Giải Thích định Luật Về Công Dễ Hiểu Nhất | Vật Lý 8 Bài 14 - Monkey

x

Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!

Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành X

ĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!

Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành x

Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật

*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký
  1. Trang chủ
  2. Ba mẹ cần biết
  3. Giáo dục
  4. Kiến thức cơ bản
Giải thích định luật về công dễ hiểu nhất | Vật lý 8 bài 14 Kiến thức cơ bản Giải thích định luật về công dễ hiểu nhất | Vật lý 8 bài 14 Alice Nguyen Alice Nguyen

27/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Định luật về công được phát biểu ngắn gọn và đơn giản, tuy nhiên để hiểu được bản chất ta cần phân tích rõ ví dụ hay thí nghiệm liên quan. Nhằm giúp các em học sinh dễ dàng nhớ được và áp dụng được định luật công trong giải bài tập vật lý 8, đặc biệt vào trong đời sống. Bài viết dưới đây Monkey sẽ giải thích định luật về công một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Hãy cùng xem ngay nào !

Công là gì?

Kéo vali có phải đang thực hiện công không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trước khi tìm hiểu về định luật về công, ta cùng nhắc lại kiến thức công là gì hay công cơ học là gì? Ví dụ một người dùng tay kéo chiếc vali từ vị trí A đến B thì ta nói người đó đang thực hiện công.

Vậy trong những trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật di chuyển ta nói trường hợp đó có công cơ học.

Đơn vị của công là Jun (kí hiệu là J), ta có 1J = 1N.1m = 1 Nm

Như vậy, phát biểu định luật về công cụ thể như thế nào? Cùng Monkey tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!

Phát biểu nội dung định luật về công

Định luật về công được phát biểu như sau:

Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Chú thích: Máy cơ đơn giản thường gặp bao gồm: Ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng.. (kiến thức Vật lý 6). Các máy cơ đơn giản này có thể cho ta được lợi về lực nhưng lại thiệt về công.

Để chứng minh định luật trên, ta cùng kiểm chứng qua thí nghiệm đã được thực hiện thành công như sau:

Trường hợp 1: Người ta dùng một lực kế treo quả nặng A theo phương thẳng đứng, sau đó kéo quả nặng trực tiếp lên một đoạn dài 2 cm = 0,02 m. Lực nâng của tay (F) có độ lớn bằng trọng lượng P của quả nặng và bằng 1,5 N

Vậy ta tính được công A thực hiện được trong trường hợp này là: A = F.s = 1,5.0,02 = 0,03 J

Thí nghiệm chứng minh định luật công cơ học. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trường hợp 2: Thay vì dùng tay, ta dùng một ròng rọc động để kéo quả nặng lên một đoạn bằng 4 cm (=0,04 m). Kéo một cách từ từ để số chỉ của lực kế không bị thay đổi, lực nâng của tay bằng số chỉ của lực kế. Khi kéo vật lên quãng đường 2 cm thì ròng ròng đi quãng được đo được là 4cm, lực ở tay tác dụng đo được = 0,75 N.

Ta tính được công thực hiện khi kéo vật qua ròng rọc động là: 0,75.0,04 = 0,03 J

Nhận xét về hai trường hợp trên:

  • Quãng đường ròng rọc đi được lớn hơn gấp 2 lần quãng đường vật đi lên trực tiếp

  • Lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn nhưng quãng đường di chuyển vật ngắn hơn

  • Lực kéo vật lên qua ròng rọc động nhỏ hơn nhưng quãng đường di chuyển vật lại lâu hơn.

  • Công của hai lực là bằng nhau

Qua trên ta kết luận được rằng: Khi dùng ròng rọc động nó giúp ta được lợi hai lần về lực nhưng đồng thời thiệt hại hai lần về đường đi. Có nghĩa là ta không được lợi gì về công khi dùng ròng rọc động. Vậy qua đây ta hiểu rõ hơn được về định luật công cơ học đã phát biểu ở bên trên.

Định luật công đối với các loại máy cơ đơn giản

Từ định luật công đối với ròng rọc động ta cũng áp dụng nó trên những loại máy cơ đơn giản khác như dưới đây. Hiểu được nguyên lý hoạt động của mỗi loại máy sẽ giúp tính toán, lựa chọn loại máy phù hợp trong đời sống. Qua đây ta cũng chứng minh được rằng không có loại máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công.

Ròng rọc cố định

Định luật về công trên ròng rọc cố định. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ròng rọc cố định gồm bánh xe có rãnh để vắt dây qua. Trục bánh xe được mắc cố định

Tác dụng: Khi kéo vật lên, ròng rọc cố định chỉ có tác dụng làm đổi hướng kéo vật so với khi kéo trực tiếp.

