Giải Vở Bài Tập Hóa 8 Bài 10: Hóa Trị - Haylamdo

Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 10: Hóa trị ❮ Bài trước Bài sau ❯

Giải vở bài tập Hóa lớp 8 Bài 10: Hóa trị

Bài 10: Hóa trị

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Hóa lớp 8, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Hóa lớp 8 Bài 10: Hóa trị hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Hóa 8.

A - Học theo SGK

1. Lý thuyết

I. Hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào?

1. Cách xác định

Quy ước: Gán cho H hóa trị I

Nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hidro thì nó có hóa trị bấy nhiêu

Thí dụ:

HCl H2O NH3
Clo hóa trị I Oxi hóa trị II Nito hóa trị III

Hóa trị của oxi được xác định là hai đơn vị, nguyên tử nguyên tố khác có khả năng liên kết như O thì tính là hai đơn vị

Na2O CaO CO2

2Na liên kết với 1O

natri hóa trị I

1Ca liên kết với 1O

canxi hóa trị II

1C liên kết với 2O

cacbon hóa trị IV

Hóa trị của nhóm nguyên tử được xác định bằng cách xác định theo hóa trị của H và O

Thí dụ:

H2SO4 nước H2O
nhóm SO4 hóa trị II nhóm OH hóa trị I

2. Kết luận

Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

Hóa trị được xác định theo hóa trị của H được chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

II. Quy tắc hóa trị

1. Qui tắc

Trong hợp chất AxBy , gọi a, b là hóa trị của A, B, ta có : x. a = y. b

Thí dụ:

NH3 III. 1 = I. 3
CO2 IV. 1 = II. 2
Ca(OH)2 II. 1 = I. 2

Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia

2. Vận dụng

Theo qui tắc hóa trị

x/y = b/a

a) Tính hóa trị của một nguyên tố

Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)

Thí dụ: Tính hóa trị (a) của Fe trong hợp chất FeCl3, biết clo hóa trị I.

Theo qui tắc hóa trị: 1. a = 3. I rút ra a = III

b) Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị

Biết a và b thì tính được x, y để lập công thức hóa học

Thí dụ 1:

Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh hóa trị IV và oxi.

Công thức dạng chung: SxOy

Theo qui tắc hóa trị: x. VI = y. II

Chuyển thành tỉ lệ: x/y = II/VI = 1/2

Công thức hóa học của hợp chất: SO2

Thí dụ 2:

Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Natri hóa trị I và nhóm (SO4) hóa trị II.

Công thức dạng chung Nax(SO4)y

Theo qui tắc hóa trị thì: x. I = y. II

Chuyển thành tỉ lệ: x/y = II/I = 2/1

Công thức hóa học của hợp chất: Na2SO4

2. Bài tập

1. Trang 32 Vở bài tập Hóa học 8 :

a) Hóa trị của một nguyên tố (hay một nhóm nguyên tử ) là gì ?

b) Khi xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?

Lời giải

a) Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).

b) Khi xác định hóa trị lấy hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

2. Trang 32 Vở bài tập Hóa học 8 :Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây :

a) KH,H2S,CH4

b) FeO,Ag2O,NO2

Lời giải

a)

KH H2S CH4
K hóa trị I S hóa trị II C hóa trị IV

b)

FeO Ag2O NO2
Fe hóa trị II Ag hóa trị I N hóa trị IV

3. Trang 32 Vở bài tập Hóa học 8 :

a) Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu trên làm thí dụ.

b) Biết công thức hóa học K2SO4, trong đó K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II. Hãy chỉ ra công thức hóa học trên là công thức phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.

Lời giải

a) Quy tắc hóa trị đối với hợp chất chứa hai nguyên tố: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Thí dụ:

Trong Ag2O, Ag có chỉ số là 2, hóa trị là I; O có chỉ số là 1, hóa trị là II. Ta có: 2.I = 1.II

b) Công thức hóa học K2SO4 phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị vì: I.2 = II.1

4. (Trang 32 Vở bài tập Hóa học 8)

a) Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết Cl hóa trị I:

ZnCl2, CuCl, AlCl3.

b) Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeSO4

Lời giải

a)

ZnCl2 CuCl AlCl3
Zn hóa trị II Cu hóa trị I Al hóa trị III

b) Tính hóa trị a của Fe trong hợp chất FeSO4

1.a = 1.II rút ra a = II

5. Trang 32 Vở bài tập Hóa học 8 :

a) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi hai nguyên tố sau:

P(III) và H; C(IV) và S(II); Fe(III) và O.

b) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:

Na(I) và (OH)(I) ; Cu(II) và (SO4)(II); Ca(II) và (NO3)(I).

Lời giải

a)

P(III) và H C(IV) và S(II) Fe(III) và O
Công thức dạng chung PxHy CxHy FexOy
Theo quy tắc hóa trị x.III = y.I x.IV = y.II x.III = y.II
Chuyển thành tỉ lệ x/y = I/III x/y = II/IV x/y = II/III
Công thức hóa học PH3 CS2 Fe2O3

b)

Na(I) và (OH)(I) Cu(II) và (SO4)(II) Ca(II) và (NO3)(I)
Công thức dạng chung Nax(OH)y Cux(SO4)y Cax(NO3)y
Theo quy tắc hóa trị x.I = y.I x.II = y.II x.II = y.I
Chuyển thành tỉ lệ x/y = I/I x/y = II/II x/y = I/II
Công thức hóa học NaOH CuSO4 Ca(NO3)2

6. Trang 33 Vở bài tập Hóa học 8 : Một số công thức hoá học viết như sau:

MgCl, KO, CaCl2, NaCO3.

