Giải Toán 5: Giải Bài Tập SGK Toán Lớp 5 Kì 1 Giải Bài Tập Toán Lớp 5

Giải Toán lớp 5 (SGK) mang tới những lời giải chi tiết cho từng bài học của từng chương trong chương trình Toán 5. Giải bài tập SGK Toán lớp 5 rất dễ hiểu, chi tiết giúp các em ngày càng học tốt môn Toán.

Chương 1: Ôn tập và bổ sung về phân số. Giải toán liên quan đến tỉ lệ. Bảng đo đơn vị diện tích

  • Video hướng dẫn giải Toán lớp 5
    • Video Giải Toán lớp 5 trang 4
    • Video Giải Toán lớp 5 trang 6
  • Giải bài tập trang 15 SGK Toán 5: Luyện tập chung
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 15 bài 1
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 15 bài 2
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 15 bài 3
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 15 bài 4
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 15 bài 5
  • Giải bài tập trang 15, 16 SGK Toán 5: Luyện tập chung 2
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 15 bài 1
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 16 bài 2
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 16 bài 3
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 16 bài 4
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 16 bài 5
  • Giải bài tập trang 16, 17 SGK Toán 5: Luyện tập chung 3
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 16 bài 1
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 16 bài 2
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 17 bài 3
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 17 bài 4
  • Giải bài tập trang 18 SGK Toán 5: Ôn tập về giải toán
    • Giải Toán lớp 5 trang 18 - Bài 1
    • Giải Toán lớp 5 trang 18 - Bài 2
    • Giải Toán lớp 5 trang 18 - Bài 3
  • Giải bài tập trang 19, 20 SGK Toán 5: Luyện tập Ôn tập và bổ sung về giải toán
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 19 bài 1
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 19 bài 2
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 20 bài 3
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 20 bài 4
  • Giải bài tập trang 21 SGK Toán 5: Ôn tập và bổ sung về giải toán
    • Bài 1 trang 21 SGK Toán 5
    • Bài 2 trang 21 SGK Toán 5
    • Bài 3 trang 21 SGK Toán 5
    • Bài 1 trang 21 SGK Toán 5 – Luyện tập
    • Bài 2 trang 21 SGK Toán 5 – Luyện tập
    • Bài 3 trang 21 SGK Toán 5 – Luyện tập
    • Bài 4 trang 21 SGK Toán 5 – Luyện tập
  • Giải bài tập trang 22 SGK Toán 5: Luyện tập chung 4
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 22 bài 1 
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 22 bài 2 
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 22 bài 3
    • Giải toán lớp 5 SGK trang 22 bài 4 

Video hướng dẫn giải Toán lớp 5

Video Giải Toán lớp 5 trang 4

Video Giải Toán lớp 5 trang 6

Giải bài tập trang 15 SGK Toán 5: Luyện tập chung

Giải toán lớp 5 SGK trang 15 bài 1

Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân:

a) \frac{14}{70}\(\frac{14}{70}\);

b) \frac{11}{25}\(\frac{11}{25}\) ;

c) \frac{75}{300}\(\frac{75}{300}\) ;

d) \frac{23}{500}\(\frac{23}{500}\) .

Phương pháp giải

Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với một số tự nhiên thích hợp để được phân số có mẫu số là 10;100,1000;...

Lời giải chi tiết

a) \frac{14}{70} =\frac{14:7}{70:7}=\frac{2}{10}\(\frac{14}{70} =\frac{14:7}{70:7}=\frac{2}{10}\) ;

b) \frac{11}{25} =\frac{11 \times 4}{25 \times 4}=\frac{44}{100}\(\frac{11}{25} =\frac{11 \times 4}{25 \times 4}=\frac{44}{100}\) ;

c) \frac{75}{300} =\frac{75:3}{300:3}=\frac{25}{100}\(\frac{75}{300} =\frac{75:3}{300:3}=\frac{25}{100}\) ;

d) \frac{23}{500} =\frac{23 \times 2}{500 \times 2}=\frac{46}{1000}\(\frac{23}{500} =\frac{23 \times 2}{500 \times 2}=\frac{46}{1000}\).

Giải toán lớp 5 SGK trang 15 bài 2

Chuyển các hỗn số sau thành phân số:

a) 8\frac{2}{5}\(8\frac{2}{5}\) ;

b) 5\frac{3}{4}\(5\frac{3}{4}\) ;

c) 4\frac{3}{7}\(4\frac{3}{7}\) ;

d) 2\frac{1}{10}\(2\frac{1}{10}\) .

Phương pháp giải

Có thể viết hỗn số thành một phân số có:

- Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

- Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.

Lời giải chi tiết

a) 8\frac{2}{5} =\frac{42}{5}\(8\frac{2}{5} =\frac{42}{5}\)

b) 5\frac{3}{4} =\frac{23}{4}\(5\frac{3}{4} =\frac{23}{4}\) ;

c) 4\frac{3}{7} =\frac{31}{7}\(4\frac{3}{7} =\frac{31}{7}\) ;

d) 2\frac{1}{10} =\frac{21}{10}\(2\frac{1}{10} =\frac{21}{10}\) .

Giải toán lớp 5 SGK trang 15 bài 3

Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 1dm = ... m b) 1g = ... kg c) 1 phút = ... giờ3dm = ... m 8g = ... kg 6 phút = ... giờ9dm = ... m 25g = ... kg 12 phút = ... giờ

Phương pháp giải

Áp dụng các cách đổi:

1m = 10dm, hay 1dm = \frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\)m ;

1kg = 1000g, hay 1g = \frac{1}{1000}\(\frac{1}{1000}\)kg;

1 giờ = 60 phút, hay 1 phút = \frac{1}{60}\(\frac{1}{60}\) giờ.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

a) 1dm=\frac{1}{10}m\(1dm=\frac{1}{10}m\)

3dm=\frac{3}{10}m\(3dm=\frac{3}{10}m\)

9dm=\frac{9}{10}m\(9dm=\frac{9}{10}m\)

b) 1g=\frac{1}{1000}kg\(1g=\frac{1}{1000}kg\)

8g=\frac{8}{1000}kg\(8g=\frac{8}{1000}kg\)

25g=\frac{25}{1000}kg\(25g=\frac{25}{1000}kg\)

c) 1 phút = \dfrac{1}{60} giờ\(1 phút = \dfrac{1}{60} giờ\)

6 phút = \dfrac{6}{60}giờ =  \dfrac{1}{10} giờ\(6 phút = \dfrac{6}{60}giờ = \dfrac{1}{10} giờ\)

12 phút = \dfrac{12}{60} giờ =\dfrac{1}{5} giờ\(12 phút = \dfrac{12}{60} giờ =\dfrac{1}{5} giờ\)

Giải toán lớp 5 SGK trang 15 bài 4

Viết các số đo độ dài (theo mẫu):

5m 7dm; 2m 3dm; 4m 37cm; 1m 53cm.

Phương pháp giải

Áp dụng các cách đổi:

1m = 10dm, hay 1dm = \frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\)m ;

1m = 100cm, hay 1cm = \frac{1}{100}\(\frac{1}{100}\)m.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

5m 7dm = 5m + \dfrac{7}{10} m = 5\dfrac{7}{10} m\(5m 7dm = 5m + \dfrac{7}{10} m = 5\dfrac{7}{10} m\)

2m 3dm = 2m +  \dfrac{3}{10}m =  2\dfrac{3}{10}m;\(2m 3dm = 2m + \dfrac{3}{10}m = 2\dfrac{3}{10}m;\)

4m 37cm = 4m + \dfrac{37}{100}m =  4\dfrac{37}{100}m;\(4m 37cm = 4m + \dfrac{37}{100}m = 4\dfrac{37}{100}m;\)

1m 53cm = 1m +  \dfrac{53}{100}m =  1\dfrac{53}{100}m.\(1m 53cm = 1m + \dfrac{53}{100}m = 1\dfrac{53}{100}m.\)

Giải toán lớp 5 SGK trang 15 bài 5

Đo chiều dài của một sợi dây được 3m và 27 cm. Hãy viết số đo độ dài của sợi dây dưới dạng số đo có đơn vị là: xăng-ti-mét; đề-xi-mét; mét.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:

+) Ta có: 3m và 27 cm = 3m + 27 cm = 300cm + 27cm = 327cm;

Vậy chiều dài sợi dây là 327cm.

+) 327cm =320cm + 7cm = 32dm + 7cm =32\dfrac{7}{10} dm\(32\dfrac{7}{10} dm\);

Vậy chiều dài sợi dây là 32\dfrac{7}{10} dm\(32\dfrac{7}{10} dm\).

+) 3m và 27 cm = 3m + 27 cm = 3\dfrac{27}{100} m\(3\dfrac{27}{100} m\)

Vậy chiều dài sợi dây là 3\dfrac{27}{100} m\(3\dfrac{27}{100} m\)

Giải bài tập trang 15, 16 SGK Toán 5: Luyện tập chung 2

Giải toán lớp 5 SGK trang 15 bài 1

Tính

a) \dfrac{7}{9}+\dfrac{9}{10}\(\dfrac{7}{9}+\dfrac{9}{10}\) ;

b) \dfrac{5}{6}+\dfrac{7}{8}\(\dfrac{5}{6}+\dfrac{7}{8}\) ;

c) \dfrac{3}{5}+\dfrac{1}{2}+\dfrac{3}{10}\(\dfrac{3}{5}+\dfrac{1}{2}+\dfrac{3}{10}\) .

