GIÀN PHUN TRONG XỬ LÍ NƯỚC GIẾNG KHOAN

Hiện nay, nước máy đã đến với hầu hết các hộ gia đình, nhưng nhiều nhà vẫn giữ thói quen truyền thống sử dụng nước giếng khoan.

Theo như nghiên cứu, người sử dụng thường xuyên nước giếng tự khoan chưa qua xử lý sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đối mặt với rất nhiều nguy cơ mắc bệnh. Các chất độc tồn tại trong nước giếng ở mức độ nhẹ có thể gây dị ứng da, nhiễm trùng đường ruột, gây bệnh tiêu chảy, nếu tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư và thậm chí dẫn đến tử vong.

Cụ thể, asen (thạch tín) gây ung thư da và phổi; thủy ngân cadimi gây tổn thương thận và rối loạn thần kinh; nitrat gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi); crom tác động xấu đến gan, thận, cơ quan hô hấp; chì gây tổn thương não, rối loạn tiêu hóa, yếu cơ, phá hủy hồng cầu; sunfat gây tiêu chảy, lị; xyanua gây tổn thương phổi, da, cơ quan tiêu hóa; nhôm làm gia tăng quá trình lão hóa…

Nguồn nước giếng khoan có nguy hại đến sức khỏe, là nguyên nhân là do sự xâm nhập của nước thải của các khu công nghiệp, nhà máy…

Để sử dụng được nguồn nước giếng khoan sạch thì rất cần được xử lí ngay tại đầu nguồn bằng các phương pháp như sau:

– Phương pháp lắng

Đây là cách xử lí nước nhiễm phèn sắt đơn gian và có từ lâu đời. Phương pháp này có giàn phun tia để tạo điều kiện cho nước tiếp xúc với không khí và Fe2+ chuyển thành Fe3+ dạng keo. Sau đó, các kết tủa dạng keo sẽ được giữ lại khi nước được dẫn vào bể lắng và bể lọc có chứa các chất hấp phu như than hoạt tính, cát thạch anh.

Máy bơm

Giàn phun ( hoặc tháp oxy hóa)

Bể lắng

Bể lọc cát vàng, cát đen, than hoạt tính

Bể chứ

– Ngoài ra,cách dùng phương pháp lắng để xử lí nước giếng khoan. Các bạn có thể tham khảo cách xử lí khoa học và hiệu quả, đó là hệ thống lọc tổng cho toàn bộ căn hộ.

Từ khóa » Giàn Mưa Xử Lý Nước