Giang Trạch Dân – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. (tháng 3/2022)
Giang Trạch Dân Jiang Zemin 江泽民
Chức vụ
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Nhiệm kỳ24 tháng 6 năm 1989 – 25 tháng 11 năm 200213 năm, 154 ngày
Tiền nhiệmTriệu Tử Dương
Kế nhiệmHồ Cẩm Đào
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Nhiệm kỳ17 tháng 3 năm 1993 – 15 tháng 3 năm 20039 năm, 363 ngày
Phó Chủ tịchVinh Nghị NhânHồ Cẩm Đào
Tiền nhiệmDương Thượng Côn
Kế nhiệmHồ Cẩm Đào
Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Nhiệm kỳ19 tháng 11 năm 1989 – 19 tháng 3 năm 2003 13 năm, 120 ngày
Phó Chủ tịchTào Cương Xuyên Quách Bá Hùng Hồ Cẩm ĐàoTrì Hạo Điền Trương Vạn NiênLưu Hoa Thanh Trương ChấnDương Thượng Côn
Tiền nhiệmĐặng Tiểu Bình
Kế nhiệmHồ Cẩm Đào
Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Nhiệm kỳ19 tháng 3 năm 1990 – 18 tháng 3 năm 2003 12 năm, 364 ngày
Phó Chủ tịchTào Cương Xuyên Quách Bá Hùng Hồ Cẩm ĐàoTrì Hạo Điền Trương Vạn NiênLưu Hoa Thanh Trương ChấnDương Thượng Côn
Tiền nhiệmĐặng Tiểu Bình
Kế nhiệmHồ Cẩm Đào
Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Nhiệm kỳTháng 11 năm 1987 – Tháng 6 năm 1989
Thị trưởngChu Dung Cơ
Tiền nhiệmNhuế Hạnh Văn
Kế nhiệmChu Dung Cơ
Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải
Nhiệm kỳ1985 – 1987
Tiền nhiệmUông Đạo Hàm
Kế nhiệmChu Dung Cơ
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Điện tử Trung Quốc
Nhiệm kỳ1982 – 1984
Tiền nhiệmTrương Đĩnh
Kế nhiệmLý Thiết Ánh
Thông tin cá nhân
Sinh(1926-08-17)17 tháng 8 năm 1926Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Hoa Dân Quốc
Mất30 tháng 11 năm 2022(2022-11-30) (96 tuổi)Thượng Hải, Trung Quốc
Dân tộcHán
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
VợVương Dã Bình (cưới 1949)
Con cáiGiang Miên Hằng (con trưởng) Giang Miên Khang (con thứ)
Alma materTrung học Dương Châu Đại học Trung ương Quốc lập Đại học Giao thông

Giang Trạch Dân (chữ Anh: Jiang Zemin, chữ Trung phồn thể: 江澤民, chữ Trung giản thể: 江泽民, bính âm: Jiāng Zémín; 17 tháng 8 năm 1926 – 30 tháng 11 năm 2022), quê quán sinh trưởng tổ tiên của ông ở trấn Giang Loan, huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây,[1] nhưng ông ra đời ở thành phố cấp quận Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đại lục. Tháng 4 năm 1946, Giang Trạch Dân gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 6 năm 1989 ông trở thành hạt nhân lãnh đạo (leadership core) của tập thể lãnh đạo Trung ương đời thứ 3. Tháng 6 năm 1989 đến tháng 11 năm 2002 Giang đảm nhiệm Tổng thư kí Uỷ viên hội Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; tháng 11 năm 1989 đến tháng 9 năm 2004 đảm nhiệm Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc [2]. Tháng 3 năm 1990 đến tháng 3 năm 2005 đảm nhiệm Chủ tịch Quân uỷ Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; tháng 3 năm 1993 đến tháng 3 năm 2003 đảm nhiệm Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Giang Trạch Dân lên nắm quyền lãnh đạo sau sự kiện những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, thay thế Triệu Tử Dương, người bị thanh trừng vì quá khoan dung với những người phản kháng, với chức vụ Tổng bí thư. Với ảnh hưởng ngày càng suy giảm của Đặng Tiểu Bình vì tuổi tác, Giang Trạch Dân đã thực sự trở thành "lãnh đạo tối cao" trong thập niên 1990. Dưới sự lãnh đạo của ông, Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn phát triển bền vững với các cải cách, thu hồi một cách hoà bình Hồng Kông từ Anh Quốc và Ma Cao từ Bồ Đào Nha, và cải thiện các quan hệ với thế giới bên ngoài trong khi Đảng Cộng sản vẫn duy trì được sự kiểm soát chặt chẽ với chính phủ. Được biết đến là một trong những khuôn mặt chính trị lôi cuốn của Trung Quốc, Giang Trạch Dân bị chỉ trích vì quá cẩn thận với hình ảnh đời sống cá nhân, và quá nhún nhường trước Nga và Hoa Kỳ. Những lời chỉ trích cũng tập trung vào sự bất lực của Giang Trạch Dân trong việc duy trì kiểm soát trên nhiều vấn đề và sự bất công xã hội trong nhiệm kỳ của ông. Các thành viên Đảng Cộng sản Trung Quốc theo đường lối cứng rắn buộc tội Giang Trạch Dân là một lãnh đạo quá thiên cải cách, người đã hợp pháp hoá hoàn toàn cho chủ nghĩa tư bản. Đóng góp của ông vào học thuyết Marx, một danh sách các lý luận mang tính chỉ đạo theo đó Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhà nước, được gọi là lý thuyết Thuyết Ba Đại Diện, đã được đưa vào điều lệ đảng và hiến pháp nhà nước.

Tiểu sử và sự thăng tiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng họ ông, một khái niệm quan trọng trong xã hội truyền thống Trung Quốc, nằm tại thôn Giang (江村), huyện Tinh Đức (旌德县) Huy Châu (徽州) cũ, phía nam tỉnh An Huy, đây cũng là quê hương của một số học giả và trí thức nổi tiếng Trung Quốc. Giang Trạch Dân lớn lên trong những năm chiếm đóng của Nhật Bản. Chú ông, Giang Thế Hầu, một cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc hy sinh trong khi chiến đấu với quân Nhật, và được coi là một người tử vì đạo.[3] Giang Trạch Dân vào Đại học Trung ương Quốc gia (国立中央大学) tại vùng Nam Kinh dưới sự chiếm đóng của quân Nhật trước khi chuyển sang Đại học Giao thông Thượng Hải. Ông tốt nghiệp năm 1947 với tấm bằng kỹ sư điện. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc khi còn đang là sinh viên. Sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Giang Trạch Dân được đi học tại Nhà máy Ô tô Stalin ở Moskva trong thập niên 1950. Ông làm việc tại Xưởng ô tô thứ nhất tại Trường Xuân. Cuối cùng ông chuyển sang làm các công việc quản lý của chính phủ và bắt đầu thăng tiến, trở thành một thành viên Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản, Bộ trưởng Công nghiệp Điện năm 1983. Năm 1985 ông trở thành Chủ tịch thành phố Thượng Hải, và sau đó là Bí thư thành uỷ Thượng Hải.

Khi còn là chủ tịch thành phố Giang Trạch Dân nhận được nhiều lời khen chê khác nhau. Nhiều lời chỉ trích cho rằng ông là một "bình hoa", một thuật ngữ Trung Quốc được dùng để miêu tả người chỉ có chức vụ nhưng vô tích sự.[4] Nhiều người cho rằng sự phát triển của Thượng Hải trong thời gian này là công của Chu Dung Cơ [5]. Giang Trạch Dân là người tuyệt đối trung thành với Đảng, trong giai đoạn này, giữa các cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình. Trong một nỗ lực nhằm kiềm chế những sinh viên bất bình năm 1986, Giang Trạch Dân đã viện dẫn Bài diễn văn Gettysburg bằng tiếng Anh trước một nhóm sinh viên phản kháng.[6]

Giang Trạch Dân được miêu tả là người có khả năng nói tạm đủ nhiều ngoại ngữ, gồm tiếng Rumani, tiếng Nga, và tiếng Anh. Một trong những sở thích của ông là tiếp đón các vị khách nước ngoài với những cuộc nói chuyện nhỏ về văn học và nghệ thuật bằng ngôn ngữ của họ, ngoài ra còn hát những bài hát ngoại quốc bằng nguyên ngữ. Ông trở nên thân thiết với Allen Broussard, vị thẩm phán người Mỹ gốc Phi tới thăm Thượng Hải năm 1987.

