Giảm Chi Phí đầu Tư Phần Cứng Với Công Nghệ điện Toán đám Mây

Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, tchi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng CNTT khá tốn kém. Đây là vấn đề đòi hỏi phải tìm ra giải pháp phù hợp. Nhằm giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, mô hình công nghệ điện toán đám mây được ra đời.

Nội dung chính

  • 1. Giải pháp tốt nhất giải quyết bài toán này là gì
    • 1.1 Chi phí về vốn
    • 2.2 Chiếm không gian
    • 2.3 Chi phí năng lượng
    • 2.4 Khoảng cách và thiết bị mạng
    • 2.5 Áp lực với bộ phận CNTT
  • 3. Giải pháp Công Nghệ Điện Toán Đám Mây
    • 3.1 Lợi ích khi chuyển sang mô hình đám mây

1. Giải pháp tốt nhất giải quyết bài toán này là gì

Cho dù cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp chỉ gồm một vài máy tính để bàn và máy chủ để chạy các ứng dụng. Hoặc có đến hàng trăm máy tính máy chủ, trải rộng trên nhiều địa điểm. Vấn đề phần cứng máy tính luôn cần đến sự đầu tư đáng kể. Trước kia, việc sở hữu phần cứng tại chỗ luôn là lựa chọn duy nhất cho doanh nghiệp.

Ngày nay, có một giải pháp thay thế và có tiềm năng rất lớn để giảm thiểu chi phí. Đó chính là giải pháp thuộc mô hình công nghệ điện toán đám mây.

Lợi ích lớn nhất của điện toán đám mây là không cần đầu tư và vận hành máy chủ. Cùng điểm qua những vấn đề có thể thay thế và tối ưu cho doanh nghiệp.

1.1 Chi phí về vốn

Công nghệ phần cứng tại chỗ bao gồm máy tính, máy chủ và chương trình phần mềm. Được mua và cài đặt bởi bộ phận CNTT của công ty. Bộ phận này được giao nhiệm vụ quản lý tất cả các khía cạnh của cơ sở hạ tầng. Và nếu doanh nghiệp bạn có nhiều hơn một địa chỉ, cơ sở hạ tầng sẽ phải yêu cầu tại mỗi địa chỉ đó để thực hiện các chức năng làm việc.

Ngoài khoản đầu tư ban đầu, vòng đời của thiết bị cũng cần phải xem xét.

Với các máy chủ hoạt động 24/7, máy tính hoạt động 8h/một ngày, 5 ngày/ tuần và máy in chạy không ngừng nghỉ. Thiết bị dù có tốt đến cỡ nào thì cuối cùng cũng sẽ cần phải được thay thế. Chưa kể đến các vấn đề hỏng hóc, ảnh hưởng công việc, phải được sửa chữa ngay.

2.2 Chiếm không gian

Cơ sở hạ tầng tại chỗ cần có vị trí để đặt. Và hoạt động của công ty càng lớn thì càng cần nhiều không gian cho thiết bị.

Đây là một trong những chi phí thường bị bỏ qua của phần cứng máy tính tại chỗ. Tuy nhiên doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí liên quan đến không gian của phần cứng. Và không có khả năng sử dụng cho các mục đích khác.

>> Xem thêm: Email doanh nghiệp tính năng và chi phí chi tiết, an toàn bảo mật

2.3 Chi phí năng lượng

Với số lượng máy tính và phần cứng hỗ trợ được dùng mọi lúc. Các công ty đang chi một số tiền lớn cho chi phí năng lượng chỉ để hỗ trợ phần cứng máy tính tại chỗ. Chỉ riêng máy chủ trung bình đã tiêu tốn khoảng 731,94 đô la tiền điện. Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ từ năm 2013.

Máy chủ và phần cứng máy tính khác, không chỉ cần năng lượng, mà còn cần làm mát để đảm bảo hoạt động đúng. Hai chi phí kết hợp làm cho cơ sở hạ tầng vận hành trở thành một chi phí đáng kể cho mỗi doanh nghiệp.

2.4 Khoảng cách và thiết bị mạng

Khi một công ty phát triển, nhu cầu về máy tính, thiết bị cũng như truy cập băng thông và không gian máy chủ để hỗ trợ nhu cầu sử dụng và nhu cầu ngày càng tăng. Chi phí mua thêm thiết bị, các phần mềm bổ sung để sử dụng tăng rất đáng kể. 

>> Xem thêm: Cách tạo tài khoản email doanh nghiệp miễn phí

2.5 Áp lực với bộ phận CNTT

Khi sử dụng phần cứng thì bộ phận CNTT của doanh nghiệp sẽ vận hành và bảo trì. Điều này rất áp lực khi hệ thống bị hỏng phần cứng hoặc cần ngưng để bảo trì.

Việc bảo trì thiết bị yêu cầu bộ phận CNTT phải cài đặt phần cứng mới khi được mua và tích hợp nó vào mạng hiện có. Chưa kể cài đặt và cập nhật cần duy trì khả năng sử dụng.

Ngoài công việc ban đầu, bộ phận CNTT dành thêm thời gian để theo dõi và loại bỏ vi rút cũng như phần mềm độc hại, thực hiện nâng cấp hệ thống và chạy các chương trình sao lưu để bảo mật dữ liệu kinh doanh.

Các bạn có thể tham khảo thêm Google Workspace những tính năng cần thiết cho doanh nghiệp của bạn.

3. Giải pháp Công Nghệ Điện Toán Đám Mây

Đây có thể là giải pháp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến phần cứng và việc vận hành.

3.1 Lợi ích khi chuyển sang mô hình đám mây

Việc chuyển sang đám mây giúp công ty cắt giảm đáng kể chi phí phần cứng tại chỗ. Doanh nghiệp chỉ cần trả chi phí cho nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Còn các thiết bị là trách nhiệm của bên dịch vụ, họ sẽ tự mua, bảo trì, giám sát.

Khi doanh nghiệp cần mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động, việc điều chỉnh dịch vụ cũng đơn giản. Chỉ cần công ty tăng hoặc giảm giấy phép phù hợp với số lượng người sử dụng.

Ngoài ra, chi phí năng lượng và làm mát máy chủ cũng thuộc về nhà cung cấp đám mây. Giúp giảm chi phí năng lượng hàng tháng cho công ty. Và giải phóng không gian có giá trị cho văn phòng.

Bên cạnh đó, bộ phận CNTT sẽ chú trọng về quản lý người dùng. Không cần lo lắng về việc bảo trì và quản lý phần cứng máy tính tại chỗ. 

Ở Việt Nam hiện nay thì công nghệ điện toán đám mây đang được ứng dụng rộng rãi ở khắp các lĩnh vực với các cấp độ phức tạp hơn nhiều.

Từ cá nhân đến các doanh nghiệp lớn nhỏ ở Việt Nam đang dần chuyển sang ảo hoá, dùng điện toán đám mây để giảm bớt gánh nặng về hạ tầng công nghệ thông tin để tập trung vào công việc sản xuất kinh doanh vốn đang càng ngày càng cạnh tranh khốc liệt. 

Kết

Trên đây là những lợi ích của việc đưa công nghệ đám mây vào doanh nghiệp.

Nếu không muốn là người đi sau và hơn hết cả là nhanh chóng tiết kiệm những khoản phí khổng lồ cho doanh nghiệp hiện tại, hãy cân nhắc đến điện toán đám mây.

Video nên xem:

Từ khóa » Phần Cứng Và Phần Mềm Trong Kinh Doanh