Giải Vở Bài Tập Vật Lí 8 Hay, Ngắn Nhất - Haylamdo
Có thể bạn quan tâm
Vở bài tập Vật Lí lớp 8 - Giải vở bài tập Vật Lí 8 hay, ngắn nhất
Tuyển tập các bài giải vở bài tập Vật Lí lớp 8 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 8 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Vật Lí lớp 8.
Chương 1: Cơ học
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 1: Chuyển động cơ học
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 2: Vận tốc
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 4: Biểu diễn lực
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 6: Lực ma sát
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 7: Áp suất
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 9: Áp suất khí quyển
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 12: Sự nổi
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 13: Công cơ học
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 15: Công suất
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 16: Cơ năng
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài tự kiểm tra 1
Chương 2: Nhiệt học
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 21: Nhiệt năng
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 22: Dẫn nhiệt
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 28: Động cơ nhiệt
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học
- Vở bài tập Vật Lí 8 Bài tự kiểm tra 2
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 1: Chuyển động cơ học
A - Học theo SGK
I - LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
Câu C1 trang 5 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Muốn nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời... đang chuyển động hay đứng yên cần dựa vào vật cố định nào đó được chọn làm mốc (có thể chọn cột điện bên đường, bên bờ sông).
Kết luận:
Vật chuyển động so với vật mốc khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian.
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác.
Câu C2 trang 5 VBT Vật Lí 8: Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó vật được chọn làm mốc.
Lời giải:
Chuyển động của các vật trong câu C1 là chuyển động cơ học, trong đó cột điện bên đường, bên bờ sông hay mặt trời là những vật là mốc.
Câu C3 trang 5 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi so với vật chọn làm mốc.
Tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
Ví dụ: ta nói chiếc xe ô tô đỗ trong bến xe là vật đứng yên nếu chọn bến xe là vật làm mốc.
II - TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN. VẬT MỐC
Câu C4 trang 6 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.
Câu C5 trang 6 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
So với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu là không thay đổi.
Câu C6 trang 6 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Một vật có thể là chuyển động cơ học so với vật làm mốc này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.
Câu C7 trang 6 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Ví dụ để minh họa cho nhận xét trên:
- Trong câu C4 và C5, hành khách so với toa tàu thì đứng yên nhưng khi so với nhà ga thì đang chuyển động.
- Tàu chở các kiện hàng chạy trên sông, các kiện hàng đứng yên so với con tàu nhưng lại là chuyển động so với cây cối bên bờ sông.
- Ô tô đang đỗ bên đường, ô tô đứng yên so với cây bên đường nhưng lại là chuyển động so với những người đang đi đường.
Kết luận: Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
Câu C8 trang 6 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên tương đối vì: Nếu chọn mặt đất là vật làm mốc thì Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây, nếu chọn Mặt Trời là vật làm mốc thì Trái Đất chuyển động xoay từ tây sang đông.
III - MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG THƯỜNG GẶP
Câu C9 trang 6 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Các ví dụ:
- Chuyển động thẳng: chuyển động của một vật được thả từ trên cao xuống, chuyển động thẳng của một đoàn tàu chạy trên đường ray thẳng.
- Chuyển động cong: chuyển động của một chiếc lá rơi từ trên cao xuống, chuyển động cong của quả cầu lông.
- Chuyển động tròn: chuyển động của các điểm trên cánh quạt khi quạt quay, chuyển động tròn của bánh xe đạp quay xung quanh trục của nó.
IV – VẬN DỤNG
Câu C10 trang 6-7 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
- Ô tô: chuyển động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với người lái xe.
- Người lái xe: chuyển động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với xe ô tô.
- Người đứng bên lề đường: chuyển động so với người lái xe và với xe ô tô nhưng đứng yên so với cột điện.
- Cột điện: chuyển động so với người lái xe và với xe ô tô nhưng đứng yên so với người đứng bên lề đường.
Câu C11 trang 7 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Có người nói: “Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật không chuyển động so với vật mốc”. Theo em nói như thế cũng có thể đúng nhưng cũng có thể sai, tùy theo từng trường hợp:
- Trường hợp đúng: chẳng hạn tàu hỏa rời ga, nếu chọn ga làm vật mốc thì khoảng cách từ tàu hỏa đến ga thay đổi, ta nói tàu hỏa chuyển động so với ga.
- Trường hợp sai: chẳng hạn trường hợp vật chuyển động trên đường tròn, so với tâm đường tròn thì khoảng cách từ vật đến tâm là không đổi nhưng vị trí của vật so với tâm luôn thay đổi và vật được coi là chuyển động so với tâm.
