Giải Toán Lớp 6 Bài 3 Chương 2: Thứ Tự Trong Tập Hợp Các Số Nguyên
Có thể bạn quan tâm
Giải bài tập 11, 12, 13, 14, 15 trang 73 SGK toán lớp 6 tập 1. Hướng dẫn giải toán lớp 6 bài 3 chương 2 về thứ tự trong tập hợp các số nguyên.
Tóm tắt nội dung
- Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
- 1. So sánh hai số nguyên
- 2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
- Trả lời câu hỏi bài 3 trang 71 SGK toán lớp 6 tập 1
- Câu hỏi 1 trang 71 SGK toán lớp 6
- Câu hỏi 2 trang 71 SGK toán lớp 6
- Câu hỏi 3 trang 71 SGK toán lớp 6
- Câu hỏi 4 trang 71 SGK toán lớp 6
- Giải bài tập bài 3 trang 73 SGK toán lớp 6
- Bài 11 trang 73 SGK toán lớp 6
- Bài 12 trang 73 trang 73 SGK toán lớp 6
- Bài 13 trang 73 trang 73 SGK toán lớp 6
- Bài 14 trang 73 trang 73 SGK toán lớp 6
- Bài 15 trang 73 trang 73 SGK toán lớp 6
Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
1. So sánh hai số nguyên
Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a bé hơn số nguyên b. Như vậy:
- Mọi số dương đều lớn hơn số 0;
- Mọi số âm đều bé hơn số 0 và mọi số nguyên bé hơn 0 đều là số âm;
- Mỗi số âm đều bé hơn mọi số dương.
Lưu ý: Số nguyên b được gọi là số liền sau số nguyên a nếu a < b và không có số nguyên nào nằm giữa a và b. Khi đó ta cũng nói số nguyên a là số liền trước của số nguyên b.
Ví dụ:
-4 là số liền trước của -3.
-1 là số liền trước của số 0.
2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
Trên trục số, khoảng cách từ điểm a đến điểm gốc 0 được gọi là giá trị tuyệt đối của số a. Giá trị tuyệt đối của số a được kí hiệu là |a| (đọc là “giá trị tuyệt đối của a”). Như vậy:
- Giá trị tuyết đối của số 0 là 0.
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó.
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó.
- Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.
- Trong hai số nguyên âm, số có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn là số lớn hơn.
Ví dụ:
|12| = 12, |-21| = 21, |0| = 0
|13| = |-13| = 13
Trả lời câu hỏi bài 3 trang 71 SGK toán lớp 6 tập 1
Câu hỏi 1 trang 71 SGK toán lớp 6
Xem trục số nằm ngang (h.42). Điền các từ: bên phải, bên trái, lớn hơn, nhỏ hơn hoặc các dấu: “>”, “<” vào chỗ trống dưới đây cho đúng:
a) Điểm -5 nằm ….. điểm -3, nên -5 ….. -3, và viết: -5 ….. -3;
b) Điểm 2 nằm ….. điểm -3, nên 2 ….. -3, và viết: 2 ….. -3;
c) Điểm -2 nằm ….. điểm 0, nên -2 ….. 0, và viết: -2 ….. 0.
Giải:
Ta có:
a) Điểm -5 nằm bên trái điểm -3, nên -5 nhỏ hơn -3, và viết: -5 < -3
b) Điểm 2 nằm bên phải điểm -3, nên 2 lớn hơn -3, và viết 2 > -3
c) Điểm -2 nằm bên trái điểm 0, nên -2 nhỏ hơn 0, và viết -2 < 0
Câu hỏi 2 trang 71 SGK toán lớp 6
So sánh:
a) 2 và 7; b) -2 và -7; c) -4 và 2;
d) -6 và 0; e) 4 và -2; g) 0 và 3.
Giải:
a) 2 < 7 b) -2 > -7 c) -4 < 2
d) -6 < 0 e) 4 > -2 g) 0 < 3
Câu hỏi 3 trang 71 SGK toán lớp 6
Tìm khoảng cách từ mỗi điểm: 1, -1, -5, 5, -3, 2, 0 đến điểm 0.
Giải:
– Điểm 1 cách điểm 0 một khoảng là 1 (đơn vị)
– Điểm -1 cách điểm 0 một khoảng là 1 (đơn vị)
– Điểm -5 cách điểm 0 một khoảng là 5 (đơn vị)
– Điểm 5 cách điểm 0 một khoảng là 5 (đơn vị)
– Điểm -3 cách điểm 0 một khoảng là 3 (đơn vị)
– Điểm 2 cách điểm 0 một khoảng là 2 (đơn vị)
– Điểm 0 cách điểm 0 một khoảng là 0 (đơn vị)
Câu hỏi 4 trang 71 SGK toán lớp 6
Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số sau: 1, -1, -5, 5, -3, 2.
