Giải VBT Sinh 9 Bài 58: Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên
Có thể bạn quan tâm
- GIẢI VBT SINH 9
- PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
- CHƯƠNG 4. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Giải VBT Sinh 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Bài tập 1 trang 135 VBT Sinh học 9:
Chọn một hoặc một số nội dung thích hợp ở cột bên phải (kí hiệu a, b, c…) ứng với mỗi loại tài nguyên ở cột bên trái (kí hiệu 1, 2, 3…) và ghi vào cột “Ghi kết quả” ở bảng 58.1.
Lời giải
Bảng 58.1. Các dạng tài nguyên thiên nhiên
Dạng tài nguyên | Ghi kết quả | Các tài nguyên |
1. Tài nguyên tái sinh 2. Tài nguyên không tái sinh 3.Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu | 1. b, c, g 2. a, e, i 3. d, h, k, l
| a) Khí đốt thiên nhiên b) Tài nguyên nước c) Tài nguyên đất d) Năng lượng gió e) Dầu lửa g) Tài nguyên sinh vật h) Bức xạ mặt trời i) Than đá k) Năng lượng thủy triều l) Năng lượng suối nước nón |
Bài tập 2 trang 135 VBT Sinh học 9:
Trả lời các câu hỏi:
a) Hãy nêu tên các dạng tài nguyên không có khả năng tái sinh ở nước ta?
b) Tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao?
Lời giải
a) Các dạng tài nguyên không có khả năng tái sinh ở nước ta: than đã, đàu mỏ, khí đốt, than bùn, khoáng sản,…
b) Tài nguyên rừng là tài nguyên tái sinh vì nếu sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển và phục hồi.
Bài tập 3 trang 136 VBT Sinh học 9:
Hãy đánh dấu x vào ô trống phù hợp với nội dung trong bảng 58.2.
Lời giải
Bảng 58.2. Vai trò bảo vệ đất của thực vật
Tình trạng của đất | Có thực vật bao phủ | Không có thực vật bao phủ |
Đất bị khô hạn |
| X |
Đất bị xói mòn |
| X |
Độ màu mỡ của đất tăng lên | X |
|
Bài tập 4 trang 136 VBT Sinh học 9:
Hãy giải thích vì sao trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống xói mòn?
Lời giải
Trên vùng đất dốc nhưng có thực vật bao phủ hoặc có ruộng bậc thang, khi xảy ra mưa lũ thì đất sẽ được hệ rễ của thực vật giữ lại và thực vật gây cản trở khiến cho tốc độ dòng chảy của lũ bị chậm lại nhờ đó góp phần chống xói mòn đất.
Bài tập 5 trang 136-137 VBT Sinh học 9:
a) Hãy điền thêm vào bảng 58.3 những ví dụ về ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục.
b) Hãy trả lời các câu hỏi sau:
Lời giải
Bảng 58.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục
Nguồn nước | Nguyên nhân gây ô nhiễm | Cách khắc phục |
Các sông, cống nước thải ở thành phố | Do dòng chảy bị tắc và do xả rác bẩn xuống sông | Khơi thông dòng chảy. Không đổ rác bẩn xuống sông. |
Các sông, kênh rạch ở nông thôn | Do dòng chảy bị tắc do rác thải, nước ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật | Khơi thông dòng chảy, không xả rác thải xuống nguồn nước. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. |
Biển | Rác thải từ hoạt động sản xuất, khinh doanh du lịch, tràn dầu | Không xả rác bừa bãi. Đảm bảo an toàn đường biển và an toàn khai thác dầu mỏ khí đốt. Du lịch an toàn, bảo vệ môi trường du lịch biển. |
b) Hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Nếu bị thiếu nước sẽ có tác hại gì?
Lời giải
Thiếu nước làm các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người bị đình trệ, thiếu nước tác động gây ô nhiễm môi trường
- Nêu hậu quả của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm:
Lời giải
Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm gây bệnh tật cho con người.
- Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước hay không? Tại sao?
Lời giải
Trồng rừng giúp bảo vệ tài nguyên nước vì rừng tham gia vào quy trình bổ sung nguồn nước cho mạch nước ngầm, hạn chế bốc hơi nước từ đất, làm không khí luôn trong lành, giúp vòng tuần hoàn nước luôn sạch và ổn định.
Bài tập 6 trang 137 VBT VBT Sinh học 9:
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nêu hậu quả của việc chặt phá rừng và đốt rừng:
b) Kể tên một số khu rừng nổi tiếng ở nước ta hiện đang được bảo vệ tốt. Theo em, chúng ta phải làm gì để bảo vệ các khu rừng đó?
