Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn 8 Hay Nhất - Haylamdo

Vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 - Giải vở bài tập Ngữ Văn 8 hay nhất ❮ Bài trước Bài sau ❯

Vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 - Giải vở bài tập Ngữ Văn 8 hay nhất

Loạt bài Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 hay nhất được biên soạn bám sát nội dung vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 giúp bạn học tốt môn Ngữ Văn 8 hơn.

Vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 - Giải vở bài tập Ngữ Văn 8 hay nhất

VBT Ngữ Văn 8 Tập 1

Bài 1

  • Tôi đi học
  • Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
  • Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Bài 2

  • Trong lòng mẹ
  • Trường từ vựng
  • Bố cục của văn bản

Bài 3

  • Tức nước vỡ bờ
  • Xây dựng đoạn văn trong văn bản
  • Viết bài tập làm văn số 1

Bài 4

  • Lão Hạc
  • Từ tượng hình, từ tượng thanh
  • Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Bài 5

  • Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
  • Tóm tắt văn bản tự sự. Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
  • Trả bài tập làm văn số 1

Bài 6

  • Cô bé bán diêm
  • Trợ từ, thán từ
  • Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Bài 7

  • Đánh nhau với cối xay gió
  • Tình thái từ
  • Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Bài 8

  • Chiếc lá cuối cùng
  • Chương trình địa phương (phần tiếng việt)
  • Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Bài 9

  • Hai cây phong
  • Nói quá
  • Viết bài tập làm văn số 2

Bài 10

  • Ôn tập truyện kí Việt Nam
  • Thông tin về ngày trái đất năm 2000
  • Nói giảm nói tránh
  • Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Bài 11

  • Câu ghép
  • Trả bài tập làm văn số 2
  • Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Bài 12

  • Ôn dịch thuốc lá
  • Câu ghép (tiếp theo)
  • Phương pháp thuyết minh

Bài 13

  • Bài toán dân số
  • Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
  • Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Bài 14

  • Chương trình địa phương (phần Văn - Kì 1)
  • Dấu ngoặc kép
  • Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng
  • Viết bài tập làm văn số 3

Bài 15

  • Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
  • Đập đá ở Côn Lôn
  • Ôn luyện về dấu câu
  • Thuyết minh về một thể loại văn học

Bài 16

  • Muốn làm thằng cuội
  • Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt
  • Trả bài tập làm văn số 3

Bài 17

  • Hai chữ nước nhà
  • Làm thơ bảy chữ
  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1

VBT Ngữ Văn 8 Tập 2

Bài 18

  • Nhớ rừng
  • Ông đồ
  • Câu nghi vấn
  • Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Bài 19

  • Quê hương
  • Khi con tu hú
  • Câu nghi vấn (tiếp theo)
  • Thuyết minh về một phương pháp cách làm

Bài 20

  • Tức cảnh Pắc Bó
  • Câu cầu khiến
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
  • Ôn tập về văn bản thuyết minh

Bài 21

  • Ngắm trăng
  • Đi đường (Tẩu lộ)
  • Câu cảm thán
  • Câu trần thuật
  • Viết bài tập làm văn số 5

Bài 22

  • Thiên đô chiếu
  • Câu phủ định
  • Chương trình địa phương (phần văn)

Bài 23

  • Hịch tướng sĩ
  • Hành động nói
  • Trả bài tập làm văn số 5

Bài 24

  • Nước Đại Việt ta
  • Hành động nói tiếp theo
  • Ôn tập về luận điểm

Bài 25

  • Bàn về phép học
  • Viết đoạn văn trình bày luận điểm
  • Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
  • Viết bài tập làm văn số 6

Bài 26

  • Thuế máu
  • Hội thoại
  • Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Bài 27

  • Đi bộ ngao du
  • Hội thoại (tiếp theo)
  • Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

Bài 28

  • Kiểm tra Văn
  • Lựa chọn trật tự từ trong câu
  • Trả bài tập làm văn số 6
  • Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Bài 29

  • Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục
  • Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu
  • Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Bài 30

  • Chương trình địa phương (phần văn)
  • Chữa lỗi diễn đạt
  • Viết bài tập làm văn số 7