Giải:
|1| = 1 |-1| = 1 |-5|=5
|5| = 5 |-3| = 3 |2|=2
Giải bài tập bài 3 trang 73 SGK toán lớp 6
Bài 11 trang 73 SGK toán lớp 6
Điền vào ô trống > = <?
3 5; -3 5; 4 -6, 10 -10
Giải:
3 < 5; -3 > -5; 4 > -6; 10 > -10.
Bài 12 trang 73 trang 73 SGK toán lớp 6
a) Sắp xếp các số nguyên sau theo thự tự tăng dần:
2, -17, 5, 1, -2, 0.
b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần:
-101, 15, 0, 7, -8, 2001.
Giải:
a) Các số nguyên theo thự tự tăng dần: -17, -2, 0, 1, 2, 5.
b) Các số nguyên theo thứ tự giảm dần: 2001, 15, 7, 0, -8, -101.
Bài 13 trang 73 trang 73 SGK toán lớp 6
Tìm x ∈ Z, biết:
a) -5 < x < 0; b) -3 < x < 3.
Giải:
a) x = -4 hoặc x = -3 hoặc x = -2 hoặc x = -1.
b) x = -2 hoặc x = -1 hoặc x = 0 hoặc x = 1 hoặc x = 2.
Bài 14 trang 73 trang 73 SGK toán lớp 6
Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số sau: 2000, -3011, -10.
Giải:
|2000| = 2000;
|-3011| = 3011;
|-10| = 10.
Bài 15 trang 73 trang 73 SGK toán lớp 6
Điền vào ô trống > = <?
|3| |5|; |-3| |-5| ;
|-1| |0|; |2| |-2|;
Giải:
|3| < |5|; |-3| < |-5| ;
|-1| > |0|; |2| = |-2|;
Bài viết liên quan:
- Bài 2: Tập hợp các số nguyên
- Luyện tập trang 73
Từ khóa » Toán Trị Tuyệt đối Lớp 6
-
Cách Giải Bài Tập Giá Trị Tuyệt đối Của Một Số Nguyên Cực Hay, Chi Tiết
-
Tổng Hợp Các Dạng Toán Giá Trị Tuyệt đối Lớp 6 Cực Hay - VOH
-
Toán Lớp 6 - Tìm X Có Chứa Dấu Giá Trị Tuyệt đối - YouTube
-
[ Giá Trị Tuyệt đối Là Gì ? ] Giá Trị Của Số Hữu Tỉ, Lớp 6, Lớp7, Lớp 8
-
Lý Thuyết Phương Trình Chứa Dấu Giá Trị Tuyệt Đối Lớp 6 ? Các ...
-
Giải Toán VNEN 6 Bài 4: Giá Trị Tuyệt đối Của Một Số Nguyên - Tech12h
-
Bài 14 Trang 73 Môn Toán 6 Tập 1, Tìm Giá Trị Tuyệt đối Của Mỗi Số Sau:
-
Đề Tài Giaỉ Bài Toán Tìm X Trong đẳng Thức Chứa Dấu Giá Trị Tuyệt đối
-
Giá Trị Tuyệt đối Của Số Nguyên, Số Hữu Tỉ, Số âm Lớp 6, Lớp 7, Lớp 8 Là ...
-
Cách Phá Dấu Giá Trị Tuyệt đối Lớp 6 - Thả Rông
-
Chuyên đề : Giá Trị Tuyệt đối - Toán Lớp 6
-
Tổng Hợp Một Số Dạng Toán Tìm X Lớp 6
-
TOÁN LỚP 6 TÌM X CHỨA GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI - Pinterest
-
Phép Cộng "xuyên" Dấu Giá Trị Tuyệt đối - MathVn.Com
-
Cách Tính Giá Trị Tuyệt đối Của Một Số (số Thực, Số Hưu Tỉ) - Freetuts
-
9+ Tính Chất Và Công Thức Giá Trị Tuyệt đối Lớp 6 - Gia Sư Điểm 10
-
Giá Trị Tuyệt đối Của Số 6 Là A. 6 Trắc Nghiệm Môn Toán Lớp 6
-
Giải VNEN Toán 6 Bài 4 : Giá Trị Tuyệt đối Của Một Số Nguyên