Giai Thoại Về Công Tử Bạc Liêu Và Ngôi Nhà Bậc Nhất Nam Kỳ

Lượt xem: 15.324

Nghe danh công tử Bạc Liêu, đốt tiền như giấy tỏ ra mình giàu” là câu nói quen thuộc của người dân Nam Bộ. Công tử Bạc Liêu được biết đến như một biểu tượng của sự giàu có, tương truyền rằng nếu xứ Bạc Liêu có 10 thửa ruộng thì của công tử Bạc Liêu là 9 thửa và 1 thửa còn lại của dân thường và quan chức trong vùng. Vậy công tử Bạc Liêu là ai? Và vì sao nhà vị công tử này là điểm thu hút nhiều du khách đến vậy? 

Công tử Bạc Liêu là ai?

Công tử Bạc Liêu tên thật là Trần Trinh Huy sinh năm ( 1900 – 1974), ông còn tên gọi khác là Ba Huy hay Hắc công tử ( vì ông có nước da ngăm đen) sánh cùng Bạch công tử Lê Công Chước là một cặp hắc bạch công tử ăn chơi khét tiếng miền Nam thập niên 30, 40 lúc bấy giờ.

Ảnh chân dung công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy

Xuất thân giàu có của Công tử Bạc Liêu phải kể đến thừ người cha từng là cậu bé chăn trâu cho gia đình phú hộ sau thành hội đồng Trạch nhiều người biết đến của ông. Cha của công tử Bạc Liêu tên thật là Trần Trinh Trạch, lúc nhỏ ông Trạch là một cậu bé chăn trâu cho một gia đình phú hộ.

Lúc bấy giờ, thực dân Pháp muốn tăng sức ảnh hưởng đến các địa chủ miền Nam nên đã ra yêu cầu những địa chủ này đưa con em mình đến trường học Pháp. Do tư tưởng phong kiến của các địa chủ, họ không muốn con em mình phải theo học thứ văn hóa phương Tây đó thế nên thường chọn những người gia đinh trong nhà để thay thế con em mình đi học, và cậu bé Trạch là một trong số đó.

Cùng với sự thông minh, chăm chỉ của mình, ông Trạch học hành giỏi giang trở thành thư ký ủy ban tỉnh Bạc Liêu. Tại vị trí này ông quen biết được nhiều người giàu có và giúp đỡ nhiều phú hộ về đóng thuế tô đất và được ông bá hộ Phan Văn Bì – bá hộ giàu nhất vùng chú ý đến và gả con gái cho. Từ đó, ông Trạch ngừng việc làm thư ký và trở về quản lý đất đai, gia sản.

Từ những gia sản, ông Trạch là ngày càng mở rộng và phát triển theo hướng mới, ông còn xin được độc quyền cả  việc cầm đồ – một thuật ngữ còn rất mới lúc bấy giờ. Dần dà những người em vợ do ăn chơi cũng mất gia sản vào tay ông. Theo thống kê, ngoài những gia sản khác, ông bá hộ Trạch lúc bấy giờ sở hữu 74 sở điền lớn, 110.000 ha ruộng lúa và 100.000 ha ruộng muối.

Ông Hội đồng Trạch đã từng trải qua nhiều biến cố, ông biết rằng nếu ông có gia sản từ tay ba vợ thì cũng sẽ có ngày mất vào tay con cái. Nên ông muốn con cái mình có thể quản lý tốt gia sản và ông đã đặt kỳ vọng đó vào cậu con trai thứ ba của mình là cậu Trần Trinh Huy bằng việc đưa cậu Ba Huy du học Pháp.

Tuy nhiên, khi du học Pháp, cậu Ba Huy bên cạnh việc học quản lý gia sản còn học thêm rất nhiều thứ khác. Cậu học đủ các bằng thời thượng lúc bấy giờ: bằng nhảy đầm, bằng lái xe hơi, bằng lái xe máy, bằng lái máy bay,… Cậu ba Huy sang Pháp chỉ thường đi nông trường học hỏi kỹ thuật, cách quản lý của họ. Ngoài ra, thời gian còn lại cậu chỉ lo vào việc vui chơi. Cậu còn cưới một người vợ Tây bên Pháp và có một người con.

Công tử Bạc Liêu và sự trở về đầy kỳ vọng

Năm 26 tuổi, Công tử Bạc Liêu kết thúc chuyến du học và bắt đầu một truyền kỳ tại đất Nam Kỳ. Tương truyền, khi nghe tin con trai về nước, ông Trạch và vợ đã lên Sài Gòn đón con. Khi đi ông Trạch mang một chiếc túi nhà quê, mặc áo bà ba, mang dép lào vào tiệm bán xe hơi  sang trọng nhất Sài Gòn. Tại đây, trong sự ngỡ ngàng của mọi người về một “ ông già nhà quê” , ông hội đồng Trạch đã chọn mua cho con trai mình chiếc xe đời mới nhất và đắt nhất là chiếc Peugeot.

Chiếc xe chỉ số những quý tộc Pháp lúc bấy giờ dám mua

Cậu ba Huy khi gặp cha mình đã lập tức trổ tài lái xe của mình. Ông lái xe với vận tốc gần 100km/h từ Sài Gòn về Bạc Liêu. Ông hội đồng Trạch lúc đó mở tiệc lớn chiêu đãi tất cả mọi người. Lúc ấy, hàng nghìn vị khách là quan lớn, bá hộ giàu có lúc tỉnh Nam kỳ đều đến dự tiệc chúc mừng.

Công tử Bạc Liêu và sự tài trí của mình

Tuy nổi tiếng về sự ăn chơi, nhưng bên cạnh đó cậu Ba Huy là một người vô cùng thông minh và tài giỏi. Thứ nhất, quản lý gia sản theo kiểu người Tây. Sau khi biết cha giao gia sản cho mình quản lý, ông đã lập ra giao kèo mọi gia sản đều do ông toàn quyền quản lý đồng thời phải có sổ sách thu chi rõ ràng. Ngay cả khi muốn lấy tiền, ông Trạch cũng phải xin phép cậu ba Huy.

Thứ hai, thuê người Pháp về quản lý. Đây là một trong những điều làm người khác phải trầm trồ bởi lúc bây giờ người ta chỉ toàn thấy người Pháp thuê người Việt chỉ có cậu Ba Huy làm điều ngược lại. Vì để quản lý toàn bộ gia sản phải cần rất nhiều thời gian điều này làm ảnh hưởng đến việc ăn chơi của mình nên cậu Ba Huy đã thuê một người Pháp tên là Henry để quản lý gia sản cho mình với hoa hồng hấp dẫn là 10% lợi nhuận hàng năm.

Ngôi nhà công tử Bạc Liêu với các vật dụng nhập từ Pháp

Thứ ba, công tử Bạc Liêu là người mở ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam. Cậu ba Huy là người đầu tiên đề xuất cha mình mở ngân hàng đầu tiên tại và được rất nhiều bá hộ góp vốn và gửi tiền vào đó.

Thứ tư, mở ra nhiều thứ mới mẻ tại đất Nam Kỳ. Du học ở Pháp về, câu Ba Huy mở ra rất nhiều thứ mới mẻ như cuộc thi hoa hậu miệt vườn ở miền Nam, tư vấn các quan trưởng mở ra các hội chợ.

Công tử Bạc Liêu và sự giàu có của mình

Khi nói về sự ăn chơi cũng như sự giàu có của Công tử Bạc Liêu, người bây giờ có câu nói rằng: “ Vua Bảo Đại có thứ gì thì công tử Bạc Liêu có cái đó, nhưng Công tử Bạc Liêu có thứ gì chưa chắc gì Vua Bảo Đại đã có”.

Ông có hai chiếc xe là Ford Vedette dùng để thăm ruộng và chiếc Peugeot dùng để đi chơi. Lúc bấy giờ cả miền Nam chỉ có hai chiếc là của Công tử Bạc Liêu và vua Bảo Đại. Ông cũng là người đầu tiên sở hữu chiếc máy bay tư nhân đầu tiên Việt Nam. Vua Bảo Đại cũng có một chiếc nhưng đó là tài sản quốc hữu.

Cầu thang lên tầng nhà công tử Bạc Liêu

Trên nhà ông ở Bạc Liêu có hẳn một căn gác đón nắng. Người ta thường bảo ông cho gia nhân đem tiền lên đó phơi vào dịp nắng tốt. Tránh cho tiền bị nấm mốc, hư hỏng.

Thỉnh thoảng, ông lại tổ chức những bữa tiệc lớn với rượu và sâm banh hảo hạng cùng những người quyền quý. Đôi khi trong lúc đánh bạc, ông thua đến 30.000 đồng đông dương. Lúc bấy giờ 1kg lúa chỉ có giá chưa đến 0,1 đồng đông dương.