Ghi nhớ:
- Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Bài 1.1 trang 7 VBT Vật Lí 8: Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?
A. Ôtô chuyển động so với mặt đường.
B. Ôtô đứng yên so với người lái xe.
C. Ôtô chuyển động so với người lái xe.
D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường.
Lời giải:
Chọn C.
Vì ô tô đang chạy trên mặt đường nên ô tô chuyển động so với mặt đường và cây bên đường, còn so với người lái xe thì ô tô đứng yên nên đáp án C sai.
Bài 1.2 trang 7 VBT Vật Lí 8: Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?
A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
Lời giải:
Chọn A.
Vì người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước nên người lái đò đứng yên so với dòng nước và chiếc thuyền còn chuyển động so với bờ sông.
Bài 1.3 trang 8 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Một ôtô chở khách đang chạy trên đường.
a) Ô tô đang chuyển động so với vật mốc là cây cối bên đường.
b) Ô tô đang đứng yên so với vật mốc là hành khách.
c) Hành khách đang chuyển động so với vật mốc là cây cối bên đường.
d) Hành khách đang đứng yên so với vật mốc là ôtô.
Bài 1.4 trang 8 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời thì vật được chọn làm mốc là Mặt Trời.
Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật được chọn làm mốc là Trái Đất.
Bài 1.5 trang 8 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
a) So với người soát vé:
- Cây cối ven đường là chuyển động so với người soát vé.
- Tàu là chuyển động so với người soát vé.
b) So với đường tàu:
- Cây cối bên đường là đứng yên so với đường tàu.
- Tàu là chuyển động so với đường tàu.
c) So với người lái tàu:
- Cây cối bên đường là chuyển động so với người lái tàu.
- Tàu là đứng yên so với người lái tàu.
Bài 1.6 trang 8 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Nêu dạng của quỹ đạo và tên những chuyển động sau:
a) Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất:
dạng quỹ đạo là tròn.
tên gọi là chuyển động tròn.
b) Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi:
dạng quỹ đạo là thẳng.
tên gọi là dao động thẳng.
c) Chuyển động của đầu kim đồng hồ:
dạng quỹ đạo là tròn.
tên gọi là chuyển động tròn.
d) Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang:
dạng quỹ đạo là cong.
tên gọi là chuyển động cong.
2. Bài tập tương tự
Bài 1a trang 9 VBT Vật Lí 8: Hành khách ngồi trên tàu đang chạy trên đường ray. Hãy chỉ rõ vật mốc khi nói:
Lời giải:
a) tàu đang đứng yên.
Vật mốc là hành khách ngồi trên tàu.
b) hành khách đang chuyển động.
Vật mốc là đường ray.
c) hành khách đang đứng yên.
Vật mốc là tàu (người lái tàu).
d) tàu đang chuyển động.
Vật mốc là đường ray.
Bài 1b trang 9 VBT Vật Lí 8: Có người nói rằng “chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách của vật so với một vật khác được chọn là vật mốc”. Theo em cách nói đó đúng hay sai? Giải thích và tìm ví dụ minh họa cho ý kiến của mình.
Lời giải:
Cách nói này là không đúng. Vì có những trường hợp khoảng cách của vật so với vật khác được chọn làm mốc không thay đổi nhưng vật đó vẫn đang chuyển động. Ví dụ quan sát một em bé ngồi trên vòng đu quay ngang. Ta thấy khoảng cách từ em bé đến tâm đu quay là không nhưng em bé vẫn đang chuyển động tròn quanh tâm đu quay.
Bài 1c trang 9 VBT Vật Lí 8: Hãy ghép các nội dung ghi ở cột bên trái với các nội dung ghi ở cột bên phải và viết lại thành một câu hoàn chỉnh.
A. Vệ tinh quay xung quanh Trái Đất | 1. có quỹ đạo là đường thẳng |
B. Con thuyền trôi theo dòng sông thẳng | 2. có quỹ đạo là cung tròn |
C. Quả lắc đồng hồ đang chạy | 3. có quỹ đạo là những đường cong phức tạp |
D. Các mảnh pháo hoa bay trên bầu trời | 4. có quỹ đạo là đường tròn |
Lời giải:
Ghép: A – 4; B – 1; C – 4; D – 3.
Vệ tinh quay xung quanh Trái Đất có quỹ đạo là đường tròn.
Con thuyền trôi theo dòng sông thẳng có quỹ đạo là đường thẳng.
Quả lắc đồng hồ đang chạy có quỹ đạo là cung tròn.
Các mảnh pháo hoa bay trên bầu trời có quỹ đạo là những đường cong phức tạp.
