Giám Sát Nhà Hàng Là Gì? Các Công Việc Của Giám Sát Nhà Hàng

Giám sát nhà hàng là một trong những vị trí công việc không thể thiếu trong các nhà hàng dịch vụ. Vậy người giám sát phải làm những công việc gì? Mức lương ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các điều trên

  1. Giám sát nhà hàng là gì?
  2. Giám sát nhà hàng sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì trong ngày
    1. Chia ca, phân công nhiệm vụ cho nhân sự trong ngày
    2. Điều phối công việc, hỗ trợ phục vụ khách hàng
    3. Giải quyết các sự cố phát sinh, khiếu nại khách hàng
    4. Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kĩ năng cho nhân viên
    5. Giải quyết những nhiệm vụ phát sinh khác nhau trong ca trực
  3. Mức thu nhập của Restaurant Supervisor là bao nhiêu?
  4. Những yêu cầu cần có khi làm giám sát nhà hàng

Giám sát nhà hàng là gì?

Giám sát nhà hàng hay còn có tên gọi khác là Supervisor. Họ là những người giám sát công việc của nhân viên thuộc các bộ phận nhà hàng khách sạn.

Tùy vào vị trí công việc, có thể phân loại giám sát nhà hàng theo từng vị trí chức năng như: giám sát buồng phòng, giám sát lễ tân, giám sát nhà hàng…

Giám sát nhà hàng là gì? Các công việc của giám sát nhà hàng - Ảnh 1
Người giám sát nhà hàng là ai?

Người giám sát sẽ hỗ trợ nhà quản lý trong việc theo dõi, giám sát, điều phối các hoạt động của nhân viên cấp dưới như chia ca, phân chia đầu việc cho nhân sự , giải quyết các vấn đề phát sinh… Họ chịu sự quản lý trực tiếp của các trưởng phòng, trưởng bộ phận và chịu trách nhiệm chính khi cấp trên vắng mặt.

Giám sát nhà hàng sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì trong ngày

Chia ca, phân công nhiệm vụ cho nhân sự trong ngày

  • Chia ca làm việc, công việc cần làm cho từng vị trí, từng bộ phận
  • Kiểm tra đồng phục, kỹ năng, thái độ phục vụ của nhân viên phục vụ bàn, quầy bar.
  • Nhận yêu cầu từ các bộ phận khác và phân công cho nhân viên theo đúng công việc phụ trách

Điều phối công việc, hỗ trợ phục vụ khách hàng

  • Đảm bảo các khâu chuẩn bị set up chỉnh chu, tươm tất trước khi phục vụ khách hàng.
  • Giám sát quy trình phục vụ của nhân viên đảm bảo luôn mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
  • Linh hoạt điều tiết nhân sự khi đông khách hoặc tăng ca

Xem thêm: Phục vụ là gì? Làm phục vụ cần có những tố chất gì?

Giải quyết các sự cố phát sinh, khiếu nại khách hàng

  • Tiếp nhận yêu cầu đặc biệt từ phía khách hàng và phối hợp với các bộ phận liên quan đáp ứng nhu cầu của khách
  • Tiếp nhận các khiếu nại của khách hàng, chủ động giải quyết các sự cố xảy ra trong quá trình phục vụ, thanh toán.
  • Tiếp nhận các thông tin góp ý của khách và triển khai thực hiện nếu được phê duyệt để nâng cao chất lượng phục vụ ngày một tốt hơn
  • Ghi chép lại các phàn nàn, không hài lòng của khách về các vấn đề phát sinh trong phục vụ để tránh lặp lại những sai sót này trong tương lai.

Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kĩ năng cho nhân viên

Giám sát nhà hàng là gì? Các công việc của giám sát nhà hàng - Ảnh 2
Restaurant supervisor đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên
  • Trực tiếp hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới theo quy định
  • Tổ chức, giám sát thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trong bộ phận.

Giải quyết những nhiệm vụ phát sinh khác nhau trong ca trực

  • Phối hợp với các bộ phận phòng ban khác thực hiện một số công việc liên quan.
  • Đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về nhà hàng cho bản thân cũng như các nhân sự có liên quan
  • Hướng dẫn nhân viên tuân thủ các quy định an ninh, phòng cháy chữa cháy.
  • Quản lý tài sản, thiết bị nhà hàng, các vật dụng phục vụ cho quá trình làm việc
  • Báo cáo kết quả công việc định kỳ cho ban điều hành. Có đề xuất khen thưởng đối với các cá nhân xuất sắc.
  • Thực hiện một số cuộc họp liên quan khi quản lý vắng mặt
  • Làm các báo cáo công việc theo quy định của cấp trên

Mức thu nhập của Restaurant Supervisor là bao nhiêu?

