Giải Thích Sự Thật Tại Sao Giọng Nói Khác Hoàn Toàn Khi Thu âm
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn nhiều bạn thắc mắc tại sao khi nghe thấy giọng của mình tương tự như thế này, nhưng khi chúng ta nghe lại giọng mình khi được ghi âm hoặc trong một đoạn video thì nó hoàn toàn khác. Sau đây Thu Âm Việt sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc để bạn tự tin hơn khi nói chuyện qua micro hoặc thu âm nhé!
Nội dung bài viết- 1. Trước hết ta phải hiểu giọng nói đến từ đâu?
- 2. Bản thân tự nghe mình nói như thế nào?
- 3. Tại sao âm thanh khi nói qua micro hoặc thu âm nghe lại khác?
- 4. Cách giải quyết hiện tượng giọng nói khác hoàn toàn so với giọng nói?
1. Trước hết ta phải hiểu giọng nói đến từ đâu?
Trước hết, chúng ta tìm hiểu về giọng nói của mình. Nó đến từ một bộ phận của đường hô hấp trên, gọi là thanh quản. Thanh quản sẽ có dây thanh, thực chất là những mô hình nếp gấp. Khi có một luồng không khí đi qua, dây thanh sẽ rung động.
Những rung động này tạo ra âm thanh ở ngay sau cổ họng. Dây thanh đóng mở, biến đổi dày mỏng, căng chùng. Cùng với đó là cấu hình đường ra của âm thanh bao gồm vòm họng, nơi đặt lưỡi, cử động môi… sẽ tạo ra nhiều âm thanh khác nhau.
Hiểu được giọng nói đến từ đâu
>>> Xem thêm hướng dẫn cách hát giọng gió hay, cực đơn giản
2. Bản thân tự nghe mình nói như thế nào?
Điểm mấu chốt nằm ở đây. Khi đã tạo ra được âm thanh, nó khởi điểm ở phía sau vòm họng và chúng ta nghe thấy nó như thế nào?
Chúng ta sẽ nghĩ âm thanh đi ra từ miệng và mũi. Sau đó nó đến tai của mình. Không đơn thuần là vậy. Sóng âm còn được dẫn qua cả các mô và xương trong hộp sọ. Kết quả là có thể nghe thấy một điều rất kỳ lạ ở đây: âm thanh có thể phát ra từ chính tai của chúng ta.
“Khi chúng ta kích hoạt dây thanh âm, nó cũng gây rung xương sọ và âm thanh đó, có thể cảm nhận được”, Rachel Feltman, một tác giả khoa học giải thích trên tờ The Washington Post. “Những âm thanh truyền qua xương và mô bị giảm tần số. Về cơ bản, giọng nói của chúng ta như có thêm những âm trầm”. Kết quả là tiếng nói mà chúng ta tự nghe được trong đầu, nó có phần êm ái và dễ chịu hơn.
Tại sao âm thanh thu âm khác với âm thanh bình thường
3. Tại sao âm thanh khi nói qua micro hoặc thu âm nghe lại khác?
Micro trong thu âm không thể thu được âm thanh truyền qua xương và các mô trong sọ. Lẽ dĩ nhiên, một chiếc micro không thể thu được những rung động của xương sọ và các mô bên trong đầu. Nó chỉ chuyển được những âm thanh phát ra từ miệng của chúng ta thành tín hiệu điện. Những tín hiệu này được tái tạo và khuếch đại lại để phát ra loa. Kết quả là những âm trầm không xuất hiện, chúng ta sẽ nghe thấy giọng nói của mình đôi khi là thanh hơn và thậm chí giống như giọng nói của người ngoài hành tinh.
Hiện nay, đa số những thiết bị thu âm đều cho phép chúng ta can thiệp tự động vào giọng nói của mình. Bạn có thể thêm âm trầm vào giọng nói hay làm nó êm dịu hơn với nhiều hiệu ứng lặp và vang nhẹ.
Tuy nhiên, nếu vẫn muốn biết cách mà người khác thực sự nghe giọng nói của mình, hãy dùng điện thoại di động để tự ghi âm giọng nói hoặc giọng đọc rồi phát để nghe lại.
Nhiều người đã phải nhăn mặt khi nghe thấy giọng nói qua thu âm của mình. Đôi khi, họ cảm thấy ghét nó và không còn dám tự tin về giọng nói của mình như trước nữa. Ngay cả những ca sĩ cũng đã từng trải qua cảm giác này.