Phương pháp giải

Muốn cộng các phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số rồi cộng các phân số sau khi quy đồng.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

a) \dfrac{7}{9}+\dfrac{9}{10} =\dfrac{70}{90}+\dfrac{81}{90}=\dfrac{151}{90}\(\dfrac{7}{9}+\dfrac{9}{10} =\dfrac{70}{90}+\dfrac{81}{90}=\dfrac{151}{90}\) ;

b)\dfrac{5}{6}+\dfrac{7}{8} =\dfrac{20}{24}+\dfrac{21}{24}=\dfrac{41}{24}\(\dfrac{5}{6}+\dfrac{7}{8} =\dfrac{20}{24}+\dfrac{21}{24}=\dfrac{41}{24}\) ;

c) \dfrac{3}{5}+\dfrac{1}{2}+\dfrac{3}{10}= \dfrac{6}{10}+\dfrac{5}{10}+\dfrac{3}{10} =\dfrac{6+5+3}{10}=\dfrac{14}{10}=\dfrac{7}{5}\(\dfrac{3}{5}+\dfrac{1}{2}+\dfrac{3}{10}= \dfrac{6}{10}+\dfrac{5}{10}+\dfrac{3}{10} =\dfrac{6+5+3}{10}=\dfrac{14}{10}=\dfrac{7}{5}\).

Giải toán lớp 5 SGK trang 16 bài 2

Tính

a) \dfrac{5}{8} - \dfrac{2}{5}\(\dfrac{5}{8} - \dfrac{2}{5}\);

b) 1\dfrac{1}{{10}} - \dfrac{3}{4}\(1\dfrac{1}{{10}} - \dfrac{3}{4}\);

c) \dfrac{2}{3} + \dfrac{1}{2} - \dfrac{5}{6}\(\dfrac{2}{3} + \dfrac{1}{2} - \dfrac{5}{6}\).

Phương pháp giải

Muốn trừ hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số các phân số rồi trừ hai phân số sau khi quy đồng.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

a) \dfrac{5}{8}-\dfrac{2}{5}=\dfrac{25}{40}-\dfrac{16}{40}=\dfrac{9}{40}\(\dfrac{5}{8}-\dfrac{2}{5}=\dfrac{25}{40}-\dfrac{16}{40}=\dfrac{9}{40}\)

b) 1\dfrac{1}{{10}} - \dfrac{3}{4} = \dfrac{{11}}{{10}} - \dfrac{3}{4} = \dfrac{{22}}{{20}} - \dfrac{{15}}{{20}} = \dfrac{7}{{20}}\(1\dfrac{1}{{10}} - \dfrac{3}{4} = \dfrac{{11}}{{10}} - \dfrac{3}{4} = \dfrac{{22}}{{20}} - \dfrac{{15}}{{20}} = \dfrac{7}{{20}}\)

c) \dfrac{2}{3} + \dfrac{1}{2} - \dfrac{5}{6} = \dfrac{4}{6} + \dfrac{3}{6} - \dfrac{5}{6} = \dfrac{{4 + 3 - 5}}{6} = \dfrac{2}{6} = \dfrac{1}{3}\(\dfrac{2}{3} + \dfrac{1}{2} - \dfrac{5}{6} = \dfrac{4}{6} + \dfrac{3}{6} - \dfrac{5}{6} = \dfrac{{4 + 3 - 5}}{6} = \dfrac{2}{6} = \dfrac{1}{3}\)

Giải toán lớp 5 SGK trang 16 bài 3

Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:

\frac{3}{8}+\frac{1}{4}=?\(\frac{3}{8}+\frac{1}{4}=?\)

A.\dfrac{7}{9}\(\dfrac{7}{9}\)

B. \dfrac{3}{4}\(\dfrac{3}{4}\)

C. \dfrac{5}{8}\(\dfrac{5}{8}\)

D.\dfrac{4}{12}\(\dfrac{4}{12}\)

Phương pháp giải

Muốn cộng các phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số rồi cộng các phân số sau khi quy đồng.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Ta có: \dfrac{3}{8}+\dfrac{1}{4}=\dfrac{3}{8}+\dfrac{2}{8}=\dfrac{5}{8}\(\dfrac{3}{8}+\dfrac{1}{4}=\dfrac{3}{8}+\dfrac{2}{8}=\dfrac{5}{8}\).

Vậy \dfrac{3}{8}+\dfrac{1}{4}=\dfrac{5}{8}\(\dfrac{3}{8}+\dfrac{1}{4}=\dfrac{5}{8}\).

Vậy chọn đáp án C.

Giải toán lớp 5 SGK trang 16 bài 4

Viết các số đo độ dài:

a) 9m 5dm;

b) 7m 3dm;

c) 8dm 9cm;

d) 12cm 5mm.

Phương pháp giải

Dựa vào các cách đổi sau:

1m = 10dm, hay 1dm = \dfrac{1}{10}m\(\dfrac{1}{10}m\);

1dm = 10cm, hay 1cm = \dfrac{1}{10}dm\(\dfrac{1}{10}dm\);

1cm = 10mm, hay 1mm = \dfrac{1}{10}cm\(\dfrac{1}{10}cm\);

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

a) 9m 5dm = 9m + \dfrac{5}{10} m = 9\dfrac{5}{10} m\(9m + \dfrac{5}{10} m = 9\dfrac{5}{10} m\).

b) 7m 3dm = 7m + \dfrac{3}{10} dm = 7\dfrac{3}{10} dm\(7m + \dfrac{3}{10} dm = 7\dfrac{3}{10} dm\);

c) 8dm 9cm = 8dm + \dfrac{9}{10} dm = 8\dfrac{9}{10}\(8dm + \dfrac{9}{10} dm = 8\dfrac{9}{10}\) ;

d) 12cm 5mm = 12cm + \dfrac{5}{10} cm = 12\dfrac{5}{10} cm\(12cm + \dfrac{5}{10} cm = 12\dfrac{5}{10} cm\).

Giải toán lớp 5 SGK trang 16 bài 5

Biết 3/10 quãng đường AB dài 12km. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét?

Phương pháp giải

- Tìm độ dài của \dfrac{1}{10}\(\dfrac{1}{10}\) quãng đường ta lấy 12km chia cho 3.

- Tìm độ dài quãng đường ta lấy độ dài của \dfrac{1}{10}\(\dfrac{1}{10}\) quãng đường nhân với 10.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:

Ta có sơ đồ sau

Giải bài tập 1, 2, 3 , 4, 5 trang 15, 16 SGK Toán 5

\dfrac{1}{10}\(\dfrac{1}{10}\) quãng đường AB dài: 12 : 3 = 4 (km)

Quãng đường AB dài: 4 x 10 = 40 (km).

Đáp số 40km

Giải bài tập trang 16, 17 SGK Toán 5: Luyện tập chung 3

Giải toán lớp 5 SGK trang 16 bài 1

Tính

a) \dfrac{7}{9}×\dfrac{4}{5}\(\dfrac{7}{9}×\dfrac{4}{5}\);

b)2\dfrac{1}{4}×3\dfrac{2}{5}\(2\dfrac{1}{4}×3\dfrac{2}{5}\);

c) \dfrac{1}{5}:\dfrac{7}{8}\(\dfrac{1}{5}:\dfrac{7}{8}\);

d) 1\dfrac{1}{5}:1\dfrac{1}{3}\(1\dfrac{1}{5}:1\dfrac{1}{3}\)

Phương pháp giải:

- Đổi các hỗn số về thành phân số, sau đó thực hiện phép nhân, chia hai phân số như thông thường.

- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

a) \dfrac{7}{9}×\dfrac{4}{5} =\dfrac{7×4}{9×5}=\dfrac{28}{45}\(\dfrac{7}{9}×\dfrac{4}{5} =\dfrac{7×4}{9×5}=\dfrac{28}{45}\);

b) 2\dfrac{1}{4}×3\dfrac{2}{5} =\dfrac{9}{4}×\dfrac{17}{5}=\dfrac{153}{20}\(2\dfrac{1}{4}×3\dfrac{2}{5} =\dfrac{9}{4}×\dfrac{17}{5}=\dfrac{153}{20}\);

c) \dfrac{1}{5}:\dfrac{7}{8} =\dfrac{1}{5}×\dfrac{8}{7}=\dfrac{8}{35}\(\dfrac{1}{5}:\dfrac{7}{8} =\dfrac{1}{5}×\dfrac{8}{7}=\dfrac{8}{35}\);

d) 1\dfrac{1}{5}:1\dfrac{1}{3} =\dfrac{6}{5}:\dfrac{4}{3}=\dfrac{6}{5}×\dfrac{3}{4}=\dfrac{18}{20}=\dfrac{9}{10}\(1\dfrac{1}{5}:1\dfrac{1}{3} =\dfrac{6}{5}:\dfrac{4}{3}=\dfrac{6}{5}×\dfrac{3}{4}=\dfrac{18}{20}=\dfrac{9}{10}\).

