Giải Thích Về Chiến Lược Trung Bình Hoá Chi Phí Đầu Tư (DCA)

Nội dung

  • Giới thiệu
  • Trung bình hoá chi phí đầu tư là gì?
  • Tại sao có chiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư?
  • Ví dụ về chiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư
  • Tính mức chi phí đầu tư được trung bình hoá
  • Trường hợp không nên sử dụng chiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư
  • Tổng kết

Giới thiệu

Việc chủ động giao dịch có thể căng thẳng, tốn thời gian và vẫn mang lại kết quả kém. Tuy nhiên, vẫn có những lựa chọn khác. Và có không ít những nhà đầu tư đang tìm kiếm một chiến lược ít đòi hỏi và tốn thời gian hơn. Hay nói cách khác, đó là một kiểu đầu tư thụ động hơn. Khi đầu tư, bạn có nhiều lựa chọn trong hệ sinh thái Binance, bao gồm stake, cho vay tài sản bằng Binance Savings, tham gia bể khai thác Binance, và nhiều hơn thế nữa. Nếu bạn muốn đầu tư vào thị trường nhưng vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, thì nên làm thế nào? Cụ thể hơn, đâu là cách tối ưu để xây dựng một vị thế lâu dài hơn? Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về một chiến lược đầu tư được gọi là chiến lược trung bình hoá chi phí, hoặc DCA (Dollar-Cost Averaging). Chiến lược này cung cấp một cách dễ dàng để giảm thiểu một số rủi ro khi tham gia một vị thế.

Trung bình hoá chi phí đầu tư là gì?

Trung bình hoá chi phí đầu tư là một chiến lược đầu tư với mục đích giảm tác động của sự biến động đối với việc mua tài sản. Chủ yếu nó là việc mua một lượng tài sản bằng nhau trong các khoảng thời gian đều đặn.

Bằng cách tham gia vào thị trường như vậy, khoản đầu tư có thể không bị biến động như thể nó là một khoản tiền một lần (tức là một khoản thanh toán duy nhất). Làm thế nào để làm như vậy? Câu trả lời là bạn chỉ cần mua đều đặn để có thể làm giảm giá mua trung bình. Về lâu dài, một chiến lược như vậy có tác dụng làm giảm tác động tiêu cực của một điểm vào lệnh xấu vào tới khoản đầu tư của bạn. Hãy xem DCA hoạt động như thế nào và tại sao bạn có thể muốn cân nhắc sử dụng nó.

Tại sao có chiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư?

Lợi ích chính của chiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư là làm giảm rủi ro của việc đầu tư sai thời điểm. Thời điểm thị trường là một trong những điều khó nắm bắt nhất khi giao dịch hoặc đầu tư. Thông thường, ngay cả khi bạn có hướng giao dịch đúng, nhưng thời điểm đầu tư vẫn có thể bị lệch – điều này làm cho toàn bộ giao dịch không chính xác. Chiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro này. 

Nếu bạn chia khoản đầu tư của mình thành nhiều phần nhỏ hơn, kết quả đầu tư có thể tốt hơn so với việc bạn đầu tư cùng một số tiền trong một vài lần mua số lượng lớn. Việc mua vào không đúng thời điểm rất dễ xảy ra và nó dẫn đến kết quả đầu tư không như ý. Hơn nữa, bạn có thể loại bỏ một số thành kiến khỏi quá trình ra quyết định của mình. Khi bạn cam kết với chiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư, chiến lược này sẽ đưa ra quyết định cho bạn. 

Tất nhiên, trung bình hoá chi phí đầu tư không hoàn toàn giảm thiểu rủi ro. Ý tưởng của chiến lược này là làm giảm thiểu rủi ro về thời điểm xấu, khiến cho việc đầu tư suôn sẻ hơn. Chiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư hoàn toàn không đảm bảo giúp bạn đầu tư thành công – các yếu tố khác cũng phải được xem xét.

Như chúng ta đã thảo luận, xác định thời điểm vào thị trường là vô cùng khó khăn. Ngay cả với những nhà giao dịch lâu năm nhất, việc tìm chính xác thời điểm thị trường đôi khi cũng rất khó khăn. Do đó, nếu bạn đã tính sử dụng chiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư vào một vị thế, bạn cũng nên thiết lập một kế hoạch thoát vốn của mình. Đó là chiến lược giao dịch thoát khỏi vị thế.

