Giấm Táo Là Gì, Tác Dụng, Cách Dùng, Lưu ý Khi Sử Dụng Giấm Táo
Có thể bạn quan tâm
Giấm táo là nguyên liệu quen thuộc trong bếp mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về giấm táo qua bài viết dưới đây nhé!
Lưu ý:
Thông tin bài viết mang tính tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ/bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
1Giấm táo là gì?
Giấm táo (ACV) là một loại giấm làm từ nước táo lên men, được sử dụng trong nước sốt salad, dầu giấm,...
Giấm táo được chế biến bằng cách nghiền táo, ép lấy nước. Vi khuẩn và men được thêm vào nước táo ép để bắt đầu quá trình lên men chuyển hóa đường thành rượu. Trong bước lên men thứ hai, rượu tiếp tục được chuyển thành giấm nhờ axit axetic để tạo cho giấm có vị chua.
Giấm táo có 94% nước, 5% axit axetic và 1% carbohydrate, không có chất béo hoặc protein. Thêm nữa, trong 100 gram giấm táo chỉ cung cấp 22 calo cùng với hàm lượng vi chất dinh dưỡng không đáng kể [1].
Giấm táo (ACV) là một loại giấm làm từ nước táo lên men
2Tác dụng của giấm táo với cơ thể
Hỗ trợ giảm cân
Một nghiên cứu năm 2014 đã xem xét tác động của việc sử dụng giấm ở những người mắc bệnh béo phì nhận thấy các yếu tố sức khỏe như trọng lượng cơ thể giảm nhẹ từ 1 - 2kg, giảm khối lượng mỡ cơ thể (BFM) và mức chất lipid trong máu trong suốt 3 tháng nghiên cứu [2].
Thêm nữa, một số nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung giấm vào bữa ăn làm giảm phản ứng đường huyết và insulin sau bữa ăn, đồng thời tăng cảm giác no, hỗ trợ bạn ăn ít hơn và làm giảm trọng lượng cơ thể [3].
Do đó, có thể thấy bổ sung giấm táo vào chế độ ăn có thể hỗ trợ giảm cân một cách hiệu quả và lành mạnh. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nước ngọt,... để đạt kết quả tốt nhất.
Bổ sung giấm táo vào chế độ ăn có thể hỗ trợ giảm cân
Hỗ trợ chống lại trào ngược dạ dày
Trong giấm táo chứa nhiều acid acetic giúp cân bằng lượng acid trong dạ dày từ đó hạn chế tình trạng trào ngược. Vì thế mà giấm táo hay được mọi người sử dụng để trị trào ngược dạ dày thực quản.
Tuy nhiên hiện nay chưa có thống kê số liệu chi tiết tuy nhiên khá nhiều người sử dụng giấm táo như một phương thuốc chữa chứng ợ nóng và trào ngược axit.
Trào ngược dạ dày là tình trạng khó chịu phổ biến. Tìm hiểu thêm về trào ngược dạ dày, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.Hãy đọc để tìm hiểu cách quản lý và giảm bớt các triệu chứng khó chịu này!
Giấm táo hỗ trợ chống lại trào ngược dạ dày
Có thể giúp diệt vi khuẩn có hại
Việc sử dụng giấm để chống nhiễm trùng, diệt vi khuẩn có hại và các tình trạng cấp tính khác đã có từ thời xưa. Trong một cuộc điều tra đã chứng minh hiệu quả của giấm pha loãng trong điều trị nhiễm trùng tai, điều trị nấm móng tay, chấy và mụn cóc [4].
Một nghiên cứu khác năm 2018 đã nhận thấy rằng giấm táo có nhiều tiềm năng trong việc kháng khuẩn, ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn [5].
Giấm táo có nhiều tiềm năng trong việc kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn có hại
Có thể giúp giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu năm 2017 phát hiện rằng giấm có hiệu quả trong việc giảm lượng đường và insulin sau bữa ăn. Từ đó cho thấy, ACV có thể được coi là một công cụ hỗ trợ để cải thiện và kiểm soát đường huyết [6].
Một nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường đã báo cáo rằng sử dụng kết hợp giấm táo trước khi đi ngủ làm giảm lượng đường trong máu lúc đói xuống 4% vào sáng hôm sau và tình trạng đái tháo đường của các đối tượng nghiên cứu được kiểm soát tốt [7].
Tình trạng đái tháo đường và lượng đường trong máu được kiểm soát tốt khi dùng giấm táo
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Một nghiên cứu năm 2021 nhận thấy rằng tiêu thụ ACV làm giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần, nồng độ TG trong huyết thanh và dường như có sự gia tăng nồng độ HDL-C ở những người tham gia có vẻ khỏe mạnh [8].
Axit axetic, thành phần chính của giấm táo cũng đã được chứng mình làm giảm đáng kể cả huyết áp trong một nghiên cứu trên chuột năm 2001 [9].
Ngoài ra, một nghiên cứu khác đã báo cáo rằng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim gây tử vong thấp hơn đáng kể ở những người tham gia thường xuyên sử dụng nước sốt salad có dầu và giấm [10].
Tiêu thụ ACV làm giảm đáng kể lượng cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch
Cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng
Theo một nghiên cứu sơ bộ cho thấy cho những con chuột bị viêm loét đại tràng khi sử dụng giấm táo pha loãng trong 28 ngày sẽ làm giảm mức độ viêm nhiễm trong ruột kết và tăng lượng vi khuẩn có lợi trong ruột của chúng [11]. Do đó, bổ sung giấm là một phương pháp ăn mới để ngăn ngừa tình trạng viêm loét đại tràng.
Bổ sung giấm là một chiến lược ăn mới để ngăn ngừa tình trạng viêm loét đại tràng
Hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng
Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng giấm táo pha loãng có thể cải thiện tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da, khôi phục pH tự nhiên của da khi bị viêm da dị ứng [12].
Tuy nhiên, bạn nên làm sạch da sau khi dung dịch đã khô có thể giúp ngăn ngừa kích ứng và tránh dùng giấm nếu vết thương hở, da bị nứt nẻ hoặc chảy máu.
Giấm táo pha loãng có thể cải thiện tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da trong viêm da dị ứng, bệnh chàm
Có thể tăng cường sức khỏe làn da
Hàm lượng phenolic trong giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa giúp ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng da, bao gồm cả những bệnh do tình trạng cháy nắng gây ra, từ đó hỗ trợ tăng cường sức khỏe làn da [5].
Ngoài ra, giấm táo có thể giúp cân bằng độ pH của lớp da bên ngoài, giữ cho làn da của bạn hoạt động tối ưu, sản xuất một lượng dầu phù hợp và xử lý các tác nhân gây mụn trứng cá.
Hơn nữa, axit malic có trong giấm táo còn giúp nhẹ nhàng tẩy tế bào chết để làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm mụn đầu đen và cải thiện tình trạng tăng sắc tố trên da [13] [14].
Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe làn da
Làm dịu cơn đau họng
Súc miệng bằng giấm táo là một biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến cho bệnh viêm họng nhờ đặc tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng.
Tuy nhiên, do giấm táo có tính axit rất cao và được biết là gây bỏng cổ họng nên hãy pha loãng giấm với nước trước khi tiến hành súc miệng [15].
Cụ thể, bạn trộn 1/4 chén giấm táo với 1/4 chén nước ấm và súc miệng với hỗn hợp mỗi giờ hoặc khi cần thiết. [16]
Súc miệng bằng giấm táo là một biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến cho bệnh viêm họng
3Cách dùng giấm táo
Cách tốt nhất để kết hợp giấm táo vào chế độ ăn uống của bạn là sử dụng nó trong các loại thực phẩm như nước xốt salad và sốt mayonnaise tự làm.
Bạn cũng có thể uống giấm táo bằng cách pha loãng trong nước nóng hoặc lạnh tùy thích với liều lượng phổ biến từ 5 - 30 ml mỗi ngày, uống trước hoặc sau bữa ăn.
Ngoài ra, để điều trị bệnh chàm, bạn có thể ngâm nước ấm cùng 2 cốc giấm táo trong 15 - 20 phút khi tắm hoặc đắp khăn ướt đã ngâm giấm táo pha loãng tỉ lệ 1 - 1 trong 3 giờ hoặc để qua đêm.
Bạn có thể uống giấm táo pha loãng trong nước nóng hoặc lạnh tùy thích
4Tác dụng phụ khi sử dụng giấm
Làm chậm lưu thông dạ dày
Giấm táo có thể làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, làm tăng cảm giác no và giảm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu [17]. Tuy nhiên, tác dụng này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tình trạng liệt dạ dày, đồng thời làm xuất hiện các triệu chứng như: ợ nóng, đầy hơi và buồn nôn.
Khi liệt dạ dày, các dây thần kinh trong dạ dày không hoạt động bình thường, thức ăn ở trong dạ dày quá lâu và không được tống ra ngoài với tốc độ bình thường.
Đây là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường vì sẽ gây khó khăn trong tính toán thời gian sử dụng insulin trong bữa ăn, dự đoán thời gian thức ăn sẽ được tiêu hóa và hấp thụ.
Giấm táo có thể làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày
Tác dụng phụ tiêu hóa
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giấm táo và axit axetic có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, thúc đẩy cảm giác no dẫn đến giảm lượng calo nạp vào một cách tự nhiên [18].
Tuy nhiên, một nghiên cứu có kiểm soát cho thấy rằng người uống đồ uống có chứa giấm táo ít thèm ăn hơn nhưng cũng có cảm giác buồn nôn, khó chịu, chướng bụng nhiều hơn đáng kể [19].
Chướng bụng là một trong những tác dụng phụ tiêu hóa mà giấm táo mang lại
Giảm lượng kali trong máu và giảm mật độ xương
Một nghiên cứu trên một phụ nữ 28 tuổi tiêu thụ 250ml giấm táo pha loãng trong nước hàng ngày trong 6 năm nhận thấy mức kali thấp và những bất thường khác trong thành phần hóa học của máu.
Đồng thời, người phụ nữ này cũng được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương do nồng độ axit cao có thể lọc các khoáng chất ra khỏi xương, làm giảm quá trình hình thành xương mới [20].
Lượng kali trong máu và mật độ xương sẽ giảm do sử dụng liều lượng lớn giấm táo trong một thời gian dài. Do đó, để phòng ngừa tình trạng giảm kali và mật độ xương, bạn có thể bổ sung các thực phẩm chức năng nhằm hỗ trợ cải thiệt sức khoẻ xương khớp.
Lượng kali trong máu và mật độ xương giảm do sử dụng liều lượng lớn giấm táo trong một thời gian dài
Ăn mòn men răng
Trong một nghiên cứu tại phòng thí nghiệm, khi ngâm men răng từ răng khôn trong các loại giấm có độ pH khác nhau dao động từ 2,7 – 3,95 nhận thấy giấm có thể dẫn đến mất 1 - 20% chất khoáng từ răng sau 4 giờ [21].
Một nghiên cứu khác ở một cô gái 15 tuổi đã sử dụng 237ml giấm táo pha loãng mỗi ngày để giảm cân bị mòn răng và sâu răng nghiêm trọng [22].
Giấm có thể dẫn đến mất chất khoáng từ răng, làm mòn men răng
Bỏng cổ họng
Giấm táo có khả năng gây bỏng thực quản, cổ họng. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị nên coi giấm là một chất ăn da mạnh và sử dụng chúng một cách cẩn thận [15].
Một báo cáo cho thấy một viên giấm táo gây bỏng sau khi mắc vào cổ họng của một người phụ nữ đã khiến cô bị đau và khó nuốt suốt 6 tháng sau đó [23].
Giấm táo có khả năng gây bỏng thực quản, cổ họng
Bỏng da
Giấm táo cũng có thể gây bỏng khi thoa lên da do có tính axit mạnh từ axit axetic. Một trường hợp bỏng da, ăn mòn trên mũi đã được báo cáo ở một cô gái 14 tuổi sử dụng vài giọt giấm táo để tẩy hai nốt ruồi tại nhà [24].
Một trường hợp khác, một cậu bé 6 tuổi đã bị bỏng ở chân sau khi mẹ cậu sử dụng giấm táo để điều trị tình trạng nhiễm trùng chân [25].
Giấm táo cũng có thể gây bỏng khi thoa lên da
Tương tác thuốc
Một số loại thuốc có thể tương tác với giấm táo:
- Thuốc tiểu đường: Sử dụng giấm kèm với thuốc điều trị tiểu đường có thể bị hạ đường huyết hoặc nồng độ kali quá mức gây hôn mê.
- Digoxin (Lanoxin) khi kết hợp với giấm táo có thể làm giảm nồng độ kali trong máu quá mức.
- Một số loại thuốc lợi tiểu khiến cơ thể bài tiết kali. Để ngăn ngừa mức kali giảm xuống quá thấp, không nên sử dụng chung với giấm táo.
Một số loại thuốc có thể tương tác với giấm táo
5Cách làm giấm táo
Nguyên liệu:
- Táo (có thể sử dụng táo xanh, táo đỏ hay táo mèo).
- Nước lọc ấm 40 - 50 độ C.
- Đường.
- Lọ đựng có nắp bằng thủy tinh, sứ hoặc chất liệu không bị ăn mòn.
- Vài tấm vải mỏng.
Cách làm:
- Rửa sạch táo với nước muối loãng, cắt miếng và cho vào lọ đựng.
- Cho vừa đủ nước ngập táo vào lọ, thêm đường và khuấy đều.
- Phủ lên trên toàn bộ các lọ ngâm táo một tấm vải mỏng, sạch và đậy nắp.
- Để nguyên trong khoảng 1 tuần. Sau đó, gạt bỏ ít nấm men nổi lên trên bề mặt.
- Lọc lại giấm qua rây và cho vào lọ bảo quản. Nhớ phủ thêm một lớp vải mỏng để ngăn cho kim loại của nắp lọ không bị ăn mòn.
- Để các hũ giấm trong bếp thêm khoảng 6 tuần trước khi dùng. Khi thấy giấm đục và bị lắng, bạn chỉ cần bỏ ra lọc lại chứ không phải giấm hỏng.
Giấm táo có thể làm tại nhà
6Lưu ý khi sử dụng giấm táo
Hầu hết mọi người cần lưu ý một số điều sau để tiêu thụ một lượng giấm táo hợp lý và an toàn:
- Nên bắt đầu sử dụng với một lượng nhỏ và tăng dần cho đến tối đa 2 muỗng canh (30ml) mỗi ngày. Pha loãng giấm táo trong nước, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của bạn.
- Hạn chế để răng tiếp xúc với axit axetic trong giấm bằng cách pha loãng hoặc uống qua ống hút để tránh bào mòn răng.
- Súc miệng bằng nước sạch sau khi sử dụng giấm táo để tránh làm hỏng thêm men răng.
- Tránh dùng giấm táo hoặc giới hạn lượng ở mức 1 thìa cà phê (5ml) trong nước hoặc nước trộn salad để hạn chế tình trạng bị liệt dạ dày..
- Nếu bạn gặp phản ứng dị ứng, hãy ngừng dùng ngay lập tức và liên hệ cho bác sĩ.
Nên bắt đầu sử dụng với một lượng nhỏ và tăng dần cho đến tối đa 2 muỗng canh (30ml) mỗi ngày
Xem thêm:
- Có nên uống giấm táo hàng ngày không?
- Chăm sóc tóc bằng giấm táo
- Có nên sử dụng giấm táo khi mang thai không?
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về giấm táo, tác dụng cũng như tác hại mà chúng mang lại. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Nguồn: Healthline, Webmd, Everydayhealth, Ncbi, Medicalnewstoday, Drugs
Nguồn tham khảo
Vinegar, cider
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/173469/nutrientsVinegar intake reduces body weight, body fat mass, and serum triglyceride levels in obese Japanese subjects
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19661687/
Xem thêm
Theo Gia đình mớiXem nguồn
Link bài gốc
Lấy link!https://giadinhmoi.vn/giam-tao-la-gi-tac-dung-cach-dung-luu-y-khi-su-dung-giam-tao-d88894.html
Từ khoá: giấm táo có tác dụng gì tác dụng của giấm táo công dụng của giấm táo giấm táo là gì giấm táoTừ khóa » Tìm Hiểu Về Giấm Táo
-
Giấm Táo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giấm Táo Là Gì? Nơi Mua Và Cách Làm Giấm Táo, Các Món ăn Sử Dụng ...
-
Giấm Táo Là Gì? Có Tác Dụng Như Thế Nào Với Sức Khỏe Và Làn Da?
-
Thuốc Giấm Táo: Bạn Có Nên Dùng Chúng? | Vinmec
-
Liều Dùng Giấm Táo: Bạn Nên Uống Bao Nhiêu Mỗi Ngày? | Vinmec
-
Giấm Táo Có Tác Dụng Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tác Dụng Của Giấm Táo: 10 Lợi ích Cho Cả Sức Khỏe Và Sắc đẹp
-
Giấm Táo Là Gì? Tác Dụng Của Giấm Táo Và Các Món ăn Nên Dùng ...
-
Giấm Táo: Lợi Và Hại - Tuổi Trẻ Online
-
Giấm Táo Là Gì? Tác Dụng Của Giấm Táo
-
Giấm Táo - Bách Hóa XANH
-
2 Cách Làm Giấm Táo Thơm Ngon, Trong Vắt đơn Giản Tại Nhà
-
Giấm Táo - Quen Mà Lạ Với 6 Công Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe
-
TOP 3 Cách Làm Giấm Táo Trong Vắt, Thơm Ngon Chuẩn Vị | VinID