Giải Toán Lớp 5 Trang 162 Bài Phép Nhân - Bài 1, 2, 3, 4

Nội dung bài viết

  1. Phép nhân lớp 5
    1. Bài 1 (trang 162 SGK Toán 5): 
    2. Bài 2 (trang 162 SGK Toán 5): 
    3. Bài 3 (trang 162 SGK Toán 5): 
    4. Bài 4 (trang 162 SGK Toán 5): 

Chia sẻ đến các em học sinh và quý thầy cô giáo lời giải chi tiết kèm phương pháp giải hay, ngắn gọn bài 1, 2, 3, 4 Toán lớp 5 trang 162 Phép nhân từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm biên soạn từ đó ứng dụng để giải các bài tập tương tự.

Phép nhân lớp 5

Bài 1 (trang 162 SGK Toán 5): 

Tính:

a) 4802 x 324; và 6120 x 205

b)Tính 4802 x 324; và 6120 x 205  | Để học tốt Toán 5 

c) 35,4 x 6,8 ; 21,76 x 2,05

Hướng dẫn giải:

- Muốn nhân hai số tự nhiên ta đặt tính rồi tính sao cho các chữ số ở cùng một hàng thì thẳng cột với nhau, sau đó nhân theo thứ tự từ phải sang trái.

- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

- Muốn nhân hai số thập phân ta đặt tính rồi nhân như nhân các số tự nhiên, sau đó đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.

Lời giải chi tiết:

a) 1555848 và 1254600

b) 8/17 ; 5/21

c) 240,72 và 44, 608

Bài 2 (trang 162 SGK Toán 5): 

Tính nhẩm:

a) 3,25 x 10

3,25 x 0,1

b) 417,56 x 100

417,56 x 0,01

c) 28,5 x 100

28,5 x 0,01

Hướng dẫn giải:

- Muốn nhân một số thập phân với 10,100,1000,...10,100,1000,... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, ... chữ số.

- Muốn nhân một số thập phân với 0,1;0,01;0,001;...0,1;0,01;0,001;... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, ... chữ số. 

Lời giải chi tiết:

a) 32,5

0,325

b) 41756

4,1756

c) 2850

0,285.

Bài 3 (trang 162 SGK Toán 5): 

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 2,5 x 7,8 x 4 ;

b) 0,5 x 9,6 x 2 ;

c) 8,36 x 5 x 0,2 ;

d) 8,3 x 7,9 + 7,9 x 1,7 ;

Hướng dẫn giải:

Áp dụng các tính chất của phép nhân như:

Tính chất giao hoán:    a×b=b×a

Tính chất kết hợp:       (a×b)×c=a×(b×c)

Nhân một tổng với một số:      (a+b)×c=a×c+b×c.

Lời giải chi tiết:

a) … = (2,5 x 4) x 7,8

= 10 x 7,8

= 78 ;

b) … = (0,5 x 2) x 9,6

= 1 x 9,6

= 9,6 ;

c) … = 8,36 x (5 x 0,2)

= 8,36 x 1

= 8,36 ;

d) … = (8,3 + 1,7) x 7,9

= 10 x 7,9

=79.

Bài 4 (trang 162 SGK Toán 5): 

Một ô tô và một xe máy khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Ô tô đi từ A với vận tốc 48,5km/giờ, xe máy đi từ B với vận tốc 33,5 km/giờ. Sau 1 giờ 30 phút ô tô và xe máy gặp nhau tại C. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét ?

Hướng dẫn giải:

Theo đề bài ta có chuyển động của hai xe là chuyển động ngược chiều nhau và xuất phát cùng lúc. Do đó, để giải bài này ta có thể làm như sau:

- Tính tổng vận tốc của hai xe.

- Tính độ dài quãng đường AB = tổng vận tốc hai xe ×× thời gian đi để hai xe gặp nhau.

Lời giải chi tiết:

1 giờ 30 phút = 1,5 giờ.

Mỗi giờ cả hai xe đi được:

48,5 + 33,5 = 82 (km)

Quãng đường AB dài :

82 x 1,5 = 123 (km).

Đáp số: 123km.

►File tải miễn phí:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Từ khóa » Toán Trang 162 Lớp 5 Phép Nhân