Bây giờ, nếu bạn đã xác định giá mục tiêu (hoặc phạm vi giá), điều này có thể khá đơn giản. Một lần nữa, bạn cần chia khoản đầu tư của mình thành nhiều phần bằng nhau và bắt đầu bán chúng khi thị trường đã đạt được mục tiêu. Bằng cách này, bạn có thể giảm thiểu rủi ro không thoát ra đúng lúc. Tuy nhiên, tất cả điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống giao dịch cá nhân của bạn.

Một số người áp dụng chiến lược “mua và giữ”. Trong đó, mục tiêu về cơ bản là không bao giờ bán, vì tài sản đã mua dự kiến sẽ liên tục tăng giá theo thời gian. Hãy xem hiệu suất của Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones trong thế kỷ trước dưới đây. 

 

Hiệu suất của Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJIA) kể từ năm 1915.

Hiệu suất của Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJIA) kể từ năm 1915.

Mặc dù có những giai đoạn suy thoái ngắn hạn, nhưng chỉ số Dow vẫn trong xu hướng tăng liên tục. Mục đích của chiến lược mua và giữ là tham gia thị trường và giữ vị thế đủ lâu để vấn đề thời gian không còn quan trọng.

Tuy nhiên, chiến lược này thường được áp dụng trong thị trường chứng khoán và có thể không áp dụng cho các thị trường tiền mã hoá. Hãy nhớ rằng, hiệu suất của chỉ số Dow gắn liền với nền kinh tế thế giới thực. Còn các loại tài sản khác có thể có cách hoạt động rất khác.

Ví dụ về chiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư

Hãy xem xét chiến lược này thông qua một ví dụ. Giả sử, chúng ta có một số tiền cố định là 10.000 đô-la và chúng ta nghĩ rằng đầu tư vào Bitcoin là một quyết định hợp lý. Chúng ta cho rằng giá có thể sẽ dao động trong vùng hiện tại và đây là vùng thuận lợi để tích lũy và xây dựng vị thế bằng cách sử dụng chiến lược DCA.

Chúng ta có thể chia 10.000 đô-la thành 100 phần 100 đô-la. Mỗi ngày, chúng ta sẽ mua lượng Bitcoin trị giá 100 đô- la, bất kể giá cả thế nào. Bằng cách này, chúng ta sẽ mở rộng điểm vào lệnh của mình trong khoảng thời gian khoảng ba tháng.

Bây giờ, hãy chứng minh tính linh hoạt của chiến lược này trong một kế hoạch khác. Giả sử, Bitcoin vừa mới bước vào giai đoạn thị trường gấu và chúng ta không mong đợi một xu hướng tăng giá kéo dài trong ít nhất hai năm nữa. Tuy nhiên, chúng ta kỳ vọng cuối cùng sẽ có một xu hướng tăng và chúng ta muốn chuẩn bị trước.

Chúng ta có nên sử dụng một chiến lược giống hệt như trên không? Chắc là không. Danh mục đầu tư này có khoảng thời gian lớn hơn nhiều. Chúng ta phải tính toán rằng 10.000 đô la này sẽ được phân bổ cho chiến lược này trong vài năm nữa. Vậy, chúng ta có thể làm gì?

Chúng ta có thể chia khoản đầu tư thành 100 phần, với mỗi phần là 100 đô-la một lần nữa. Tuy nhiên, lần này, bạn sẽ mua số Bitcoin trị giá 100 đô-la mỗi tuần. Có nhiều hơn hoặc ít hơn 52 tuần trong một năm, vì vậy toàn bộ chiến lược sẽ được thực hiện trong vòng ít hơn hai năm một chút.

Bằng cách này, chúng ta sẽ xây dựng một vị thế dài hạn trong khi xu hướng giảm tiếp tục diễn ra. Chúng ta sẽ không bỏ lỡ chuyến tàu khi xu hướng tăng bắt đầu và cũng giảm thiểu một số rủi ro khi mua với thị trường đang trong xu hướng giảm.

