Giải Tiếng Việt 2 Bài 17: Chị Ngã Em Nâng SGK Cánh Diều - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
1.1. Chia sẻ
Sử dụng các mẫu câu Ai làm gì?, Ai thế nào?, hỏi đáp theo tranh:
(M) (tranh 4)
Hướng dẫn trả lời:
* Tranh 1:
- Hỏi: Anh làm gì?
- Đáp: Anh đang chơi với em gái.
- Hỏi: Em gái thế nào?
- Đáp: Em gái rất dễ thương.
* Tranh 2:
- Hỏi: Hai chị em làm gì?
- Đáp: Hai chị em trồng cây.
- Hỏi: Em bé thế nào?
- Đáp: Em bé rất ngoan.
* Tranh 3:
- Hỏi: Anh làm gì?
- Đáp: Anh đón em đi học về.
- Hỏi: Anh thế nào?
- Đáp: Anh rất quan tâm em gái.
* Tranh 4:
- Hỏi: Chị làm gì?
- Đáp: Chị địu em.
- Hỏi: Chị thế nào?
- Đáp: Chị rất thương em.
1.2. Bài đọc 1
Tiếng võng kêu
(Trích)
Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà kẽo kẹt
Tay em đưa đều
Ba gian nhà nhỏ
Đầy tiếng võng kêu
Kẽo cà kẽo kẹt
Bé Giang ngủ rồi
Tóc bay phơ phất
Vương vương nụ cười
Trong giấc mơ em
Có gặp con cò
Lặn lội bờ sông?
Có gặp cánh bướm
Mênh mông, mênh mông?
Em ơi cứ ngủ
Tay anh đưa đều
Ba gian nhà nhỏ
Đầy tiếng võng kêu
Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà kẽo kẹt....
.... kẽo kẹt .....
TRẦN ĐĂNG KHOA
Từ ngữ:
- Gian nhà: một phần của nhà, có cột hoặc tường ngăn với phần khác.
- Phơ phất: bay qua bay lại theo gió.
- Vương vương: còn lại một ít, ở đây ý nói còn giữ lại nụ cười.
1.2.1. Đọc hiểu
Câu 1: Tiếng võng kêu cho biết bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Tiếng võng kêu cho biết bạn nhỏ trong bài thơ đang đưa võng ru em ngủ.
Câu 2: Tìm những hình ảnh cho thấy bé Giang đang ngủ rất đáng yêu.
Hướng dẫn trả lời:
Những hình ảnh cho thất bé Giang ngủ rất đáng yêu là: Tóc bay phơ phất, vương vương nụ cười.
Câu 3: Bạn nhỏ nói gì với em bé trong hai khổ thơ cuối?
Hướng dẫn trả lời:
Những điều mà bạn nhỏ đã nói với em bé là:
- Trong giấc mơ em / Có gặp con cò / Lặn lội bờ sông? / Có gặp cánh bướm / Mênh mông, mênh mông?
- Em ơi cứ ngủ / Tay anh đưa đều.
1.2.2. Luyện tập
Câu 1: Tìm từ ngữ
a. Nói về hoat động, việc làm tốt đối với anh chị em.
M: giúp đỡ
b. Nói về tình cảm anh chị em
M: yêu quý
Hướng dẫn trả lời:
a. Nói về hoạt động, việc làm tốt đối với anh chị em: che chở, đùm bọc, bảo ban, dạy dỗ, quan tâm, nâng đỡ, chỉ bảo, chia sẻ, nhường nhịn,...
b. Nói về tình cảm anh chị em: yêu quý, yêu thương, quý mến, quý trọng, kính mến,...
Câu 2: Đặt câu với một từ tìm được ở bài tập 1
Hướng dẫn trả lời:
- Anh chị nhường nhịn các em.
- Anh chị em trong gia đình phải yêu thương nhau.
1.3. Bài viết 1
Câu 1: Nghe - viết: Tiếng võng kêu (khổ thơ 3 và 4)
Tiếng võng kêu
Trong giấc mơ em
Có gặp con cò
Lặn lội bờ sông?
Có gặp cánh bướm
Mênh mông, mênh mông?
Em ơi cứ ngủ
Tay anh đưa đều
Ba gian nhà nhỏ
Đầy tiếng võng kêu
Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà...
... kẽo kẹt ....
Câu 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) Chữ s hay x?
Đám mây ∎ốp trắng như bông Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào Nghe con cá đớp ngôi ∎ao Giật mình, mây thức bay vào rừng ∎a.
Nguyễn Bao
b) Vần âc hay ât?
Đố bạn quả gì to nh∎ Quả g∎ hay quả thanh trà? Không! Đó chính là quả đ∎ Dành cho t∎ cả chúng ta.
Theo Định Hải
Hướng dẫn trả lời:
a) Chữ s hay x?
Đám mây xốp trắng như bông
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào
Nghe con cá đớp ngôi sao
Giật mình, mây thức bay vào rừng xa.
NGUYỄN BAO
b) Vần âc hay ât?
Đố bạn quả gì to nhất
Quả gấc hay quả thanh trà?
Không! Đó chính là quả đất
Dành cho tất cả chúng ta.
Theo ĐỊNH HẢI
Câu 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) Chữ s hay x?
cư ∎ử
∎ử dụng
nước ∎ôi
∎ôi nếp
b) Vần âc hay ât?
gi∎ mơ
th∎ thà
đấu v∎
nh∎ bổng
Hướng dẫn trả lời:
a) Chữ s hay x?
cư xử
sử dụng
nước sôi
xôi nếp
b) Vần âc hay ât?
giấc mơ
thật thà
đấu vật
nhấc bổng
Câu 4: Tập viết
a) Viết chữ hoa: Ô, Ơ
Hướng dẫn trả lời:
* Viết chữ hoa Ô
- Cấu tạo: gồm nét cong kín và dấu mũ.
- Cách viết:
+ Bước 1: (Viết như chữ O) Đặt bút trên ĐK dọc 2, giữa hai ĐK ngang 3, 4 viết nét cong kín. Khi chạm điểm đặt bút thì lượn vòng vào trong và dừng bút bên phải ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 3 (ĐK dọc 2 là trục đối xứng của chữ O và nét lượn vòng)
+ Bước 2: Lia bút viết dấu mũ dưới ĐK ngang 4 và đối xứng qua ĐK dọc 2.
* Viết chữ hoa Ơ
- Cấu tạo: gồm nét cong kín và dấu phụ (nét móc trái nhỏ)
- Cách viết:
+ Bước 1: (Viết như chữ O) Đặt bút trên ĐK dọc 2, giữa hai ĐK ngang 3, 4 viết nét cong kín. Khi chạm điểm đặt bút thì lượn vòng vào trong và dừng bút bên phải ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 3 (ĐK dọc 2 là trục đối xứng của chữ O và nét lượn vòng)
+ Bước 2: Lia bút viết nét móc trái dính vào chữ O tại ĐK ngang 3, lưng nét móc trái nhỏ tựa vào ĐK dọc 3.
b) Viết ứng dụng: Ở hiền thì sẽ gặp lành.
1.4. Bài đọc 2
Câu chuyện bó đũa
1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hoà thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cho thưởng cho túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
Theo Ngụ ngôn Việt Nam
Từ ngữ:
- Va chạm: ý nói cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt.
- Đùm bọc: giúp đỡ, che chở.
1.4.1. Đọc hiểu
Câu 1: Thấy các con không hòa thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Thấy các con không hòa thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ rằng nếu ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Câu 2: Vì sao không người con nào bẻ gãy được bó đũa? Chọn ý đúng:
a) Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.
b) Vì họ bẻ từng chiếc một.
c) Vì họ bẻ không đủ mạnh.
Hướng dẫn trả lời:
Không người con nào bẻ gãy được bó đũa vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.
Chọn đáp án: a
Câu 3: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
Hướng dẫn trả lời:
Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra rồi bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Câu 4: Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con rằng: Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau.
1.4.2. Luyện tập
Câu 1: Các dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
Ông cụ bèn gọi con trai, con gái, con dâu, con rể đến khuyên răn.
Hướng dẫn trả lời:
Dấu phẩy trong câu đã cho có tác dụng ngăn cách giữa các từ cùng chỉ người.
Câu 2: Cần thêm dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu in nghiêng?
Anh Sơn đố Linh: “Đố em xe nào được đi trên vỉa hè?”. Linh lẩm nhẩm: “Xe máy xe đạp xe xích lô xe bò...”, rồi lắc đầu:
- Không xe nào được đi trên vỉa hè đâu. Vìa hè là của người đi bộ.
- Xe nôi được đi trên vỉa hè, em ạ.
Theo sách Ngụ ngôn hè phố
Hướng dẫn trả lời:
Anh Sơn đố Linh: “Đố em xe nào được đi trên vỉa hè?”. Linh lẩm nhẩm: “Xe máy, xe đạp, xe xích lô, xe bò...”, rồi lắc đầu:
- Không xe nào được đi trên vỉa hè đâu. Vỉa hè là của người đi bộ.
- Xe nôi được đi trên vỉa hè, em ạ.
1.5. Kể chuyện
Câu 1: Cùng bạn kể tiếp nối các đoạn Câu chuyện bó đũa.
Hướng dẫn trả lời:
* Tranh 1:
Ngày xưa, ở một gia đình nọ, cha mẹ sinh được hai người con trai. Lúc nhỏ, hai anh em luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nha. Thế nhưng, lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tình cảm anh em không còn như xưa nữa. Tuy ở cùng một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con là anh em lại chẳng yêu thương nhau. Người cha rất buồn lòng. Một hôm, cha gọi cả bốn người con, con trai, con gái, con dâu, con rể lại phòng. Ông đặt trên bàn một bó đũa và một túi tiền rồi nói với các con rằng:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
* Tranh 2:
Nghe lời cha, bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Thế nhưng cho dù họ có cố gắng thế nào cũng không sao bẻ gãy được cả bỏ đũa.
* Tranh 3:
Đến lúc này, người cha mới cởi bó đũa ra. Ông thong thả bẻ gãy từng chiếc đũa một cách dễ dàng.