Ông thường di chuyển nghỉ mát ở Vũng Tàu, Hà Tiên, Cần Thơ và Đà Lạt. Mỗi nơi ông đều có những căn biệt thự riêng ở vị trí trung tâm để tiện di chuyển. Nhưng ông cũng rất ít khi ở những biệt thự đó mà thường thuê những khách sạn đắt tiền sang trọng ở ngoài.

Khi di chuyển, ông thường mang theo cả đoàn tùy tùng để và trang bị cá nhân. Từ mắt kính, quần áo, gậy đến những bộ comple đắt tiền. Ngoài ra, còn đem theo cả những chú chó cưng của mình trong chuyến du lịch.

Đổi nhà phố lấy người đẹp

Bà Bùi Thị Ba là người vợ ba của Công tử Bạc Liêu cũng là người vợ chính thức cuối cùng của ông khi về già. Lúc đó khi ông đang tập thể dục trên sân thượng nhà mình ở Sài Gòn, ông vô tình thấy một cô gái gánh nước xinh đẹp. Nắng sáng chiếu rọi vào từng giọt mồ hôi trên mặt cô gái rơi xuống. Người con gái mặc áo bà bà, vừa thanh tao vừa lam lũ đã hớp hồn Công tử Bạc Liêu ngay lập tức.

Ảnh gia đình nhà công tử Bạc Liêu

Sau khi cho người điều tra, ông biết được đó là một người con gái của người thợ sửa xe đạp gần đó. Ông ngay lập tức tìm đến nhà của người đó, xin phép gã con gái cho mình. Ông mong đem người con gái đó về làm vợ dù đổi bất cứ giá nào. Dù đó là căn nhà mặt phố ông đang ở đi nữa.

Giai thoại đốt tiền như giấy

“Bạc Liêu là xứ cơ cầu

 Dưới sông cá chốt, trên bờ Tiều Châu

Nghe danh Công Tử Bạc Liêu

Ðốt tiền như giấy tỏ ra mình giàu!”

Bốn câu trên là những câu dân gian truyền miệng. Hai câu đầu nói về sự hiện diện của người Hoa trên đất Bạc Liêu (vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) rất đông như cá chốt dưới sông. Riêng 2 câu sau nói về một giai thoại mà ai cũng biết, cũng nhắc đến, chuyện đốt tiền nấu trứng.

Trong đó, có giai thoại để đời “đốt tiền nấu trứng” để chinh phục người đẹp của Công tử Bạc Liêu. Giai thoại này bắt nguồn từ câu chuyện sau được cho là có thật, theo đó, thời bấy giờ trên Sài Gòn có cô Ba Trà xinh đẹp nổi tiếng khắp Sài Thành.

Cuộc đời mỹ nhân Sài thành xưa: Ba Trà - nhan sắc “đốn ngã” hàng loạt tay  chơi giàu có, đa tình

Cô ba Trà – Đệ nhất mỹ nhân Sài Thành lúc bấy giờ

Một bữa, Công tử Bạc Liêu tới mời cô Ba Trà đi xem phim. Cùng lúc, Bạch công tử (George Phước – Công tử Mỹ Tho) cũng mời cô Ba đi xem thế là cả ba cùng đi chung. Trong rạp phim, cô Ba Trà sơ ý làm rớt tờ giấy Con công (năm đồng) nên cúi xuống tìm. Do trong rạp phim tối, Công tử Bạc Liêu đã móc máy quẹt ra, định quẹt để giúp người đẹp tìm. Đột nhiên, Bạch Công tử ngồi bên cạnh cầm tờ giấy Con đầm (hai chục đồng) đưa vô bật lửa rồi đốt cho cô Ba tìm tờ giấy Con công. Lúc thấy Bạch Công tử đốt tờ giấy hai chục cho mình tìm tờ giấy năm đồng, cô Ba đã thốt lên “Bạch Công tử chơi ngông quá”. Bạch công tử mới cười và bảo “tưởng cô Ba làm mất tờ lớn (Bộ lư-100 đồng) chớ”.