Thời gian gần đây, lĩnh vực nhà hàng- khách sạn ngày càng thu hút nhiều sinh viên theo học. Không chỉ có cơ hội tham gia làm việc trong môi trường trẻ trung sôi động, mà cơ hội thăng tiến trong ngành nghề với mức lương hấp dẫn cũng rất triển vọng.

Giám sát nhà hàng là gì? Các công việc của giám sát nhà hàng - Ảnh 3
Thu nhập nghề giám sát rất hấp dẫn

Trung bình phải mất 2-3 năm kinh nghiệm làm việc trong CV , từ một nhân viên bình thường bạn có thể lên được vị trí giám sát nhà hàng. Đây là bước đệm để bạn có thể phấn đấu lên các vị trí cao nữa như quản lý nhà hàng, quản lý bộ phận…

  • Mức lương Giám sát bậc thấp nhất: 7 – 8 triệu/tháng.
  • Giám sát nhà hàng bậc trung bình có thu nhập khoảng : 8 – 12 triệu/tháng.
  • Mức lương của Giám sát nhà hàng bậc cao nhất: 15 – 25 triệu/tháng

Mức lương này có thể cao hơn tùy thuộc vào thâm niên, chế độ đãi ngộ, doanh thu của từng nơi làm việc.

Nghề này tại các thành phố lớn, các khu du lịch như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang… thường có thu nhập cao hơn các các tỉnh thành khác. Theo thống kê, vị trí quản lý, giám sát nhà hàng – khách sạn tại khu vực TP.HCM có mức lương trung bình trong khoảng từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Một thống kê khác cho thấy Restaurant supervisor có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên, lương trung bình khoảng từ 15 triệu đồng/tháng. Giám sát nhà hàng có bằng cấp thạc sỹ trở lên, hoặc có chứng chỉ hành nghề quốc tế, cũng có mức lương trung bình từ 15 – 17 triệu đồng/tháng

Nếu bạn làm việc trong môi trường nước ngoài, mức thu nhập của bạn khi làm giám sát còn hấp dẫn hơn rất nhiều. Một số nhà hàng cao cấp của Nhật có thể trả lương cho Giám sát nhà hàng từ 18 – 20 triệu đồng/tháng.

Hãy cố gắng phấn đấu nỗ lực để thăng tiến hơn trong công việc và nhận được chế độ xứng đáng với công sức bạn bỏ ra nhé!

Xem thêm: Lương quản lý nhà hàng bao nhiêu? Lộ trình thăng tiến trong nghề

Những yêu cầu cần có khi làm giám sát nhà hàng

Giám sát nhà hàng là gì? Các công việc của giám sát nhà hàng - Ảnh 4
Bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt khi làm nghề giám sát

Ngoài kĩ năng quản lý tốt, nhìn chung, những giám sát nhà hàng giỏi cần phải có những kỹ năng này:

  • Có sở thích, đam mê với lĩnh vực nhà hàng, khách sạn.
  • Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường nhà hàng,khách sạn.
  • Có kiến thức về ngành bán lẻ thực phẩm, F&B, hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhân sự và công việc của nhà hàng
  • Quyết đoán, tư duy logic.
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý hiện nay.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, trình bày vấn đề và thuyết phục người nghe.
  • Có ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh sẽ giúp bạn giao tiếp với khách hàng là người nước ngoài.
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng, khả năng xử lý, giải quyết vấn đề nhanh nhạy với các phát sinh.
  • Thái độ làm việc nghiêm túc, tác phong chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
  • Chịu áp lực cao trong công việc.

Việc trở thành giám sát đòi hỏi hội tụ đầy đủ những kỹ năng và tố chất. Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó rèn luyện và nỗ lực thì từ các vị trí nền tảng, bạn có thể thăng tiến lên giám sát nhà hàng, xa hơn nữa là quản lý hay các vị trí cao hơn

Xem thêm: Cách viết CV xin việc nhà hàng khách sạn ấn tượng nhất

Trên đây là những tổng quan chi tiết nhất về nghề giám sát nhà hàng và mô tả công việc. Hi vọng bạn đã có những hiểu biết rõ hơn về nghề cũng như có những lựa chọn phù hợp nếu đang định theo học ngành này.

Từ khóa » Cv Giám Sát Nhà Hàng