GIẢI VỞ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 TẬP 1 ... - Gia Sư Tâm Tài Đức

3.8/5 - (12 bình chọn)

Mục Lục

Toggle
  • Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 95 – Chính tả
  • Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 96, 97 – Luyện từ và câu
  • Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 97, 98, 99 – Tập làm văn
  • Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 99, 100, 101, 102 – Luyện từ và câu
  • Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 103, 104 – Tập làm văn

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 95 – Chính tả

1, Điền vào chỗ trống :

a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x

Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh ….. bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong ….. xúm ….. lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu ….. lá cây, cái mũ có ngôi ….., khẩu ….. đen bóng và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu : “….. nhỉ ?” Cứ như là nó ….. để anh lính cười với bạn nó quá lâu.

b) Tiếng có vần ât hoặc âc

Trời vẫn còn ….. phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét. ….. dính vào đế dép, ….. chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt ….. lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến ….. nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua ….. tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó, ….. từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, ….. bổng tôi qua các ….. thềm.

Trả lời:

a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x

Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh xắn bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong xóm xúm xít lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu xanh lá cây, cái mũ có ngôi sao, khẩu súng đen bóng và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu : “xinh nhỉ ?” Cứ như là nó sợ để anh lính cười với bạn nó quá lâu.

b) Tiếng có vần ât hoặc âc

Trời vẫn còn lất phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét. Đất dính vào đế dép, nhấc chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt bật lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến rất nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua bậc tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó, lật từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, nhấc bổng tôi qua các bậc thềm.

2, Tìm các tính từ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.M: sung sướng, xấu,………….

b) Chứa tiếng có vần âc hoặc ât.M: lấc láo, chân thật,……………….

Trả lời:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.M: sung sướng, xấu, siêng năng, xấu hổ, sáng sủa, sảng khoái, xum xuê, xanh biếc, xa xôi…

b) Chứa tiếng có vần âc hoặc ât.M: lấc láo, chân thật, bật lửa, lật đật, vất vả, xấc xược, lất phất,…

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 96, 97 – Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI

1, Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây :

a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.

b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.

c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.

d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.

Trả lời:

a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục: Ai hăng hái và khỏe nhất ở bến cảng ?

b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ: Trước giờ học, em thường làm gì ?

c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui: Bến cảng như thế nào ?

d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê: Bọn trẻ trong xóm hay thả diều ở đâu ?

2, Đặt câu hỏi với từ sau : ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.

Trả lời:

ai : Ai học giỏi nhất lớp ? / Ai cao nhất lớp ?

cái gì : Cái gì dùng để quét nhà ? / Cái gì để ngồi ?

làm gì : Hôm nay, bạn đã làm gì ở nhà ?/ Mỗi tối, trước khi đi ngủ bạn thường làm gì ?

thế nào : Tinh hình học tập của bạn thế nào ?

vì sao : Vì sao hôm nay bạn đi học trễ ?/ Vì sao bạn không làm bài tập ?

bao giờ : Bao giờ mẹ đi công tác về hở ba ?/ Bao giờ ông ngoại lên thăm nhà ta ?

ở đâu : Nhà hàng ở đâu ?/ Nhà thiếu nhi Thành phố ở đâu ?

3, Tìm các từ nghi vấn trong những câu hỏi dưới đây (bằng cách gạch dưới các từ này):

a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ?

b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không ?

c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?

Trả lời:

a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ?

b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không ?

c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?

4, Với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được, đặt một câu hỏi.

Trả lời:

a) Có phải hôm ấy bạn đợi tôi rất lâu không ?

Có phải bạn Hoa hát rất hay không ?

b) Bạn Thuận hay giúp đỡ bạn bè phải không ?

c) Bút màu của bạn hết mực rồi à ?

5, Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi ? Ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:

Trả lời:

x Tôi không biết bạn có thích chơi diều không ?

x Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất ?

x Thử xem ai khéo tay hơn nào ?

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 97, 98, 99 – Tập làm văn

THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ ?

I – Nhận xét

1, Đoạn văn sau miêu tả những sự vật nào ?

   Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trống, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.

Sự vật được miêu tả:……………………..

Trả lời:

Sự vật được miêu tả :

– cây sòi

– cây cơm nguội

– một lạch nước

2, Viết vào bảng những điều em hình dung được về các sự vật trên theo lời miêu tả :

TT Tên sự vật Hình dáng Màu sắc Chuyển động Tiếng động
1 cây sòi cao lớn lá đỏ chói lọi lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ  
2          
3          

Trả lời:

TT Tên sự vật Hình dáng Màu sắc Chuyển động Tiếng động
1 cây sòi cao lớn lá đỏ chói lọi lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ  
2 cây cơm nguội   màu vàng rực rỡ của lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng bập bùng
3 lạch nước     Trườn lên mấy tảng đã, luồn dưới mấy gốc cây Róc rách (chảy)

3, Qua những nét miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào ?