Giang bắt đầu thăng tiến trong hệ thống chính trị quốc gia năm 1987, tự động trở thành một thành viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vì theo truyền thống vị Bí thư thành uỷ Thượng Hải đương nhiên có chân trong Bộ chính trị. Năm 1989, Trung Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng vì những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn, và Chính phủ Trung ương đang bối rối trước việc giải quyết cuộc khủng hoảng đó. (Chính sách mở cửa, do Đặng Tiểu Bình đưa ra, đã chứng tỏ là một điểm quan trọng và khôn ngoan trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, giúp kinh tế phát triển ở mức độ đáng kinh ngạc trong nhiều thập kỷ.) Tháng 6, Đặng Tiểu Bình bãi chức nhân vật theo đường lối tự do Triệu Tử Dương, người bị cho là có đường lối quá ôn hoà trước các sinh viên phản kháng. Ở thời điểm đó, Giang Trạch Dân là Bí thư thành uỷ Thượng Hải, khu vực hàng đầu của trung tâm kinh tế mới Trung Quốc. Trong một vụ việc với World Economic Herald, Giang Trạch Dân đã cho đóng cửa tờ báo này, lên án nó gây nguy hại. Việc xử lý vụ khủng hoảng ở Thượng Hải đã được Bắc Kinh chú ý, và vị lãnh đạo tối cao khi ấy là Đặng Tiểu Bình. Khi các cuộc phản kháng leo thang và vị Tổng thư ký Đảng cộng sản khi ấy là Triệu Tử Dương bị cách chức, Giang Trạch Dân được giới lãnh đạo Đảng chọn làm ứng cử viên thay cho Lý Thụy Hoàn ở Thiên Tân, Thủ tướng Lý Bằng, Trần Vân, và những vị lãnh đạo già cả khác để trở thành Tổng bí thư. Ở thời điểm đó ông bị coi là ứng cử viên không thích hợp. Trong vòng ba năm, Đặng Tiểu Bình đã chuyển hầu hết quyền lực trong Đảng, Nhà nước và quân đội vào tay Giang Trạch Dân.

Những năm đầu nắm quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Giang Trạch Dân leo lên chức vụ cao nhất nước năm 1989 với một căn cứ quyền lực hậu thuẫn khá nhỏ trong Đảng, và vì thế, có ít quyền hành thực sự. Ông chỉ đơn giản được cho là một nhân vật chuyển tiếp tạm thời trước khi một chính phủ kế tục và ổn định hơn của Đặng Tiểu Bình xuất hiện. Các nhân vật nổi bật khác trong Đảng và Quân đội như Dương Thượng Côn và người em trai cùng cha khác mẹ Dương Bạch Băng được cho là đang lên kế hoạch một cuộc đảo chính. Giang Trạch Dân đã dùng Đặng Tiểu Bình làm hậu thuẫn cho mình trong những năm đầu cầm quyền. Vốn được coi là người có quan điểm tân bảo thủ, Giang Trạch Dân đã cảnh báo chống lại "tự do hoá tư sản". Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình cho rằng phương pháp duy nhất để Đảng Cộng sản tiếp tục nắm quyền cai trị trên toàn Trung Quốc là tiếp tục con đường cải cách kinh tế và hiện đại hoá, và vì thế có quan điểm trái ngược Giang Trạch Dân.

Đặng Tiểu Bình đã làm gia tăng lời chỉ trích sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân năm 1992. Trong chuyến đi thăm phương nam, ông đã khôn khéo gợi ý rằng tốc độ cải cách còn chưa đủ nhanh, và giới "lãnh đạo trung ương" (như Giang Trạch Dân) phải chịu trách nhiệm chính. Giang Trạch Dân trở nên cẩn thận hơn và hoàn toàn tuân thủ các cải cách của Đặng Tiểu Bình. Năm 1993, Giang Trạch Dân đưa ra thuật ngữ mới "Kinh tế Thị trường Xã hội chủ nghĩa", một tuyên bố bề ngoài có vẻ nghịch lý, để chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung của Trung Quốc sang một nền kinh tế thị trường tư bản có sự quản lý của nhà nước. Đây là một bước tiến vĩ đại của chủ trương "Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc" của Đặng Tiểu Bình. Cùng lúc ấy, sau khi đã lấy được lòng tin của Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân bổ nhiệm nhiều người thân tín ở Thượng Hải vào các chức vụ trong chính phủ. Ông xoá bỏ Uỷ ban Cố vấn Trung ương, một cơ quan cố vấn gồm các vị lãnh đạo cách mạng già cả nhằm tập trung quyền lực. Giang Trạch Dân nắm chức Chủ tịch Quân uỷ Trung ương năm 1989, sau khi đã được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tháng 3 năm 1993.

Chức Chủ tịch nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặng Tiểu Bình mất

