Giảm Thời Gian Cách Ly điều Trị đối Với F0 Cách Ly Tại Nhà Còn 7 Ngày ...
Trong Hướng dẫn mới được cập nhật này có một số nội dung cần chú ý như sau:
1.Cập nhật lại định nghĩa ca bệnh xác định (F0) (1) Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (RT-PCR). (2) Đối với các trường hợp có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2, được xác định là ca bệnh xác định (F0) khi đáp ứng 01 trong các trường hợp sau: - Là người tiếp xúc gần F0 (F1). - Là người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19 và có yếu tố dịch tễ. - Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 02 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ. Trường hợp xét nghiệm nhanh kháng nguyên lần thứ 2 âm tính thì cần phải có xét nghiệm RT-PCR để khẳng định. Lưu ý: Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
2.Bổ sung người nhiễm không triệu chứng vào phân loại mức độ bệnh COVID-19. Theo đó, một người mắc COVID-19 sẽ được phân loại thành 01 trong 05 mức độ bệnh để theo dõi, chăm sóc và điều trị thích hợp: (1) Không triệu chứng; (2) Mức độ nhẹ; (3) Mức độ trung bình; (4) Mức độ nặng; (5) Mức độ nguy kịch.
3.Điều chỉnh, cập nhật và bổ sung một số chỉ định dùng thuốc kháng vi rút trong điều trị COVID-19: - Chỉ định thuốc Favipiravir dành cho người bệnh COVID-19 mức độ nhẹ có yếu tố nguy cơ và mức độ trung bình. Điều chỉnh thời gian sử dụng thuốc Favipiravir còn 5-7 ngày (thay vì 7-14 ngày so với trước đây). - Cho phép sử dụng thuốc Remdesivir cho người bệnh nội trú mức độ nhẹ và mức độ trung bình. Cần theo dõi sát tình trạng người bệnh trong suốt thời gian truyền thuốc Remdesivir và 1 giờ đầu sau truyền để phát hiện, xử trí kịp thời phản vệ và các phản ứng tiêm truyền (nếu có); theo dõi tăng men gan trong quá trình sử dụng thuốc; ngưng sử dụng thuốc nếu ALT tăng trên 5 lần giới hạn trên bình thường trong quá trình điều trị; chưa có đủ thông tin khuyến cáo sử dụng thuốc cho người bệnh có mức lọc cầu thận ước tính eGFR < 30mL/phút). - Bổ sung thuốc Nirmatrelvir kết hợp Ritonavir cho người lớn hoặc trẻ em từ 12 tuổi trở lên (cân nặng ít nhất 40kg) mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ và trung bình. Thuốc Ritonavir được sử dụng khi được cấp giấy phép lưu hành sản phẩm tại Việt Nam.
4.Điều chỉnh thời gian xuất viện và dự phòng lây nhiễm a) Đối với F0 cách ly tại nhà: F0 sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính do NVYT thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của NVYT bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin theo quy định; và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin theo quy định. b) Đối với F0 điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị: - F0 được xuất viện nếu thỏa 03 điều kiện: (1) cách ly, điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị ít nhất 05 ngày; (2) các triệu chứng lâm sàng đỡ, giảm nhiều, hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt) trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên; (3) xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc Ct ≥ 30 hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính ; trường hợp Ct < 30 hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm). - F0 sau khi ra viện tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày. Cơ sở thu dung, điều trị phải thông báo bằng văn bản danh sách những người đủ tiêu chuẩn ra viện (thông tin ít nhất gồm số điện thoại hoặc/và Email, địa chỉ về lưu trú và bản chụp các giấy tờ liên quan) cho Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi người khỏi bệnh về lưu trú. c) F0 có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo: sau khi đủ điều kiện xuất viện, người bệnh sẽ được chuyển sang cơ sở khác hoặc khoa điều trị bệnh kèm theo/bệnh nền để tiếp tục điều trị hoặc chuyển về nhà theo dõi, chăm sóc tại nhà theo quy định. d) F0 tại các đơn vị hồi sức tích cực: nếu sau 14 ngày người bệnh có kết quả RT-PCR âm tính hoặc giá trị Ct ≥ 30 thì được xác định đủ tiêu chuẩn khỏi COVID-19; người bệnh sẽ được chuyển sang cơ sở hồi sức tích cực khác hoặc các khoa điều trị phù hợp để tiếp tục chăm sóc, điều trị. “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19” ban hành kèm theo Quyết định trên có hiệu lực từ ngày ký, thay thế các “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19” ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 và Quyết định số 5666/QĐ-BYT ngày 12/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Sở Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện những nội dung theo chỉ đạo của Bộ Y Tế. (Đính kèm Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế).
SỞ Y TẾ TP.HCMTừ khóa » Xin Cách Ly Tại Nhà được Không
-
Hướng Dẫn Cách Ly Y Tế Tại Nhà, Nơi Lưu Trú để Phòng Chống Bệnh ...
-
Điều Kiện để F0 điều Trị Tại Nhà được Ra Khỏi Phòng Cách Ly
-
[PDF] Hướng Dẫn Cách Ly Tại Nhà Dành Cho Người Tiếp Xúc Gần Với ...
-
Mới Nhất: F0, F1 Phải Cách Ly Tại Nhà Bao Nhiêu Ngày? - LuatVietnam
-
Cách Ly Và Cô Lập Do COVID-19 | CDC
-
F0 Phải đảm Bảo Các Yêu Cầu Gì để được Cách Ly, điều Trị Tại Nhà?
-
Những điều Cần Biết Dành Cho Người Mắc COVID-19 (F0) Khi Cách Ly ...
-
Bộ Y Tế đề Xuất F0, F1 đi Làm Trong Thời Gian Cách Ly
-
Hướng Dẫn Tạm Thời Về Cách Ly Y Tế Tại Nhà Phòng, Chống Dịch Covid ...
-
Triển Khai Chính Sách Hỗ Trợ F0, F1 Tại Cơ Sở điều Trị, Khu Cách Ly Tập ...
-
Hướng Dẫn điều Trị F0 Tại Nhà
-
F0 Cách Ly Tại Nhà Sử Dụng Hệ Thống Khai Báo Y Tế điện Tử Thành Phố ...
-
Hướng Dẫn Tạm Thời Cách Ly Y Tế Tại Nhà, Nơi Cư Trú Phòng, Chống ...
-
Hướng Dẫn Tạm Thời Cách Ly Y Tế Tại Nhà Cho Người Tiếp Xúc Gần Với ...