Vậy ta nói: Ròng rọc cố định không cho lợi về lực và đường đi, do đó cũng không có lợi về công.

Ròng rọc động

Định luật về công trên ròng rọc động. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ròng rọc động có tác dụng biến đổi độ lớn của lực.

Dùng ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực, cũng thiệt hai lần về đường đi nên cũng không có lợi về công.

Đòn bẩy

Định luật về công trên đòn bẩy. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đòn bẩy có thể lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc có lợi về đường đi nhưng thiệt về lực nhưng không có lợi về công.

Mặt phẳng nghiêng

mặt phẳng nghiêng bao gồm một mặt phẳng có các điểm đầu và điểm cuối ở độ cao khác nhau. Mặt phẳng nghiêng có lợi về lực nhưng thiệt về đường đi. Nên ta nói mặt phẳng nghiêng không có lợi về công.

Hiệu suất của máy cơ đơn giản

Hiệu suất của máy cơ đơn giản là gì? Trên thực tế ta thấy trong mỗi máy cơ đơn giản bao giờ cũng tồn tại ma sát. Để nâng vật lên với máy cơ thì tốn một công gọi là A2, và gọi công nâng vật lên khi không có ma sát là A1

Ta thấy A2 luôn luôn lớn hơn A1 bởi công mà máy cơ đơn giản dùng để nâng vật phải tiêu tốn thêm một phần công để thắng ma sát. Công A2 được gọi là công toàn phần, còn công A1 gọi là công ích (Còn công để thắng ma sát gọi là công hao phí)

Công toàn phần = Công ích + Công hao phí

Từ A1 và A2 ta có tỷ số A1/A2 được gọi là hiệu suất của máy.

Kí hiệu hiệu suất của máy cơ đơn giản là H.

Mở rộng: Công thức tính hiệu suất của một máy cơ đơn giản là:

H = (A1/A2). 100 %

  • H: Hiệu suất của máy cơ đơn giản
  • A1: Công có ích (J)
  • A2: Công toàn phần (J)

Do A2 luôn lớn hơn A1 nên hiệu suất luôn luôn nhỏ hơn 100%

Xem thêm: Tổng hợp kiến thức về công cơ học & bài tập thực hành vật lý 8

Giải bài tập định luật về công vật lý 8

Ngoài các câu hỏi lý thuyết như "Hãy nêu định luật về công trong vật lý lớp 8?". Thì trong trường trình học lớp 8, bạn cũng sẽ bắt gặp các loại bài tập như dưới đây:

Câu 1: Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500N lên sàn ô tô cách mặt đất 1m bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát gần như không có). Kéo thùng thứ nhất ta dùng tấm ván dài 4m. Kéo thùng thứ 2 dùng tấm ván dài 2m. Hỏi:

a, Trong trường hợp nào thì kéo với lực nhỏ hơn và nhỏ hơn bao nhiêu lần?

b, Trường hợp nào phải tốn nhiều công hơn?

c, Tính công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ô tô.

Đáp án:

a, Vì mặt phẳng nghiêng là máy cơ đơn giản không cho lợi về công nên được lợi hai lần về đường đi thì thiệt hai lần về lực. Tấm ván dài 4m dài gấp 2 lần tấm ván dài 2m nên lực để kéo tấm ván thứ nhất nhỏ hơn 2 lần lực kéo tấm ván thứ 2.

b, Công ở hai trường hợp bằng nhau

c, Công kéo vật theo mặt phẳng nghiêng bằng công kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng.

A = P.h = 500. 1 = 500 (J)

Câu 2: Người ta đưa một vật nặng lên độ cao h bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Nếu bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng thì:

A. Công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì đường đi gấp hai lần.

B. Công thực hiện ở cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo vật theo mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn.

C. Công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo lớn hơn.

D. Công thực hiện ở cách thứ nhất nhỏ hơn vì đường đi của vật chỉ bằng nửa đường đi của vật ở cách thứ hai.

E. Công thực hiện ở hai cách đều như nhau.

Đáp án: E

Câu 3: Có hai công nhân hàng ngày phải chất các thùng sơn, mỗi thùng nặng 500N lên xe tải, mỗi xe chở được 5 tấn, sàn xe cách mặt đất 0,8m. Một người chủ trương khiêng thẳng thùng sơn lên xe, một người dùng ván nghiêng, rồi đẩy cho thùng sơn lên.

a, Trong hai cách làm này, cách nào lợi hơn về công? Cách thứ nhất có lợi về mặt nào? Cách thứ hai có lợi về mặt nào?

b, Tính công mà mỗi công nhân phải sản ra để chất đầy một xe. Bỏ qua ma sát trong các trường hợp.

Đáp án:

a, Trong cả hai cách công thực hiện là như nhau. Cách thứ nhất cho lợi về đường đi. Cách thứ hai cho lợi về lực.

b, Khi chất đầy một xe thì mỗi công nhân phải thực hiện công để đưa trọng lượng của 5 tấn (5000 kg) sơn (P = 10.m = 10.5000 = 50000 N) lên cao 0,8 m.

Vậy công mà mỗi công nhân phải sản ra để chất đầy một xe hàng là:

A= P. h = 50000.0,8 = 40000J.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về máy cơ đơn giản?

A. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.

B. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực.

C. Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi.

D. Các máy cơ đơn giản cho lợi về cả lực và đường đi.

Đáp án: A

Câu 5: Dùng một palăng để đưa một vật nặng 200N lên cao 20cm, người ta phải dùng một lực F kéo dây đi một đoạn 1,6 m. Tính lực kéo dây và công đã sinh ra. Giả sử ma sát ở các ròng rọc là không đáng kể.

Đáp án: Vì s = 1,6m; h = 20cm = 0,2m nên đường đi s của lực kéo F gấp 8 lần đường đi của vật. Vậy ta được lợi 8 lần về lực.

⇒ lực kéo dây là: F = P/8 = 25 N

Vậy công sinh ra là: A = F.s = 25.1,6 = 40J

Bài viết trên đã giải đáp toàn bộ định luật về công cho các em học sinh. Monkey hy vọng với khối lượng kiến thức này, các em đều hiểu rõ bản chất và biết cách áp dụng chúng vào thực tế sau này.

Chia sẻ ngay button-share Chia sẻ

Sao chép liên kết

Alice Nguyen Alice Nguyen Biên tập viên tại Monkey

Các chuyên gia trẻ em nói rằng thời điểm vàng uốn nắn con trẻ là khi bé còn nhỏ. Vì vậy tôi ở đây - cùng với tiếng Anh Monkey là cánh tay đắc lực cùng cha mẹ hiện thực hoá ước mơ của mình: “yêu thương và giáo dục trẻ đúng đắn”. Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của chúng tôi cũng như toàn xã hội.

Bài viết liên quan
  • Tổng hợp 50+ bài tập tìm bội chung nhỏ nhất toán lớp 6 kèm đáp án
  • Hình tứ giác: Tổng hợp kiến thức cơ bản đầy đủ nhất
  • Đạo hàm trị tuyệt đối và tất tần tật kiến thức tổng hợp
  • Ánh sáng trắng là gì? Tác dụng & cách phân biệt với ánh sáng màu
  • Tổng hợp các loại lực ma sát và ứng dụng của lực ma sát trong đời sống
Bạn có đang quan tâm đến việc cho con học Tiếng Anh? Không Giúp bé giỏi Tiếng Anh Sớm Đăng ký ngay tại đây *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Mã mới Rất tiếc. Mã bạn nhập không khớp với hình ảnh. Nếu bạn muốn hình ảnh khác, hãy chọn "Mã mới"" Đăng ký ngay Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Giáo dục trong email của bạn *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký Các Bài Viết Mới Nhất Khi nào dùng s/es trong tiếng Anh? Hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu Khi nào dùng s/es trong tiếng Anh? Hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu Khi nào dùng Since và For? Cách phân biệt kèm ví dụ minh hoạ chi tiết Khi nào dùng Since và For? Cách phân biệt kèm ví dụ minh hoạ chi tiết Khi nào dùng Was Were? Cách dùng chuẩn xác & Các trường hợp đặc biệt! Khi nào dùng Was Were? Cách dùng chuẩn xác & Các trường hợp đặc biệt! Khi nào dùng ED và ING? Phân biệt và hướng dẫn cách dùng chính xác Khi nào dùng ED và ING? Phân biệt và hướng dẫn cách dùng chính xác Khi nào dùng Whom? Cách phân biệt với Who và Whose Khi nào dùng Whom? Cách phân biệt với Who và Whose Khi nào dùng s/es trong tiếng Anh? Hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu Khi nào dùng s/es trong tiếng Anh? Hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu Khi nào dùng Since và For? Cách phân biệt kèm ví dụ minh hoạ chi tiết Khi nào dùng Since và For? Cách phân biệt kèm ví dụ minh hoạ chi tiết Khi nào dùng Was Were? Cách dùng chuẩn xác & Các trường hợp đặc biệt! Khi nào dùng Was Were? Cách dùng chuẩn xác & Các trường hợp đặc biệt! Khi nào dùng ED và ING? Phân biệt và hướng dẫn cách dùng chính xác Khi nào dùng ED và ING? Phân biệt và hướng dẫn cách dùng chính xác Khi nào dùng Whom? Cách phân biệt với Who và Whose Khi nào dùng Whom? Cách phân biệt với Who và Whose

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey Junior

Từ khóa » Công Công Suất định Luật Về Công