GIAI THOẠI | LÃ NGUYÊN
Có thể bạn quan tâm
GIAI THOẠI (“Anekdotos”, gốc Hy Lạp, có nghĩa là không công bố)
N.D. Tamarchenko
Có hai nét nghĩa:
1. “Câu chuyện lưu truyền rộng rãi trong dân gian, thuật lại một cách ngôn lí thú, một cảnh độc đáo, hay một trang tiểu sử riêng tư của một nhân vật lịch sử” (M. Petrovski).
2. Thể tự sự cỡ nhỏ nửa truyền miệng, bán văn học, đặc điểm nổi bật của nó là mô tả các nhân vật hành động một cách hàm súc, sơ lược, tập trung vào một tình huống được suy ngẫm lại, đánh giá lại bằng cách thay đổi hoàn toàn điểm nhìn (“point”, bước ngoặt, đột biến). Ở cả phía đối tượng của sự kể (đời sống riêng tư của nhân vật lịch sử, tức là nhân vật quan phương, hoặc một trường hợp nào đó rút ra từ đời sống của những người bình thường), lẫn ở phía chức năng, tức là ở cả hai ý nghĩa của thuật ngữ, giai thoại là thể loại không chính thức: vì thế, truyện kể bao giờ cũng mang tính phi văn học, nó là thứ “văn học rỉ tai, bí mật” (E. Kurganov), đòi hỏi người kể và người nghe phải có nhãn quan tương đồng (J. Hein) và sự “tâm đầu ý hợp”, tin tưởng lẫn nhau trong giao tiếp.
Theo nghĩa thứ nhất, thuật ngữ có gốc gác từ cuốn Mật sử của Procopius Caesarensis (một tác phẩm còn đang có nhiều tranh cãi, được viết vào những năm 550.- ND) và xưa kia, Từ điển tiếng Anh (1775) của Samuel Johnson từng giải thích với ý nghĩa như vậy: “Giai thoại là câu chuyện chưa được công bố”, có nghĩa, đó là chuyện riêng tư của nhân vật quan phương (Cuddon, p. 39). Thời Pushkin, giai thoại cũng được hiểu như vậy (chẳng hạn, trong Evgheni Onhegin: “Những giai thoại đời xưa/ Từ thời Romulus (nhân vật trong thần thoại La Mã.- ND) đến bây giờ”, hoặc trong Con đầm pích: “Chính bá tước phu nhân đã kể cho cháu nội nghe hàng trăm lần giai thoại của mình”). Những câu chuyện về kì sự, vô thường của các nhân vật nổi tiếng do chứng nhân kể lại theo kiểu như thế đầy ắp các Hồi kí giai đoan thế kỉ XVIII – XX, bao gồm Table-talk của Pushkin và cuốn Con người, năm tháng, cuộc đời của I. Erenburg.
Hiển nhiên là giai thoại có quan hệ đặc biệt với văn học, một mặt, từ hoạt động truyền miệng của nó, cũng như từ giác độ bản quyền mang tính tập thể: “Có thể nói về người có tài kể giai thoại, nhưng chưa hẳn có thể nói nhà văn – giai thoại gia” (M. Petrovski). Mặt khác, nhiều tuyển tập giai thoại hết sức nổi tiếng (ở Nga, từ thế kỉ XVIII) và được sử dụng trong các văn bản văn học rộng rãi tới mức khiến chúng không còn là thể loại dân gian thuần tuý. Việc giai thoại thiên về lối kết cấu xâu chuỗi – hoặc là xoay quanh các nhân vật nào đó, hoặc là những đặc điểm dân tộc nổi bật của các nhân vật hành động – nói lên tính tự sự của nó (đối thoại thường gặp ở đây tuyệt nhiên không có tính kịch).
Chức năng làm nổi bật tính hai mặt của tình huống truyện kể rốt cuộc quyết định toàn bộ tổ hợp đặc trưng thể loại giai thoại, bao gồm cả tính hàm súc trong việc mô tả các sự kiện một cách khách quan. Thoạt đầu, nhân vật giai thoại được đặt ở vị thế bình thường, ai cũng biết rõ, về sau diễn ra sự thay đổi hoàn toàn trong việc tiếp nhận và đánh giá nó, tức là xuất hiện“point”(một khái niệm thi pháp học, nghĩa là đột biến, đỉnh điểm.- LN), đột biến (ví như đột ngột chuyển từ điểm nhìn bên trong ra điểm nhìn bên ngoài) – di chuyển về phía cái đặc biệt mới mẻ, khác lạ: điểm nhìn mới đối với tình huống ban đầu hoá ra hoàn toàn hợp qui luật. Chẳng hạn, có một giai thoại dân gian thế này: “Có người đàn ông mua một cút rượu, ngửa cổ tu hết. Chẳng hề hấn gì! Mua thêm chai ba, uống một hơi. Cũng chưa say! Mua hẳn một lít, uống sạch. Lần này thì say mèm. Hắn rền rĩ: “Trời ơi, ngu thế không biết! Sao chỉ mua một cút, với một chai ba! Cứ mua hẳn một lít, có phải mình đã tít cung thang ngay rồi hay không?” (Afanashiev. T.III. Số 492). Bước ngoặt có vẻ như là tất yếu, vì trước bước ngoặt đã có sự tăng cấp (tăng dần), nhưng kết quả của bước chuẩn bị ấy lại là “khám phá” của nhân vật, tựa như anh ta tìm thấy một lí do sinh tồn tại nào đó.
Thực ra “point”, điểm đột biến trong giai thoại không gắn với quan điểm chủ quan của nhân vật, mà gắn với khả năng chuyển mọi sự tiếp nhận hiện thực sang khía cạnh buồn cười, hài hước của nó: “Xuất hiện vùng tuyệt đối trung thực, chân thành, nó làm phát lộ sự thống ngự của tình trạng dốt nát, điên rồ, ngu ngốc, những thứ mà trong giai thoại hoá ra lại là những động lực phổ biến nhất, tiêu biểu nhất của xã hội con người” (Kurganov. Tụng. Tr. 208). Tất nhiên, so với hiện thực bình thường, thì đó là thế giới lộn trái, lật ngược, trong thế giới ấy, cái có vẻ lệch lạc dưới những thước đo thông thường lại được xem là cái chuẩn mực. Tiếp xúc với bình diện ấy của hiện thực, với cách tiếp nhận truyền thống đối với nó, chứ không hẳn với nhân vật, độc-thính giả sẽ tìm thấy quan điểm ngữ nghĩa và quan điểm định giá hoàn toàn mới: anh ta sẽ vượt qua – điều này nằm trong đặc điểm bản chất của tiếng cười – ranh giới của sự tiếp nhận thường nhật và tìm thấy sự tự do nội tâm. Đó chính là sự thanh lọc (catharsis) bằng tiếng cười của giai thoại.
Trong quá trình phát triển lịch sử, theo ý kiến chung, giai thoại có quan hệ mật thiết với truyện khôi hài, cổ tích sinh hoạt có nội dung trào lộng, ngụ ngôn, trào phúng và truyện cổ có kết cấu theo kiểu tăng cấp. Truyện kể tăng cấp (thường dưới dạng giản lược) và điểm “point” kết thúc đã biến giai thoại thành nguồn cội của tiểu thuyết – ở cả thời Phục hưng, lẫn sau này, trong sáng tác của A. Chekhov (Cái chết của viên công chức), hay H. Henry (The Cop and the Anthem). Giai thoại còn hoạt động như một thể đệm (bổ trợ) trong tiểu thuyết. Chẳng hạn trong Di cảo của câu lạc bộ Pickwick (The Posthumous Papers of the Pickwick Club), Samuel Weller thường bổ sung cho các cách ngôn của mình bằng những chỉ dẫn độc đáo về “nguồn lịch sử”: “Xin thứ lỗi, nếu tôi khiến Quí Bà thấy có chút khó chịu”,- tên cướp vừa nói, vừa đẩy người phụ nữ luống tuổi về phía lỏ sưởi đang cháy rừng rực”.
Nguồn: Поэтика//Словарь актуальных терминов и понятий.- Изд. Кулагиной, Intrada.- 2008. Cтр. 22.
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Giai Thoại Văn Học Nghĩa Là Gì
-
Giai Thoại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "giai Thoại" - Là Gì?
-
[CHUẨN NHẤT] Giai Thoại Là Gì? - TopLoigiai
-
Giai Thoại – đặc điểm Và Bản Chất Thể Loại - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bước đầu Phân Biệt: Truyền Thuyết Và Giai Thoại - Dehoctot.
-
GIAI THOẠI –MỘT THỂ LOẠi VĂN HỌC DÂN GIAN - Khoa Ngữ Văn
-
Định Nghĩa Và Ví Dụ Về Giai Thoại - EFERRIT.COM
-
Giai Thoại Đặc điểm, Loại Và Ví Dụ / Văn Hóa Chung | Thpanorama
-
Giai Thoại Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Giai Thoại Câu đối
-
Những Giai Thoại đặc Sắc Của Văn Học Việt Nam - Thi Ẩm Lâu
-
Giai Thoại Văn Học Việt Nam - Đào Viên Thi Các
-
Giai Thoại Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Giai Thoại Là Gì