Giải Thích Câu Tục Ngữ Thương Người Như Thể Thương Thân Lớp 7 ...
Có thể bạn quan tâm
Giải thích câu tục ngữ thương người như thể thương thân như thế nào ? Cùng chúng tôi xem dàn ý và bài viết giải thích về câu tục ngữ này dưới bài viết của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé !
Tham khảo bài viết khác:
- Quan hệ từ là gì ?
- Câu trần thuật đơn là gì ?
Giải thích câu tục ngữ thương người như thể thương thân dàn ý
Tóm tắt nội dung
- 1 Giải thích câu tục ngữ thương người như thể thương thân dàn ý
- 1.1 1. Mở bài
- 1.2 2. Thân bài
- 1.3 3. Kết bài
- 2 Giải thích câu tục ngữ thương người như thể thương thân ngắn nhất
1. Mở bài
- Nhân ái là truyền thống của con người Việt Nam.
- Tục ngữ có câu: “Thương người như thể thương thân”.
2. Thân bài
– Giải thích:
- “Thương thân”: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quý trọng… bản thân mình.
- “Thương người”: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ…những người xung quanh.
=> Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
– Nguyên nhân:
- Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.
- Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.
- Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.
- Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.
- Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.
– Tinh thần “thương người như thể thương thân” được thể hiện:
- Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.
- Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.
- Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỷ, hẹp hòi…
- Dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh… để làm sáng tỏ những điều đã giải thích.
– Liên hệ bản thân.
3. Kết bài
Khẳng định câu tục ngữ thể hiện một đạo lí đúng đắn.
Giải thích câu tục ngữ thương người như thể thương thân ngắn nhất
Việt Nam vốn có những truyền thống tốt đẹp Một trong số đó là tương thân tương ái được ông cha ta răn dạy qua câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
Đầu tiên, “thương người” là sự yêu thương, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. Còn “thương thân” chính là tự yêu thương lấy chính bản thân mình. Cách nói so sánh của câu tục ngữ giống như một lời khuyên nhủ dành cho con người, cần phải biết đồng cảm, chia sẻ, kính trọng và yêu quý những người xung quanh như yêu chính mình vậy.
Lời răn dạy ấy tuy đã ra đời cách đây hàng nghìn năm nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa. Điều này là hoàn toàn đúng đắn bởi trước hết là đây là truyền thống quý báu tốt đẹp của cha ông ta đã lưu giữ hàng ngàn đời nay. Là thế hệ tiếp bước chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Không chỉ vậy, trong cuộc sống chúng ta không tránh khỏi những lúc khó khăn, vấp ngã cần sự giúp đỡ, tương trợ từ những người xung quanh. Bởi vậy, cho đi hôm nay chính là nhận lại cho mai sau. Nếu bạn biết yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh, tự bản thân sẽ cảm thấy hạnh phúc, tâm hồn sẽ trở nên thư thái, thanh thản.
Có rất nhiều cách để thể hiện tình yêu thương. Đó có thể những hành động vĩ đại thể hiện tấm lòng yêu thương rộng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì tình yêu thương đồng bào, dân tộc mà đã không quản thân mình ra đi tìm đường cứu nước. Suốt ba mươi năm bôn ba người ngoài để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó cũng có thể là hành động của những người chiến sĩ dũng cảm ngã xuống giành lại tự do cho tổ quốc: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Nhưng đôi khi tình yêu thương lại thật giản dị, nhỏ bé, là lời nói con yêu mẹ, con cảm ơn ông bà; là sự giúp đỡ cha mẹ những công việc trong gia đình; là giúp đỡ những người bị nạn, những đứa trẻ bị lạc đường…
Tình yêu thương có tầm quan trọng là vậy, nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn bắt gặp không ít những kẻ sống vô cảm. Họ lặng lẽ đi qua những người bị thương nặng, họ dừng chân nhưng lại rút điện thoại để quay phim chụp hình, hoặc họ lượm nhặt đồ của người bị thương rồi bỏ đi trong lòng đầy đắc ý… Thậm chí có người còn còn thờ ơ với chính tương lai của mình, không trau dồi, không học tập, cứ vậy để mặc cho dòng đời xô đẩy. Những con người như vậy sẽ chỉ sống trong một thế giới lạnh lẽo không có hơi ấm tình người.
Đối với một học sinh, tấm lòng tương thân tương ái có thể xuất phát từ những điều vô cùng nhỏ bé. Những hành động như giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm và kính trọng ông bà cha mẹ thầy cô…
Mỗi người hãy ghi nhớ câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” giống như một bài học quý giá. Bởi “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” (Để gió cuốn đi, Trịnh Công Sơn).
Người xem: 614Từ khóa » Giải Thích ý Nghĩa Câu Thương Người Như Thể Thương Thân
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ Thương Người Như Thể Thương Thân
-
Giải Thích Câu Thương Người Như Thể Thương Thân (14 Mẫu) - Văn 7
-
Giải Thích Thương Người Như Thể Thương Thân (14 Mẫu)
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ: Thương Người Như Thể Thương Thân
-
Top 10 Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ "Thương Người Như Thể ...
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ: Thương Người Như Thể Thương Thân
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ "Thương Người Như Thể Thương Thân" (5 Mẫu)
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ Thương Người Như Thể Thương Thân - Thủ Thuật
-
Em Hãy Giải Thích Câu Tục Ngữ: “Thương Người Như Thể Thương Thân ”
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ “Thương Người Như Thể Thương Thân”
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ Thương Người Như Thể Thương Thân
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ "Thương Người Như Thể Thương Thân"
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ Thương Người Như Thể Thương Thân (Bài Văn ...
-
“Thương Người Như Thể Thương Thân” Có Nghĩa Gì?