>>> Xem thêm hướng dẫn thu âm chuyên nghiệp tại nhà
4. Cách giải quyết hiện tượng giọng nói khác hoàn toàn so với giọng nói?
Nếu cảm thấy không hài lòng về giọng nói của mình, bạn nên biết nó chỉ là một hiệu ứng tâm lý. Đa số chúng ta cảm thấy bối rối khi nhìn thấy những “phiên bản thực” của mình. Đó là bởi chúng ta đã quá quen với những “phản chiếu”.
Hàng ngày, chúng ta đều soi gương và quen với cơ thể của mình theo hình ảnh trong đó. Nhưng nếu đột nhiên xuất hiện trên một bức ảnh hay video, chúng ta sẽ thấy một hình ảnh có vẻ hơi khác. Có thể sẽ làm chúng ta bối rối, có thể là một bức ảnh khiến chúng ta muốn xóa nó ngay lập tức. Đó là bởi hình ảnh phản chiếu trong gương và trên ảnh là khác nhau, không ai có một thân hình đối xứng hoàn toàn.
Điều tương tự xảy ra với cách chúng ta nghe giọng nói của chính mình. Mặc dù giọng nói thực của chúng ta có thể làm những người xung quanh khó chịu, họ cũng đã học cách để thích nghi và để quen nghe giọng nói thực ấy. Vì vậy, vấn đề là chúng ta phải học cách quen với giọng thực của chính mình.
Hãy thường xuyên nghe giọng nói thực của mình để cảm thấy bớt lạ lẫm và tự tin hơn khi nói qua micro trước đám đông. Nếu có một tai nghe kèm micro, bạn có thể thực hành vừa nói vừa nghe lại âm thanh qua tai nghe để ghi đè giọng nói thực lên trên “giọng phản chiếu”.
Luyện tập làm quen với giọng nói của bản thân
>>> Xem thêm hướng dẫn cách cầm micro đúng cách
Ngoài ra bạn cần phải học cách quen dần với nó, hoặc học các kĩ thuật để thêm âm trầm vào giọng trong khi nói. Các kĩ thuật để tự nghe giọng nói thật của chính mình và đưa âm trầm vào giọng nói, giúp giọng nói thật Vang, Rền, Nền, Nảy như một ca sĩ. Thì bạn có thể đến phòng Thu Âm Việt ở với đội ngũ nhân viên và giảng viên chuyên nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn cải thiện các kỹ năng trên để bạn có thể tự tin làm quen với giọng nói của chính mình. Bạn có thể tham gia một số khóa học tại đây.
Qua bài viết trên,Thu ÂM Việtđã lý giải cho các bạn biết sự thật tại sao giọng nói khác hoàn toàn khi thu âm hoặc nói chuyện qua micro giúp bạn có thể tự tin thể hiện bản thân của mình qua giọng nói của chính mình. Thu Âm Việt hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn. |
Dịch vụ tham khảo:
>>> Dịch vụ thu âm chuyên nghiệp
>>> Dịch vụ hòa âm phối khí
>>> Dịch vụ sáng tác nhạc
Bài viết liên quan:
>>> Hướng dẫn cách cầm micro đúng cách
>>> Dạy cách hát karaoke hay để gây được sự chú ý
>>> Hướng dẫn thu âm chuyên nghiệp tại nhà
- Chia sẻ bài viết này
Từ khóa » Sợ Ghi âm
-
Sao Phải Sợ Dân Ghi âm, Ghi Hình? | Báo Dân Trí
-
Voice Confrontation - Hội Chứng Không Thích Nghe Giọng Thật
-
Top 5 Âm Thanh Đáng Sợ Nhất Được Ghi Âm Lại - YouTube
-
Máy Ghi âm Giọng Nói đáng Sợ – Âm Thanh Kinh Dị Thay đổi Cuộc Với ...
-
Công Chức Sợ Bị Ghi âm, Quay Clip đưa Lên Mạng Xã Hội Nếu Có Sai Sót
-
Thay đổi Giọng Nói đáng Sợ - AnyRec
-
Cô Giáo 'quyền Lực' Không Giảng Bài: Sợ Ghi âm, Tung Lên Mạng
-
Audio Interface Là Gì? - Swee Lee Blog
-
Bộ Đổi Âm Thanh Đáng Sợ - Bộ Ghi Âm Tiếng Kinh Dị PC
-
Máy Ghi âm VM106 Pin Cực Khủng 10 Ngày Bộ Nhớ 8G - Shopee
-
Bí Quyết Cải Thiện Tiếng Anh Giao Tiếp: Ghi âm Bằng Tiếng Anh Mỗi Ngày