Giảm Cân ở Trẻ Sơ Sinh Mẹ Có Nên Lo Lắng Hay Không? - Momo Rabbit

Bé yêu vừa chào đời rất bụ bẫm, đột nhiên sụt cân trong những ngày tiếp theo khiến nhiều mẹ lo âu, không biết có phải là một dạng bệnh lý hay do sữa mẹ có vấn đề. Momo Rabbit cùng mẹ tìm hiểu về hiện tượng thường gặp này để không còn phải quá lo âu mẹ nhé.

Giảm cân sinh lý - tình trạng thông thường ở trẻ sơ sinh

Mọi em bé đều trải qua hiện tuọng giảm cân sinh lý trong những ngày đầu

Mọi em bé sau khi sinh ra dù được nuôi bằng sữa mẹ hay uống sữa ngoài đều xảy ra hiện tượng sụt cân trong những ngày đầu, hiện tượng đó gọi là giảm cân sinh lý. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại. Trong khoảng 10 ngày sau khi được sinh ra, bé sẽ sụt cân so với lúc mới sinh khoảng 6 - 9% trọng lượng cơ thể, không vượt quá 10%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự mất nước, đào thải dịch tồn đọng, đi ngoài phân su, đi tè. Cùng với đó, làn da mỏng manh và lớp mỡ dưới da rất ít khiến bé dễ bị mất nước hơn. Do đó, nếu bé có sụt cân nhưng vẫn ăn ngủ bình thường mẹ không cần phải quá lo lắng, cũng không nên tạo áp lực cho mình bằng việc so sánh với những em bé khác. Bé sẽ nhanh chóng lấy lại cân nặng ban đầu và phát triển khoẻ mạnh bình thường.

2 dạng sụt cân sinh lý thường gặp

Có 2 dạng sụt cần sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Sụt cân nhanh và hồi phục nhanh: Bé có dấu hiệu sụt cân ngay trong ngày đầu tiên sau khi sinh và tiếp tục sụt cân trong 2 đến 4 ngày tiếp theo, tối đa khoảng 10% trọng lượng cơ thể sau sinh. Sau đó, bé nhanh chóng lấy lại cân nặng ban đầu của mình. Dạng này thường gặp ở những bé đủ ngày đủ tháng, khỏe mạnh, bú tốt, mẹ nhiều sữa hoặc bé ăn sữa ngoài từ sớm.

Sụt cân chậm và hồi phục chậm: Đây là trường hợp thường thấy ở phần lớn trẻ nhỏ. Từ ngày thứ 2 - 3 sau sinh bé bắt đầu sụt cân, kéo dài tới khoảng ngày thứ 7 - 8 sau đó từ từ tăng trở lại. Bé thường lấy lại cân nặng vào ngày 12 - 13 hoặc có bé mất tới 20 ngày.

Bé bú mẹ tăng cân chậm trong thời gian đầu

Trẻ bú mẹ thường chậm tăng cân hơn nhưng đề kháng tốt hơn

Các bé bú mẹ trực tiếp thường tăng cân chậm hơn so với các bé được cho bú bình từ đầu. Trong khoảng 3 ngày đầu sau sinh, sữa mẹ có trạng thái cô đọng và giàu protein cùng các thành phần giúp duy trì sức đề kháng của bé. Chỉ với một lượng rất ít sữa non cũng đủ để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho bé sau khi chào đời để phát triển khoẻ mạnh. Cơ thể bé đồng thời duy trì lượng nước, glucose và năng lượng cho đến khi mẹ có lượng sữa dồi dào hơn luôn sẵn sàng khi bé đói. Chính vì vậy trong thời gian này bé sẽ có sự sụt cân nhất định nhưng mẹ không cần phải lo lắng gì hết. Sự lo lắng ngược lại khiến mẹ dễ trầm cảm dẫn đến ít sữa hơn.

Khi nào thì mẹ nên lo lắng và cho bé đến bác sĩ?

Thông thường, sụt cân sinh lý không nguy hiểm

Thông thường bé giảm tối đa 10% trọng lượng cơ thể so với sau khi sinh. Nếu bé sụt cân nhiều dễ gây ra tình trạng mất nước khá nguy hiểm. Đây là nguyên nhân dẫn đến chứng vàng da ở trẻ sơ sinh, đồng thời cũng cảnh báo nguy cơ nồng độ natri cao trong máu, dễ dẫn đến tình trạng nhịp tim chậm rất nguy hiểm ở trẻ. Khi mẹ thấy bé sụt cân đi kèm với các biểu hiện sốt, bỏ ăn, lờ đờ thì nên đưa bé đến bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và có hướng giải quyết.

Chú ý quan trọng khác

Đôi khi bé sụt cân còn là dấu hiệu cho thấy bé ăn chưa đủ hoặc chưa được chăm sóc đúng cách. Do đó để nắm rõ tình trạng sức khoẻ của bé, chỉ số cân nặng thôi là chưa đủ mà cần có các thông tin khác như đánh giá “đầu ra” qua phân, số lần tè hay lượng sữa và chất sữa của mẹ.

Momo Rabbit tin chắc rằng các mẹ đã phần nào an tâm nếu bé có sụt cân một chút trong những ngày đầu tiên sau khi chào đời để thêm tự tin vào hành trình nuôi con còn nhiều gian truân phía trước. Chúc mẹ luôn vững vàng cùng con khôn lớn và vượt qua giai đoạn giảm cân hết sức bình thường của bé nhé!

Từ khóa » Giảm Cân Của Trẻ Sơ Sinh