Giải Thích Về đường Trung Bình Trượt (Moving Average MA) - 123doc
Có thể bạn quan tâm
2 Các loại chỉ số
2.1.2 Giải thích về đường trung bình trượt (Moving average MA):
Những dấu hiệu mua bán chứng khoán xuất hiện khi Đường trung bình trượt cắt đường biểu diễn sự biến động giá chứng khoán hoặc khi hai đường trung bình trượt cắt nhau khi chúng ta dùng nhiều Đường trung bình trượt một lúc để phân tích. Một cách tương tự như đường thẳng xu thế Đường trung bình trượt cung cấp cho chúng ta một vùng của sự hỗ trợ và kháng cự, Đối với Đường trung bình trượt được tính với thời gian càng dài thì ý nghĩa của sự giao nhau giữa đường Đường trung bình trượt và đường biểu diễn sự biến động giá chứng khoán, hoặc sự giao nhau giữa các Đường trung bình trượt với nhau càng có ý nghĩa trong phân tích.
Đường trung bình trượt là một chỉ báo kỹ thuật muộn, một sự giao nhau với đường Đường trung bình trượt thông thường báo hiệu một khuynh hướng đảo chiều, điều này thường được sử dụng để xác nhận một khuynh hướng mới đã bắt đầu. Nói chung đường MA được tính càng dài thì giá trị mang lại của sự giao nhau mà nó mang lại càng có ý nghĩa lớn. Ví dụ, sự giao nhau của đường MA 100 hoặc 200 ngày thường
mang lại ý nghĩa quan trọng hơn một cách đáng kể so với sự giao nhau của đường MA 20 ngày.
Đường trung bình trượt tuyến tính có trọng số gắn liền với những diễn biến gần đây nhất trong sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường. Lý do chính là theo cách tính của Đường trung bình trượt tuyến tính có trọng số thì dữ liệu càng gần thời điểm hiện tại thì càng được nhân với trọng số càng lớn. Cụ thể công thức tính của Đường trung bình trượt tuyến tính có trọng số: (công thức bổ xung sau). Đường trung bình trượt đơn giản (Simple Moving Averages - SMA) được tính toán theo cách tính trung bình một cách giản đơn đối với giá chứng khoán theo cách trung bình đúng theo nghĩa giản đơn của nó, Đường trung bình trượt giản đơn tính trung bình giá của chứng khoán một cách giản đơn không trọng số nghĩa là nó được xây dựng bằng cách lấy trung bình cộng giản đơn của giá chứng khoán (n) phiên (hoặc thời điểm). Còn Đường trung bình trượt tuyến tính có trọng số và Đường trung bình trượt tính theo hệ số mũ thì áp dụng cách tính có trọng số đối với giá biến động của chứng khoán, có nghĩa là đối với những giá chứng khoán càng gần thời điểm tính toán thì được nhân với trọng số càng lớn. Điều đó được thể hiện rõ ràng nhất trong công thức tính của chúng (công thức bổ xung sau). Đương Đường trung bình trượt biến đổi (Variable Moving Averages - VMA) được xây dựng dựa vào tính bất ổn của giá chứng khoán (The volatility of prices).
Khi giá chứng khoán dao động lên xuống trong một khung giao dịch trong một thời kỳ rộng (Trading-range market), trong một thời kỳ lâu dài thì đường trung bình trượt bị chậm để phản ứng lại với sự đảo chiều của thị trường, và khi giá chứng khoán chuyển động trong một khung giao dịch ngắn hạn thì Đường trung bình trượt thường mang lại cho chúng ta những nhận dịnh sai về sự biến động giá của chứng khoán trên thị trường. Một đường trung bình trượt bằng phẳng và tương phản nói chung chỉ cho biết một khung giao dịch của thị trường và dấu hiệu cần được nhình nhận hết sức cẩn thận, trừ khi đó là một hình cung hướng xuống (pronounced rounding) có thể gợi lên một khuynh hướng mới.
Đường Đường trung bình trượt biến đổi (Variabla Moving average) có thể bù lại điểm yếu cho khung giao dịch của khuynh hướng thị trường. Đường trung bình trượt này tự điều chỉnh làm nhẵn các hằng số để điều chỉnh tính nhạy cảm của nó, thông
thường cho phép nó khắc phuc được nhiều hạn chế so với Đường trung bình trượt khác trong một thị trường khó phản ánh.
