Giải Thích Thành Ngữ: Phúc Bất Trùng Lai - Họa Vô đơn Chí
Có thể bạn quan tâm
Ý nghĩa thành ngữ Phúc bất trùng lai – họa vô đơn chí. Thành ngữ tiếng Trung hay gặp trong bài thi HSK.
- Giải thích thành ngữ tiếng Trung: Bịt tai trộm chuông
- Giải thích thành ngữ tiếng Trung: Tái ông thất mã là gì?
- Thành ngữ tiếng Trung : Hữu dũng vô mưu – 有勇无谋
- Chiến lược làm bài đọc HSK 7-9: Làm chủ các văn bản nâng cao
- Thành ngữ Trung Quốc 不三不四 là gì?
Sử dụng thành ngữ tiếng Trung là một hình thức thường gặp trong giao tiếp. Để nâng cao kỹ năng này, bạn đừng bỏ qua việc học thêm nhiều câu thành ngữ tiếng Trung hay nhé! Dưới đây học tiếng Trung Quốc tại nhà sẽ cùng bạn học và giải nghĩa câu thành ngữ “Phúc bất trùng lai – Họa vô đơn chí” tiếng Trung nhé!
Phúc bất trùng lai là gì?
Tiếng Trung: 福不重来 /fú bù chóng lái/
Hán Việt: Phúc bất trùng lai
福 /fú/: (Phúc), phước, phước lành, điều may mắn
不 /bù/: (Bất) không
重 /chóng/: (Trùng) lại; một lần nữa; lại nữa
来 /lái/: (Lai) đến; tới
Ý nghĩa câu Phúc bất trùng lai: Dịp may, sự may mắn không đến đến lần, phước lành chỉ đến 1 lần.
Họa vô đơn chí là gì?
Tiếng Trung: 祸必重来 /Huò bì chóng lái/
Hán Việt: Họa vô đơn chí
祸 /huò/: (Họa) hoạ, tai hoạ, tai nạn, xui xẻo
必 /bì/: (Tất) ắt, chắc chắn, nhất định
重 /chóng/: (Trùng) lại, một lần nữa, lại nữa
来 /lái/: (Lai) đến; tới
Ý nghĩa câu Họa vô đơn chí: xui xẻo vận hại thường không đến có 1 lần mà tai họa sẽ nối tiếp nhau.
Vậy 福不重来 祸必重来 – Phúc bất trùng lai họa vô đơn chí có nghĩa là: Phước lành sẽ không đến lần lượt mà tai họa sẽ nối tiếp nhau.
- Từ đồng nghĩa: 福无双至,祸不单行 /fú wú shuāng zhì,huò bù dān xíng/: Phúc vô song chí, họa vô đơn hành
- Từ trái nghĩa: 一落千丈、急转直下 /Yīluòqiānzhàng, jízhuǎnzhíxià/
Cách sử dụng thành ngữ: Được sử dụng như tân ngữ, mệnh đề; được sử dụng trong ngôn ngữ viết và văn nói
Nguồn gốc câu thành ngữ
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ cuốn “Thuyết uyển. Quyển thứ nhất. Quyền mưu” của tác giả Lưu Hướng, một học giả nổi tiếng thời nhà Hán, nguyên văn câu nói là “此所谓福不重来,祸必重来者也。”
Liên quan đến câu thành ngữ “Phúc bất trùng lai – họa vô đơn chí” có một câu chuyện như sau:
Hàn Chiêu Hầu là vị quân chủ thứ 6 của nước Hàn thời Chiến Quốc. Còn được gọi là Hàn Chiêu Ly Hầu hay Hàn Ly Hầu. Trong thời gian Hàn Chiêu Hầu tại vị đã bổ nhiệm Thân Bất Hại làm tướng. Tiến hành cải cách triều đình, chỉnh đốn các biện pháp cai trị khiến trong nước thái bình phát triển, ngoại quốc không xâm phạm. Nhờ vậy, nước Hàn trở thành một trong bảy nước hùng mạnh thời Chiến Quốc.
Năm Hàn Chiêu Hầu thứ 22, tướng Thân Bất Hại qua đời. Ba năm sau, Hàn Chiêu Hầu muốn xây dựng một cung thất cao rộng, quyền quý nguy nga. Lúc ấy, quan đại phu nước Sở là Khuất Nghi Cữu lớn mật tiên đoán cho Hàn Chiêu Hầu rằng: “Tôi cho rằng ngài không thể bước qua cánh cửa này!”
