Giải Vật Lí 9 Bài 48: Mắt

  • Trang chủ
  • Lớp 9
  • Vật lí

Giải Vật lí 9 Bài 48: Mắt

Vân Anh Ngày: 13-06-2022 Lớp 9 2.3 K 2.3 K
  • 17 câu Trắc nghiệm Mắt có đáp án 2023 - Vật lí lớp 9
  • 10 câu Trắc nghiệm Mắt có đáp án 2023 – Vật lí lớp 9
  • Lý thuyết Mắt (mới 2023 + 17 câu trắc nghiệm) hay, chi tiết – Vật Lí 9
  • SBT Vật lí 9 Bài 48: Mắt | Giải SBT Vật lí lớp 9

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật lí lớp 9 Bài 48: Mắt chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Mắt lớp 9.

Giải bài tập Vật lí lớp 9 Bài 48: Mắt

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời bài C1 trang 128 SGK Vật lý 9: Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh. Thể thủy tinh đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh ? Màn hứng ảnh trong máy ảnh đóng vai trò như bộ phần nào trong con mắt ?

Phương pháp giải:

- Mỗi máy ảnh đều có vật kính, buồng tối và chỗ đặt màn hứng ảnh. Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ.

- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới. Thể thuỷ tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suôt và mềm. Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét.

Lời giải:

Những đặc điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh: Mắt giống như một máy ảnh, tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật trên võng mạc.

Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như màn hứng ảnh.

Trả lời bài C2 trang 129 SGK Vật lí 9: Ta đã biết, khi vật nằm càng xa thấu kính hội tụ thì ảnh thật của vật nằm càng gần tiêu điểm của thấu kính. Vậy em hãy cho biết tiêu cự của thể thuỷ tinh khi mắt nhìn các vật ở xa và các vật ở gần dài, ngắn khác nhau như thế nào? Biết rằng khoảng cách từ thể thuỷ tinh của mắt đến màng lưới là không thay đổi và ảnh của vật luôn hiện rõ nét trên màng lưới (hình 48.2).Bài 48: Mắt (ảnh 1)

Lời giải:

Khi nhìn các vật ở càng xa mắt thì tiêu cự của thể thuỷ tinh càng lớn (thể thuỷ tinh dẹt xuống), khi nhìn các vật càng gần mắt thì tiêu cự của thể thuỷ tinh càng nhỏ (thể thuỷ tinh phồng lên).

Trả lời bài C5 trang 130 SGK Vật lý 9: Một người đứng cách một cột điện 20m. Cột điện cao 8m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu xentimet ?

Phương pháp giải:

Sử dụng tỉ số đồng dạng của hai tam giác đồng dạng.

Lời giải:

Bài 48: Mắt (ảnh 2)

Trên hình ta biểu diễn cột điện bằng đoạn AB (AB=8m); O là thể thủy tinh (OA=20m); A′B′ là ảnh cột điện trên màng lưới (OA′=2cm=0,02m).

Ta có:

Ta có: ΔOAB∼ΔOA′B′

Ta suy ra: ABA′B′=OAOA′

⇒A′B′=ABOA′OA=8.0,0220=8.10−3m=0,8cm

Trả lời bài C6 trang 130 SGK Vật lý 9: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất ? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất ?

Lời giải:

Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài nhất.

Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ ngắn nhất.

Lý thuyết mắt

I. CẤU TẠO

Bài 48: Mắt (ảnh 3)

Mắt có nhiều bộ phận. Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là: thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc)

+ Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm. Nó dễ dàng phồng lên hoặc dẹt xuống khi cơ vòng đỡ nó bóp lại hay giãn ra làm cho tiêu cự của nó thay đổi.

+ Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét.

- Thủy tinh thể đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh nhưng có tiêu cự thay đổi được, còn màng lưới như phim nhưng khoảng cách từ màng lưới đến thể thủy tinh không thay đổi được.

II - SỰ ĐIỀU TIẾT

- Để nhìn rõ các vật ở các vị trí xa gần khác nhau thì mắt phải điều tiết để ảnh hiện rõ trên màng lưới bằng cách co giãn thể thủy tinh (thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh)

- Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới có đặc điểm là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Bài 48: Mắt (ảnh 4)

Việc điều tiết được thực hiện nhờ các cơ vòng của mắt. Khi bóp lại, các cơ này làm thể thủy tinh phồng lên, giảm bán kính cong, do đó tiêu cự của mắt giảm.

+ Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, tiêu cự của mắt lớn nhất.

+ Khi các cơ mắt bóp tối đa, mắt ở trạng thái điều tiết tối đa và tiêu cự của mắt nhỏ nhất.

III - ĐIỂM CỰC CẬN VÀ ĐIỂM CỰC VIỄN

- Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn (kí hiệu CV), khoảng cách từ điểm Cv đến mắt là khoảng cực viễn.

Khi nhìn vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh nằm trên màng lưới, lúc này thể thủy tinh có tiêu cự dài nhất.

- Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy được gọi là điểm cực cận (kí hiệu CC), khoảng cách từ điểm Cc

đến mắt là khoảng cực cận.

Khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết lớn nhất (thể thủy tinh phồng lớn nhất và có tiêu cự ngắn nhất), cơ vòng đỡ thể thủy tinh co bóp mạnh nhất => chóng mỏi mắt.

- Khoảng cách từ điểm CC đến CV gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt.

Sơ đồ tư duy về mắt - Vật lí 9

Bài 48: Mắt (ảnh 5)

Từ khóa :
Giải bài tập Vật Lí 9
Đánh giá

0

0 đánh giá

Đánh giá
Bài viết cùng môn học
Vật lí Lớp 12 Giải SBT Vật Lí 12 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): An toàn phóng xạ Giải SBT Vật Lí 12 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): An toàn phóng xạ Thuy Quynh 364 Vật lí Lớp 12 Giải SBT Vật Lí 12 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Hiện tượng phóng xạ Giải SBT Vật Lí 12 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Hiện tượng phóng xạ Thuy Quynh 315 Vật lí Lớp 12 Giải SBT Vật Lí 12 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng Giải SBT Vật Lí 12 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng Thuy Quynh 324 Vật lí Lớp 12 Giải SBT Vật Lí 12 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Năng lượng liên kết hạt nhân Giải SBT Vật Lí 12 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Năng lượng liên kết hạt nhân Thuy Quynh 291

Tìm kiếm

Tìm kiếm tailieugiaovien.com.vn

Bài Viết Xem Nhiều

  • 1. SBT Vật lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm | Giải SBT Vật lí lớp 9 6.8 K
  • 2. Đề thi chuyên Vật Lí vào lớp 10 trường chuyên Khoa học tự nhiên năm 2022 5.8 K
  • 3. SBT Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm | Giải SBT Vật lí lớp 9 4.3 K
  • 4. SBT Vật lí 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn | Giải SBT Vật lí lớp 9 4 K
  • 5. SBT Vật lí 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp | Giải SBT Vật lí lớp 9 3.9 K
Đánh giá tài liệu
Gửi đánh giá
Báo cáo tài liệu vi phạm
Sai môn học, lớp học Tài liệu chứa link, quảng cáo tới các trang web khác Tài liệu chất lượng kém Tài liệu sai, thiếu logic, tài liệu chứa thông tin giả Nội dung spam nhiều lần Tài liệu có tính chất thô tục, cổ súy bạo lực Khác Báo cáo
Ẩn tài liệu vi phạm
Lý do ẩn Ẩn

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK

- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền

- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

© 2021 Vietjack. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Từ khóa » C2 Bài 48 Vật Lý 9