Lời giải
a) Chặt phá rừng, đốt rừng làm mất đi nguồn tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên đất và nước, là nguyên nhân dẫn tới sạt lở, lũ lut, lũ quét,… ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.
b) Các khu rừng đang được bảo vệ tốt: Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Xuân Thủy, Rừng U Minh Thượng, U Minh Hạ,…
Biện pháp bảo vệ: Tăng cường công tác quản lí rừng một cách khoa học và chuyên nghiệp, bắt giữ các đối tượng phá hoại rừng, lưu giữ những điều kiện tự nhiên của rừng.
Bài tập 7 trang 137 VBT Sinh học 9:
Hãy nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu.
Lời giải
Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu: tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh, tài nguyên vĩnh cửu,…
Bài tập 8 trang 137 VBT Sinh học 9:
Điền từ hoặc cụm từ phù hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Tài nguyên thiên nhiên không phải là ………….., chúng ta cần phải sử dụng một cách …………… và ……………., vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tại nguyên của xã hội hiện tại và đảm bảo duy trì lâu dài …………………… cho các thế hệ mai sau.
Bảo vệ rừng và cây xanh trên Trái Đất sẽ có vai trò quan trọng trong việc …………………., …………………… và ………………………………………..
Lời giải
Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tại nguyên của xã hội hiện tại và đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
Bảo vệ rừng và cây xanh trên Trái Đất sẽ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và tài nguyên sinh vật khác.
Bài tập 9 trang 138 VBT Sinh học 9:
Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào?
Lời giải
Tài nguyên tái sinh: là những tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có cơ hội phát triển và phục hồi.
Tài nguyên không tái sinh: là tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
Bài tập 10 trang 138 VBT Sinh học 9:
Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Lời giải
Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, do đó cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí.
Bài tập 11 trang 138 VBT Sinh học 9:
Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch?
Lời giải
Nguồn năng lượng sạch là nguồn năng lượng khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường.
Bài tập 12 trang 138 VBT Sinh học 9:
Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác (như tài nguyên đất và nước)?
Lời giải
Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng sẽ góp phần bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên khác.
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021 Tải vềCâu hỏi thường gặp
Đánh giá độ hữu ích của bài viết
😓 Thất vọng🙁 Không hữu ích😐 Bình thường🙂 Hữu ích🤩 Rất hữu ích- Bộ 100 Đề thi Giữa kì, Cuối kì các Môn học mới nhất.
- Tuyển tập các khóa học hay nhất tại Toploigiai.
Xem thêm các bài cùng chuyên mục
- Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
- Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
- Bài 61: Luật bảo vệ môi trường
Tham khảo các bài học khác
- CHƯƠNG 1. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
- CHƯƠNG 2. HỆ SINH THÁI
- CHƯƠNG 3. CON NGƯỜI. DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
Website khóa học, bài giảng, tài liệu hay nhất
Email: [email protected]
SĐT: 0902 062 026
Địa chỉ: Số 6 ngách 432/18, đường Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Hỏi đáp
Về chúng tôi
Giáo viên tại Toploigiai
Báo chí nói về chúng tôi
Giải thưởng
Khóa học
Về chúng tôi
Giáo viên tại Toploigiai
Báo chí nói về chúng tôi
Giải thưởng
Khóa học
CÔNG TY TNHH TOP EDU
Số giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 0109850622, cấp ngày 09/11/2021, nơi cấp Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Group Hỏi bài - Nhận thưởng Tham Gia Nhóm Đặt câu hỏiTừ khóa » Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên Bảng 58.1
-
Bài 58: Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên
-
Bài 58: Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên
-
Giải Sinh 9 Bài 58: Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên
-
Bài 58: Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên
-
Sinh Học 9 Bài 58: Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên - HOC247
-
Giải Bài Tập Sinh Học 9 Bài 58. Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên
-
Bài 58: Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên - Tìm đáp án, Giải Bài
-
Bài 58. Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài 58. Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên | Giải Sinh 9 - TopLoigiai
-
Soạn Sinh Học 9 Bài 58 Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên
-
Sinh 9 Bài 58: Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên Ngắn Gọn
-
Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên | SGK Sinh Lớp 9 - Học Tốt
-
Giải Sinh Học 9 Bài 58: Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên
-
Lý Thuyết Sinh Học Lớp 9 Bài 58 - Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên