Giãn Cách Xã Hội: Chợ Truyền Thống Nên Mở Hay đóng?

z2624463641385_7570918710a1c6b97ca8b1dde0e5e31e

Chợ truyền thống ở Cần Thơ phải ngưng hoạt động từ khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: An Hòa

Nhiều địa phương đóng rồi lại phải mở

TP.HCM- Trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước với hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi dày đặt số lượng lên đến hàng trăm ngàn cơ sở. Khi giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, người đứng đầu thành phố này quyết định đóng cửa các chợ truyền thống để phòng dịch.

Đóng cửa chợ truyền thống đồng nghĩa với đại diện hơn 3 triệu hộ gia đình cư dân của thành phố phải tập trung hết vào hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi để mua nhu yếu phẩm về phục vụ cho hơn 13 triệu người.

Theo danh sách do Sở Công Thương TP.HCM công bố hiện tại trên địa bàn có hơn 2.800 điểm phân phối hàng hóa đang phục vụ. Và như thế nếu tính mỗi hộ gia đình cử một người mua hàng thì bình quân mỗi điểm bán hàng phải phục vụ cho hàng triệu lượt khách mỗi ngày. Còn tính theo cách phát phiếu mua hàng ngày chẵn, ngày lẽ thì mỗi điểm bán hàng cũng sẽ phải phục vụ cho hơn 500 lượt khách/ngày.

Bài liên quan Dịch COVID-19 phức tạp, bổ sung gấp 'luồng xanh' giao thông cả nướcDịch COVID-19 phức tạp, bổ sung gấp 'luồng xanh' giao thông cả nước

Trước thực tế các siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị quá tải, UBND TP.HCM đã thí điểm cho phép mở lại một số chợ nếu xét thấy đủ điều kiện về phòng chống dịch.

Tại Cần Thơ, 3 quận trung tâm là Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy có hơn 600.000 nhân khẩu (tương đương 150.000 hộ). Khu vực này có 30 chợ truyền thống, 2 chợ đêm và hơn 100 siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại 3 quận nêu trên, TP. Cần Thơ đã tạm đóng cửa 32 chợ trên địa bàn, hơn 150.000 người tiêu dùng đại diện cho 600.000 nhân khẩu tập trung mua hàng thiết yếu tại 100 cửa hàng tiện lợi, siêu thị. Như thế, nếu người dân đi mua sắm đúng theo phiếu mua hàng ngày chẵn, lẻ thì bình quân mỗi ngày các siêu thị, cửa hàng tiện lợi phải phục vụ cho trên 700 lượt khách.

Do phiếu mua hàng giới hạn khu vực đi lại mua sắm chỉ trong phường đang ở nên nếu số siêu thị, cửa hàng ít, dân cư đông thì người lượng khách tập trung tại các điểm bán hàng đông hơn nhiều so với mức bình quân trên.

Theo Phó giám đốc Sở Công thương TP. Cần Thơ Trần Lê Bình: Thực hiện theo Công văn 969 của Thủ tướng Chính phủ kể tù 0 giờ ngày 19/7, UBND TP. Cần Thơ đã ban hành Quyết định giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 trên toàn địa bàn thành phố.

Đối với khu vực trung tâm thì số lượng siêu thị, cửa hàng tiện lợi nhiều mà vẫn chưa đáp ứng, trong khi ở các quận, huyện xa trung tâm thì số cửa hàng tiện lợi rất ít, nếu đóng cửa chợ truyền thống thì người dân gặp khó khăn trong mua hàng hóa thiết yếu, vấn đề này đang rất “đau đầu” chưa biết giải quyết như thế nào.

Chiều tối 18/7, Văn phòng các cơ quan Báo chí tại Cần Thơ nhận được 2 Văn bản: số 2732/UBND-KGVX và số 2733/UBND-KGVX cùng do Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường ký nhưng có nội dung khác nhau.

Văn bản số 2732 về thực hiện giãn cách xã hội, phòng chống COVD-19 trên địa bàn toàn thành phố tại điểm c, mục 2 cho phép chợ đầu mối, chợ truyền thống hoạt động trở lại. Tuy nhiên, Văn bản 2733 cũng tại mục này thì quy định tạm dừng chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ dân sinh, chợ tự phát.

Mỗi nơi mỗi cách

Tại tỉnh Bạc Liêu khi vừa mới hay tin từ 19/7 toàn tỉnh thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 thì ngay lập tức người dân đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ.

Để chấn chỉnh tình trạng này Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều đã ký ban hành Công văn quy định về giãn cách xã hội, trong đó có một nội dung được xem là 'sáng kiến': “Trong thời gian giãn cách xã hội, tất cả các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vẫn hoạt động bình thường. Mọi công tác vận chuyển hàng hóa phục vụ cho các chợ này vẫn diễn ra. Tuy nhiên, tất cả phải tuân thủ quy định phòng chống dịch COVID-19 ở mức độ cao. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, tinh thần chung vẫn đảm bảo duy trì các dịch vụ, mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh, nhất là lương thực, thực phẩm và thuốc điều trị bệnh”.

Ngay khi Công văn được ban hành, tình trạng người dân đổ xô mua hàng đã được khắc phục.

z2624463941942_0e87ccf84e9a872f3355903ed8f3ba48

Cấp “Phiếu mua hàng” và sắp xếp cho chợ truyền thống hoạt động là cách làm linh hoạt của một số địa phương. Ảnh: An Hòa

Tại tỉnh An Giang, địa phương này có cách làm khác hơn một chút đó là lựa chọn một số chợ truyền thống đủ điều kiện về mặt bằng, bố trí tiểu thương giãn cách, nghiêm chỉnh thực hiện công tác phòng chống dịch và UBND các phường, xã có chợ sẽ phát hành “Phiếu đi chợ” theo ngày chẵn, lẻ đến từng hộ dân.

Trên “Phiếu đi chợ” ghi rỏ điểm chợ, mua theo ngày chẵn, lẻ, riêng ngày chủ nhật có thể tạm ngưng hoạt động để khử khuẩn toàn bộ chợ. Phiếu chỉ sử dụng cho 1 người/hộ gia đình, phiếu có ô dành cho lực lượng quản lý đánh dấu kiểm soát… Đồng thời, triển khai quét mã QR Code, cho người dân khai báo y tế khi vào chợ.

Trong khi đó tại tỉnh Kiên Giang: UBND tỉnh giao cho UBND thành phố, thị xã, huyện tùy tình hình thực tế địa phương mà cho phép chợ truyền thống hoạt động hay không hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội.

Dưới cảm nhận của người trong cuộc, ông Dương Văn Bé Hai - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chợ Cửu Long cho biết: Công ty đã đầu tư và đang khai thác 4 chợ địa bàn TP. Cần Thơ. Thực hiện theo quy định của địa phương về phòng chống dịch, các khu chợ đã ngưng hoạt động.

“Về việc địa phương dự định cho mở cửa lại chợ truyền thống theo quan điểm tôi là rất cần thiết vì điều này giúp 'chia lửa' với hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang quá tải. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch phải được thực hiện nghiêm theo quy định của Bộ Y tế, khu vực chợ chỉ nên bố trí một lối vào và đi thẳng ra, chủ yếu là phục vụ mặt hàng rau, củ, quả, thịt, cá. Về phía nhà đầu tư chợ thì thật tình mà nói chợ mở lại trong thời gian này nhà đầu tư chợ phải bù lỗ chi phí vận hành như tiền xử lý rác, trả lương cho nhân viên…Hiện nay doanh nghiệp đang rất khó khăn vì chợ tạm ngưng hoạt động nhưng phải đóng lãi suất ngần hàng, trả lương nhân viên và chưa được miễn giảm tiền thuê đất”, ông Bé Hai chia sẻ.

Theo ông Hà Vũ Sơn, Giám đốc Sở Công thương TP. Cần Thơ thì địa phương dự kiến thực hiện mô hình “đưa chợ ra phố”. Tuy nhiên, để cho an toàn thì tiểu thương phải được xét nghiệm Sars-CoV-2. Điều này rất khó vì thu nhập hàng ngày của tiểu thương thấp lại phải gánh thêm chi phí xét nghiệm.

Bài liên quan Hơn 100 chợ truyền thống đóng cửa: Tiểu thương lên chợ onlineHơn 100 chợ truyền thống đóng cửa: Tiểu thương lên chợ online Chợ truyền thống 'chống chọi' COVID-19Chợ truyền thống 'chống chọi' COVID-19 Chợ tự phát đã bớt đông, người mua tràn qua chợ truyền thống, siêu thịChợ tự phát đã bớt đông, người mua tràn qua chợ truyền thống, siêu thị Dịch COVID-19 phức tạp, bổ sung gấp 'luồng xanh' giao thông cả nướcDịch COVID-19 phức tạp, bổ sung gấp 'luồng xanh' giao thông cả nước

Từ khóa » đóng Chợ Và Siêu Thị