Giải Vật Lí 8 Bài 4: Biểu Diễn Lực - Thư Viện
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Lớp 8
- Vật lí
Giải Vật Lí 8 Bài 4: Biểu diễn lực
Trịnh Thị Giang Ngày: 12-05-2022 Lớp 8 1.5 K 1.5 K- 42 câu Trắc nghiệm Biểu diễn lực có đáp án 2024 - Vật lí 8
- Lý thuyết Biểu diễn lực (mới 2024 + 42 câu trắc nghiệm) hay, chi tiết – Vật Lí 8
- SBT Vật lí 8 Bài 4: Biểu diễn lực | Giải SBT Vật lí lớp 8
Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 4: Biểu diễn lực chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Biểu diễn lực lớp 8.
Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 4: Biểu diễn lực
Trả lời câu hỏi giữa bài Trả lời bài C1 trang 15 SGK Vật lí 8: Hãy mô tả thí nghiệm trong hình 4.1, hiện tượng trong hình 4.2 và nêu tác dụng của lực trong từng trường hợp. Phương pháp giải: Vận dụng tác dụng của lực: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động (nghĩa là thay đổi vận tốc) của vật.Lời giải:
Hình 4.1 : Lực hút của nam châm lên miếng thép làm xe chuyển động lại gần phía thanh nam châm. Như vậy lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động (nhanh dần về phía nam châm).
Hình 4.2 : Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng bị biến dạng và ngược lại, lực mà quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng. Như vậy lực có tác dụng làm vật bị biến dạng.
Trả lời bài C2 trang 16 SGK Vật lí 8: Biểu diễn những lực sau đây:- Trọng lực của một vật có khối lượng 5 kg (tỉ xích 0,5cm ứng với 10N).
- Lực kéo 15 000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 5000N).
Phương pháp giải:
Lực là một đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Lời giải:
- Trọng lực của một vật có khối lượng 5kg (tỉ xích 0,5cm ứng với 10N)Vật có khối lượng 5kg
Ta suy ra trọng lực của vật có độ lớn P=10.m=10.5=50N
Trọng lực của vật được biểu diễn như hình:
- Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 5000N)
Trả lời bài C3 trang 16 SGK Vật lí 8: Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.4.Phương pháp giải:
Lực là một đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Lời giải:
a) F1→ có:
+ Điểm đặt tại A
+ Phương thẳng đứng
+ Chiều từ dưới lên
+ Cường độ lực F1=20N.
b) F2→ có:
+ Điểm đặt tại B
+ Phương nằm ngang
+ Chiều từ trái sang phải
+ Cường độ lực F2=30N.
c) F3→ có:
+ Điểm đặt tại C
+ Phương nghiêng một góc 30o so với phương nằm ngang
+ Chiều hướng lên, cường độ F3=30N.
Lý thuyết Bài 4: Biểu diễn lực1. Tác dụng của lực
- Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động. Khi vận tốc của vật thay đổi, ta có thể kết luận đã có lực tác dụng lên vật.
- Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động (nghĩa là thay đổi vận tốc) của vật.
Ví dụ:
- Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn nên xe lăn chuyển động nhanh lên.
- Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng.
2. Biểu diễn lực
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
- Gốc là điểm đặt của lực.
- Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
- Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.
Chú ý:
- Các đại lượng vật lí có hướng là các đại lượng vectơ nên lực là đại lượng vectơ.
- Vectơ lực được kí hiệu là F→ ; cường độ của lực được kí hiệu là F ; ba yếu tố của lực là : điểm đặt, phương và chiều, độ lớn ; kết quả tác dụng của lực phụ thuộc vào các yếu tố này.
- Ta thường dễ thấy được kết quả tác dụng lực làm thay đổi độ lớn vận tốc (nhanh lên hay chậm đi) mà ít thấy được tác dụng làm đổi hướng của vận tốc, chẳng hạn như :
+ Trong chuyển động tròn đều, lực tác dụng chỉ làm thay đổi hướng chuyển động.
+ Trong chuyển động của vật bị ném theo phương ngang, trọng lực P làm thay đổi hướng và độ lớn của vận tốc.
Sơ đồ tư duy về biểu diễn lực - Vật lí 8
Phương pháp giải một số dạng bài tập về biểu diễn lựcDạng 1: Biểu diễn lực trên hình theo tỉ lệ xích
Biểu diễn lực bằng một mũi tên, ta cần xác định đúng các yếu tố:
- Điểm đặt của lực ở trên vật để xác định gốc của mũi tên.
- Phương và chiều của lực để xác định phương và chiều của mũi tên.
- Cường độ (độ lớn) của lực để chọn tỉ xích cho phù hợp.
Ví dụ: Hãy biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 50 kg theo tỉ lệ xích 1 cm ưng với 100 N.
Hướng dẫn giải
Trọng lực P→ tác dụng lên vật có:
- Điểm đặt: tại trọng tâm G của vật.
- Phương: thẳng đứng
- Chiều: từ trên xuống
- Độ lớn: P = 50.10 = 500N
Dạng 2: Diễn tả các yếu tố của lực được biểu diễn trên hình vẽ
Để diễn tả các yếu tố của lực, ta cần xác định:
- Gốc của mũi tên ở đâu? Đó chính là điểm đặt của lực.
- Phương và chiều của mũi tên như thế nào? Đó chính là phương và chiều của lực.
(Đặc biệt nếu phương của mũi tên không trùng với phương thẳng đứng hay phương ngang thì phải xem phương đó tạo với phương thẳng đứng hay tạo với phương ngang một góc bao nhiêu độ).
- Trên mũi tên có mấy khoảng và mỗi khoảng ứng với tỉ xích đã chọn là bao nhiêu để xác định đúng cường độ của lực.
Ví dụ: Diễn tả các yếu tố của lực ở hình vẽ sau:
Lực F→ tác dụng lên vật có:
- Điểm đặt: tại điểm A
- Phương: tạo với phương nằm ngang một góc 300
- Chiều: hướng lên
- Độ lớn: F=3.15=45N
Từ khóa :
Giải bài tập Vật lí 8 Biểu diễn lựcĐánh giá
0
0 đánh giá
Đánh giáBài viết cùng môn học
Vật lí Lớp 12 Giải SBT Vật Lí 12 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): An toàn phóng xạ Thuy Quynh 368 Vật lí Lớp 12 Giải SBT Vật Lí 12 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Hiện tượng phóng xạ Thuy Quynh 316 Vật lí Lớp 12 Giải SBT Vật Lí 12 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng Thuy Quynh 326 Vật lí Lớp 12 Giải SBT Vật Lí 12 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Năng lượng liên kết hạt nhân Thuy Quynh 292Tìm kiếm
Tìm kiếmBài Viết Xem Nhiều
- 1. SBT Vật lí 8 Bài 4: Biểu diễn lực | Giải SBT Vật lí lớp 8 2.6 K
- 2. SBT Vật lí 8 Bài 7: Áp suất | Giải SBT Vật lí lớp 8 2.2 K
- 3. SBT Vật lí 8 Bài 16: Cơ năng | Giải SBT Vật lí lớp 8 2 K
- 4. Giải Vật Lí 8 Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét 1.9 K
- 5. Giải Vật Lí 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau 1.8 K
Đánh giá tài liệu
Gửi đánh giáBáo cáo tài liệu vi phạm
Sai môn học, lớp học Tài liệu chứa link, quảng cáo tới các trang web khác Tài liệu chất lượng kém Tài liệu sai, thiếu logic, tài liệu chứa thông tin giả Nội dung spam nhiều lần Tài liệu có tính chất thô tục, cổ súy bạo lực Khác Báo cáoẨn tài liệu vi phạm
Lý do ẩn ẨnCÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
© 2021 Vietjack. All Rights Reserved.
Từ khóa » C2 Biểu Diễn Lực
-
Bài C2 Trang 16 SGK Vật Lí 8
-
Giải Bài C2 Trang 16 SGK Vật Lý 8
-
Bài Tập C2 Trang 16 SGK Lý 8, Biểu Diễn Các Lực Sau đây
-
Bài C2 Trang 16 SGK Vật Lí 8 - Vật Lý - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để
-
Trả Lời Câu Hỏi C1 C2 C3 Bài 4 Trang 15 16 Sgk Vật Lí 8
-
Giải Bài C1,C2,C3 Trang 15,16 Sách Giáo Khoa Lý 8: Biểu Diễn Lực
-
Bài C2 Trang 16 SGK Vật Lý 8 - Biểu Diễn Lực - TopLoigiai
-
Giải Bài Tập Vật Lí 8 - Bài 4: Biểu Diễn Lực
-
Giải Bài C2 Trang 16 SGK Vật Lý Lớp 8 - BAIVIET.COM
-
Bài C2 Trang 16 SGK Vật Lý 8 - Biểu Diễn Lực
-
Biểu Diễn Những Lực Sau đây - Haylamdo
-
Giải Bài C1, C2, C3 Trang 15, 16 Sách Giáo Khoa Vật Lí 8
-
Giải Bài Tập C2: Trang 16 SGK Vật Lý Lớp 8 - Bài 4 - HocTapHay
-
Vật Lý 8 Bài 4: Biểu Diễn Lực - Mobitool