Giải Toán VNEN 8 Bài 6: Ôn Tập Chương III

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

I. ÔN TẬP

Câu 1: Trang 22 sách VNEN 8 tập 2

Trả lời các câu hỏi sau

(1) Thế nào là hai phương trình tương đương?

(2) Với điều kiện nào của a thì phương trình ax + b = 0 (a và b là hằng số) là một phương trình bậc nhất? Tìm nghiệm của phương trình theo a và b.

(3) Khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, ta phải chú ý điều gì?

(4) Hãy nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.

Xem lời giải

Câu 2: Trang 22 sách VNEN 8 tập 2

(1) Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?

A. 5y - 1 = 0 ; B. $\sqrt{2y}$ + 3 = 0 ; C. $\frac{1}{x - 1}$ = 3 ; D. $\frac{1}{2}$ - 4x = 0.

(2) x = $\frac{1}{2}$ là nghiệm của phương trình:

A. 2x + 1 = 0; B. 3x - 2 = x - 1 ; C. 2x - 1 = x ; D. $x^{2}$ = 1

(3) Điền vào chỗ trống (...) để có mệnh đề đúng:

a) Phương trình - 5x - 1 = 0 có tập nghiệm là......

b) Phương trình 9$x^{2}$ + 16 = 0 có tập nghiệm là......

c) Phương trình 2(x - 1) = 2(x +1) có tập nghiệm là......

d) Phương trình $(x + 2)^{2}$ = $x^{2}$ + 4x + 4 có tập nghiệm là........

(4) Phương trình $\frac{x + 9}{6}$ - $\frac{2(x + 9)}{3}$ = $\frac{x + 9}{7}$ có tập nghiệm là:

A. S = { 6 } ; B. S = { 3 } ; C. S = { - 7 } ; D. S = { - 9 }

(5) Nối phương trình với những giá trị là nghiệm của nó:

(6) Ghép mỗi phương trình với điều kiện xác định tương ứng:

Xem lời giải

II. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1: Trang 24 sách VNEN 8 tập 2

Với mỗi phương trình sau, hãy xét xem x = -1 có là nghiệm của phương trình đó không.

a) 4x - 1 = 3x - 2 ; b) x + 1 = 2(x - 3) ; c) 2(x + 1) + 3 = 2 - x

Xem lời giải

Câu 2: Trang 24 sách VNEN 8 tập 2

Các cặp phương trình sau có tương đương không? Tại sao?

a) $\left | 3x - 5 \right |$ = - 1 và 3x - 5 = - 1 ; b) $x^{2}$ + 1 = 0 và $\frac{1}{x - 1}$ = 0;

c) x($x^{2}$ - 4) = 0 và x(x - 2) = 0 ; d) $\frac{1}{3}$x + 1 = x - $\frac{1}{6}$ và 2x + 6 = 6x - 1 ;

e) 3x + 4 = x - 2 và 2x = - 6.

Xem lời giải

Câu 3: Trang 24 sách VNEN 8 tập 2

Giải các phương trình:

a) 7x - 6 = 0 ; b) - 3x + $\frac{1}{3}$ = 0 ; c) $\frac{1}{2}$x + 2 = 0 ; d) $\frac{-1}{3}$x + 3 = 0.

Xem lời giải

Câu 4: Trang 24 sách VNEN 8 tập 2

Giải các phương trình:

a) 3x - 2 = 2x - 3 ; b) 5 - (x - 6) = 4(3 - 2x) ;

c) $\frac{7x - 1}{6}$ + 2x = $\frac{16 - x}{5}$ ; d) 4(0,5 - 1,5x) = - $\frac{5x - 6}{3}$.

Xem lời giải

Câu 5: Trang 24 sách VNEN 8 tập 2

Giải các phương trình:

a) (x - 3)(2x + 1)(4 - 5x) = 0 ; b) 2$x^{3}$ - 5$x^{2}$ + 3x = 0 ;

c) $(x - 3)^{2}$ = $(2x + 1)^{2}$ ; d) (3x - 1)($x^{2}$ + 2) = (3x - 1)(7x - 10).