Nhưng hãy nhớ rằng chiến lược này có thể rủi ro – bởi chính xác thì chúng ta cũng đã mua tiền mã hoá khi thị trường trong xu hướng giảm. Đối với một số nhà đầu tư, tốt hơn là nên đợi cho đến khi xu hướng giảm giá kết thúc được xác nhận và bắt đầu tham gia vào thời điểm ngay lúc đó. Sự chờ đợi đó khiến cho chi phí trung bình (hoặc giá cổ phiếu) có thể sẽ cao hơn, nhưng bù lại rủi ro sẽ được giảm thiểu.

Tính mức chi phí đầu tư được trung bình hoá

Bạn có thể tìm thấy một công cụ tính trung bình chi phí đầu tư cho cho Bitcoin dễ sử dụng trên dcabtc.com. Bạn có thể chỉ định số lượng, thời gian, các quãng và có được ý tưởng về cách các chiến lược khác nhau sẽ hoạt động theo thời gian. Trong trường hợp của Bitcoin, nếu thị trường có xu hướng tăng bền vững trong thời gian dài, bạn sẽ thấy chiến lược hoạt động khá tốt.

Bạn có thể xem hiệu suất đầu tư của mình nếu bạn chỉ mua Bitcoin trị giá 10 đô-la mỗi tuần trong 5 năm qua bằng biểu đồ bên dưới. 10 đô-la một tuần dường như là không nhiều, phải không? Nhưng nếu bạn đầu tư như vậy từ tháng 4 năm 2020, bạn sẽ đầu tư tổng cộng khoảng 2.600 đô-la và chồng bitcoin của bạn sẽ trị giá khoảng 20.000 đô la.

Hiệu suất mua 10 đô-la BTC mỗi tuần trong 5 năm qua. Nguồn: dcabtc.com

Hiệu suất mua 10 đô-la BTC mỗi tuần trong 5 năm qua. Nguồn: dcabtc.com

Bạn muốn bắt đầu cùng tiền mã hoá? Mua Bitcoin trên Binance ngay hôm nay!

Trường hợp không nên sử dụng chiến lược trung bình hoá chi phí đầu tư

Trong khi trung bình giá chi phí đầu tư có thể là một chiến lược sinh lợi, vẫn có những người hoài nghi tính hiệu qủa của chiến lược này. Chiến lược này hoạt động tốt nhất khi thị trường trải qua những biến động lớn. Điều này cũng hợp lý, vì chiến lược được thiết kế để giảm thiểu tác động của sự biến động cao đối với một vị trí.

Tuy nhiên, theo một số người, nó sẽ khiến các nhà đầu tư mất lợi nhuận khi thị trường hoạt động tốt. Tại sao lại như vậy? Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng giá bền vững, có thể đưa ra giả định rằng những người đầu tư sớm hơn sẽ thu được kết quả tốt hơn. Bằng cách này, việc cố gắng trung bình hoá chi phí đầu tư có thể làm giảm lợi nhuận trong một xu hướng tăng. Trong trường hợp này, đầu tư một lần có thể tốt hơn so với trung bình hoá chi phí.

Mặc dù vậy, hầu hết các nhà đầu tư không có sẵn một khoản tiền lớn để đầu tư một lần. Tuy nhiên, họ có thể đầu tư số tiền nhỏ trong dài hạn – tính trung bình theo chi phí vẫn có thể là một chiến lược phù hợp trong trường hợp này.

Tổng kết

Trung bình hoá chi phí đầu tư là một chiến lược được thực hiện để tham gia một vị thế, trong khi giảm thiểu tác động của sự biến động đối với khoản đầu tư. Nó liên quan đến việc chia khoản đầu tư thành nhiều phần nhỏ hơn và mua vào trong các khoảng thời gian đều đặn.

Lợi ích chính của việc sử dụng chiến lược này là hiệu quả theo thời gian dài. Việc xác định thời điểm thị trường là rất khó, vì vậy những người không muốn chủ động theo dõi thị trường vẫn có thể đầu tư theo cách này. 

Tuy nhiên, với một số người hoài nghi, trung bình hoá chi phí đầu tư có thể khiến một số nhà đầu tư giảm đi lợi nhuận khi thị trường tăng giá nhanh. Tuy vậy, lợi nhuận bị giảm không phải là điều tồi tệ nhất – trung bình hoá chi phí đầu tư vẫn có thể là một chiến lược đầu tư thuận tiện cho nhiều người.

Từ khóa » Cách Dca