Bài 31

  • Tổng kết phần văn
  • Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt
  • Văn bản tường trình
  • Luyện tập về văn bản tường trình

Bài 32

  • Trả bài kiểm tra Văn
  • Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (tiếp theo)
  • Trả bài tập làm văn số 7
  • Văn bản thông báo

Bài 33

  • Tổng kết phần văn (tiếp theo)
  • Chương trình địa phương (phần tiếng việt)
  • Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Bài 34

  • Tổng kết phần văn (tiếp theo)
  • Luyện tập làm văn bản thông báo
  • Ôn tập phần làm văn

Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Tôi đi học

Câu 1 (trang 9 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?

Trả lời:

a. Những điều gợi cảm xúc cho nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên là:

- Thời gian: Cuối thu

- Không gian: Lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc

b. Những kỉ niệm về buổi tựu trường được nhà văn diễn tả theo trình tự thời gian:

- Từ hiện tại, nhìn cảnh sắc mùa thu và hình ảnh các em nhỏ rụt rè trong buổi tựu trường đầu tiên nhớ về quá khứ.

- Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về kỉ niệm cùng mẹ trên con đường tới trường

- Nhân vật “tôi nhớ lại những ấn tượng về ngôi trường mới trong ngày khai giảng.

- Diễn biến cảm xúc từ lo âu, hồi hộp đến thân thuộc của “tôi” khi bước chân vào lớp học.

Câu 2: Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên đã được miêu tả chân thực và gợi cảm như thế nào?

Trả lời:

a. Điền vào bảng:

Thời điểm Không gian Cử chỉ, hành động Tâm trạng
1 Buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh, trên con đường làng dài và hẹp Nắm tay mẹ Thấy trong lòng có sự thay đổi lớn, thấy trang trọng đứng đắn trong bộ quần áo mới
2 Sân trường làng Mĩ Lí Ngắm nhìn ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm, nhìn các cậu học trò mới như mình Lo sợ vẩn vơ, Bỡ ngỡ, chơ vơ
3 Trước hiên lớp Nghe ông Đốc gọi tên, dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở Giật mình, lúng túng, nặng nề
4 Bước vào lớp học Nhìn bàn ghế, nhìn các bạn trong lớp Cảm thấy quen thuộc, quyến luyến.

b. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả: Cách miêu tả tâm lí nhân vật rất tự nhiên, chân thực. Diễn biến cảm xúc có sự thay đổi linh hoạt, phong phú, gắn với tâm lí của nhiều người khiến người người đọc dễ dàng đồng cảm.

Câu 3 (trang 9 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (các phụ huynh, ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới) đối với các em bé lần đầu đi học.

Trả lời:

a. Thái độ cử chỉ của những người xung quanh:

- Người mẹ và các phụ huynh: Chuẩn bị quần áo, đồ dùng học tập chu đáo cho con, cùng con tới trường, ở bên động viên, vỗ về con, lưu luyến nhìn con bước vào lớp.

- Ông đốc: Gọi học sinh mới vào lớp, hiền từ bảo ban, căn dặn, cảm thông, nhẫn nại.

- Thầy giáo: Tươi cười đón chào học sinh.

b. Nhận xét: Thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc đặc biệt đối với con em của mình.

Câu 4 (trang 9 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.

Trả lời:

a. Những hình ảnh so sánh:

(1) “Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

(2) “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang” (3) “Trước mắt tôi sân trường làng Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, oai nghiêm... đình làng Hòa Ấp”.

(4) “Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ...còn ngập ngừng e sợ”

(5) “Họ thèm vụng và ước ao thầm... phải rụt rè trong cảnh lạ”

b. Giá trị nghệ thuật:

+ Trong việc kể chuyện: Làm cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn hơn.

+ Trong việc miêu tả nhân vật: Nhấn mạnh và sinh động hóa những dòng cảm xúc của nhân vật “tôi: Những cảm nhận trong sáng, hồn nhiên trong ngày đầu đi học, nhận thức về sự khôn lớn, tự lập thoáng xuất hiện, cảm nhận rõ ràng vẻ đẹp, sự oai nghiêm của ngôi trường, cảm xúc ngỡ ngàng và cả những khao khát vươn xa của học trò.

Câu 5: Qua truyện ngắn “Tôi đi học” em cảm nhận được điều gì về ngòi bút trữ tình tha thiết, êm dịu và sâu lắng của Thanh Tịnh:

Trả lời:

“Tôi đi học” là một truyện ngắn đầy chất thơ thể hiện được toàn bộ nét đặc sắc trong ngòi bút trữ tình êm dịu sâu lắng của Thanh Tịnh:

- Tình huống truyện: Từ khung cảnh mùa thu và hình ảnh những đứa trẻ lần đầu tới trường mà nhớ về ngày đầu tiên đi học. Tình huống tự nhiên, gần gũi dễ chạm tới lòng người.

- Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế dễ gợi những tình cảm, cảm xúc

- Dòng cảm xúc tự nhiên, chân thực. Ai ai cũng có kí ức về ngày đầu tiên tới trường vì thế dòng cảm xúc dễ lan tỏa từ nhân vật đến người đọc

- Phương thức biểu đạt cảm xúc: Qua hồi ức của một cậu bé hồn nhiên đem lại những cảm xúc trong trẻo, dễ thương

- Lối văn biểu cảm xen lẫn miêu tả, tự sự khiến cho câu chuyện vừa tự nhiên, sinh động vừa giàu cảm xúc.

Câu 6: Đọc truyện ngắn này, điều gì làm em xúc động và thích thú nhất? Hãy trình bày cảm nghĩ của mình.

Trả lời:

Gấp lại truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh điều khiến em xúc động và thích thú nhất là khoảnh khắc các bạn học trò ngập ngừng, lo sợ trước khi vào lớp học. Đứng trước một môi trường mới hoàn toàn xa lạ, tâm trạng bỡ ngỡ rụt rè là điều hoàn toàn dễ hiểu. Hình ảnh những chú bé hồn nhiên ngây thơ giật mình, lúng túng khi được ông Đốc gọi tên vào lớp vừa đáng yêu vừa đáng nhớ. Đặc biệt giây phút cậu bé gục vào lòng mẹ nức nở khóc khiến em vô cùng cảm động. Chi tiết đó vừa tự nhiên, chân thực lại tinh tế nhẹ nhàng nên đã chạm tới cảm thức đồng cảm, mến thương cho người đọc.

Câu 7: Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng đầu tiên.

Trả lời:

Trong cuộc đời của mỗi người, có ai mấy ai chưa từng trải qua những khoảnh khắc hồi hộp mừng vui nhưng đầy ngập ngừng lo lắng của buổi khai trường đầu tiên. Với tôi giờ đây, tuy đã khôn lớn trưởng thành nhưng kí ức về ngày đầu đến trường vẫn luôn in sâu trong lòng.

Tôi còn nhớ ngày ấy, từ đêm hôm trước ngày khai trường cảm giác âu lo, hồi hộp đã xuất hiện trong lòng. Tôi trằn trọc mãi không ngủ được với bao suy nghĩ vẩn vơ trong đầu. Sáng hôm sau tôi dậy thật sớm để chuẩn bị, khoác lên mình chiếc áo trắng mới tinh thơm tôi thấy mình thật khôn lớn. Rồi trên chiếc xe đạp cũ, mẹ đèo tôi đến trường. Suốt cả quãng đường, tôi ngẩn ngơ, miên man suy nghĩ về buổi lễ khai trường sắp diễn ra đây. Dừng lại trước cổng trường, tôi choáng ngợp trước sự khang trang và rộng lớn của nơi đây. Ngôi trường năm tầng khang trang được sơn màu vàng nổi bật, cờ hoa được treo rực rỡ khắp khuôn viên trường để chào đón năm học mới. Thế nhưng, ngay khoảnh khắc đó bỗng cảm thấy lạc lõng bởi thầy cô, bạn bè ai ai cũng mới lạ. Rời vòng tay mẹ, tôi òa khóc vì cảm giác tủi thân xen lẫn sự lo lắng. Được mẹ động viên vỗ về, tôi mạnh dạn bước vào trường, cảm giác như vừa đặt chân vào một thế giới mới, thế giới mà sau này tôi biết được đó chínhlà ngôi nhà thứ hai của mình. Được phân lớp từ trước nên tôi tìm đến khu vực xếp hàng của lớp mình. Cô giáo chủ nhiệm chào đón tôi bằng một nụ cười thật rạng rỡ, cô ân cần hỏi han tôi và dẫn tôi vào vị trí ngồi của mình. Tôi bắt đầu dần cảm nhận được sự thân quen ở nơi đây. Tôi cởi mở hơn với bạn bè và chúng tôi bắt đầu có những câu chuyện chung trong ngày khai giảng. Tùng! Tùng! Tùng!... Những hồi trống vang lên đầy trang trọng trong buổi lễ khai trường nhắc nhở chúng tôi một năm học mới đã bắt đầu. Kết thúc buổi lễ khai giảng, lòng tôi tràn đầy niềm vui, phấn khởi khi ấy tôi còn nhớ như in mình đã thầm ước hi vọng bản thân sẽ có thật nhiều kỉ niệm đẹp nơi đây. Và sau bao năm tôi nhận ra ước mơ của tôi ngày ấy đã trở thành hiện thực.

Dòng đời dài rộng, mỗi người sẽ ghi dấu trong mình những mảng kí ức riêng, còn với riêng tôi những cảm xúc về ngày khai trường đầu tiên mãi in dấu trong lòng tôi.

Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Câu 1 (Bài tập 1 trang 10 - 11 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa của từ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây (theo mẫu sơ đồ trong bài học):

a. Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, sơ mi.

b. Vũ khí, súng, bom, súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi

Trả lời:

a)

Giải vở bài tập Ngữ Văn 8 | Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8

b)

Giải vở bài tập Ngữ Văn 8 | Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8

Câu 2 (Bài tập 2 trang 11 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Tìm những từ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:

a. Xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than

b. Hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc

c. Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán

d. Liếc, ngắm, nhòm, ngõ

e. Đấm, đá, thụi, bịch, tát

Trả lời:

Từ ngữ có nghĩa rộng Nhóm từ ngữ
Khí đốt Xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than
Nghệ thuật Hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc
Ẩm thực Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán
Nhìn Liếc, ngắm, nhòm, ngó
Đánh nhau Đấm, đá, thụi, bịch, tát

Câu 3 (Bài tập 4 trang 11 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau đây:

a. Thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, pê-ne-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào

b. Giáo viên: Thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ

c. Bút: Bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông

d. Hoa: Hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược.

Trả lời:

Từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ Nhóm từ ngữ
Thuốc lào Thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, pê-ne-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào
Thủ quỹ Giáo viên: Thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ
Bút điện Bút: Bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông.
Hoa tai Hoa:Hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược

Câu 4: Cho các nhóm từ ngữ sau đây:

a. Đầu, mắt, mũi, miệng, tai, cằm

b. Rau, rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải

c. Gia đình, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị

d. Áo, tay áo, cổ áo, vai áo, cúc áo.

Trong nhóm từ ngữ nào giữa các từ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp”? Vì sao?

Trả lời:

a. Nhóm từ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp” đánh dấu cộng, nhóm từ ngữ không có quan hệ đó đánh dấu trừ:

Các nhóm từ ngữ Nhóm từ ngữ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp”
a. Đầu, mắt, mũi, miệng, tai, cằm -
b. Rau, rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải +
c. Gia đình, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị +
d. Áo, tay áo, cổ áo, vai áo, cúc áo. -

b. Giải thích lí do: Bởi những nhóm từ b, c có quan hệ giữa từ ngữ chỉ loại và từ chỉ tiểu loại của loại đó:

- Rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải đều là tiểu loại của rau

- Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị đều là tiểu loại của gia đình.

Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Câu 1 (Bài tập 1 trang 13 -14 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Phân tích tính thống nhất về chủ đề củ văn bản “Rừng cọ quê tôi” theo những yêu cầu nêu ở dưới.

a. Cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào và vấn đề gì? Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự nào? Theo em có thể thay đổi trình tự sắp xếp này không? Vì sao?

b. Nêu chủ đề của văn bản.

c. Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó.

d. Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề đó.

Trả lời:

a. Văn bản trên viết về đối tượng: Rừng cọ

- Vấn đề được nói tới là: Mối quan hệ mật thiết, gắn bó sâu sắc giữa cuộc sống của con người sông Thao và rừng cọ quê hương.

- Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự như sau:

+ Phần đầu: Giới thiệu đời sống tự nhiên của cây cọ.

+ Phần sau: Sự gắn bó của cây cọ với cuộc sống và sinh hoạt của con người.

+ Phần cuối: Tình cảm của con người sống Thao với rừng cọ quê hương

- Theo em, không thể thay đổi trình tự sắp xếp này bởi vì các ý đã được sắp xếp mạch lạc, liên tục có quan hệ gắn kết với nhau,

b. Chủ đề của văn bản: Rừng cọ và tình yêu, sự gắn bó của con người sông Thao với rừng cọ quê hương.

c. Chủ đề này được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống người dân:

+ Khi miêu tả rừng cọ, tác giả chú ý những nét đẹp nhất, đặc trưng nổi bật nhất của nó để ca ngợi

+ Nói về cuộc sống, sinh hoạt của người dân rừng cọ luôn luôn xuất hiện, gắn bó mật thiết, từ ngôi trường, con đường đến lớp chiếc chổi, chiếc nón, món ăn đề có sự hiện diện của cây cọ.

d. Các từ ngữ, các câu thể hiện chủ đề của văn bản:

- “Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng”

- “Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình”

Câu 2: Phân tích tính thống nhất trong văn bản sau:

Văn bản 1: Bài thơ “bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.

Chủ đề của văn bản “Bánh trôi nước” là gì? Từng câu thơ thể hiện đặc điểm của đối tượng như thế nào, toát lên ý nghĩa ẩn dụ ra sao? Các từ ngữ được sử dụng có liên quan như thế nào đến nhan đề và chủ đề của bài thơ.

Trả lời:

a. Chủ đề của bài “bánh trôi nước” đó là: Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

b. Từng câu thơ thể hiện đặc điểm của đối tượng, ý nghĩa ẩn dụ:

- “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”: Từ hình ảnh thực của chiếc bánh trôi để nói về vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ

- “Bảy nổi ba chìm với nước non”: Từ cách luộc chín bánh nói về số phận nổi trôi lênh đênh, bấp bênh của người phụ nữ.

- “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”: Qua cách nặn bánh thể hiện cuộc đời không được tự chủ, tự lập của người phụ nữ.

- “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Từ vị ngon của bánh để nói về vẻ đẹp bên trong thủy chung, son sắt của người phụ nữ

c. Các từ ngữ được dùng ngoài nghĩa thực miêu tả về chiếc bánh trôi còn mang ý nghĩa tượng trưng có mối liên hệ, liên tưởng đến vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ

Văn bản 2: Hoa tháng tư (Lê Thị Luyến, báo văn học tuổi trẻ tháng 4-2008)

Văn bản trên viết về đối tượng nào? Đối tượng được trình bày theo trình tự nào? (không gian, thời gian,..) Hệ thống từ ngữ được sử dụng lặp đi lặp lại ở nhan đề, câu mở đầu và câu kết thúc văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

a. Văn bản viết về đối tượng: Hoa tháng tư – Hoa loa kèn

b. Đối tượng được trình bày theo trình tự: Thời gian (tháng tư, buổi sáng đi làm, buổi tối về nhà, buổi sớm thức dậy), không gian (Vẻ đẹp của hoa loa kèn được miêu tả ở nhiều không gian khác nhau: dọc đường Xuân Thủy, trong nhà, ngoài vườn)

c. Hệ thống từ ngữ được sử dụng lặp đi lặp lại ở nhan đề, câu mở đầu và câu kết thúc văn bản có tác dụng: Nhấn mạnh thời điểm hoa loa kèn vùa mùa, đó là lúc hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất.

