Giải Toán 6 Trang 8 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống - Tập 2

Giải Toán lớp 6 bài 23: Mở rộng phân số, phân số bằng nhau bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 4, 5, 6, 7, 8.

Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 23 Chương VI: Phân số. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Toán 6 bài 23: Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Hoạt động
  • Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Luyện tập
  • Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 8 tập 2

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Hoạt động

Hoạt động 1

Chia hai hình chữ nhật cùng kích thước thành các phần bằng nhau và tô màu như hình 6.1.

Viết phân số biểu thị phần tô màu trong mỗi hình bên.

Hình 6.1

Viết phân số biểu thị phần tô màu trong mỗi hình bên.

Gợi ý đáp án:

a) Hình chữ nhật to chia thành 4 hình chữ nhật nhỏ trong đó có 3 hình chữ nhật nhỏ được tô màu nên phân số biểu thị phần tô màu là \frac{3}{4}\(\frac{3}{4}\)

b) Hình chữ nhật to chia thành 8 hình vuông nhỏ trong đó có 6 hình vuông nhỏ được tô màu nên phân số biểu thị phần tô màu là \frac{6}{8}\(\frac{6}{8}\)

Hoạt động 2

Dựa vào hình vẽ, em hãy so sánh các phân số nhận được:

Hình 6.1

Gợi ý đáp án:

Dựa vào hình vẽ ta thấy hai hình chữ nhật bằng nhau, còn phần tô màu là như nhau nên:

\frac{3}{4}=\frac{6}{8}\(\frac{3}{4}=\frac{6}{8}\)

Hoạt động 3

Em hãy tìm các cặp phân số bằng nhau trong các phân số sau: \frac{2}{5};\frac{1}{3};\frac{3}{9};\frac{4}{10}\(\frac{2}{5};\frac{1}{3};\frac{3}{9};\frac{4}{10}\)

Gợi ý đáp án:

Để tìm ra các cặp phân số bằng nhau ta sẽ vẽ một hình chữ nhật, sau đó biểu diễn các phân số theo hình chữ nhật vừa vẽ, ta được:

Hoạt động 3

Hoạt động 4

Với mỗi cặp phân số bằng nhau trên, nhân tử số của phân số này với mẫu số của phân số kia rồi so sánh kết quả.

Gợi ý đáp án:

Từ ba hoạt động trên, ta có các cặp phân số bằng nhau là:  \frac{3}{4}=\frac{6}{8};\frac{2}{5}=\frac{4}{10};\frac{1}{3}=\frac{3}{9}\(\frac{3}{4}=\frac{6}{8};\frac{2}{5}=\frac{4}{10};\frac{1}{3}=\frac{3}{9}\)

+) Với \frac{3}{4}=\frac{6}{8}\(\frac{3}{4}=\frac{6}{8}\) có 3. 8 = 24; 4. 6 = 24 nên 3. 8 = 4. 6

+) Với \frac{2}{5}=\frac{4}{10}\(\frac{2}{5}=\frac{4}{10}\) có 2. 10 = 20; 4. 5 = 20 nên 2. 10 = 4. 5

+) Với \frac{1}{3}=\frac{3}{9}\(\frac{1}{3}=\frac{3}{9}\) có 1. 9 = 9; 3. 3 = 9 nên 1. 9 = 3. 3

Hoạt động 5

a) Cho biết các phân số sau có bằng nhau không?

Toán 6 Bài 23: Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau

b) Thay các dấu “?” trong hình bên bằng số thích hợp rồi rút ra nhận xét.