Do bị thua một vố quá đau trong vụ đốt tiền làm đuốc ở Bạc Liêu, nên Bạch công tử tìm cách trả đũa lại Công tử Bạc Liêu và ông đã ra lời thách đấu, cũng liên quan đến chuyện đốt giấy bạc (tiền). Đó là thi nhau đốt giấy bạc để nấu nồi chè đậu xanh, ai nấu nồi chè sôi trước người ấy thắng. Hắc công tử đã nhận lời thách đấu và cuối cùng George Phước đã chiến thắng, đòi lại được món nợ trong rạp hát ngày nào.

Nhà cổ Công tử Bạc Liêu

Ngôi nhà Công tử Bạc Liêu này được xây dựng từ năm 1919. Tất cả kiến trúc đều do kỹ sư Pháp thiết kế và được thầy phong thủy tốt nhất Việt Nam lúc bấy giờ điều chỉnh thêm. Toàn bộ vật dụng từ thép, gạch đến những vật phẩm nội thất đều được chuyển từ Pháp sang.

Toàn cảnh nhà công tử Bạc Liêu nhìn từ bên ngoài

Vì vậy, các vật dụng trong nhà của Công tử Bạc Liêu hiện nay đều có chữ P chìm trên đó. Chữ P đó viết tắt cho từ Paris để chứng minh nó xuất xứ từ Paris hoa lệ.Tất cả giá trị vật dụng trong nhà được định giá khoảng hơn 400 tỷ đồng.

Nhà Công tử Bạc Liêu hiện nay

Đến với vùng đất Nam Bộ, phải ghé thăm nhà công tử Bạc Liêu hiện nay tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu. Ngôi nhà theo đầy đủ tiêu chuẩn vị trí tốt nhất thời bấy giờ. Vừa gần chợ, gần sông và gần lộ lớn. Người dân vẫn thường gọi đây là nhà lớn. Kiến trúc ngôi nhà Công tử Bạc Liêu hiện nay gồm hai tầng.

Bộ bàn ghế ngũ sơn

Tầng dưới có một phòng khách sang trọng và thoáng mát. Bên trong là hai căn phòng ngủ. Phòng ngủ của ông hội đồng Trạch và phòng ngủ của Công tử Bạc Liêu. Phía sau là căn phòng ăn của gia đình.

Phòng ngủ vẫn còn trưng bày hai chiếc giường của Công tử Bạc Liêu. Riêng ở phòng Công tử Bạc Liêu còn có bộ bàn trang điểm riêng. Công tử Bạc Liêu là người rất chú trọng về nhan sắc của mình. Khi ra đường ông thường phải chỉnh chu toàn bộ bề ngoài mình.

Chiếc giường ngủ nhà công tử Bạc Liêu

Tầng trên có 3 phòng ngủ và hai đại sảnh. Mỗi nơi đều có những vật trang trí, bàn ghế đều sang trọng và tỉ mỉ. Màu chủ đạo căn nhà là màu vàng đen và trắng. Căn phòng vào ban ngày, ánh nắng tràn ngập sinh khí. Còn buổi tối, khi thắp đèn vàng lên, nó lung linh sang trọng vô cùng, rực rỡ cả căn phòng.

Phòng khách nhà công tử Bạc Liêu

Ở ban công, khi nhìn ra là con sông cùng cây cầu bắt ngang qua. Cảnh con đò, dòng sông và dòng người đông đúc khiến ta thích thú khi nhìn ngắm. Tuy vậy, ngôi nhà lớn này không phải hoàn toàn là nhà Công tử Bạc Liêu mà nó chỉ là một bộ phận thôi. Nhà Công tử Bạc Liêu là một dãy nhà rộng lớn hơn nhiều. Tuy vậy, nó hiện đang được trưng dụng làm Khách sạn Công tử Bạc Liêu và du khách có thể thuê phòng khách sạn này để lưu trú khi có dịp du lịch Bạc Liêu

* Tour tham khảo dành cho bạn

TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY: SÀI GÒN – CÁI BÈ – VĨNH LONG – CHÂU ĐỐC – CHÙA BÀ – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – CẦN THƠ – CÀ MAU- BẠC LIÊU 4N3Đ

TOUR MỸ THO – CẦN THƠ 2N1Đ TẾT DƯƠNG LỊCH 2021 

TOUR MIỀN TÂY CÁI BÈ – CẦN THƠ – SÓC TRĂNG – BẠC LIÊU – CÀ MAU 3N2Đ TẾT DƯƠNG LỊCH 2021

Từ khóa » Giai Thoại Về Công Tử Bạc Liêu Xưa Và Nay