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này là một phần của loạt bài về
Chính trị Trung Quốc
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Lãnh đạo Trung Quốc Thế hệ Lãnh đạo Hiến pháp Trung Quốc Lãnh đạo Tối cao
  • Mao Trạch Đông (1949–1976)
  • Hoa Quốc Phong (1976–1978)
  • Đặng Tiểu Bình (1978–1997)
  • Giang Trạch Dân (1997–2002)
  • Hồ Cẩm Đào (2002–2012)
  • Tập Cận Bình (từ 2012)
    • Tổng Bí thư: Tập Cận Bình
    • Chủ tịch nước: Tập Cận Bình
    • Chủ tịch Quân ủy Đảng: Tập Cận Bình
    • Chủ tịch Quân sự Quốc gia: Tập Cận Bình
Tập thể tối cao
  • Thường vụ Chính trị: Bảy Lãnh đạo
    • Lãnh đạo Tối cao thứ nhất: Tập Cận Bình
    • Tổng lý – Thứ hai: Lý Cường
    • Ủy viên trưởng Nhân Đại – Thứ ba: Triệu Lạc Tế
    • Chủ tịch Chính Hiệp – Thứ tư: Vương Hỗ Ninh
    • Thường trực Bí thư – Thứ năm: Thái Kỳ
    • Phó Tổng lý thứ nhất – Thứ sáu: Đinh Tiết Tường
    • Bí thư Kiểm Kỷ – Thứ bảy: Lý Hi
Đảng Cộng sản Trung Quốc Ý thức hệ
  • Vì Nhân dân phục vụ
  • Điều lệ Đảng
  • Chủ nghĩa cộng sản
  • Chủ nghĩa Marx–Lenin
Tổ chức Đảng
  • Đại hội Đảng (Khóa XX)
  • Ủy ban Trung ương (Khóa XX)
  • Tổng Bí thư Đảng: Tập Cận Bình
    • Bộ Chính trị Khóa XX
    • Thường vụ Chính trị Khóa XX
    • Ban Bí thư Trung ương Thường trực Ban Bí thư:Thái Kỳ
    • Ủy ban Cải cách Quốc gia Chủ nhiệm: Tập Cận Bình Phó Chủ nhiệm:Lý Cường • Thái Kỳ • Đinh Tiết Tường Tổng Thư ký: Thái Kỳ
    • Ủy ban Tài chính – Kinh tế Chủ nhiệm: Tập Cận Bình Phó Chủ nhiệm:Lý Cường Chánh Văn phòng:Hà Lập Phong
    • Ủy ban An ninh Quốc gia Chủ tịch: Tập Cận Bình Phó Chủ tịch:Lý Cường • Triệu Lạc Tế Chánh Văn phòng:Thái Kỳ
    • Ủy ban Chính Pháp Bí thư: Trần Văn Thanh
    • Văn phòng Trung ương Chánh Văn phòng: Thái Kỳ
    • Ban Tổ chức Trung ương Trưởng Ban: Lý Cán Kiệt
    • Ban Tuyên truyền Trung ương Trưởng Ban: Lý Thư Lỗi
    • Ban Mặt trận Thống nhất Trưởng Ban: Thạch Thái Phong
    • Ban Đối ngoại Trung ương Trưởng Ban: Lưu Kiến Siêu
  • Quân ủy Trung ương Trung Quốc Chủ tịch: Tập Cận Bình Phó Chủ tịch:Trương Hựu Hiệp • Hà Vệ Đông
    • Ủy ban Quân sự Đảng
    • Ủy ban Quốc gia
  • Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Bí thư: Lý Hi
  • Trường Đảng Trung ương Hiệu trưởng: Trần Hi
  • Nhân dân Nhật báo
  • Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc
  • Đội Thiếu niên Tiên phong Trung Quốc
Lịch sử Đảng
  • Thế hệ lãnh đạo Đảng
    • Trung ương Cục: I • II • III • IV • V • VI
    • Bộ Chính trị: VII • VIII • VIII • VIII • IX • X • XI • XII • XIII • XIV • XV • XVII • XVIII • XIX • XX
    • Ủy ban Cố vấn
  • Tổng Bí thư Đảng (1921–1943) Trần Độc Tú • Cù Thu Bạch (quyền) • Hướng Trung Phát • Lý Lập Tam • Vương Minh (quyền) • Bác Cổ • Trương Văn Thiên
  • Chủ tịch Đảng (1943–1982) Mao Trạch Đông • Hoa Quốc Phong • Hồ Diệu Bang
  • Tổng Bí thư Đảng (từ 1982) Hồ Diệu Bang • Triệu Tử Dương • Giang Trạch Dân • Hồ Cẩm Đào • Tập Cận Bình
Quốc vụ viện Quyền lực Hành pháp Tổ chức Quốc vụ viện
  • Hành pháp tối cao: Lý Cường
  • Lực lượng Lý Cường
    • Tổng lý Quốc vụ viện: Lý Cường
    • Phó Tổng lý
    Phó Tổng lý thứ nhất: Đinh Tiết Tường Phó Tổng lý:Hà Lập Phong • Trương Quốc Thanh • Lưu Quốc Trung
    • Ủy viên Quốc vụ
    Vương Tiểu Hồng • Ngô Chính Long • Thầm Di Cầm
    • Tổng Thư ký: Ngô Chính Long
    • Văn phòng Quốc vụ: Chánh Ngô Chính Long
    • Các Bộ Quốc vụ viện – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Vương Nghị Bộ Quốc phòng: Đổng Quân Bộ Giáo dục: Hoài Tiến Bằng Bộ Khoa học: Âm Hòa Tuấn Bộ Công – Thông: Kim Tráng Long Bộ Công an: Vương Tiểu Hồng Bộ An ninh: Trần Nhất Tân Bộ Dân chính: Lục Trị Nguyên Bộ Tư pháp: Hạ Vinh Bộ Tài chính: Lam Phật An Bộ Nhân An: Vương Hiểu Bình Bộ Tài nguyên: Vương Quảng Hoa Bộ Môi trường: Hoàng Nhuận Thu Bộ Kiến Trú: Nghê Hồng Bộ Giao thông: Lý Tiểu Bằng Bộ Tài nguyên nước: Lý Quốc Anh Bộ Nông thôn: Khuyết Bộ Thương mại: Vương Văn Đào Bộ Văn hóa: Tôn Nghiệp Lễ Bộ Ứng khẩn: Vương Tường Hỉ Bộ Cựu Chiến binh: Bùi Kim Giai
    • Các Cơ quan ngang Bộ – Thủ trưởng Ủy ban Phát triển: Trịnh Sách Khiết Ủy ban Dân tộc: Phan Nhạc Ủy ban Y tế: Mã Hiểu Vĩ Ngân hàng Nhân dân:Phan Công Thắng Tổng Kiểm toán: Hầu Khải
    • Cơ quan đặc biệt – Thủ trưởng Ủy ban Giám sát: Hác Bằng Tổng cục Hải quan: Nghê Nhạc Phong Tổng cục Thuế: Vương Quân Tổng cục Thị trường: Tiêu Á Khánh Tổng cục Điện Thị: Nhiếp Thần Tịch Tổng cục Thể thao Quốc gia Trung Quốc: Cẩu Trọng Văn Tổng cục Thống kê: Ninh Cát Triết Văn phòng Đặc khu: Trương Hiểu Minh Văn phòng Nghiên cứu: Hoàng Thủ Hoành Văn phòng Kiều vụ: Hứa Hựu Thanh Văn phòng Đài Loan: Lưu Kết Nhất Tân Hoa Xã: Thái Danh Chiếu Viện Khoa học: Bạch Xuân Lễ Viện Công trình: Lý Hiểu Hồng Viện Xã hội: Tạ Phục Chiêm Trung tâm Phát triển: Tạm trống Tổng cục Truyền hình: Thận Hải Hùng Ủy ban Chứng khoán: Dịch Hội Mãn Học viện Hành chính: Trần Hi
Lịch sử Quốc vụ viện
  • Tổng lý Quốc vụ viện: Chu Ân Lai • Hoa Quốc Phong • Triệu Tử Dương • Lý Bằng • Chu Dung Cơ • Ôn Gia Bảo • Lý Khắc Cường • Lý Cường
Nhân Đại Lập pháp Tổ chức Nhân Đại Toàn quốc
  • Lãnh đạo Nhân Đại: Triệu Lạc Tế
  • Nhân đại Toàn quốc Khóa XIV
    • Ủy ban Thường vụ
    • Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ: Triệu Lạc Tế
    • Phó Ủy viên trưởng Thứ nhất: Lý Hồng Trung
    • Phó Ủy viên trưởng: 14
    • Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ: Lưu Kỳ
    • Đoàn chủ tịch Kỳ họp
    • Ủy ban Giám sát: Lưu Kim Quốc
    • Cơ quan Nhân Đại đặc biệt – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Bạch Xuân Lễ Ủy ban Hiến pháp: Lý Phi Ủy ban Tư pháp: Ngô Ngọc Lương Ủy ban Tài – Kinh: Từ Thiệu Sử Ủy ban Công cộng: Lý Học Dũng Ủy ban Đối ngoại: Trương Nghiệp Toại Ủy ban Hoa Kiều: Vương Quang Á Ủy ban Tài nguyên: Cao Hổ Thành Ủy ban Nông thôn: Trần Kiến Quốc Ủy ban Kiến thiết: Hà Nghị Đình
Chính đảng trong Nhân Đại
  • Đảng Cộng sản (Tối cao)
  • Các chính đảng dân chủ
    • Dân Cách
    • Học xã Cửu Tam
    • Dân Minh
    • Dân chủ Kiến
    • Dân Tiến
    • Nông Công Đảng
    • Trí công Đảng
    • Đài Minh
  • Luật Nhân Đại
  • Bầu cử Trung Quốc
Lịch sử Nhân Đại
  • Ủy viên trưởng Nhân Đại: Lưu Thiếu Kỳ • Chu Đức • Diệp Kiếm Anh • Bành Chân • Triệu Khắc Chí • Vạn Lý • Kiều Thạch • Lý Bằng • Ngô Bang Quốc • Trương Đức Giang • Lật Chiến Thư
Chính Hiệp Mặt trận đoàn kết Tổ chức Chính Hiệp
  • Lãnh đạo Chính Hiệp: Uông Dương
  • Hiệp thương Chính trị Khóa XIIII
    • Ủy ban Chính Hiệp Toàn quốc
    • Ủy ban Thường vụ Chính Hiệp
    • Chủ tịch Chính Hiệp: Uông Dương
    • Phó Chủ tịch thứ nhất: Trương Khánh Lê
    • Phó Chủ tịch: 23
    • Tổng Thư ký: Hạ Bảo Long
  • Chính Đảng Chính Hiệp Cộng sản Tối cao • Dân Cách • Dân Minh • Công Nông • Dân Tiến • Dân Kiến • Trí Công • Cửu Tam • Đài Minh
  • Tổ chức đặc biệt – Thủ trưởng
    • Tổng Công hội Toàn quốc Trung Quốc: Vương Đông Minh
    • Đoàn Thanh niên Cộng sản: Hạ Quân Khoa
    • Hội Liên hiệp Phụ nữ: Thẩm Dược Dược
    • Văn học Nghệ thuật: Thiết Ngưng
    • Hội Pháp học: Vương Nhạc Tuyền
Lịch sử Chính Hiệp
  • Chủ tịch Chính Hiệp: Mao Trạch Đông • Chu Ân Lai • Đặng Tiểu Bình • Đặng Dĩnh Siêu • Lý Tiên Niệm • Lý Thụy Hoàn • Giả Khánh Lâm • Du Chính Thanh • Uông Dương
Tư tưởng Trung Quốc Hệ tư tưởng
  • Chủ nghĩa Cộng sản
  • Chủ nghĩa Marx–Lenin Nguyên tắc tập trung dân chủ Tập thể lãnh đạo
  • Tư tưởng Mao Trạch Đông
  • Lý luận Đặng Tiểu Bình Bốn nguyên tắc cơ bản Quá độ Xã hội Chủ nghĩa Một quốc gia, hai chế độ
  • Xã hội Trung Quốc Thuyết ba đại diện Phát triển khoa học
  • Tư tưởng Tập Cận Bình Giấc mộng Trung Quốc Tứ toàn diện
Thế kỷ XXI Trung Quốc Luật pháp
  • Hiến pháp Trung Quốc Ngũ Tứ • Thất Ngũ • Thất Bát • Bát Nhị
    • Chuyên chính dân chủ nhân dân (Điều 1)
    • Tập trung Dân chủ (Điều 3)
    • Tuyên thệ Hiến pháp (Điều 27)
    • Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (Điều 33)
    • Tự do Tôn giáo Trung Quốc (Điều 36)
  • Hệ thống pháp luật
    • Civil law
    • Hệ thống luật xã hội chủ nghĩa
  • Pháp luật Trung Quốc
    • Danh sách Luật
  • Nguyên tắc pháp luật Trung Quốc
  • Các bộ luật quan trọng