Toán 6 Bài 23: Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau

Gợi ý đáp án:

a) Ta có:

1 . 4 = 4

2 . 2 = 4

=> 1 . 4 = 2 . 2

=> \frac{1}{2} = \frac{2}{4}\(\frac{1}{2} = \frac{2}{4}\)

Ta có:

2 . 16 = 32

4 . 8 = 32

=> 2 . 16 = 4 . 8

=> \frac{2}{4} = \frac{8}{{16}}\(\frac{2}{4} = \frac{8}{{16}}\)

Ta có:

1 . 16 = 16

2 . 8 = 16

=> 1 . 16 = 2 . 8

=> \frac{1}{2} = \frac{8}{{16}}\(\frac{1}{2} = \frac{8}{{16}}\)

=   \frac{1}{2} = \frac{2}{4} = \frac{8}{{16}}\(= > \frac{1}{2} = \frac{2}{4} = \frac{8}{{16}}\)

Vậy các phân số bằng nhau

b)

Toán 6 Bài 23: Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau

Nhận xét: Khi nhân cả tử và mẫu của phân số với cùng một số nguyên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho

Hoạt động 6

Nhân cả tử và mẫu của phân số \frac{{ - 3}}{2}\(\frac{{ - 3}}{2}\) cho -5 ta được phân số nào? Phân số vừa tìm được có bằng phân số \frac{{ - 3}}{2}\(\frac{{ - 3}}{2}\) không?

Gợi ý đáp án:

Nhân cả tử và mẫu của phân số \frac{{ - 3}}{2}\(\frac{{ - 3}}{2}\) cho -5 ta có:

\frac{{ - 3}}{2} = \frac{{\left( { - 3} \right).\left( { - 5} \right)}}{{2.\left( { - 5} \right)}} = \frac{{15}}{{ - 10}}\(\frac{{ - 3}}{2} = \frac{{\left( { - 3} \right).\left( { - 5} \right)}}{{2.\left( { - 5} \right)}} = \frac{{15}}{{ - 10}}\)

Ta có: (-3) . (-10) = 30

2 . 15 = 30

=> (-3) . (-10) = 2 . 15

Vậy khi nhân cả tử và mẫu của phân số \frac{{ - 3}}{2}\(\frac{{ - 3}}{2}\) cho -5 ta được phân số bằng phân số \frac{{ - 3}}{2}\(\frac{{ - 3}}{2}\)

Hoạt động 7

Chia cả tử và mẫu của phân số \frac{{ - 28}}{{21}}\(\frac{{ - 28}}{{21}}\) cho 7 ta được phân số nào? Phân số vừa tìm được có bằng phân số \frac{{ - 28}}{{21}}\(\frac{{ - 28}}{{21}}\) không?

Gợi ý đáp án:

Chia cả tử và mẫu của phân số \frac{{ - 28}}{{21}}\(\frac{{ - 28}}{{21}}\) cho 7 ta có:

\frac{{ - 28}}{{21}} = \frac{{ - 28:7}}{{21:7}} = \frac{{ - 4}}{3}\(\frac{{ - 28}}{{21}} = \frac{{ - 28:7}}{{21:7}} = \frac{{ - 4}}{3}\)

Ta có: (-28) . 3 = -84

(-4) . 21 = -84

(-28) . 3 = (-4) . 21

Vậy chia cả tử và mẫu của phân số \frac{{ - 28}}{{21}}\(\frac{{ - 28}}{{21}}\) cho 7 ta được phân số bằng phân số \frac{{ - 28}}{{21}}\(\frac{{ - 28}}{{21}}\)

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Luyện tập

Luyện tập 1

Viết kết quả của các phép chia sau dưới dạng phân số:

a) 4: 9;     b) (-2) : 7;     c) 8 : (-3)

Gợi ý đáp án:

Biểu diễn các số dưới dạng phân số như sau:

a) 4:9 = \frac{4}{9}\(4:9 = \frac{4}{9}\)

b) \left( { - 2} \right):7 = \frac{{ - 2}}{7}\(\left( { - 2} \right):7 = \frac{{ - 2}}{7}\)

c) 8:\left( { - 3} \right) = \frac{8}{{ - 3}}\(8:\left( { - 3} \right) = \frac{8}{{ - 3}}\)