Hàn Chiêu Hầu hỏi Khuất Nghi Cữu: “Ngài vì sao lại đoán bừa như vậy?”
Khuất Nghi Cữu đáp: “Phàm là mọi việc phải xem thời cơ, gặp thời thì suôn sẻ thuận lợi, không gặp thời thì sẽ bất trắc, không thuận lợi. Trước đây ngài từng rất thuận lợi nhưng khi đó ngài không cho xây dựng. Còn năm trước, nước Tần mới tấn công lãnh địa Nghi Dương của nước Hàn xong, năm nay nước Hàn lại gặp đại hạn, khốn quẫn thiếu thốn. Lúc này ngài không thương xót cho tình cảnh khốn khó của dân chúng mà trái lại lại hào nhoáng xa xỉ, phung phí. Làm như vậy nhất định là chiêu mời họa. ‘Phúc bất trùng chí, họa tất trùng lai’ chính là nhằm vào việc như thế này đấy!”
Quả nhiên, năm sau khi tòa nhà Hàn Chiêu Hầu cho xây dựng hoàn thành thì ông cũng tạ thế. Sự tình này ứng nghiệm với lời tiên đoán của Khuất Nghi Cữu.
Vận dụng thành ngữ trong đời sống thực tiễn
Phúc và họa đến còn do đến đức và nghiệp của một người, để rời xa họa thì con người phải đi theo chính đạo, rời xa tà đạo.
Đức chiêu mời phúc, nghiệp đưa tới họa. Người tích nhiều phúc đức thì thuận lợi, thọ mệnh dài. Tạo nghiệp thì sẽ gặp rất nhiều điều trắc trở trong cuộc sống. Con người sống trong xã hội không ngừng theo đuổi những mục đích lớn lao. Trong quá trình theo đuổi ấy con người lại không ngừng tạo nghiệp, mà quên tích đức. Khi đó phúc chưa thấy đau, thậm chí là tai họa sẽ nối tiếp nhau mà đến. Đây cũng chính là đạo lý mà cổ nhân nhắc tới “phúc bất tận hưởng” (phúc không thể hưởng hết).
Trên đây là một số giải thích về thành ngữ “Phúc bất trùng lai – họa vô đơn chí”. Mời bạn cùng xem thêm những bài viết hay tiếp của Thanhmaihsk nhé!
- Thành ngữ tiếng Trung : Hữu dũng vô mưu – 有勇无谋
- Ý nghĩa thành ngữ: Dục tốc bất đạt tiếng Trung
- Câu chuyện thành ngữ: Mất bò mới lo làm chuồng-亡羊补牢
Chúc các bạn học tốt tiếng Trung nhé!
Từ khóa » Họa Vô đơn Chí Nghĩa Là Gì
-
[Thành Ngữ Tiếng Trung] Phúc Bất Trùng Lai - Họa Vô đơn Chí Nghĩa Là ...
-
Họa Vô đơn Chí - Wiktionary Tiếng Việt
-
Giải Nghĩa Phúc Bất Trùng Lai Họa Vô đơn Chí Là Gì?
-
Hoạ Vô đơn Chí Là Gì? Làm Sao Tránh được Hoạ Vô đơn Chí?
-
Bạn Có Biết Phúc Bất Trùng Lai – Họa Vô Đơn Chí Là Gì Không ...
-
Phúc Bất Trùng Lai, Hoạ Vô đơn Chí Là Gì? - Từ điển Số
-
Trí Tuệ Cổ Nhân: Phúc Bất Trùng Lai, Họa Vô đơn Chí - Trí Thức VN
-
Ý Nghĩa: Hoạ Vô đơn Chí, Phúc Bất Trùng Lai Là Gì? - Mua Hàng đảm Bảo
-
Họa Vô đơn Chí Là Gì
-
Phúc Bất Trùng Lai Họa Vô đơn Chí Nghĩa Là Gì - Mua Trâu
-
[Thành Ngữ Tiếng Trung] Phúc Bất Trùng Lai – Họa Vô đơn Chí Nghĩa ...
-
Phúc Bất Trùng Lai, Hoạ Vô đơn Chí Là Gì?
-
Họa Vô đơn Chí Là Gì - Payday Loanssqa
-
'hoạ Vô đơn Chí, Phúc Bất Trùng Lai' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt