng đi lên.

………….

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!

Liên Quan:

So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu) Nghị luận về câu Biển học là mênh mông sách vở chỉ là vùng biển gần bờ (Dàn ý + 4 mẫu)Nghị luận về câu Biển học là mênh mông sách vở chỉ là vùng biển gần bờ (Dàn ý + 4 mẫu) Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 11 mẫu)Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 11 mẫu) Phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ (Dàn ý + 11 Mẫu)Phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ (Dàn ý + 11 Mẫu) Tags: Bài văn Giải thích câu Chị ngã em nângChị ngã em nângGiải thích câu Chị ngã em nângGiải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng (Dàn ý + 4 Mẫu)Nghị luận về câu tục ngữ ADVERTISEMENT

Bài Viết Mới

Phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao Các Lớp Học

Phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao

by Tiny Edu 29 Tháng mười một, 2024 0

Phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao, Phân tích nhân vật Hộ trong truyện...

Read more Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối hoặc ao, hồ

Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối hoặc ao, hồ

29 Tháng mười một, 2024 Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Tìm ý, sắp xếp ý) – Tiếng Việt 5 Cánh diều

Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Tìm ý, sắp xếp ý) – Tiếng Việt 5 Cánh diều

29 Tháng mười một, 2024 Phân tích nhân vật Điền trong truyện Giăng sáng của Nam Cao

Phân tích nhân vật Điền trong truyện Giăng sáng của Nam Cao

29 Tháng mười một, 2024 Đọc: Cây phượng xóm Đông – Tiếng Việt 5 Cánh diều

Đọc: Cây phượng xóm Đông – Tiếng Việt 5 Cánh diều

29 Tháng mười một, 2024 Viết: Trả bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc – Tiếng Việt 5 Cánh diều

Viết: Trả bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc – Tiếng Việt 5 Cánh diều

28 Tháng mười một, 2024 Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá bài thơ Tống biệt và Tống biệt hành

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá bài thơ Tống biệt và Tống biệt hành

28 Tháng mười một, 2024 Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc nói về tình đoàn kết

Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc nói về tình đoàn kết

28 Tháng mười một, 2024 Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo – Tiếng Việt 5 Cánh diều

Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo – Tiếng Việt 5 Cánh diều

28 Tháng mười một, 2024 Đọc: Tiếng ru – Tiếng Việt 5 Cánh diều

Đọc: Tiếng ru – Tiếng Việt 5 Cánh diều

28 Tháng mười một, 2024

Bình luận gần đây

  • Tả cây cam mà em yêu thích (Dàn ý + 7 mẫu) - Tài Liệu Miễn Phí trong Tả một loại cây ăn quả mà em thích (Dàn ý + 70 Mẫu)
  • Mẫu vở luyện viết chữ đẹp - Tài Liệu Miễn Phí trong Mẫu giấy 4 ô ly
  • Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn tiếng Anh năm 2018 - 2019 - Tài Liệu Miễn Phí trong Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Toán năm 2018 – 2019
  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1) - Tài Liệu Miễn Phí trong Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 1)
  • Đoạn văn tiếng Anh về môn thể thao yêu thích (8 mẫu) - Tài Liệu Miễn Phí trong Đoạn văn tiếng Anh về ngày Tết
ADVERTISEMENT
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Liên hệ
HOME - TRANG CHU

© 2021 Copyright - Quà Tặng Tiny

No Result View All Result
  • Giáo Án
  • Học Tập
    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
  • Sách Tham Khảo
    • Sách Tham Khảo Lớp 1
    • Sách Tham Khảo Lớp 2
    • Sách Tham Khảo Lớp 3
    • Sách Tham Khảo Lớp 4
    • Sách Tham Khảo Lớp 5
    • Sách Tham Khảo Lớp 6
    • Sách Tham Khảo Lớp 7
    • Sách Tham Khảo Lớp 8
    • Sách Tham Khảo Lớp 9
    • Sách Tham Khảo Lớp 10
    • Sách Tham Khảo Lớp 11
    • Sách Tham Khảo Lớp 12
  • Ôn Thi
    • Thi THPT Quốc Gia
    • Địa Lý
    • Giáo Dục Công Dân
    • Hóa Học
    • Lịch Sử
    • Ngoại Ngữ
    • Ngữ Văn
    • Sinh Học
    • Vật Lý
    • Toán Học
  • Sách Kinh Tế
  • Sách Ngoại Ngữ
    • Tiếng Nhật
    • Tiếng Pháp
    • Tiếng Trung
  • Biểu mẫu
    • Giáo dục – Đào tạo
  • Sách Văn Học
  • Sách Y Học
  • Tài Liệu
    • Thủ tục hành chính
    • Việc làm – Nhân sự
    • Y học
    • Bộ đội – Quốc phòng – Thương binh
    • Doanh nghiệp
    • Giáo dục – Đào tạo
    • Giao thông vận tải
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Quyền Dân sự
    • Tin Tức
  • Tâm Lý & Kỹ Năng

© 2021 Copyright - Quà Tặng Tiny

Từ khóa » Chị Ngã Em Nâng Tiếng Anh