Luyện tập 2

Các cặp phân số sau đây có bằng nhau không?

a) \frac{{ - 3}}{5}\(\frac{{ - 3}}{5}\)\frac{9}{{ - 15}}\(\frac{9}{{ - 15}}\)

b) \frac{{ - 1}}{{ - 4}}\(\frac{{ - 1}}{{ - 4}}\)\frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\)

Gợi ý đáp án:

a) \frac{{ - 3}}{5}\(\frac{{ - 3}}{5}\)\frac{9}{{ - 15}}\(\frac{9}{{ - 15}}\)

Ta có:

(-3) . (-15) = 45

5 . 9 = 45

=>(-3) . (-15) = 5 . 9 = 45

Vậy \frac{{ - 3}}{5} = \frac{9}{{ - 15}}\(\frac{{ - 3}}{5} = \frac{9}{{ - 15}}\)

b) \frac{{ - 1}}{{ - 4}}\(\frac{{ - 1}}{{ - 4}}\)\frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\)

(-1) . 4 = -4

(-4) . 1 = -4

=> (-1) . 4 = (-4) . 1

Vậy \frac{{ - 1}}{{ - 4}} = \frac{1}{4}\(\frac{{ - 1}}{{ - 4}} = \frac{1}{4}\)

Luyện tập 3

Tìm các cặp phân số bằng nhau trong các phân số sau và sử dụng tính chất cơ bản của phân số để giải thích kết luận.

\frac{1}{5};\frac{{ - 10}}{{55}};\frac{3}{{15}};\frac{{ - 2}}{{11}}\(\frac{1}{5};\frac{{ - 10}}{{55}};\frac{3}{{15}};\frac{{ - 2}}{{11}}\)

Gợi ý đáp án:

Ta có:

\begin{matrix}   \dfrac{{ - 10}}{{55}} = \dfrac{{ - 10:5}}{{55:5}} = \dfrac{{ - 2}}{{11}} \hfill \\   \dfrac{3}{{15}} = \dfrac{{3:3}}{{15:3}} = \dfrac{1}{5} \hfill \\    =   \dfrac{{ - 10}}{{55}} = \dfrac{{ - 2}}{{11}} \hfill \\    =   \dfrac{3}{{15}} = \dfrac{1}{5} \hfill \\  \end{matrix}\(\begin{matrix} \dfrac{{ - 10}}{{55}} = \dfrac{{ - 10:5}}{{55:5}} = \dfrac{{ - 2}}{{11}} \hfill \\ \dfrac{3}{{15}} = \dfrac{{3:3}}{{15:3}} = \dfrac{1}{5} \hfill \\ = > \dfrac{{ - 10}}{{55}} = \dfrac{{ - 2}}{{11}} \hfill \\ = > \dfrac{3}{{15}} = \dfrac{1}{5} \hfill \\ \end{matrix}\)

Luyện tập 4

Trong các phân số \frac{{11}}{{23}};\frac{{ - 24}}{{15}}\(\frac{{11}}{{23}};\frac{{ - 24}}{{15}}\), phân số nào là phân số tối giản?

Nếu chưa là phân số tối giản, hãy rút gọn chúng.

Gợi ý đáp án:

Ta có:

11 và 23 là hai số nguyên tố cùng nhau

Hay (11; 23) = 1

Vậy \frac{{11}}{{23}}\(\frac{{11}}{{23}}\) phân số là phân số tối giản

Ta có: \frac{{ - 24}}{{15}} = \frac{{ - 24:3}}{{15:3}} = \frac{{ - 8}}{5}\(\frac{{ - 24}}{{15}} = \frac{{ - 24:3}}{{15:3}} = \frac{{ - 8}}{5}\)

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 8 tập 2

Bài 6.1

Hoàn thành bảng sau:

Phân sốĐọcTử sốMẫu số
\frac57\(\frac57\)???
\frac{-6}{11}\(\frac{-6}{11}\)???
?âm hai phần ba??
??-9-11
Gợi ý đáp án:

Hoàn thành bảng sau:

Phân sốĐọcTử sốMẫu số
\frac57\(\frac57\)năm phần bảy57
\frac{-6}{11}\(\frac{-6}{11}\)âm sáu phần mười một-611
\frac{-2}3\(\frac{-2}3\)âm hai phần ba-23
\frac{-9}{-11}\(\frac{-9}{-11}\)âm chín phần âm mười một-9-11

Bài 6.2

Thay dấu "?" bằng số thích hợp

a) \frac12=\frac?8\(\frac12=\frac?8\)

b) \frac{-6}9=\frac{18}?\(\frac{-6}9=\frac{18}?\)

Gợi ý đáp án:

a) \frac{1}{2}=\frac{4}{8}\(\frac{1}{2}=\frac{4}{8}\)

b) \frac{-6}{9}=\frac{18}{-27}\(\frac{-6}{9}=\frac{18}{-27}\)

Bài 6.3

Viết mỗi phân số sau đây thành phân số bằng nó và có mẫu dương

\frac8{-11};\;\frac{-5}9\(\frac8{-11};\;\frac{-5}9\);

Gợi ý đáp án:

\frac{8}{-11}=\frac{-16}{22}\(\frac{8}{-11}=\frac{-16}{22}\)

\frac{-5}{-9}=\frac{10}{18}\(\frac{-5}{-9}=\frac{10}{18}\)

Bài 6.4

Rút gọn các phân số sau:

\frac{-12}{-4} ; \quad \frac{7}{-35} ; \quad \frac{-9}{27} .\(\frac{-12}{-4} ; \quad \frac{7}{-35} ; \quad \frac{-9}{27} .\)

Gợi ý đáp án:

\frac{-12}{-4}=\frac{-12:-4}{-4:-4}=3\(\frac{-12}{-4}=\frac{-12:-4}{-4:-4}=3\) ;

\frac{7}{-35}=\frac{7: 7}{-35: 7}=\frac{1}{-5}\(\frac{7}{-35}=\frac{7: 7}{-35: 7}=\frac{1}{-5}\) ;

\frac{-9}{27}=\frac{-9: 9}{27: 9}=\frac{-1}{3}\(\frac{-9}{27}=\frac{-9: 9}{27: 9}=\frac{-1}{3}\).

Bài 6.5

Viết các số đo thời gian sau đây theo đơn vị giờ, dưới dạng phân số tối giản. 15 phút ; 90 phút

Gợi ý đáp án:

15 phút = \frac{15}{60}\(\frac{15}{60}\) giờ = \frac14\(\frac14\) giờ ; 90 phút = \frac{90}{60}\(\frac{90}{60}\) giờ = \frac32\(\frac32\) giờ

Bài 6.6

Một vòi nước chảy vào một bể không có nước, sau 40 phút thì đầy bể. Hỏi sau 10 phút, lượng nước đã chảy chiếm bao nhiêu phần bể?

Gợi ý đáp án:

Sau 10 phút lượng nước trong bể chiếm số phần là:

\frac{10}{40}\(\frac{10}{40}\) = \frac14\(\frac14\) (bể)

Đáp số: \frac14\(\frac14\) bể.

Bài 6.7

Hà Linh tham gia một cuộc thi sáng tác và nhận được phần thưởng là số tiền 200000 đồng. Bạn mua một món quà để tặng sinh nhật mẹ hết 80000 đồng. Hỏi Hà Linh đã tiêu hết bao nhiêu phần trăm số tiền mình được thưởng?

Gợi ý đáp án:

Hà Linh tiêu hết số phần số tiền mình được thưởng là:

\frac{80000}{200000}=\frac25\(\frac{80000}{200000}=\frac25\) (số tiền)

Đáp số: \frac25\(\frac25\) số tiền

Từ khóa » Toán Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống Lớp 6 Tập 2 Trang 8