Xem lời giải

Câu 6: Trang 24 sách VNEN 8 tập 2

Giải các phương trình:

a) $\frac{1 + x}{1 - x}$ + 3 = $\frac{3 - x}{1 - x}$ ; b) $\frac{1}{2x - 3}$ - $\frac{3}{x(2x - 3)}$ = $\frac{5}{x}$ ;

c) $\frac{t + 3}{t - 2}$ + $\frac{t - 2}{t + 3}$ = $\frac{5t + 15}{t^{2} + t - 6}$ ; d) (2x + 3)($\frac{3x + 8}{2 - 7x}$ + 1) = (x - 5)($\frac{3x + 8}{2 - 7x}$ + 1).

Xem lời giải

Câu 7: Trang 24 sách VNEN 8 tập 2

Năm nay, tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi Phương. Phương tính rằng 13 năm nữa thì tuổi mẹ chỉ còn gấp 2 lần tuổi Phương thôi. Hỏi năm nay Phương bao nhiêu tuổi?

Xem lời giải

Câu 8: Trang 24 sách VNEN 8 tập 2

Hai xe máy khởi hành cùng một lúc là A đến B, vận tốc của hai xe hơn kém nhau 8km/h. Sau 4 giờ 15 phút xe máy thứ nhất đã đến B, xe máy thứ hai còn cách B một khoảng bằng $\frac{1}{6}$ quãng đường. Tính vận tốc mỗi xe và quãng đường AB.

Xem lời giải

Câu 9: Trang 24 sách VNEN 8 tập 2

Một xí nghiệp kí hợp đồng dệt một số tấm thảm len trong 20 ngày. Do cải tiến kĩ thuật, năng suất dệt của xí nghiệp đã tăng 20%. Bởi vậy, chỉ trong 18 ngày, không những xí nghiệp đã hoàn thành số thảm cần dệt mà còn dệt thêm được 24 tấm nữa. Tính số tấm thảm len mà xí nghiệp phải dệt theo hợp đồng.

Xem lời giải

Câu 10: Trang 24 sách VNEN 8 tập 2

Cho tam giác ABC có AB = AC = 8 cm; BC = 6 cm. Từ điểm M trên cạnh AB kẻ đường thẳng song song với BC cắt AC tại điểm N. Xác định vị trí của M trên AB để BM = MN = NC. Tính độ dài BM.

Xem lời giải

Câu 1: Trang 25 sách VNEN 8 tập 2

Để khuyến khích tiết kiệm điện, giá điện sinh hoạt được tính theo kiểu lũy tiến, nghĩa là nếu người sử dụng dùng càng nhiều điện thì giá mỗi số điện (1kW) càng tăng lên theo các mức như sau?

Mức thứ nhất: Tính cho 50 số điện đầu tiên ;

Mức thứ hai: Tính cho số điện thứ 51 đến 100, mỗi số đắt hơn 50 đồng so với mức giá thứ nhất ;

Mức thứ ba: Tính cho số điện thứ 101 đến 200, mỗi số đắt hơn 120 đồng so với mức thứ hai ;

v.v...

Ngoài ra, người sử dụng còn phải trả thêm 10% thuế giá trị gia tăng (VAT).

Tháng vừa qua, nhà Cường dùng hết 165 số điện và phải trả 216 500 đồng. Hỏi mỗi số điện ở mức thứ nhất giá là bao nhiêu?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 25 sách VNEN 8 tập 2

Tại một siêu thị, giá gốc một cái lò vi sóng là 3 250 000 đồng. Nhân dịp ngày lễ siêu thị giảm gía hai lần, lần thứ nhất giảm $\overline{1a}$% so với giá gốc, lần thứ hai giảm 27% so với giá của lò vi sóng sau khi đã được giảm giá lần thứ nhất. Do đó giá của lò vi sóng lúc này chỉ còn 1 992 900 đồng. Hỏi siêu thị giảm giá lần thứ nhất được bao nhiều phần trăm?

Xem lời giải

Từ khóa » Toán 8 Bài 6 ôn Tập Chương 3 Vnen