Cho biết: Cl, K, Na có hóa trị I; Mg, Ca nhóm (CO3) có hóa trị II. Hãy chỉ ra những công thức hóa học viết sai và sửa lại cho đúng.

Lời giải

Kiểm tra quy tắc hóa trị Kết luận Sửa lại
MgCl 1.II = 1.I Sai 1.II = 2.I MgCl2
KO 1.I = 1.II Sai 2.I = 1.II K2O
CaCl2 1.II = 2.I Đúng
NaCO3 1.I = 1.II Sai 2.I = 1.II Na2CO3

7. Trang 33 Vở bài tập Hóa học 8 : Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ trong số các công thức cho sau đây :

NO, N2O3, N2O, NO2.

Tính hóa trị a của N
NO a = (1.II)/1 = II
N2O3 a = (3.II)/2 = III
N2O a = (1.II)/2 = I
NO2 a = (2.II)/1 = IV

Vậy công thức hóa học phù hợp là NO2

8. Trang 33 Vở bài tập Hóa học 8 :

a) Tìm hóa trị của Ba và nhóm (PO4) trong bảng 1 và bảng 2 ( trang 42, 43).

b) Hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức cho sau đây :

A. BaPO4

B. BaPO24

C. Ba3PO4

D. Ba3(PO4)2

Lời giải

a) Hóa trị của Ba là II, nhóm (PO4) là III

b) Công thức hóa học đúng là Ba3(PO4)2 vì theo quy tắc hóa trị 3.II = 2.III

B - Giải bài tập

10.1. Trang 34 Vở bài tập Hóa học 8 : Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp

"Hoá trị là con số biểu thị ………. của …… nguyên tố này (hay …… ) với …. Nguyên tố khác. Hoá trị của một ….. (hay …. ) được xác định theo …. của H chọn làm đơn vị và ……… của O là hai đơn vị".

Lời giải

Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này (hay nhóm nguyên tử) với nguyên tử nguyên tố khác. Hoá trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) được xác định theo hoá trị của H chọn làm đơn vị và hoá trị của O là hai đơn vị.

10.6. (Trang 34 Vở bài tập Hóa học 8) : Lập công thức hoá học của những hợp chất hai nguvên tố như sau :

P(III) và H ; P(V) và O ; Fe(III) và Br(I) ; Ca và N(III).

Lời giải

P(III) và H P(V) và O) Fe(III) và Br(I) Ca và N(III))
Công thức dạng chung PxHy PxOy FexBry CaxNy
Theo quy tắc hóa trị x.III = y.I x.V = y.II x.III = y.I x.II = y.III
Chuyển thành tỉ lệ x/y = I/III x/y = II/V x/y = I/III x/y = III/II
Công thức hóa học PH3 P2O5 FeBr3 Ca3N2

10.7. Trang 34 Vở bài tập Hóa học 8 : Lập công thức hoá học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử như sau :

Ba và nhóm (OH); Al và nhóm (NO3);

Cu(II) và nhóm (CO3); Na và nhóm (PO4)(III)

Ba và nhóm (OH) Al và nhóm (NO3) Cu(II) và nhóm (CO3) Na và nhóm (PO4)(III)
Công thức dạng chung Bax(OH)y Alx(NO3)y Cux(CO3)y Nax(PO4)y
Theo quy tắc hóa trị x.II = y.I x.III = y.I x.II = y.II x.I = y.III
Chuyển thành tỉ lệ x/y = I/II x/y = I/III x/y = II/II x/y = III/I
Công thức hóa học Ba(OH)2 Al(NO3)3 CuCO3 Na3(PO4)

10.8. Trang 34 Vở bài tập Hóa học 8 :

a) Biết Cr (crom) có hai hoá trị thường gặp là II và III, hãy chọn những công thức hoá học đúng trong số các công thức cho sau đây : b) Tính phân tử khối của những chất biểu diễn bởi công thức hoá học đúng

(1) CrSO4 ;

(2) Cr2SO4 ;

(3) CrO ;

(4) CrO2 ;

(5) Cr(SO4)2 ;

(6) Cr2(SO4)3 ;

(7) Cr2O ;

(8) Cr2O3 ;

b) Tính phân tử khối của những chất biểu diễn bởi công thức hoá học đúng

Lời giải

a) Những công thức hoá học đúng :

Cr hoá trị II : CrSO4, CrO.

Cr hoá trị III : Cr2(SO4)3, Cr2O3.

b) Phân tử khối của những chất biểu diễn bởi các công thức hoá học này :

CrSO4 = 52 + 32 + 4 .16 = 148 (đvC),

CrO = 52 + 16 = 68 (đvC).

Cr2(SO4)3 = 2.52 + 3(32 + 4.16) = 392 (đvC),

Cr2O3 = 2.52 + 3.16 = 152 (đvC).

Từ khóa » Giải Bài Tập Sgk Hóa 8 Bài 10