Giải toán lớp 5 SGK trang 16 bài 2

Tìm x

a) x + \dfrac{1}{4} = \dfrac{5}{8}\(x + \dfrac{1}{4} = \dfrac{5}{8}\);

b) x - \dfrac{3}{5} = \dfrac{1}{10}\(x - \dfrac{3}{5} = \dfrac{1}{10}\);

c) x \times \dfrac{2}{7} = \dfrac{6}{11}\(x \times \dfrac{2}{7} = \dfrac{6}{11}\);

d) x : \dfrac{3}{2} = \dfrac{1}{4}\(x : \dfrac{3}{2} = \dfrac{1}{4}\).

Phương pháp giải

Xác định vai trò của x trong phép tính rồi thực hiện theo các quy tắc đã học:

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

a) x + \dfrac{1}{4} = \dfrac{5}{8}\(x + \dfrac{1}{4} = \dfrac{5}{8}\)

x = \dfrac{5}{8} - \dfrac{1}{4}\(\dfrac{5}{8} - \dfrac{1}{4}\)

x = \dfrac{3}{8}\(\dfrac{3}{8}\)

b) x - \dfrac{3}{5} = \dfrac{1}{10}\(x - \dfrac{3}{5} = \dfrac{1}{10}\)

x = \dfrac{1}{10} + \dfrac{3}{5}\(\dfrac{1}{10} + \dfrac{3}{5}\)

x = \dfrac{7}{10}\(\dfrac{7}{10}\)

c) x \times \dfrac{2}{7} = \dfrac{6}{11}\(x \times \dfrac{2}{7} = \dfrac{6}{11}\)

x = \dfrac{6}{11} : \dfrac{2}{7}\(\dfrac{6}{11} : \dfrac{2}{7}\)

x = \dfrac{6}{11}\times \dfrac{7}{2}\(\dfrac{6}{11}\times \dfrac{7}{2}\)

x =\dfrac{21}{11}\(\dfrac{21}{11}\)

d) x : \dfrac{3}{2} = \dfrac{1}{4}\(x : \dfrac{3}{2} = \dfrac{1}{4}\)

x =\dfrac{1}{4}\times \dfrac{3}{2}\(\dfrac{1}{4}\times \dfrac{3}{2}\)

x = \dfrac{3}{8}\(\dfrac{3}{8}\)

Giải toán lớp 5 SGK trang 17 bài 3

Viết các số đo độ dài:

a) 2m 15cm; b) 1m 75cm; c) 5m 36 cm; d) 8m 8cm.

Phương pháp giải

Áp dụng cách đổi: 1m = 100cm, hay 1cm = \dfrac{1}{100}m\(\dfrac{1}{100}m\).

Đáp án và hướng dẫn giải bài tập Toán 5 bài 3:

a) 2m 15cm = 2m + \dfrac{15}{100}m = 2\dfrac{15}{100}m\(2m + \dfrac{15}{100}m = 2\dfrac{15}{100}m\)

b) 1m 75cm = 1m + \dfrac{75}{100}m = 1\dfrac{75}{100}m\(1m + \dfrac{75}{100}m = 1\dfrac{75}{100}m\);

c) 5m 36 cm = 5m + \dfrac{36}{100}m = 5\dfrac{36}{100}m\(5m + \dfrac{36}{100}m = 5\dfrac{36}{100}m\);

d) 8m 8cm = 8m + \dfrac{8}{100}m = 8\dfrac{8}{100}m\(8m + \dfrac{8}{100}m = 8\dfrac{8}{100}m\).

Giải toán lớp 5 SGK trang 17 bài 4

Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Một mảnh đất hình chữ nhật kích thước như hình vẽ dưới đây

Giải bài tập 1, 2, 3 ,4 trang 16, 17 SGK Toán 5

Sau khi đào ao và làm nhà thì diện tích phần đất còn lại là:

A. 180 m2B. 1400 m2C. 1800 m2D. 2000 m2

Phương pháp giải

- Diện tích mảnh đất bằng diện tích hình chữ nhật có chiều dài 50m (bằng 5 ô vuông) và chiều rộng 40m (bằng 4 ô vuông). Để tính diện tích mảnh đất ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

- Diện tích làm nhà bằng diện tích hình chữ nhật có chiều dài 20m (bằng 2 ô vuông) và chiều rộng 10m (bằng 1 ô vuông). Để tính diện tích làm nhà ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

- Diện tích làm ao bằng diện tích hình vuông có độ dài cạnh là 20m (bằng 2 ô vuông). Để tính diện tích đào ao ta lấy cạnh nhân với cạnh.

- Diện tích phần đất còn lại = diện tích mảnh đất - (diện tích đào ao + diện tích làm nhà).

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Chiều dài mảnh đất là 50m.

Chiều rộng mảnh đất là 40m.

Diện tích mảnh đất là: 50 x 40 = 2000 m2

Chiều dài nhà là 20 m.

Chiều rộng nhà là 10 m.

Diện tích nhà là: 20 x 10 = 200 m2

Ao hình vuông có cạnh dài 20m

Diện tích ao là: 20 x 20 = 400 m2

Diện tích phần đất còn lại là: 2000 – (200 + 400) = 1400 m2

Khoanh vào B.

Giải bài tập trang 18 SGK Toán 5: Ôn tập về giải toán

Giải Toán lớp 5 trang 18 - Bài 1

a) Tổng của hai số là 80. Số thứ nhất bằng \frac{7}{9}\(\frac{7}{9}\) số thứ hai. Tìm hai số đó.

b) Hiệu của hai số là 55. Số thứ nhất bằng \frac{9}{4}\(\frac{9}{4}\) số thứ hai. Tìm hai số đó.

Phương pháp giải

Tìm hai số theo bài toán tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

a) Ta có sơ đồ:

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 18 SGK Toán 5

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

7 + 9 = 16 (phần)

Số thứ nhất là: 80 : 16 x 7 = 35

Số thứ hai là: 80 – 35 = 45

Đáp số: 35 và 45.

b) Ta có sơ đồ:

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 18 SGK Toán 5

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:

9 – 4 = 5 (phần)

Số thứ hai là: 55 : 5 x 4 = 44

Số thứ nhất là: 44 + 55 = 99

Đáp số 99 và 44.

Giải Toán lớp 5 trang 18 - Bài 2

Số lít nước mắm loại I nhiều hơn số lít nước mắm loại II là 12l. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu lít nước mắm, biết rằng số lít nước mắm loại I gấp 3 lần số lít nước mắm loại II?

Hướng dẫn giải

Tìm số nước mắm mỗi loại theo bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 18 SGK Toán 5

Hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 2 (phần)

Số lít nước mắm loại II là: 12 : 2 = 6 (l)

Số lít nước mắm loại I là: 6 + 12 = 18 (l)

Đáp số: Loại I: 18l và loại II 6l.

Chú ý:

Khi tính số lít nước mắm loại II các em có thể viết phép tính như sau:

12 : 2 = 6 (lít)

Khi tính số lít nước mắm loại I các em có thể viết phép tính sau:

12 : 2 x 3 = 18 (lít)

Giải Toán lớp 5 trang 18 - Bài 3

Một vườn hoa hình chữ nhật có chu vi là 120m. Chiều rộng bằng \frac{5}{7}\(\frac{5}{7}\) chiều dài.

a) Tính chiều dài, chiều rộng vườn hoa đó.

b) Người ta sử dụng \frac{1}{25}\(\frac{1}{25}\)diện tích vườn hoa để làm lối đi. Hỏi diện tích lối đi là bao nhiêu mét vuông?

Phương pháp giải

- Tìm nửa chu vi = chu vi : 2.

- Tìm chiều dài, chiều rộng theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

- Tìm diện tích vườn hoa = chiều dài × chiều rộng.

- Tìm diện tích lối đi = diện tích vườn hoa × \frac{1}{25}\(\frac{1}{25}\).

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 18 SGK Toán 5

a) Nửa chu vi hay tổng của chiều dài và chiều rộng là:

120 : 2 = 60 (m)

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

5 + 7 = 12 (phần)

Chiều rộng là: 60 : 12 x 5 = 25 (m)

Chiều dài là: 60 - 25 = 35 (m)

b) Diện tích vườn hoa là: 35 x 25 = 875 m2

Diện tích lối đi là: 875 : 25 = 35 m2

Đáp số: a) 35m và 25 m

b) 35 m2

Giải bài tập trang 19, 20 SGK Toán 5: Luyện tập Ôn tập và bổ sung về giải toán

Giải toán lớp 5 SGK trang 19 bài 1

Mua 12 quyển vở hết 24 000 đồng. Hỏi mua 30 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền?

Phương pháp giải

Có thể giải bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị:

- Tìm số tiền mua 1 quyển vở = số tiền mua 112 quyển vở : 12.

- Tìm số tiền mua 30 quyển vở = số tiền mua 11 quyển vở × 30.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Mua 1 quyển vở hết 24 000 : 12 = 2000 (đồng)

Mua 30 quyển vở thì hết 2000 × 30 = 60 000 (đồng)

Đáp số: 60 000 (đồng)

Giải toán lớp 5 SGK trang 19 bài 2

Bạn Hà mua hai tá bút chì hết 30 000 đồng. Hỏi bạn Mai muốn mua 8 cái bút chì như thế thì phải trả người bán hàng bao nhiêu tiền?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Cách 1

Đổi 1 tá = 12 cái

2 tá bút chì gồm có: 12 × 2 = 24 (cái)

Mua một chiếc bút hết số tiền là:

30000 : 24 = 1250 (đồng)

Mai mua 8 chiếc bút chì hết số tiền:

1250 × 8 = 10 000 (đồng)

Đáp số: 10000 đồng

Cách 2

Bạn Hà mua số cái bút chì là:

12 × 2 = 24 (cái)

8 cái bút chì gấp 24 cái bút chì số lần là:

8 : 24 = \frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\)(lần)

Mua 8 cái bút chì thì phải trả số tiền là :

30000 × \frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\) = 10000 (đồng)

Đáp số: 10000 đồng

Giải toán lớp 5 SGK trang 20 bài 3

Một trường tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử. Đợt thứ nhất cần có 3 xe ô tô để chở 120 học sinh. Hỏi đợt thứ hai muốn chở 160 học sinh đi tham quan thì cần dùng mấy xe ô tô như thế nào?

Phương pháp giải

Có thể giải bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị:

- Tìm số học sinh mà 1 xe chở được = số học sinh 3 xe chở được : 3.

- Tìm số xe đợt 2 cần dùng = 160 : số học sinh mà 1 xe chở được.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Mỗi ô tô chở được:

120 : 3 = 40 (học sinh)

Số ô tô để chở học sinh đợt thứ hai là:

160 : 40 = 4 (ô tô)

Đáp số: 4 ô tô.

Giải toán lớp 5 SGK trang 20 bài 4

Một người làm công trong hai ngày được trả 72 000 đồng. Hỏi với mức trả lương như thế, nếu làm trong 5 ngày thì người đó được trả bao nhiêu tiền?

Phương pháp giải

Có thể giải bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị:

- Tính số tiền công trong 1 ngày = số tiền công trong 2 ngày : 2.

- Tính số tiền công trong 5 ngày = số tiền công trong 1 ngày x 5.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Số tiền công trong một ngày là:

72 000 : 2 = 36 000 (đồng)

Số tiền công trong 5 ngày là:

36 000 × 5 = 180 000 (đồng)

Đáp số: 180 000 đồng.

Giải bài tập trang 21 SGK Toán 5: Ôn tập và bổ sung về giải toán

Bài 1 trang 21 SGK Toán 5

10 người làm xong một công việc phải hết 7 ngày. Nay muốn làm xong công việc đó trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người như nhau).

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Tóm tắt:

7 ngày: 10 người

5 ngày: ... người?

Bài giải

Muốn làm xong công việc trong một ngày thì cần:

10 × 7 = 70 (người)

Muốn làm xong công việc trong 5 ngày thì cần:

70 : 5 = 14 (người)

Đáp số: 14 người.

Bài 2 trang 21 SGK Toán 5

Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 120 người ăn trong 20 ngày, thực tế đã có 150 người ăn. Hỏi số gạo dự trữ đó đủ ăn trong bao nhiêu ngày? (Mức ăn của mọi người như nhau)

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Tóm tắt

120 người: 20 ngày

150 người: ... ngày?

Giải

Một người ăn hết số gạo đó trong:

20 × 120 = 2400 (ngày)

150 người sẽ ăn hết số gạo đó trong:

2400 : 150 = 16 (ngày)

Đáp số: 16 ngày

Bài 3 trang 21 SGK Toán 5

Để hút nước ở một cái hồ, phải dùng 3 máy bơm làm việc liên tục trong 4 giờ. Vì muốn công việc hoàn thành sớm hơn nên người ta đã dùng 6 máy bơm như thế. Hỏi sau mấy giờ sẽ hút hết nước ở hồ?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Tóm tắt:

3 máy bơm: 4 giờ

6 máy bơm: ... giờ?

Giải

6 máy bơm so với 3 máy bơm thì gấp:

6 : 3 = 2 (lần)

6 máy bơm hút hết nước hồ sau:

4 : 2 = 2 (giờ)

Đáp số: 2 giờ.

Bài 1 trang 21 SGK Toán 5 – Luyện tập

Một người mua 25 quyển vở, giá 3000 đồng một quyển thì vừa hết số tiền đang có. Cũng với số tiền đó, nếu mua vở với giá 1500 đồng một quyển thì người đó mua được bao nhiêu quyển vở?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1

Số tiền của người đó là:

3000 × 25 = 75 000 (đồng)

Số vở loại 1500 đồng mua được là:

75 000 : 1500 = 50 (quyển)

Đáp số: 50 quyển.

Bài 2 trang 21 SGK Toán 5 – Luyện tập

Một gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và một con). Bình quân thu nhập hàng tháng 800 000 đồng mỗi người. Nếu gia đình đó có thêm một con nữa mà tổng thu nhập của gia đình không thay đổi thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người giảm đi bao nhiêu tiền?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Thu nhập mỗi tháng của gia đình đó là:

800 000 × 3 = 2 400 000 (đồng)

Nếu có thêm một con nữa thì bình quân thu nhập của mỗi người sẽ là:

2 400 000 : (3 + 1) = 600 000 (đồng)

Bình quân thu nhập của mỗi người giảm đi:

800 000 – 600 000 = 200 000 (đồng)

Đáp số: 200 00 đồng.

Bài 3 trang 21 SGK Toán 5 – Luyện tập

Một đội 10 người trong một ngày đào được 35 m nương. Người ta bổ sung thêm 20 người nữa cùng đào thì trong một ngày đào được bao nhiêu mét mương? (Mức đào của mỗi người như nhau).

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Trong một ngày 20 người đào được:

(35 × 20) : 10 = 70 (m)

Trong một ngày cả đội đó đào được:

35 + 70 = 105 (m)

Đáp số: 105m mương.

Bài 4 trang 21 SGK Toán 5 – Luyện tập

Một xe tải chỉ có thể chở được 300 bao gạo, mỗi bao 50 kg. Nếu chất lên xe đó loại bao gạo 75 kg thì xe chở được bao nhiêu bao?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Tóm tắt

50 kg: 300 bao

75 kg: .. bao?

Giải

Số ki-lô-gam gạo là:

50 × 300 = 15 000 (kg)

Số bao loại 75 kg là:

15 000 : 75 = 200 (bao)

Đáp số: 200 bao.

Giải bài tập trang 22 SGK Toán 5: Luyện tập chung 4

Giải toán lớp 5 SGK trang 22 bài 1

Một lớp học có 28 học sinh, trong đó số em nam bằng 2/5 số em nữ. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu em nữ, bao nhiêu em nam?

Phương pháp giải

Tìm số học sinh nam, học sinh nữ theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Ta có sơ đồ:

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 22 SGK Toán 5

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

2 + 5 = 7 (phần)

Số nam là: 28 : 7 × 2 = 8 (em)

Số nữ là: 28 – 8 = 20 (em)

Đáp số: 8 em nam và 20 em nữ.

Giải toán lớp 5 SGK trang 22 bài 2 

Tính chu vi một mảnh đất hình chữ nhật, biết chiều dài gấp 2 lần chiều rộng và hơn chiều rộng 15m.

Phương pháp giải

- Tìm chiều dài, chiều rộng theo bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.

- Chu vi = (chiều dài + chiều rộng) x 2

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Ta có sơ đồ:

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 22 SGK Toán 5

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:

2 -1 = 1 (phần)

Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật đó là:

15 : 1 × 2 = 30 (m)

Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật đó là:

30 : 2 = 15 (m)

Chu vi mảnh đất hình chữ nhật đó là:

(30+15) × 2 = 90 (m)

Đáp số 90 (m)

Giải toán lớp 5 SGK trang 22 bài 3

Một ô tô cứ đi 100 km thì tiêu thụ hết 12l xăng. Nếu ô tô đó đã đi quãng đường 50 km thì sẽ tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng?

Phương pháp giải

Có thể giải bài toán bằng phương pháp tìm tỉ số:

- Tìm tỉ số giữa 100km và 50km.

- 100km gấp 50km bao nhiêu lần thì số xăng tiêu thụ khi đi hết 100km cũng gấp số xăng tiêu thụ khi đi hết 50km bấy nhiêu lần.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Tóm tắt:

100 km: 12l

50km: ...l?

Giải

Cách 1

Ô tô đi 50 km thì tiêu thụ hết:

\frac{12\times50}{100}=6\ \left(l\right)\(\frac{12\times50}{100}=6\ \left(l\right)\)

Đáp số: 6l xăng.

Cách 2

100km gấp 50km số lần là:

100: 50 = 2 (lần)

Ô tô đi 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:

12 : 2 = 6 (lít)

Đáp số: 6l xăng.

Giải toán lớp 5 SGK trang 22 bài 4

Theo dự định, một xưởng mộc phải làm trong 30 ngày, mỗi ngày đóng được 12 bộ bàn ghế thì mới hoàn thành kế hoạch. Do cải tiến kĩ thuật, mỗi ngày xưởng đó đóng được 18 bộ bàn ghế. Hỏi xưởng mộc làm trong bao nhiêu ngày thì hoàn thành kế hoạch?

Phương pháp giải

- Tính tổng số bộ bàn ghế xưởng đó phải đóng.

- Tìm số ngày ngày hoàn thành ta lấy tổng số bộ bàn ghế xưởng đó phải đóng chia cho số bộ bàn ghế mỗi ngày xưởng sản xuất được theo thực tế.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Số bộ bàn ghế cần phải đóng là:

12 × 30 = 360 (bộ)

Thực tế, số ngày để hoàn thành kế hoạch là:

360 : 18 = 20 (ngày)

Đáp số: 20 ngày.

Từ khóa » Hình ảnh Giải Toán Lớp 5