Câu 3 (Bài tập 2 trang 14 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Một bạn dự định viết những ý sau trong bài văn chứng minh luận điểm “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc”:

a) Văn chương làm cho những hiểu biết của ta về quê hương đất nước thêm phong phú, sâu sắc.

b) Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện.

c) Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, về truyền thống tốt đẹo của ông cha ta.

d) Văn chương giúp ta yêu cuộc sống, yêu cái đẹp.

e) Văn chương nung nấu trong ta lòng căm thù bọn giặc cướp nước, bọn bán nước và hun đúc ý chí quyết tâm hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Hãy trao đổi theo nhóm xem ý nào sẽ làm cho bài viết lạc đề.

Trả lời:

Ý có khả năng làm cho bài viết bị lạc đề đó là: b, d, vì hai ý này không tập trung để làm sáng rõ chủ đề nêu trong luận điểm.

Câu 4: Các đoạn văn dưới đây có mắc lỗi trong triển khai chủ đề không, nếu có hãy chữa lại cho đúng.

a. Nước ta có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Ở Hà Nội có lăng Bác Hồ, có chùa Một Cột. Ở Huế có lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn. Ở thành phố Hồ Chí Minh có bến cảng Nhà Rồng nơi Bác Hồ rời nước ra đi tìm đường cứu nước.

b. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng, hào kiệt thời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọn cờ hồng khởi nghĩa đánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân rút chạy về nước. Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Trả lời:

a. Lỗi của đoạn văn a: Câu chủ đề của đoạn văn nói đến hai nội dung là di tích lịch và danh lam thắng nhưng các câu sau mới chỉ đề cập đến di tích lịch sử mà chưa nói đến danh lam thắng cảnh.

- Sửa lại đoạn văn a: Nước ta có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Hà Nội có lăng Bác Hồ, có chùa Một Cột. Ở Huế có lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn. Ở thành phố Hồ Chí Minh có bến cảng Nhà Rồng nơi Bác Hồ rời nước ra đi tìm đường cứu nước. Ở Quảng Ninh, quần thể Vịnh Hạ Long được công nhận là một trong bảy kì quan thiên nhiên, thế giới. Thời gian gần đây, Tràng An – Ninh Bình là một danh lam thắng cảnh được rất nhiều khách du lịch quan tâm.

b. Lỗi của đoạn văn b: Nói về lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng, oanh liệt của dân tộc mà chỉ có một dẫn chứng chứng minh

- Sửa lại đoạn văn b: Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng, hào kiệt thời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọn cờ hồng khởi nghĩa đánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân rút chạy về nước. Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn, Ngô Quyền lãnh đạo quân dân đánh bại quân Nam Hán trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử, trước sự chiến đấu quả cảm, quyết liệt của quân ta, quá nửa quân Nam Hán chết đuối, Lưu Hoằng Tháo – hoàng tử của nước Nam Hán bị tử trận trong tay Ngô Quyền. Sau này, đến thời nhà Trần, Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo quân dân với hào khí Đông A, khí thế sát thát ba lần chiến đấu anh dũng và quả cảm với kẻ thù rất mạnh đó là quân Mông-Nguyên, khiến quân giặc tâm phục khẩu phục mà về nước.

Câu 5 (Bài tập 3 trang 14 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn triển khai những ý sau.

a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

b) Con đường đến trường trở nên lạ.

c) Mẹ nắm tay dẫn đến trường.

d) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự.

e) Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn.

g) Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp.

h) Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò.

Hãy thảo luận cùng bạn để bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý thật sát với yêu cầu của đề bài.

Trả lời:

Có thể bố sung điều chỉnh lại như sau:

a. Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

b. Con đường tới trường hằng ngày vẫn thường qua nhưng sao hôm nay thấy lạ quá.

c. Mẹ nắm chặt tay bước đi trên con đường ấy

d. Muốn cố gắng tự mang sách vở như một học trò thực sự.

e. Cảm thấy ngôi trường đã từng qua lại nhiều lần cũng có nhiều biển đổi.

g. Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới.

...............................

...............................

...............................

Từ khóa » Nhớ Rừng Vbt Văn 8