Giải Thích ý Nghĩa Câu Tục Ngữ 'Đói Cho Sạch, Rách Cho Thơm' Nói Lên ...
Có thể bạn quan tâm
- “Đói cho sạch, rách cho thơm” là gì?
- “Đói cho sạch rách cho thơm” nói lên điều gì?
- “Đói cho sạch rách cho thơm” nói lên đức tính gì?
- Thứ nhất, lòng tự trọng
- Thứ hai, tính kiên định
- Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đồng nghĩa và trái nghĩa với câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”
- Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đồng nghĩa
- Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ trái nghĩa
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu nói mang ý nghĩa khuyên răn, dạy bảo con người giữ gìn đạo đức, danh dự của mình dù bất kể hoàn cảnh nào.
Trong đó câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thể hiện rõ nét nhất về lối sống, cách tu dưỡng đạo đức mà con người cần hướng đến.
“Đói cho sạch, rách cho thơm” là gì?
Trong cuộc sống, muốn răn dạy con cháu giữ gìn đạo đức, ông bà chúng ta thường dùng câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Vậy “Đói cho sạch, rách cho thơm” có nghĩa là gì?
“Đói” và “rách” là hai từ miêu tả sự nghèo khổ, thiếu thốn, rơi vào hoàn cảnh cùng cực. Trong đó, “đói” liên quan đến việc ăn uống, “rách” liên quan đến việc ăn mặc, trang phục. Đây chính là hai nhu cầu sống tối thiểu của con người hiện nay.
“Sạch” và “thơm” ở đây là sạch sẽ, thơm tho, tươm tất, dùng để chỉ hình thức bên ngoài và chúng ta có thể nhìn thấy, cảm nhận được.
“Cho” ở đây dùng như cách biểu thị kết quả của nguyên nhân phía trước.
Thông qua việc giải nghĩa, ta có thể thấy câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời khuyên về cách ăn, cái mặc của con người.
“Đói cho sạch” nhắn nhủ, khuyên bảo chúng ta dù có đói kém, thiếu thốn thế nào cũng phải ăn uống sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
“Rách cho thơm” muốn nhắn nhủ chúng ta rằng dù áo quần có rách nát cũng hãy giữ sao cho tinh tươm, gọn gàng, giữ cho mình một hình thức vừa mắt, dễ nhìn.
Xem thêm: ‘Giấy rách phải giữ lấy lề’ và điều quan trọng giúp con người vượt qua mọi nghịch cảnh
“Đói cho sạch rách cho thơm” nói lên điều gì?
Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” không chỉ đơn thuần nói đến cái đói, cái rách, cái ăn, cái mặc của con người mà nó còn ý nghĩa sâu xa và chứa đựng bài học quý giá, mang đầy giá trị nhân văn mà mỗi chúng ta cần phải ghi nhớ.
Qua nghĩa đen của câu tục ngữ, chúng ta có thể hiểu rộng hơn những điều mà ông cha ta muốn nhắn nhủ. Đó là:
- “Đói”, “rách” chỉ hoàn cảnh sinh sống nghèo khó, thiếu thốn mọi mặt về vật chất.
- “Sạch”, “thơm” còn nói về nhân cách, đạo đức, nhân cách, danh dự của một con người.
Ý nghĩa mà câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” muốn thể hiện đó chính là: Dù cuộc sống có đẩy chúng ta vào hoàn cảnh khó khăn, cùng cực, thiếu thốn trăm bề thì hãy giữ gìn cho mình tâm hồn mình trong sạch, lối sống ngay thẳng, danh dự cũng như lòng tự trọng, tự tôn của bản thân.
Trong cuộc sống không phải ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh tốt với điều kiện đủ đầy. Tuy nhiên, đừng lấy nó làm lý do để làm những điều xấu, điều nhơ nhuốc.
Xem thêm: Những câu ca dao, tục ngữ về sự trung thực đáng quý của con người
“Đói cho sạch rách cho thơm” nói lên đức tính gì?
“Đói cho sạch, rách cho thơm” không chỉ là lời khuyên, lời nhắn nhủ là bài học sâu sắc về giữ gìn đạo đức, nhân cách mà còn thể hiện những đức tính tốt đẹp của con người.
Thứ nhất, lòng tự trọng
Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó thể hiện qua lối sống, thái độ, cách hành xử của một người trước những vấn đề của cuộc sống
Ngày nay, có những người sẵn sàng gạt đi lòng tự trọng của bản thân, sống trái với lời khuyên bảo của ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Điển hình như chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều trường hợp thân thể lành lặn nhưng vì miếng cơm qua ngày, vì cuộc sống sung túc mà chấp nhận từ bỏ lòng tự trọng để giả tàn tật, lợi dụng sự thương hại của mọi người.
Người sống có lòng tự trọng là biết giá trị bản thân mình và không để ai xâm phạm đến điều ấy. Dù ở trong hoàn hoàn cảnh nào thì họ cũng sống đúng với bản thân mình, sống không thẹn với lòng, giữ sự tôn nghiêm và không làm điều trái với lương tâm.
Xem thêm: Lương tâm có giá bao nhiêu? Muốn có một lương tâm nhẹ nhàng thanh thản phải làm sao?
Thứ hai, tính kiên định
Một đức tính nữa mà câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” muốn nhắc đến đó chính là tính kiên định.
Mỗi một con người từ lúc sinh ra đều mang trong mình bản chất lương thiện, được học tập những điều hay lẽ phải, Nói cách khác, chính là sở hữu những phẩm chất tốt đẹp.
Nhưng cuộc sống này có muôn ngàn ngã rẽ, có người may mắn từ lúc sinh ra, được sống trong môi trường tốt, đủ đầy, có người lại kém may hơn, phải sống khó khăn, cùng cực.
Sống trong phú quý không tha hóa, sống trong nghèo khó không đánh mất bản thân mình. Tóm lại, ở trong hoàn cảnh nào cũng cố gắng giữ lấy sống đúng với câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”, ấy cũng chính là biểu hiện của sự kiên định.
Xem thêm: Cách duy trì sự kiên trì nỗ lực theo đuổi mục tiêu để đạt được những gì mình mong muốn
Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan tới “Đói cho sạch, rách cho thơm”
Ngoài câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”, ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam còn nhiều câu mang nghĩa tương tự nhằm khuyên bảo chúng ta giữ gìn nhân cách, đạo đức hay rộng hơn là những điều tốt đẹp. Bên cạnh đó, cũng có nhiều câu nói mang ý nghĩa châm biếm, phê phán những con người hay những hành động thiếu tự trọng.
Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đồng nghĩa
Đồng nghĩa với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” có những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ sau.
- Giấy rách phải giữ lấy lề
- Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
- Chết vinh còn hơn sống nhục.
- Chết đứng còn hơn sống quỳ.
- Chết trong còn hơn sống đục.
- Đói miếng hơn tiếng đời.
- Đói trong ruột không ai biết, rách ngoài cật nhiều kẻ hay.
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Quân tử nhất ngôn.
Xem thêm: 37 câu ca dao, tục ngữ về lòng tự trọng rèn dũa phẩm chất con người
Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ trái nghĩa
Bên cạnh những câu đồng nghĩa, ca dao, tục ngữ, thành ngữ có những câu trái nghĩa với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” như sau.
- Bần cùng sinh đạo tặc.
- Đói ăn vụng, túng làm càn.
- Con ơi nhớ lấy lời cha Một đêm ăn trộm, bằng ba năm làm.
- Đói chợ, nợ làng.
- Đói thì ăn vật, mất thì nói quàng.
Với con người, nhân phẩm và đạo đức đều là những điều quan trọng. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” chính là một lời khuyên quý giá mà chúng ta nên ghi nhớ. Mỗi người cần phải giữ gìn nhân cách, danh dự, sống ngay thẳng, trong sạch đồng thời không ngừng rèn luyện để hoàn thiện bản thân, trở thành một công dân tốt.
Nguồn ảnh: Internet
Từ khóa » đói Sạch Rách Cho Thơm
-
Top 7 Bài Chứng Minh Câu Tục Ngữ đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Siêu ...
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch, Rách Cho Thơm - THPT Sóc Trăng
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm (14 Mẫu) - Văn 7
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch, Rách Cho Thơm (5 Mẫu)
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm
-
Nêu ý Nghĩa Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm.
-
Đề Văn 7: Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch, Rách Cho Thơm
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch, Rách Cho Thơm (9 Mẫu) Ngắn ...
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch, Rách Cho Thơm
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch, Rách Cho Thơm (Dàn ý +6 Mẫu)
-
Lắt Léo Chữ Nghĩa: "Đói Cho Sạch, Rách Cho Thơm" - Báo Thanh Niên
-
Tục Ngữ “Đói Cho Sạch, Rách Cho Thơm” - Gõ Tiếng Việt
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ đói Cho Sạch Rách Cho Thơm
-
Nghèo (đói) Cho Sạch, Rách Cho Thơm Là Gì? - Từ điển Số