Sự vật Lời miêu tả Giác quan
     
cây cơm nguội lá màu vàng rực rỡ, rập rình lay động như những đốm lửa vàng đỏ bập bùng cháy. Thị giác (bằng mắt)
     

Trả lời:

Sự vật Lời miêu tả Giác quan
cây sòi cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ Thị giác (bằng mắt)
cây cơm nguội lá màu vàng rực rỡ, rập rình lay động như những đốm lửa vàng đỏ bập bùng cháy. Thị giác (bằng mắt)
lạch nước nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục. Thính giác (bằng tai), thị giác (bằng mắt)

II – Luyện tập

1, Tìm những câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung :

Trả lời:

– Đó là một chàng vệ sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son.

2, Đọc trích đoạn bài thơ Mưa (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 141), viết 1 – 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh đó:

Trả lời:

– Em thích hình ảnh sấm ghé xuống sân khanh khách cười khiến mọi người trong nhà giật nảy mình. Em tưởng như sấm vừa từ trời cao ghé xuống sân nhà, cất tiếng cười khanh khách.

– Em thích hình ảnh ngọn mùng tơi nhảy múa.

Gió thổi mạnh làm cây cối ngả nghiêng, ngọn mùng tơi trong vườn sau mẹ trồng sau nhà uốn thân mình như đang nhảy múa.

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 99, 100, 101, 102 – Luyện từ và câu

DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC

I – Nhận xét

1, Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung (chú ý những câu hỏi của ông Hòn Rấm), trả lời câu hỏi ở dưới.

Ông Hòn Rấm cười bảo :

– Sao chú mày nhát thế ? Đất có thể nung trong lửa kia mà ! Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:

– Nung ấy ạ ?

– Chứ sao ? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không ? Nếu không ? Chúng được dùng làm gì?

Câu hỏi Nó có được dùng để hỏi về điều chưa biết không ? Nếu không, nó được dùng làm gì ?
Sao chú mày nhát thế ?    
Chứ sao    

Trả lời:

Câu hỏi Nó có được dùng để hỏi về điều chưa biết không ? Nếu không, nó được dùng làm gì ?
Sao chú mày nhát thế ? Câu hỏi này không dùng hỏi điều chưa biết, vì trong câu hỏi đã có sự ngầm khẳng định. Câu hỏi này dùng để chê cu Đất.
Chứ sao Câu hỏi này không dùng để hỏi. Câu hỏi này dùng để khẳng định.

2, Ở Nhà văn hóa, trong lúc mọi người đang xem phim, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Một bác ngồi bên cạnh bảo : “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không ?”. Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì ?

Trả lời:

Câu hỏi này dùng để thể hiện sự yêu cầu.

II – Luyện tập

1, Các câu hỏi sau được dùng làm gì ?

Câu hỏi Dùng làm gì
a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo : “Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này.”  
b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc : “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ?”  
c) Chị tôi cười : “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ? ”  
d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe : “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ?”  

Trả lời:

Câu hỏi Dùng làm gì
a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo : “Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này.” Câu hỏi được dùng để thể hiện yêu cầu.
b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc : “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ?” Câu hỏi được dùng để thể hiện ý chê trách.
c) Chị tôi cười : “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ? ” Câu hỏi được dùng để chê.
d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe : “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ?” Câu hỏi được dùng để nhờ cậy giúp đỡ.

2, Câu phù hợp với các tình huống cho sau đây :

a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

Câu hỏi để yêu cầu: ………………………………………..

b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn

Câu hỏi tỏ ý khen : ………………………………………..

c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?

Câu hỏi tự trách mình : ………………………………………..

d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo : “Đá cầu là thích nhất” Bạn Nam lại nói : “Chơi bi thích hơn” Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng rất thú vị.

Câu hỏi để nêu ý kiến : ………………………………………..

Trả lời:

a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

Câu hỏi để yêu cầu: Này bạn, bạn có thể chờ đến hết giờ sinh hoạt chúng mình cùng nói chuyện được không ?

b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn

Câu hỏi tỏ ý khen : Chà, sao nhà bạn sạch sẽ và ngăn nắp quá vậy ?

c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?

Câu hỏi tự trách mình : Bài tập dễ vậy mà mình lại làm sai, sao mà mình bất cẩn quá vậy?

d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo : “Đá cầu là thích nhất” Bạn Nam lại nói : “Chơi bi thích hơn” Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng rất thú vị.

Câu hỏi để nêu ý kiến : Nhưng chơi diều cũng rất thích phải không?

3, Hãy nêu một vài tình huống dùng câu hỏi :

Dùng câu hỏi để làm gì ? Dùng trong những tình huống nào ?
a) Để tỏ thái độ khen, chê

M: – Em gái em học mẫu giáo mang về phiếu”Bé ngoan”. Em khen bé: “Sao bé ngoan thế nhỉ?”

b) Để khẳng định, phủ định

M: – Hè này em muốn đi học võ. Bạn em bảo: “Học võ làm gì? Học bơi không thiết thực hơn à?”

c) Để thể hiện yêu cầu, mong muốn

M: – Em trai em nghịch quá, khiến em không tập trung học bài được. Em bảo:”Em ra sân chơi cho chị học bài được không?”

Trả lời:

Dùng câu hỏi để làm gì ? Dùng trong những tình huống nào ?
a) Để tỏ thái độ khen, chê

M: – Em gái em học mẫu giáo mang về phiếu”Bé ngoan”. Em khen bé: “Sao bé ngoan thế nhỉ?”

– Em gái của em bê chén cơm nhưng vô ý làm đổ, mẹ em trách : “Sao mà sơ ý thế hả con?”

b) Để khẳng định, phủ định

M: – Hè này em muốn đi học võ. Bạn em bảo: “Học võ làm gì? Học bơi không thiết thực hơn à?”

– Em rủ bạn em cuối tuần đến sinh hoạt tại câu lạc bộ “Họa sĩ nhí” em hỏi bạn: ‘‘Bạn rảnh mà, đúng không ?”

c) Để thể hiện yêu cầu, mong muốn

M: – Em trai em nghịch quá, khiến em không tập trung học bài được. Em bảo:”Em ra sân chơi cho chị học bài được không?”

– Em mượn bạn quyển sách, em hỏi . “Cho mình mượn quyển sách được không ?

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 103, 104 – Tập làm văn

CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I – Nhận xét

1, Đọc bài văn Cái cối tân (Tiếng Việt 4, tập một, trang 143 – 144), trả lời các câu hỏi sau:

a) Bài văn tả cái gì?

b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?

PhầnTừ…đến…Nói điều gì?Giống cách mở bài, kết bài nào đã học
Mở bài
Kết bài

c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?

– Tả hình dáng:

+ Vành cối, áo cối

+ Hai tai cối

+ ………………………

– Tả công dụng:

+ Đổ thóc vào cối

+ …………………………

Trả lời:

a) Bài văn tả cái cối.

b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?

PhầnTừ…đến…Nói điều gì?Giống cách mở bài, kết bài nào đã học
Mở bàitừ Cái cối xinh xinh đến nhà trống.Nói lên sự xuất hiện của cái cối.Giống cách mở bài trực tiếp.
Kết bàitừ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi….Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà.Giống như cách kết bài mở rộng

c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?

– Tả hình dáng:

+ Vành cối, áo cối

+ Hai tai cối

+ Hàm răng cối

+ dăm cối, cần cối

+ cái chốt

+ cái dây thừng

⇒ Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.

– Tả công dụng:

+ Đổ thóc vào cối

+ xung quanh cối.

+ vành cối

+ tiếng cối phát ra khi xay

⇒ Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.

2, Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì ?

Trả lời:

Khi tả một đồ vật, trước hết, nên tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật được tả.

II – Luyện tập

Đọc phần thân bài của bài văn tả cái trống trường (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 145), thực hiện các yêu cầu sau :

a) Viết câu văn tả bao quát cái trống :

b) Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả

c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống:

Viết thêm phần mở bài

Viết thêm phần kết bài

Trả lời:

a) Viết câu văn tả bao quát cái trống : Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chê trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.

b) Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu .

c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống: – Hình dáng: Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng ; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

-Âm thanh : Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng ! Tùng ! Tùng báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng ! Cắc, tùng !” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh dược nghỉ.

+ Viết thêm phần mở bài: – Trực tiếp : Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.

– Gián tiếp: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.

+ Viết thêm phần kết bài: – Mở rộng: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.

– Không mở rộng : Thế là hết một ngày học, chúng tôi tạm biệt mái trường, tạm biệt anh trống, chúng tôi ra về.

✅ Giải vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐

Từ khóa » Cái Mỹ Có Một Anh Lính Thật đẹp