Đường trung bình trượt luôn cần phải được sử dụng phối hợp với các chỉ tiêu khác bởi vì bản thân nó chứa đựng nhiều tiềm năng mang lại những dấu hiệu sai. Đặc biệt trong thời gian giá chứng khoán dao đông trong một kênh giao dịch.
Đường trung bình trượt có thể được tính toán trên mọi chỉ tiêu khác dựa trên giá trị mở cửa, giá trị cao nhất, giá trị thấp nhất, giá trị đóng cửa của chỉ tiêu đó đối với một chứng khoán nào đó. Những chỉ tiêu thỏa mãn tất cả những điều để có thể sử dụng Đường trung bình trượt bao gồm: đường MACD, đường ROC, chỉ số động lượng, đường Stochatics... Một Đường trung bình trượt của một đường trung bình trượt khác thì cũng tương tự.
Đường trung bình trượt rất hữu ích trong việc phân tích đầu tư trên Thị trường chứng khoán, nó cho biết được những xu thế biến động chính của giá chứng khoán và cung cấp cho chúng ta những dấu hiệu mua sau những đáy của thị trường và những dấu hiệu bán sớm sau những đỉnh của thị trường. Hơn là sự dự đoán chính xác đỉnh hoặc đáy của thị trường để giao dịch.
Sự xuyên chéo của đường Đường trung bình trượt bởi đường biểu diễn giá chứng khoán khi giá chứng khoán đang có xu hướng lên nói chung là một tín hiệu để mua chứng khoán, ngược lại sự xuyên chéo của đường Đường trung bình trượt bởi giá chứng khoán khi giá chứng khoán đang trong giai đoạn hướng xuống là một tín hiệu để bán chứng khoán. Như chúng ta đã biết thì thời gian để tính cho đường Đường trung bình trượt càng dài thì ý nghĩa của sự xuyên chéo đường Đường trung bình trượt mang lại càng lớn.
Nếu Đường trung bình trượt mà càng phẳng (ít có đột biến) hoặc đã thay đổi khuynh hướng chính thì khi giá chứng khoán biến động xuyên chéo Đường trung bình trượt thì đó là tín hiệu tốt nhất cuối cùng minh chứng cho một khuynh hướng biến động giá đảo ngược so với khuynh hướng biến động trước đây (thị trường đảo chiều- hay xuất hiện sự đột biến trong giá chứng khoán, nguyên bản tiếng anh là Breakout). Ví dụ minh họa rõ ràng minh chứng cho điều này là diễn biến của Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời kỳ cuối năm 2003 đầu năm 2004:
Hình 2.2: Đồ thị biến động chỉ số VNINDEX (Lastupdate: 05/05/2005)
Những chỉ báo sai của đường Đường trung bình trượt có thể tránh được bằng cách sử dụng một cơ chế lọc. Ví dụ như nhiều chuyên viên phân tích trên Thị trường chứng khoán khuyến cáo nên dùng dữ liệu hàng ngày, hàng tuần, hoặc hàng giờ để đưa vào mô hình phân tích.
Bất cứ khi nào chúng ta cũng nên cố gắng sử dụng kết hợp nhiều dấu hiệu mua bán của nhiều công cụ khác nhau trong phân tích, đầu tư trên thị trường nhằm hạn chế những khuyết điểm của từng công cụ phân tích. Tuy nhiên sự xuyên chéo Đường trung bình trượt bởi đường biểu diễn giá chứng khoán xảy ra đồng thời cùng lúc với thời điểm đường thẳng xu thế (Trendline) cũng bị cắt bởi đường biểu diễn giá chứng khoán, hoặc dấu hiệu mạnh của một hình mẫu kỹ thuật của giá chứng khoán thì đó là một dấu hiệu mạnh đáng tin cậy để giao dịch.
2.1.4 Sử dụng nhiều đường Đường trung bình trượt trong phân tích:
Để có được những dấu hiệu có tính chính xác cao các chuyên viên phân tích thường sử dụng nhiều Đường trung bình trượt một lúc để phân tích. Trong khi phân tích sự biến động của giá chứng khoán dùng một lúc nhiều Đường trung bình trượt thường mang lại những tín hiệu hữu ích hơn là việc đơn thuần chỉ dùng một Đường trung bình
trượt trong phân tích.
Với hai Đường trung bình trượt ta sử dụng điểm cắt nhau giữa hai đường này để làm tín hiệu mua bán chứng khoán trên thị trường. Dấu hiệu mua chứng khoán xuất hiện khi Đường trung bình trượt ngắn hơn cắt Đường trung bình trượt dài hơn ở phía trên hay MA(n) cắt đưòng MA(m) với điều kiện: n < m và MA(m) đang ở phía trên đường MA(n) hay đường MA(n) có xu hướng vượt qua đường MA(m) và ngược lại dấu hiệu quan trọng để bán chứng khoán khi Đường trung bình trượt dài hơn cắt Đường trung bình trượt ngắn hơn ở bên trên hay MA(n) cắt MA(m) điều kiện: n<m và đường MA(n) ở trên đường MA(m) . Ví dụ minh họa cho thời điểm mua chứng khoán GIL tháng 10/2003:
Hình 2.3: Đồ thị biến động giá cổ phiếu GIL (Data for 04/2004)
Hai cặp đường Đường trung bình trượt thường được sử dụng là cặp: MA(20) & MA(5) và cặp MA(20) & MA(100), nhưng tùy thuộc vào đặc điểm riêng từng thị trường mà các chuyên viên phân tích lựa chọn cặp Đường trung bình trượt cho mình để phân tích có hiệu quả nhất, ở ví dụ trên tôi chọn cặp Đường trung bình trượt 50 và 20 ngày để phân tích do đặc điểm riêng có của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Kỹ thuật sử dụng đồng thời hai Đường trung bình trượt một lúc để phân tích thường mang lại những chỉ báo theo kịp với thị trường hơn là dùng một Đường trung bình trượt tuy nhiên lại sản sinh ra ít Whipsaws hơn (Whipsaws: Là những báo hiệu sai khi giá chứng khoán giao động trong những kênh hay thay đổi vì sử dụng kết cấu đồ thị để phân tích trong một thời gian ngắn).
Phương pháp sử dụng đồng thời ba Đường trung bình trượt cùng một lúc và giao điểm giữa ba đường này cũng được các chuyên viên phân tích thường sử dụng trong phân tích. Bộ ba Đường trung bình trượt được sử dụng rộng rãi nhất là Đường trung bình trượt của 4 - 9 - 18 ngày. Dấu hiệu mua chứng khoán xuất hiện khi Đường trung bình trượt ngắn nhất MA(4) cắt đường MA(9) và sau đó cắt đưòng MA(14). Mỗi điểm cắt nhau giữa các Đường trung bình trượt đều xác nhận sự thay đổi trong khuynh hướng biến động giá chứng khoán.
Việc sử dụng nhiều đường MA cùng một lúc sẽ mang lại hiệu quả phân tích đầu tư theo hướng dài hạn, và đỉnh cao của nó là việc sử dụng hàng loạt đường MA cùng một lúc, việc phân tích căn cứ vào hàng loạt đường MA dựa vào khoản cách giữa các giải đường MA, Dải đường giao nhau của dãy MA, Sự hội tụ và phân kỳ của dải MA …
Ví dụ về phân tích VNindex dựa trên hàng loạt đường MA:
Hình 2.4: Đồ thị biến động chỉ số VNINDEX (Lastupdate: 05/05/2005)
Từ khóa » đường Trung Bình Trượt Là Gì
-
Đường Trung Bình Trượt MA (Moving Average) Là Gì? - VietnamBiz
-
Hướng Dẫn Sử Dụng đường Trung Bình Trượt (MOVING AVERAGE
-
Trung Bình Trượt | Moving Average Là Gì | IFCM Việt Nam
-
Trung Bình Trượt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Quan Về Đường Trung Bình Trượt: - Các Loại Chỉ Số
-
Đường Trung Bình Trượt — Chỉ Báo Kỹ Thuật - TradingView
-
Đường Trung Bình động MA Và Cách Sử Dụng Chuẩn Nhất. - Tadaup
-
Đường MA Là Gì? Cách Sử Dụng Moving Average
-
Đường Trung Bình Trượt Có Trọng Số Là Gì? Cách Sử Dụng
-
Sự Khác Biệt Giữa Trung Bình Trượt Và Trung Bình động Có Trọng Số Là ...
-
Nguyên Lý Và Cách Sử Dụng đường Trung Bình động MA - TaduInv
-
Đường Trung Bình Trượt Lũy Thừa Là Gì? Công Thức Tính DEMA
-
Đường Trung Bình động MA Là Gì? Cách Giao Dịch Với đường MA
-
Đường Trung Bình Trượt đơn Giản (SMA) Là Gì?