* Tranh 4:
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha bèn nói:
- Đúng vậy! Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại mới mạnh. Cha hy vọng anh em con cũng như vậy. Các con là anh em cùng một nhà thì cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện trên.
Hướng dẫn trả lời:
Ngày xưa, ở một gia đình nọ, cha mẹ sinh được hai người con trai. Lúc nhỏ, hai anh em luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nha. Thế nhưng, lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tình cảm anh em không còn như xưa nữa. Tuy ở cùng một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con là anh em lại chẳng yêu thương nhau. Người cha rất buồn lòng. Một hôm, cha gọi cả bốn người con, con trai, con gái, con dâu, con rể lại phòng. Ông đặt trên bàn một bó đũa và một túi tiền rồi nói với các con rằng:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Nghe lời cha, bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Thế nhưng cho dù họ có cố gắng thế nào cũng không sao bẻ gãy được cả bỏ đũa.
Đến lúc này, người cha mới cởi bó đũa ra. Ông thong thả bẻ gãy từng chiếc đũa một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha bèn nói:
- Đúng vậy! Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại mới mạnh. Cha hy vọng anh em con cũng như vậy. Các con là anh em cùng một nhà thì cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
1.6. Bài viết 2
Câu 1: Đọc tin nhắn và trả lời câu hỏi:
a. Những ai nhắn tin cho Trang? Nhắn tin bằng cách nào?
b. Vì sao anh Tuấn và bạn Bích phải nhắn tin cho Trang bằng cách ấy?
c. Anh Tuấn nhắn Trang những gì? Bạn Bích nhắn Trang những gì?
Hướng dẫn trả lời:
a. Anh Tuấn và Bích nhắn tin cho Trang. Họ nhắn tin cho Trang bằng cách viết lại lời nhắn trên giấy.
b. Anh Tuấn và Bích phải nhắn tin cho Trang bằng cách ấy bởi vì họ không gặp trực tiếp Trang được.
c. Anh Tuấn nhắn cho Trang rằng: Anh để xôi choTrang ở trong nồi cơm. Tối về anh sẽ có quà sinh nhật tặng Trang.
Bạn Bích nhắn cho Trang rằng: Bạn đặt quyển truyện ở cửa sổ và nhờ Trang cất giúp.
Câu 2: Chọn 1 trong 2 đề:
a) Viết tin nhắn theo tình huống em tự nghĩ ra.
b) Viết tin nhắn theo tình huống sau: Chủ nhật, bố mẹ về quê. Anh đi học vẽ, trưa mới về. Ông ngoại đón em đến nhà ông bà chơi và ăn cơm ở đó. Hãy nhắn tin để anh biết.
Hướng dẫn trả lời:
a. Tình huống: Bố mẹ không có nhà, em đi học nhóm chiều mới về nên nhắn tin để bố mẹ yên tâm.
2 giờ chiều, chủ nhật
Bố mẹ ơi,
Con đi học nhóm với các bạn trong lớp. 5 giờ chiều con sẽ về nhà. Bố mẹ cứ yên tâm nhé!
Con gái
Bích Ngọc
b.
8 giờ sáng, chủ nhật
Anh Minh ơi,
Ông ngoại đến nhà mình sáng nay. Ông đón em về nhà ông bà chơi và ăn cơm ở đó. Trưa anh về thì không phải chờ em nhé! Chiều ông sẽ đưa em về nhà.
Em gái
Thùy Trang
Từ khóa » Chị Ngã Em Nâng Lớp 2
-
[Cánh Diều] Giải Tiếng Việt 2 Bài 17: Chị Ngã Em Nâng - Tech12h
-
Soạn Tiếng Việt 2 Cánh Diều Bài 17: Chị Ngã Em Nâng
-
BÀI 17. CHỊ NGÃ EM NÂNG - Môn Tiếng Việt Lớp 2
-
Giải Bài 17: Chị Ngã Em Nâng Tiếng Việt 2 Cánh Diều
-
Bài 17: Chị Ngã Em Nâng – Soạn Bài Tiếng Võng Kêu
-
Soạn Bài Chị Ngã Em Nâng (trang 135) Tiếng Việt Lớp 2 Cánh Diều ...
-
Top 15 Chị Ngã Em Nâng Lớp 2
-
Tiếng Việt Lớp 2 Bài 17: Chị Ngã Em Nâng | Cánh ... - MarvelVietnam
-
[Cánh Diều] Giải Tiếng Việt 2 Bài 17: Chị Ngã Em Nâng - Khoa Học
-
Tiếng Việt Lớp 2 Bài 17: Chị Ngã Em Nâng | Cánh Diều
-
Giáo án Tiếng Việt 2 Bài 17: Chị Ngã Em Nâng
-
Bài 17: Chị Ngã Em Nâng - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt
-
Tiếng Việt 2 - Bộ Cánh Diều - Bài 17: Chị Ngã Em Nâng - Góc Sách Tạo
-
Giải Bài 17: Chị Ngã Em Nâng Tiếng Việt 2 Cánh Diều - Blog