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 2: Vận tốc
A - Học theo SGK
I - VẬN TỐC LÀ GÌ?
Câu C1 trang 10 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm cần so sánh thời gian mà họ chạy hết 60m cho cùng quãng đường chạy.
Từ cột 2, 3 của bảng 2.1 có thể xếp hạng chạy nhanh, chậm cho từng học sinh vào cột 4. Kết quả như sau:
Thứ 1: Đào Việt Hùng.
Thứ 2: Trần Bình.
Thứ 3: Nguyễn An.
Thứ 4: Phạm Việt.
Thứ 5: Lê Văn Cao.
Câu C2 trang 10 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Quãng đường chạy được trong mỗi giây
BẢNG 2.1
Số thứ tự | Họ và tên học sinh | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguvễn An | 3 | 6,000 m/s |
2 | Trần Bình | 2 | 6,316 m/s |
3 | Lê Văn Cao | 5 | 5,454 m/s |
4 | Đào Việt Hùng | 1 | 6,667 m/s |
5 | Phạm Việt | 4 | 5,714 m/s |
Kết luận: Vận tốc được biểu thị bằng quãng đường chạy được trong 1 giây.
Câu C3 trang 10 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
II - CÔNG THỨC TÍNH VẬN TỐC
, trong đó: v là vận tốc, s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
III - ĐƠN VỊ VẬN TỐC
Câu C4 trang 11 VBT Vật Lí 8: Tìm đơn vị vận tốc thích hợp để điền vào chỗ trống ở bảng 2.2.
Lời giải:
BẢNG 2.2
Đơn vị chiều dài | m | m | km | km | cm |
Đơn vị thời gian | s | phút | h | g | s |
Đơn vị vận tốc | m/s | m/ph | km/h | km/s | cm/s |
Câu C5 trang 11 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
a) Vận tốc của một ô tô là 36 km/h cho biết trong một giờ, ô tô đi được 36km.
Vận tốc của một người đi xe đạp là 10,8 km/h cho biết trong một giờ, người đi xe đạp đi được 10,8km.
Vận tốc của một xe lửa là 10m/s cho biết trong một giây, xe lửa đi được 10m.
b) Để so sánh các chuyển động với nhau thì phải đổi vận tốc của các chuyển động về cùng một đơn vị.
Vận tốc ô tô là:
v1 = 36 km/h = 36000/3600 = 10 m/s.
Vận tốc của xe đạp là:
v2 = 10,8 km/h = 10800/3600 = 3 m/s.
Vận tốc của xe lửa là 10m/s.
Vậy chuyển động của xe lửa là nhanh nhất, người đi xe đạp là chậm nhất.
Câu C6 trang 11 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Vận tốc của tàu tính ra km/h là:
Đổi s = 81 km = 81000 m, t = 1,5 giờ = 1,5.3600 = 5400 s
Vận tốc của tàu tính ra m/s:
Câu C7 trang 12 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Ta có:
Quãng đường người đó đi được là:
Đáp số: s = 8 km.
Câu C8 trang 12 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Ta có: 30 phút = 0,5 giờ.
Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc bằng đúng quãng đường mà người đó đã đi trong 30 phút.
Quãng đường người đó phải đi là:
s = v.t = 4.0,5 = 2 km.
Ghi nhớ:
- Độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian và cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
- Công thức tính vận tốc:
trong đó: s là độ dài quãng đường đi, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
- Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. Đơn vị vận tốc thường được sử dụng là m/s và km/h.
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Bài 2.1 trang 12 VBT Vật Lí 8: Đơn vị vận tốc là:
A. km.h
B. m.s
C. km/h
D. s/m
Lời giải:
Chọn C.
Vì vận tốc ; và s có đơn vị đo là km, t có đơn vị đo là h nên đơn vị của vận tốc là km/h.
Bài 2.2 trang 12-13 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Hướng dẫn.
Muốn biết chuyển động nào nhanh hơn thì phải so sánh các vận tốc ở cùng một đơn vị.
Ta có:
Mặt khác: 8000m/s > 1692m/s.
Vậy vận tốc của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn vận tốc của phân tử hidro ở 0oC.
Bài 2.3 trang 13 VBT Vật Lí 8:
Tóm tắt:
s = 100km; t2 = 10h; t1 = 8h; v = ?
Lời giải:
Khoảng thời gian ôtô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là: t = t2 – t1 = 10 – 8 = 2h.
Vận tốc của ôtô là:
Đổi ra m/s là:
Bài 2.4 trang 13 VBT Vật Lí 8:
Tóm tắt:
v = 800 km/h, s = 1400 km, t = ?
Lời giải:
Thời gian máy bay là:
Bài 2.5 trang 13 VBT Vật Lí 8:
Tóm tắt:
s1 = 300m; t1 = 1 phút = 60s.
s2 = 7,5km = 7500m; t2 = 0,5h = 1800s.
a) So sánh v1, v2?
b) Sau t = 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu?
Lời giải:
a) Vận tốc của người thứ nhất là:
Vận tốc của người thứ hai là:
Vì v1 > v2 nên người thứ nhất đi nhanh hơn người thứ hai.
b) Ta có: 20 phút = 1/3 giờ; 5m/s = 18km/h; 4,17m/s = 15km/h
Sau thời gian 20 phút, người thứ nhất đi được quãng đường là:
s1 = v1.t1 = 18.1/3 = 6 (km)
Sau thời gian 20 phút người thứ hai đi được quãng đường là:
s2 = v1.t1 = 15.1/3 = 5 (km)
Sau thời gian 20 phút, người thứ nhất vượt và cách người thứ hai một đoạn đường là: s = s1 - s2 = 6 - 5 = 1(km).
2. Bài tập tương tự
Bài 2a trang 13-14 VBT Vật Lí 8: Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự tăng dần.
- Vận tốc của ánh sáng: 300 000 km/s.
- Vận tốc của con báo đang chạy: 30m/s.
- Vận tốc của chim bồ câu khi bay: 110km/h.
- Vận tốc của âm thanh: 300m/s.
- Vận tốc của máy bay phản lực chiến đấu: 2500km/h.
Lời giải:
Ta đổi các đơn vị vận tốc trên về cùng một đơn vị là m/s.
- Vận tốc của ánh sáng: 300 000 km/s = 300 000 000 m/s.
- Vận tốc của con báo đang chạy: 30m/s.
- Vận tốc của chim bồ câu khi bay: 110km/h = 30,56m/s
- Vận tốc của âm thanh: 300m/s.
- Vận tốc của máy bay phản lực chiến đấu: 2500km/h = 694,44 m/s.
Như vậy các vận tốc được sắp xếp theo thứ tự tăng dần:
Vận tốc của con báo đang chạy < Vận tốc của chim bồ câu khi bay < Vận tốc của âm thanh: 300m/s < Vận tốc của máy bay phản lực chiến đấu < Vận tốc của ánh sáng.
Bài 2b trang 14 VBT Vật Lí 8: Trong các công thức tính vận tốc sau đây, công thức nào đúng?
A. v = s.t
B. v = t/s
C. v = s/t
D. Cả ba công thức trên đều không đúng.
Lời giải:
Chọn C.
Vì công thức tính vận tốc:
trong đó: s là độ đài quãng đường đi, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
Bài 2c trang 14 VBT Vật Lí 8: Con tàu vũ trụ đầu tiên bay một vòng xung quanh Trái Đất hết 90 phút với vận tốc 28 800km/h. Tính quãng đường con tàu vũ trụ bay được khi bay hết một vòng.
Lời giải:
Ta có: t = 90phút = 1,5h; v = 28 800km/h.
Quãng đường con tàu vũ trụ bay được khi bay hết một vòng là:
s = v.t = 28 800.1,5 = 43200 km.
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều
Từ khóa » Bài Tập Về Vật Lý Lớp 8
-
Các Dạng Bài Tập Vật Lí Lớp 8 Chọn Lọc Có Lời Giải Chi Tiết
-
Vật Lí Lớp 8 | Giải Bài Tập SGK Vật Lí 8 Hay Nhất, Chi Tiết
-
Tài Liệu Vật Lí Lớp 8 - HOCMAI
-
Bài Tập ôn Tập Môn Vật Lý Lớp 8
-
Bài Tập Có đáp án Chi Tiết Về Vận Tốc Môn Vật Lý Lớp 8 - Ôn Luyện
-
Vật Lý Lớp 8
-
Giải Bài Tập Vật Lý 8
-
Tổng Hợp Công Thức Và Các Dạng Bài Tập Vật Lý Lớp 8 (tập 1) - 123doc
-
Giải Bài Tập Vật Lý 8, Vật Lý Lớp 8 - Để Học Tốt Vật Lý 8
-
Các Dạng Bài Tập Vật Lý 8 Phần Cơ Học?
-
Vật Lý Lớp 8 - Một Số Dạng Bài Tập Về Chuyển động - YouTube
-
SBT Vật Lý 8 - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt
-
Giải Bài Tập Vật Lý 8
-
Hướng Dẫn Giải Chi Tiết Bài Tập SGK Môn Vật Lý Lớp 8