    • Bộ luật Dân sự
    • Bộ luật Hình sự
    • Luật Hôn nhân
    • Luật Lao động Lao động Trung Quốc Luật Hợp đồng lao động
    • Luật Sở hữu trí tuệ
    • Luật Tài sản
  • Luật Tổ chức địa phương
Nhà nước Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc Lãnh đạo Nhà nước
  • Lãnh đạo tối cao: Đảng Cộng sản Trung Quốc
  • Chủ tịch nước: Tập Cận Bình
    • Đệ nhất Phu nhân: Bành Lệ Viện
    • Chánh Văn phòng Chủ tịch: Đinh Tiết Tường
  • Phó Chủ tịch nước: Vương Kỳ Sơn
Tổ chức Nhà nước
  • Quốc vụ viện – Hành chính
  • Nhân Đại – Lập pháp
  • Chính Hiệp – Mặt trận
  • Tư pháp
    • Pháp viện Nhân dân Tối cao Chánh án: Chu Cường
    • Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Viện trưởng: Trương Quân
  • Thế hệ Nguyên thủ quốc gia:
    • Nguyên thủ Chủ tịch nước
    Lưu Thiếu Kỳ • Chu Đức • Đổng Tất Vũ (quyền) • Lý Tiên Niệm • Dương Thượng Côn • Giang Trạch Dân • Hồ Cẩm Đào • Tập Cận Bình
    • Nhân Đại – Nguyên thủ quốc gia
    Chu Đức • Tống Khánh Linh (quyền) • Diệp Kiếm Anh
Giải phóng quân Nhân dân Vì Nhân dân phục vụ Giải phóng Tổ chức Quân đội
  • Ủy ban Quân sự Trung ương
    • Chủ tịch Quân sự: Tập Cận Bình
    • Phó Chủ tịch
    Hứa Kỳ Lượng • Trương Hựu Hiệp
    • Ủy viên Quân sự Trung ương
    Ngụy Phượng Hòa • Lý Tác Thành • Miêu Hoa • Trương Thăng Dân
    • Cơ quan Giải phóng quân – Thủ trưởng Văn phòng Quân ủy: Chung Thiệu Quân Bộ Tham mưu Quân ủy: Lý Tác Thành Bộ Công tác Chính trị: Miêu Hoa Bộ Hậu cần: Tống Phổ Tuyển Bộ Phát triển Trang bị: Lý Thượng Phúc Bộ Huấn luyện: Lê Hỏa Huy Bộ Động viên: Thịnh Bân Ủy ban Kiểm Kỷ: Trương Thăng Dân Ủy ban Chính Pháp: Vương Nhân Hoa Ủy ban Khoa học: Lưu Quốc Trị Văn phòng Quy hoạch: Vương Huy Thanh Văn phòng Biên chế: Tạm trống Văn phòng Hợp tác: Hồ Xương Minh Tổng kiểm toán: Điền Nghĩa Tường Tổng cục Sự vụ: Lưu Trường Xuân
    • Cơ quan Nhà nước – Thủ trưởng Ủy ban Động viên: Lý Khắc Cường Bộ Quốc phòng: Ngụy Phượng Hòa Bộ Cựu Chiến binh: Tôn Thiệu Sính Cục Khoa Kỹ: Trương Khắc Kiệm
    • Tiểu tổ Lãnh đạo Cải cách Giải phóng Tổ trưởng: Tập Cận Bình
Lực lượng quân sự
  • Quân chủng
    • Lục quân Giải phóng
    • Hải quân Giải phóng
    • Không quân Giải phóng
    • Lực lược Tên lửa chiến lược
    • Lực lượng Chi viện chiến lược
    • Lực lượng Cảnh sát Vũ trang
  • Tư lệnh – Chính ủy
    • Lục quân: Hàn Vệ Quốc – Lưu Lôi
    • Hải quân: Thẩm Kim Long – Tần Sinh Tường
    • Không quân: Đinh Lai Hàng – Vu Trung Phúc
    • Lực lược Tên lửa – Chu Á Ninh – Vương Gia Thắng
    • Lực lượng Chi viện chiến lược: Lý Phượng Bưu – Trịnh Vệ Bình
    • Cảnh Vũ: Vương Ninh – Chu Sinh Lĩnh
  • Quân hàm Giải phóng quân
    • Trung Quốc Nguyên soái
    • Đại tướng Giải phóng quân
    • Cấp Tướng:
    Thiếu tướng • Trung tướng • Thượng tướng
    • Sĩ quan
    Thiếu hiệu • Trung hiệu • Thượng hiệu • Đại hiệu Thiếu úy • Trung úy • Thượng úy
  • Thập Đại Nguyên soái Chu Đức • Bành Đức Hoài • Lâm Bưu • Lưu Bá Thừa • Hạ Long • Trần Nghị • La Vinh Hoàn • Từ Hướng Tiền • Nhiếp Vinh Trăn • Diệp Kiếm Anh
  • Thập Đại Đại tướng Túc Dụ • Từ Hải Đông • Hoàng Khắc Thành • Trần Canh • Đàm Chính • Tiêu Kính Quang • Trương Vân Dật • La Thụy Khanh • Vương Thụ Thanh • Hứa Quang Đạt
Quân khu
  • Lực lượng Chiến khu: Tư lệnh – Chính ủy
    • Chiến khu Bắc Bộ: Lý Kiều Minh – Phạm Kiêu Tuấn
    • Chiến khu Đông Bộ: Hà Vệ Đông – Hà Bình
    • Chiến khu Nam Bộ: Viên Dự Bách – Vương Kiến Vũ
    • Chiến khu Tây Bộ: Triệu Tông Kỳ – Ngô Xã Châu
    • Chiến khu Trung ương: Ất Hiểu Quang – Chu Sinh Lĩnh
  • Thất đại Quân khu (1955–2016)
    • Quân khu Bắc Kinh
    • Quân khu Thẩm Dương
    • Quân khu Tế Nam
    • Quân khu Lan Châu
    • Quân khu Thành Đô
    • Quân khu Nam Kinh
    • Quân khu Quảng Châu
Lịch sử Giải phóng quân tiêu biểu
  • Chiến tranh Trung – Nhật (1937 – 1945)
  • Nội chiến Trung Quốc (1927 – 1950)
    • Nội chiến Quốc – Cộng (1945 – 1950)
  • Giai đoạn từ 1950
    • Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)
    • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 (1953 – 1954)
    • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 (1958)
    • Nổi dậy Tây Tạng (1959)
    • Chiến tranh Trung – Ấn (1962)
    • Xung đột Trung – Xô (1969)
    • Chiến tranh Việt Nam (1955 – 1975)
    • Hải chiến Hoàng Sa (1975)
    • Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979)
    • Xung đột Trường Sa (1988)
Vận động trong nước Chống tham nhũng
  • Chiến dịch chống tham nhũng (Từ 2012) Lãnh đạo: Tập Cận Bình
  • Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật
    • Bí thư: Triệu Lạc Tế
    • Phó Bí thư:
    Dương Hiểu Độ • Trương Thăng Dân • Lưu Kim Quốc • Dương Hiểu Siêu • Lý Thư Lỗi • Từ Lệnh Nghĩa • Tiêu Bồi • Trần Tiểu Giang
    • Tổng Thư ký: Dương Hiểu Siêu
  • Ủy ban Giám sát Nhà nước Chủ nhiệm: Dương Hiểu Độ
  • Tiểu tổ Lãnh đạo Công tác Kiểm tra Trung ương Tổ trưởng: Triệu Lạc Tế
  • Đơn vị khác
    • Ủy ban Kiểm Kỷ Quân ủy
    • Ủy ban Liêm chính công vụ Hồng Kông
    • Ủy ban Chống tham nhũng Ma Cao
Kiểm soát Tư pháp
  • Đảng và Nhà nước
    • Ủy ban Chính Pháp Trung ương Đảng
    • Pháp viện Nhân dân Tối cao
    • Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
  • Quốc vụ viện
    • Bộ Công an
    • Bộ Tư pháp
  • Quản lý Chấp pháp Thành thị
  • Đơn vị khác
    • Hồng Kông Tòa án Phúc thẩm tối cao Hồng Kông Ty Công lý Hồng Kông Cục Bảo an Hồng Kông Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông
    • Ma Cao Tòa án Phúc thẩm tối cao Ma Cao Cục Bảo an Ma Cao Cục Cảnh sát Trị an Ma Cao
Tuyên truyền Trung Quốc
  • Tiểu tổ Lãnh đạo Công tác Tuyên truyền Tổ trưởng: Vương Hỗ Ninh
  • Ủy ban Chỉ đạo Kiến thiết Văn minh Tinh thần Chủ nhiệm: Vương Hỗ Ninh
  • Ban Tuyên truyền Trung ương Trưởng Ban: Hoàng Khôn Minh
    • Bộ Văn hóa và Du lịch
    • Tổng cục Trung ương CMG Đài Truyền hình Trung ương – CCTV Đài Phát thanh Nhân dân – CNR Đài Phát thanh Quốc tế – CRI
    • Tân Hoa Xã
    • Nhân Dân nhật báo
  • Thẩm tra ngôn luận
  • Truyền thông
  • Internet
    • Kiểm duyệt Internet
    • Phòng hỏa trường thành
  • Ủy ban An toàn mạng và Tin tức hóa Trung ương Chủ nhiệm: Tập Cận Bình Phó Chủ nhiệm: Lý Khắc Cường – Vương Hỗ Ninh Chánh Văn phòng: Trang Vinh Văn
Thống nhất Trung Quốc Chủ nghĩa dân tộc Hồng Kông – Ma Cao
  • Tiểu tổ Công tác Phối hợp Hồng Kông và Ma Cao Tổ trưởng: Hàn Chính Phó Tổ trưởng:Dương Khiết Trì • Vương Nghị • Vưu Quyền • Trương Khắc Chí • Trương Hiểu Minh
    • Văn phòng Đặc khu: Trương Hiểu Minh
    • Văn phòng Liên lạc Hồng Kông
    • Văn phòng Liên lạc Ma Cao
  • Một quốc gia, hai chế độ
  • Đặc khu hành chính
  • Hồng Kông
    • Tuyên bố chung Trung Quốc – Anh
    • Chuyển giao Hồng Kông
    • Luật Cơ bản Hồng Kông
    • Chính phủ Hồng Kông
    • Chính trị Hồng Kông
    • Độc lập Hồng Kông
  • Xung đột Hồng Kông và đại lục
    • Biểu tình tại Hồng Kông 2014
    • Biểu tình tại Hồng Kông 2019 – 2020
  • Ma Cao
    • Tuyên bố chung Trung Quốc – Bồ Đào Nha
    • Luật Cơ bản Ma Cao
    • Chính phủ Ma Cao
    • Chính trị Ma Cao
Trung Quốc – Đài Loan
  • Nội chiến Trung Quốc
  • Chính sách Một Trung Quốc
  • Vị thế chính trị Đài Loan
    • Vùng Tự do của Trung Quốc Dân Quốc
    • Đài Loan – Tỉnh của Trung Quốc
  • Phong trào độc lập Đài Loan
  • Luật chống ly khai
  • Hợp tác kinh tế Trung Quốc – Đài Loan
  • Hiệp định Thương mại dịch vụ xuyên eo biển
  • Tiểu tổ Lãnh đạo Công tác Quan hệ Đài Loan Tổ trưởng: Tập Cận Bình Phó Tổ trưởng: Uông Dương
    • Văn phòng sự vụ Đài Loan: Lưu Kết Nhất
Khu vực khác
  • Bạo động Ürümqi
  • Nổi dậy Tây Tạng 1959
  • Bạo động Tây Tạng 2008
  • Bạo động Lũng Nam 2008
Quan hệ thế giới Chính sách đối ngoại
  • Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Chủ nhiệm: Tập Cận Bình Phó Chủ nhiệm: Lý Khắc Cường Chánh Văn phòng: Dương Khiết Trì
  • Quốc vụ viện
    • Bộ Ngoại giao
    Bộ trưởng: Vương Nghị Người phát ngôn
  • Cục Công tác Quốc tế
  • Bộ Thương mại
  • Ngân hàng Xuất nhập khẩu
  • Ngân hàng Phát triển
  • Một vành đai, Một con đường
    • Quỹ Con đường Tơ lụa
  • Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á
  • BRICS: Brasil • Nga • Nam Phi • Trung Quốc
    • Ngân hàng Phát triển Mới
  • BIMSTEC
  • G20
  • APEC
  • Bộ Quốc phòng
  • Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương
  • Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện
  • Ủy ban Đối ngoại Nhân Đại
  • Cục Chuyên gia Ngoại quốc Quốc gia
  • Văn phòng Kiều vụ
  • Luật Quốc tịch
  • Hộ chiếu Trung Quốc (Hồng Kông, Ma Cao)
  • Yêu cầu thị thực (Hồng Kông, Ma Cao)
  • Chính sách thị thực (Hồng Kông, Ma Cao)
  • Cục Quản lý Di dân Quốc gia
  • Hòa bình trỗi dậy
  • Năm nguyên tắc chung sống hòa bình thế giới
  • Ngoại giao gấu trúc
  • Đồng thuận Bắc Kinh
  • Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai
  • Học viện Khổng Tử
Quan hệ ngoại giao
  • Trung Quốc và Liên Hợp Quốc
    • Hiến chương Liên Hợp Quốc
    • Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
  • Trung Quốc và WTO
  • Phong trào không liên kết
  • Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
  • Vùng văn hóa Đông Á
  • Diễn đàn Châu Á Bác Ngao
  • Trung Quốc và Việt Nam
    • Đường chín đoạn
    • Chiến tranh xung đột trước 1990
    • Hội nghị Thành Đô
    • Vấn đề lãnh thổ biên giới
  • Tranh chấp chủ quyền Biển Đông
  • Phương châm 16 chữ vàng
  • Trung Quốc và Hoa Kỳ
    • Chiến tranh Lạnh thứ Hai
    • Chiến tranh thương mại
  • Trung Quốc và Nga
  • Trung Quốc và châu Phi
  • Trung Quốc và Liên minh châu Âu
  • Trung Quốc và Thái Bình Dương
  • Trung Quốc và Triều Tiên
  • Trung Quốc và Campuchia
  • Trung Quốc và Lào
  • Trung Quốc và Pakistan
  • Trung Quốc và Sri Lanka
  • Trung Quốc và Bulgaria
  • Trung Quốc và Tòa Thánh
  • Trung Quốc – Hàn Quốc – Nhật Bản
Kinh tế – xã hội Kinh tế Trung Quốc
  • Ủy ban Tài chính – Kinh tế Chủ nhiệm: Tập Cận Bình Phó Chủ nhiệm: Lý Khắc Cường Chánh Văn phòng: Lưu Hạc
  • Quốc vụ viện
    • Ủy ban Cải cách Quốc gia
    • Ủy ban Giám sát Tài sản Nhà nước
    • Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
  • Lịch sử GDP Trung Quốc
  • Nhân dân tệ
  • Hạng GDP thế giới: Hạng nhì (2019)
  • Hạng PPP thế giới: Hạng nhất (2019)
  • Xếp hạng GDP bình quân: Hạng 67 (2018)
  • Xếp hạng PPP bình quân: Hạng 73 (2018)
  • Tốc độ tăng trưởng
  • Danh sách GDP cấp tỉnh
  • Danh sách GDP bình quân cấp tỉnh
  • Danh sách GDP thành phố
  • Nông nghiệp Trung Quốc
  • Công nghiệp Trung Quốc
  • Môi trường Trung Quốc
Dân số
  • Dân số Trung Quốc: 1,4 tỷ (2020)
  • Người Trung Quốc
  • Các dân tộc: 56 A Xương • Bạch • Bảo An • Blang • Bố Y • Kachin • Cao Sơn • Hà Nhì • Tráng • Jino • Dao • Lô Lô • Yugur • Duy Ngô Nhĩ • Xa • Daur • Độc Long • Động • Đông Hương • Palaung • Nanai • Hán • Miêu • Hồi • Kazakh • Kirgiz • Khương • Kinh • Lhoba • La Hủ • Lật Túc • Lê • Mãn • Mao Nam • Monpa • Mông Cổ • Mulao • Naxi • Nga • Evenk • Oroqen • Cờ Lao • Va • Nộ • Uzbek • Pumi • Salar • Tạng • Thái • Tajik • Tatar • Thổ • Thổ Gia • Thủy • Tích Bá • Triều Tiên • Nhật Bản
  • Danh sách quốc gia theo dân số
  • Chỉ số phát triển con người thế giới
  • Danh sách dân số tỉnh
  • Danh sách HDI cấp tỉnh
Tôn giáo
  • Tín ngưỡng dân gian Trung Quốc
    • Thần
    • Nho giáo
    • Đạo giáo
  • Phật giáo Trung Quốc
  • Phật giáo Tây Tạng
  • Kitô giáo
  • Hồi giáo
Lịch sử chính trị Trung Quốc Trước 1949
  • Thành lập Đảng Cộng sản (1921)
  • Nội chiến Trung Quốc
  • Vạn lý Trường chinh
Lịch sử Trung Quốc 1949 – 1976
  • Nội chiến Quốc Cộng lần thứ hai
  • Tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
  • Vận động Trấn áp phản Cách mạng (1950 – 1951)
  • Chiến dịch Tam chống Ngũ chống (1951 – 1952)
  • Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng
  • Vận động chống cánh hữu (1957 – 1959)
  • Đại nhảy vọt – Nạn đói (1958 – 1962)
  • Đại Cách mạng Văn hóa vô sản (1966 – 1976)
    • Tứ nhân bang
    • Phong trào mùng 5 tháng 4
Thời kỳ 1976 – 2012
  • Cải cách khai phòng (1978)
  • Xuân Bắc Kinh (1979)
  • Chiến dịch thanh trừng tinh thần ô nhiễm (1983)
  • Sự kiện Thiên An Môn (1989)
  • Một quốc gia, hai chế độ
  • Thống nhất Trung Quốc
  • Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (từ 1999)
Thời kỳ kể từ 2012
  • Chiến dịch đả hổ diệt ruồi (từ 2012)
  • Bổ sung Điều lệ Đảng (2017)
  • Thế kỷ Trung Quốc
Tổ chức địa phương Phân cấp hành chính
  • Tỉnh Trung Quốc (22) An Huy • Cam Túc • Cát Lâm • Chiết Giang • Giang Tô • Giang Tây • Hà Bắc • Hà Nam • Hải Nam • Hắc Long Giang • Hồ Bắc • Hồ Nam • Liêu Ninh • Phúc Kiến • Quý Châu • Thanh Hải • Thiểm Tây • Tứ Xuyên • Quảng Đông • Sơn Đông • Sơn Tây • Vân Nam
  • Trực hạt thị (4) Thủ đô Bắc Kinh • Thượng Hải • Thiên Tân • Trùng Khánh
  • Khu tự trị (5) Ninh Hạ • Nội Mông • Tân Cương • Tây Tạng • Quảng Tây
  • Đặc khu hành chính (2) Hồng Kông • Ma Cao
    • Khu hành chính cấp Phó tỉnh (18)
    • Địa cấp thị (334)
    • Châu tự trị (30)
    • Minh (3)
      • Cấp huyện (2851):
      Huyện • Huyện tự trị • Huyện cấp thị • Khu • Kỳ
      • Cấp hương (39888):
      Hương • Hương dân tộc • Trấn • Nhai đạo • Khu Công sở
Bí thư Tỉnh ủy (thứ nhất)
  • Bí thư Thành ủy Trực hạt thị Bắc Kinh: Thái Kỳ Thiên Tân: Lý Hồng Trung Thượng Hải: Lý Cường Trùng Khánh: Trần Mẫn Nhĩ
  • Bí thư Tỉnh ủy An Huy: Lý Cẩm Bân Cam Túc: Lâm Đạc Cát Lâm: Bayanqolu Chiết Giang: Xa Tuấn Giang Tô: Lâu Cần Kiệm Giang Tây: Lưu Kỳ Hà Bắc: Vương Đông Phong Hà Nam: Vương Quốc Sinh Hải Nam: Lưu Tứ Quý Hắc Long Giang: Trương Khánh Vĩ Hồ Bắc: Tưởng Siêu Lương Hồ Nam: Đỗ Gia Hào Liêu Ninh: Trần Cầu Phát Phúc Kiến: Vu Vĩ Quốc Quảng Đông: Lý Hi Quý Châu: Tôn Chí Cương Sơn Đông: Lưu Gia Nghĩa Sơn Tây: Lâu Dương Sinh Thanh Hải: Vương Kiến Quân Thiểm Tây: Hồ Hòa Bình Tứ Xuyên: Bành Thanh Hoa Vân Nam: Trần Hào
  • Bí thư Khu ủy Ninh Hạ: Trần Nhuận Nhi Nội Mông Cổ: Thạch Thái Phong Quảng Tây: Lộc Tâm Xã Tân Cương: Trần Toàn Quốc Tây Tạng: Ngô Anh Kiệt
  • Bí thư kiêm Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Văn phòng Hồng Kông: Lạc Huệ Ninh Văn phòng Ma Cao: Phó Tự Ứng
Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân (thứ hai)
  • Thị trưởng Trực hạt thị Bắc Kinh: Trần Cát Ninh Thiên Tân: Trương Quốc Thanh Thượng Hải: Ứng Dũng Trùng Khánh: Đường Lương Trí
  • Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân An Huy: Lý Quốc Anh Cam Túc: Đường Nhân Kiện Cát Lâm: Cảnh Tuấn Hải Chiết Giang: Viên Gia Quân Giang Tô: Ngô Chính Long Giang Tây: Dịch Luyện Hồng Hà Bắc: Hứa Cần Hà Nam: Doãn Hoằng Hải Nam: Thẩm Hiểu Minh Hắc Long Giang: Vương Văn Đào Hồ Bắc: Vương Hiểu Đông Hồ Nam: Hứa Đạt Triết Liêu Ninh: Đường Nhất Quân Phúc Kiến: Đường Đăng Kiệt Quảng Đông: Mã Hưng Thụy Quý Châu: Kham Di Cầm Sơn Đông: Cung Chính Sơn Tây: Lâm Vũ Thanh Hải: Lưu Ninh Thiểm Tây: Lưu Quốc Trung Tứ Xuyên: Doãn Lực Vân Nam: Nguyễn Thành Phát
  • Chủ tịch Khu tự trị Ninh Hạ: Hàm Huy Nội Mông Cổ: Bố Tiểu Lâm Quảng Tây: Trần Vũ Tân Cương: Shohrat Zakir Tây Tạng: Che Dalha
  • Trưởng quan đặc khu (thứ nhất khu) Hồng Kông: Lâm Trịnh Nguyệt Nga Ma Cao: Hạ Nhất Thành
Chức vụ Chức vụ cao cấp
  • Lãnh đạo Quốc gia
    • Tổng Bí thư Đảng
    • Thường vụ Chính trị
    • Chủ tịch nước
    • Tổng lý Quốc vụ viện
    • Ủy viên trưởng Nhân Đại
    • Chủ tịch Chính Hiệp
    • Chủ tịch Quân ủy Trung ương – Nhà nước
  • Cấp Phó Quốc gia
    • Ủy viên Bộ Chính trị
    • Bí thư Ban Bí thư
    • Phó Chủ tịch nước
    • Phó Tổng lý Quốc vụ viện
    • Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật
    • Ủy viên Quốc vụ
    • Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Nhà nước
    • Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao
    • Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao
    • Phó Ủy viên trưởng
    • Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương
    • Phó Chủ tịch Chính Hiệp
  • Chính Tỉnh – Chính Bộ
    • Bộ trưởng
    • Bí thư đơn vị tỉnh
    • Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân
    • Thủ trưởng cơ quan cấp bộ
Bảng Công vụ viên
Liên quan
  • Phân cấp hành chính
  • Chế độ hộ tịch
  • Kế hoạch hóa gia đình
  • Chủ nghĩa cộng sản
  • Lịch sử Trung Quốc
  • Quốc gia khác
  • Bản đồ

flag Cổng thông tin Trung Quốc

  • x
  • t
  • s

Đặng Tiểu Bình mất đầu năm 1997, và Trung Quốc, dần phát triển từ các cuộc cải cách từ thời Đặng Tiểu Bình với sự ổn định khá vững chắc trong thập niên 1990, phải đối mặt với các vấn đề kinh tế và xã hội. Tại lễ tang Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đọc bài ca ngợi chính thức, với cả những giọt nước mắt mà nhiều người Trung Quốc coi là giả dối. Giang Trạch Dân đã thừa hưởng một đất nước Trung Quốc với tình trạng tham nhũng nặng nề, các nền kinh tế địa phương phát triển quá nhanh cho sự ổn định của toàn thể đất nước. Ý tưởng của Đặng rằng "một số vùng có thể trở nên giàu có trước các vùng khác" đã khiến hố sâu ngăn cách giàu nghèo giữa các vùng ven biển và vùng nội địa càng rộng. Sự phát triển kinh tế thần kỳ đương nhiên dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước (SOE) phải bị đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 40% tại một số vùng thành thị. Các thị trường chứng khoán lên xuống bất thường. Tỷ lệ di cư từ nông thôn tới các vùng thành thị lớn chưa từng thấy và chính phủ không làm được gì nhiều để giảm hố sâu ngăn cách về kinh tế giữa thành thị và nông thôn. Các báo cáo chính thức về phần trăm GDP của Trung Quốc bị mất đi do các quan chức tham nhũng lên tới 10%.[7] Một môi trường hỗn loạn các phiếu nợ bất hợp pháp do các quan chức dân sự và quân sự phát hành đã khiến đa số các tài sản bị tham nhũng được chuyển ra nước ngoài. Mức độ tham nhũng đã quay trở lại, nếu không nói là vượt quá so với tình trạng thời kỳ Quốc dân Đảng cầm quyền hồi thập niên 1940. Tỷ lệ tội phạm tăng vọt và sự tái xuất hiện của tội phạm có tổ chức bắt đầu trở thành tai hoạ tại các thành phố. Tình trạng phá hoại môi trường tự do càng khiến giới trí thức lo ngại và lên tiếng cảnh báo. Mục tiêu lớn nhất của Giang Trạch Dân trong điều hành kinh tế là sự ổn định, và ông tin rằng một chính phủ ổn định với quyền lực tập trung trung ương cao độ là điều kiện tiên quyết, chấp nhận trì hoãn cải cách chính trị, vốn là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề.[4] Giang Trạch Dân tiếp tục rót vốn để phát triển các Vùng Kinh tế Đặc biệt và các vùng ven biển.

Giang Trạch Dân được cho là vị lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên thực sự biết sử dụng truyền hình để tăng cường hình ảnh cá nhân, giành được tiếng là người có sức lôi cuốn, dù không phải tuyệt đối. Bắt đầu từ năm 1996, Giang đưa ra một loạt các biện pháp cải cách với giới truyền thông đang thuộc quyền quản lý của nhà nước, với mục đích tăng cường "hạt nhân lãnh đạo" dưới quyền mình, và cùng lúc ấy đàn áp một số đối thủ chính trị. Việc tăng cường hình ảnh cá nhân trên các phương tiện truyền thông không được tán thành ở thời Đặng Tiểu Bình, và cũng không hề có ở thời Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong hồi cuối thập niên 1970. Trên tờ Nhân dân Nhật Báo và bản tin lúc 7 giờ sáng của CCTV-1 đều có các sự kiện liên quan tới Giang, việc này kéo dài cho tới khi Hồ Cẩm Đào đưa ra những thay đổi trong quản lý truyền thông năm 2006. Ông xuất hiện bất ngờ trước truyền thông phương Tây và có một cuộc phỏng vấn chưa từng có tiền lệ với nhà báo Mike Wallace của kênh CBS năm 2000 tại Bắc Đới Hà. Giang Trạch Dân thường sử dụng tiếng nước ngoài trước các ống kính truyền thông phương tây, dù không phải lúc nào cũng trôi chảy. Trong một cuộc gặp với một phóng viên Hồng Kông năm 2000 về hành động rõ ràng kiểu "mệnh lệnh triều đình" của chính phủ trong việc ủng hộ Đổng Kiến Hoa tranh cử chức Chủ tịch Hành pháp Hồng Kông, Giang Trạch Dân đã gọi các nhà báo Hồng Kông một cách bất lịch sự là "too simple, sometimes naive" (quá đơn giản, thỉnh thoảng ngờ nghệch) bằng tiếng Anh[8]. Sự kiện này đã được phát trên truyền hình Hồng Kông buổi tối hôm đó, và bị coi là một scandal ở bên ngoài Trung Quốc.

Từ năm 1999, truyền thông cũng đóng một vai trò trung gian trong việc dẹp loạn Pháp Luân Công, được cho là một hành động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính Giang, và bị chỉ trích mạnh mẽ ở phương Tây. Giang Trạch Dân được cho là đã xung đột với vị Thủ tướng khi ấy là Chu Dung Cơ về việc xử lý phong trào tinh thần phát triển nhanh chóng này. Giang cũng cho bắt giữ những người điều phối và dẹp tan các vụ biểu tình, dù có nhiều hành động phản kháng từ các nhóm nhân quyền. Ông cũng là bị đơn của nhiều cuộc kiện tụng liên quan tới vấn đề này.

Chính sách đối ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Giang Trạch Dân cũng đã bị chỉ trích bên trong Trung Quốc vì quá khoan nhượng với Hoa Kỳ và Nga.[9] Ông đã tiến hành một chuyến Viếng thăm cấp nhà nước bất ngờ tới Hoa Kỳ năm 1997, có nhiều người đã phản đối từ Phong trào Độc lập Tây Tạng cho tới những người thực hành Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân đã đọc một bài diễn văn tại Đại học Harvard, một phần bằng tiếng Anh, nhưng vẫn không tránh khỏi các câu hỏi về dân chủ và tự do. Trong cuộc gặp thượng đỉnh chính thức với Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, giọng điệu ngoại giao đã mềm mỏng hơn khi Giang Trạch Dân và Clinton cùng đề cập tới những lập trường chung và tránh đi các bất đồng. Clinton tới thăm Trung Quốc tháng 2 năm 1999, và nói rằng Trung Quốc cùng Hoa Kỳ là đối tác chứ không phải hai đối thủ. Khi khối NATO do Hoa Kỳ đứng đầu ném bom đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade năm 1999, Giang Trạch Dân dường như đã chuẩn bị một lập trường cứng rắn để thể hiện trong nước nhưng trên thực tế ông chỉ đưa ra những hành động phản kháng mang tính biểu tượng. Một hành động tương tự diễn ra khi một chiếc máy bay do thám của Mỹ va chạm với một chiếc máy bay phản lực Trung Quốc, khiến viên phi công Trung Quốc thiệt mạng. Giang Trạch Dân đã cho phép phi hành đoàn chiếc máy bay Mỹ ở tại một khách sạn sang trọng tại Hải Nam, và thả họ ba ngày sau đó mà không yêu cầu bất kỳ khoản bồi thường thiệt hại nào.[10] Đa phần chính sách đối ngoại của Giang Trạch Dân chú trọng tới thương mại quốc tế chứ không phải hội nhập kinh tế. Là một người bạn của cựu Thủ tướng Canada Jean Chretien[11] Giang Trạch Dân đã tăng cường vị thế kinh tế của Trung Quốc ở nước ngoài, tìm cách thiết lập quan hệ thân thiện với các quốc gia có nền thương mại tiếp giáp với nền kinh tế Mỹ.

Phát triển kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Giang Trạch Dân không có chuyên môn về kinh tế, và vào năm 1997 đã giao nhiệm vụ điều hành kinh tế đất nước cho Chu Dung Cơ, người đã trở thành Thủ tướng, và tiếp tục giữ chức này trong suốt cuộc Khủng hoảng Tài chính châu Á. Dưới sự lãnh đạo chung của họ, Lục địa Trung Quốc đã duy trì được mức tăng trường GDP 8% mỗi năm, đạt được mức tăng trưởng kinh tế trên đầu người cao nhất so với các nền kinh tế lớn trên thế giới, khiến thế giới phải kinh ngạc về tốc độ tăng trưởng này. Điều này có được chủ yếu nhờ sự tiếp nỗi quá trình chuyển tiếp sang một nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các nhà kinh tế, buộc tội Giang đã tạo ra một nền kinh tế bong bóng có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, việc kiểm soát chặt chẽ kinh tế của chính phủ vẫn tiếp diễn, khi Giang Trạch Dân không ngừng tập trung quyền lực. Thành quả trong thời kỳ cầm quyền của Giang càng tăng với việc Trung Quốc gia nhập thành công vào Tổ chức Thương mại Thế giới và Bắc Kinh giành quyền đăng cai Olympics Mùa hè năm 2008.

Thuyết Ba Đại Diện

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung Thuyết Ba đại điện: Đảng cộng sản Trung Quốc đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện nền văn hóa tiên tiến và đại diện lợi ích của đông đảo nhân dân Trung Quốc.

Trước khi chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo trẻ hơn, Giang Trạch Dân đã đưa Thuyết Ba Đại Diện của mình vào trong Điều lệ Đảng, cùng với Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, và Học thuyết Đặng Tiểu Bình Tại đại hội thứ 16 Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2002. Dù trái ngược với Chủ nghĩa Mao và Chủ nghĩa Mác ở một số khía cạnh, nó cũng được đưa vào trong Hiến pháp Trung Quốc. Những người chỉ trích tin rằng đây chỉ là một phần trong sự thần thánh hoá cá nhân Giang, những người khác coi việc áp dụng học thuyết là tư tưởng dẫn đường trong việc lãnh đạo tương lai của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Học thuyết Ba Đại diện được nhiều nhà phân tích chính trị coi là nỗ lực của Giang Trạch Dân nhằm mở rộng các Nguyên tắc Mác xít Lêninít, và vì thế đưa ông lên ngang tầm với những triết gia Mác xít Trung Quốc thời trước như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.

Rút lui khỏi quyền lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2002, Giang Trạch Dân rời khỏi Ban Thường trực Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc nhường đường cho một "thế hệ lãnh đạo thứ tư" đứng đầu là Hồ Cẩm Đào, đánh dấu sự khởi đầu quá trình chuyển tiếp quyền lực kéo dài trong vài năm. Hồ Cẩm Đào lên nắm chức vụ lãnh đạo Đảng, trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản. Sáu trong số chín thành viên mới Ban Thường trực ở thời điểm ấy được coi là một phần trong cái gọi là "Nhóm Thượng Hải" của Giang, đáng chú ý nhất là vị Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng và Phó Thủ tướng Hoàng Cúc.

Dù vậy Giang Trạch Dân vẫn giữ chức chủ tịch cơ quan đầy quyền lực là Quân uỷ Trung ương, đa số các thành viên cơ quan này là các sĩ quan quân đội chuyên nghiệp. Liberation Army Daily (Nhật Báo Quân đội Giải phóng), một tờ báo được cho là đại diện cho các quan điểm của đa số quân đội Trung Quốc, ngày 11 tháng 3 năm 2003 đã có một bài trích dẫn hai đại biểu quân đội nói, "Có một trung tâm được gọi là 'trung thành', trong khi hai trung tâm sẽ dẫn tới 'các vấn đề.'" Điều này được hiểu là một lời chỉ trích nỗ lực của Giang nhằm thực hiện quyền lãnh đạo đối với Hồ Cẩm Đào theo mô hình của Đặng Tiểu Bình.

Hồ Cẩm Đào kế tục Giang Trạch Dân làm Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ngày 15 tháng 3 năm 2003. Trước sự ngạc nhiên của nhiều nhà quan sát, bằng chứng về sự ảnh hưởng kéo dài của Giang Trạch Dân trên chính sách bỗng biến mất khỏi truyền thông. Giang Trạch Dân rõ ràng đã giữ im lặng trong cuộc khủng hoảng dịch SARS, đặc biệt rõ khi so sánh với Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Đã có những tranh luận cho rằng các thoả thuận về định chế được đưa ra sau Đại hội đảng lần thứ 16 khiến Giang chỉ có một vị trí không còn nhiều ảnh hưởng nữa.[12] Dù nhiều thành viên Ban Thường trực Bộ chính trị là đồng minh của ông, Ban Thường trực không có chức năng lãnh đạo với bộ máy quản lý dân sự.

Ngày 19 tháng 9 năm 2004, sau một cuộc gặp bốn ngày với 198 thành viên Ban chấp hành Trung ương, Giang Trạch Dân đã từ chức Chủ tịch Quân uỷ Trung ương, vị trí cuối cùng trong Đảng của ông. Sáu tháng sau ông từ chức vụ cuối cùng, chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC). Điều này đã khiến trong nhiều tuần tiếp theo đã có những lời đồn rằng những người ủng hộ Hồ Cẩm Đào trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản đã gây sức ép buộc Giang Trạch Dân rút lui. Theo đúng quy định, Giang Trạch Dân chỉ hết nhiệm kỳ vào năm 2007. Hồ Cẩm Đào lên nắm chức chủ tịch CMC, nhưng, trong một thất bại chính trị rõ ràng của Giang Trạch Dân, Từ Tài Hậu, chứ không phải Tăng Khánh Hồng được chỉ định làm vị phó của Hồ Cẩm Đào. Cuộc chuyển tiếp quyền lực này chính thức đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên của Giang tại Trung Quốc, khoảng từ năm 1993 tới năm 2004[13].

Dù Giang ít khi xuất hiện trước công chúng từ sau khi từ bỏ chức vụ chính thức cuối cùng hồi năm 2004, ông đã xuất hiện cùng Hồ Cẩm Đào trong lễ kỷ niệm lần thứ 80 ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân [14], và đi thăm Bảo tàng Quân đội của Cách mạng Nhân dân Trung Quốc với Lý Bằng, Chu Dung Cơ, và các quan chức cao cấp khác.[15]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 năm 1949 ông kết hôn với Vương Dã Bình, hai người có hai đứa con trai, con trưởng là Giang Miên Hằng, hiện giữ chức Phó Viện trưởng Viện khoa học Trung Quốc. Kiêm nhiệm Viện trưởng Phân Viện Thượng Hải, đồng thời còn đảm nhiệm chức giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tập đoàn Xe điện Thượng Hải, giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tập đoàn Liên lạc Viễn thông Thượng Hải, giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tập đoàn Sân bay Thượng Hải, con thứ hai là Giang Miên Khang nhậm chức tại một Trung tâm Nghiên cứu ở Thượng Hải, đồng thời còn giữ chức Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Địa lý thành phố Thượng Hải.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Cái chết và quốc tang của Giang Trạch Dân

Giang Trạch Dân qua đời vào ngày 30 tháng 11 năm 2022 tại Thượng Hải, hưởng thọ 96 tuổi. Theo Tân Hoa Xã ông qua đời lúc 12:13 chiều vì bệnh bạch cầu và suy đa tạng.[16][17][18]

Ngày 11 tháng 12 năm 2022, tro cốt của ông đã được rải xuống biển ở cửa sông Trường Giang theo nguyện vọng của ông và gia đình.[19]

Sơ lược lý lịch

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 1937 - Nhập học trường Trung học Dương Châu.
  • Năm 1943 - Nhập học trường Đại học Trung ương Nam Kinh.
  • Tháng 10 năm 1945 - Chuyển hộ khẩu sang trường Đại học Giao thông Thượng Hải.
  • Tháng 4 năm 1946 - Gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • Tháng 9 năm 1982 - Được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng tại đại hội Đảng lần 12.
  • Tháng 6 năm 1983 - Nhậm chức Bộ trưởng Công nghiệp Điện tử.
  • Tháng 6 năm 1985 - Nhậm chức Phó Thư ký Ủy ban Đảng thành phố Thượng Hải.
  • Tháng 7 năm 1985 - Nhậm chức Thị trưởng Thượng Hải.
  • Tháng 11 năm 1987 - Được bầu làm Bí thư thành ủy Thượng Hải. Ủy viên Cục Chính trị Trung ương Đảng tại đại hội toàn Đảng kỳ 1 khoá 13.
  • Tháng 4 năm 1988 – Thôi giữ chức vụ Thị trưởng Thượng Hải.
  • Tháng 6 năm 1989 - Được bầu làm Ủy viên Thường vụ Cục Chính trị Trung ương Đảng. Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội toàn Đảng kỳ 4 khoá 13.
  • Tháng 11 năm 1989 - Được bầu làm Chủ tịch Ủy viên Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội toàn Đảng kỳ 5 khoá 13.
  • Tháng 3 năm 1990 - Được bầu làm Chủ tịch Ủy viên Quân sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại hội nghị lần 3 đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc kỳ 7.
  • Tháng 3 năm 1993 - Được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại hội nghị lần 1 Đại biểu Nhân dân toàn quốc kỳ 8.
  • Tháng 11 năm 1998 - Là vị Chủ tịch nước Trung Quốc đầu tiên viếng thăm Nhật Bản.
  • Tháng 2 năm 2000 - Thâu tóm chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm kết thúc cuộc đấu tranh giai cấp, là một trong 3 đại biểu đề xuất tư tưởng phủ định cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn đang tiếp diễn.
  • Tháng 11 năm 2002 - Thôi giữ chức vụ Ủy viên Thường vụ Cục Chính trị. Tổng thư ký Đảng tại đại hội toàn Đảng kỳ 1 lần 16.
  • Tháng 3 năm 2003 - Thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước tại hội nghị lần 1 Đại biểu Nhân dân toàn quốc kỳ 10.
  • Tháng 9 năm 2004 - Từ chức Chủ tịch Ủy viên Quân sự Trung ương Đảng tại đại hội toàn Đảng kỳ 4 lần 16.
  • Tháng 3 năm 2005 - Từ chức Chủ tịch Ủy viên Quân sự Trung ương Quốc gia tại hội nghị lần 3 Đại biểu Nhân dân toàn quốc kỳ 10.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phòng 610
  • Chính trị Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
  • Lịch sử Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1989-2002)
  • Người đàn ông đã thay đổi Trung Quốc: Cuộc đời và Di sản Giang Trạch Dân, tiểu sử gây tranh cãi về Giang Trạch Dân của Robert Lawrence Kuhn
  • Chu Vĩnh Khang
  • Bạc Hy Lai
  • Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân
  • Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải
  • Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc)
  • Bí thư Thành ủy thành phố Thượng Hải

Tham khảo và đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “本网记者走进江泽民祖籍地---婺源江湾”. 中国江西网. Xuất bản vào ngày 11 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  2. ^ “人民网:邓小平评价江泽民"是合格的党总书记"”. 凤凰网. Xuất bản vào ngày 16 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  3. ^ “Câu chuyện thật về Giang Trạch Dân”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007.
  4. ^ a b Hồ sơ: Giang Trạch Dân
  5. ^ Tờ báo Los Angeles Times: Trung Quốc nghiêng vào giải quyết nhiều hơn: Chính trị: Phó thủ tướng Chu Dung Cơ được phân công để giải quyết vấn đề kinh tế, tham nhũng, nổi loạn ở nông thôn.
  6. ^ Kuhn, Robert Lawrence: Người đàn ông đã thay đổi Trung Quốc: Cuộc đời và di sản của Giang Trạch Dân
  7. ^ Trung Quốc: Một đối thủ cạnh tranh ngang hàng kinh tế mới nổi
  8. ^ “Tờ báo xã hội Hong Kong: Báo cáo thường niên FOE, 2001”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007.
  9. ^ “Tất cả vì quyền lực ở Trung Quốc: Câu chuyện thật về Giang Trạch Dân”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2013.
  10. ^ Tân Hoa xã: Trung Quốc giang Trạch Dân, Jean Chrétien của Canada thảo luận về mối quan hệ. Đăng ngày 21 tháng 10 năm 2001.
  11. ^ Tân Hoa Xã Trung Quốc: Giang Trạch Dân, Jean Chretien của Canada thảo luận về các mối quan hệ 21 tháng 10 năm 2001.
  12. ^ Kiểm soát thông tin và kiểm duyệt ở Trung Quốc và lây lan của bệnh SARS
  13. ^ Tạp chí chuyển giao hiện tại ở Trung Quốc
  14. ^ China's leadership makes show of unity ahead of key Communist Party congress International Herald Tribune
  15. ^ Former Chinese President tours Military Museum CCTV International
  16. ^ “Former Chinese leader Jiang Zemin dies aged 96”. BBC News. 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  17. ^ “Former Chinese president Jiang Zemin dies at 96”. The Guardian (bằng tiếng Anh). 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  18. ^ Buckley, Chris; Wines, Michael (30 tháng 11 năm 2022). “Jiang Zemin, Leader Who Guided China Into Global Market, Dies at 96”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  19. ^ Tuấn Đạt (11 tháng 12 năm 2022). “Tro cốt ông Giang Trạch Dân được rải xuống biển”. ZingNews. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.
  • Gilley, Bruce. "Tiger on the Brink: Jiang Zemin and China's New Elite." Berkeley: University of California Press, 1998. 395pp. This was the first biography of Jiang to appear in the West. A comprehensive and highly readable journalistic account of Jiang's early years, his ascendancy within the Party bureaucracy, and his ultimate rise to power as Deng Xiaoping's successor in the wake of Tiananmen.
  • Kuhn, Robert Lawrence = The Man Who Changed China: The Life and Legacy of Jiang Zemin, Random House (English edition) 2005. Century Publishing Group, Shanghai (Chinese edition) 2005. The book is a general biography of Jiang with a more favorable stance towards him.
    • China Daily = English language review of biography by Dr. Kuhn.
  • The Real Story of Jiang Zemin, The Epoch Times newspaper. http://www.theepochtimes.com This article is largely critical of Jiang. (Authorship remains anonymous for safety reasons)
  • Lam, Willy Wo-Lap. "The Era of Jiang Zemin"; Prentice Hall, Singapore: 1999. General Jiang-era background information and analysis, not comprehensive biography.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Giang Trạch Dân. Wikiquote Anh ngữ sưu tập danh ngôn về: Jiang Zemin
  • Biography at People's Daily
  • Biography at China Vitae, the web's largest online database of China VIPs Lưu trữ 2006-08-26 tại Wayback Machine
  • Caricature of Jiang Zemin Lưu trữ 2007-06-30 tại Wayback Machine
  • Reviews of Jiang Zemin biographies by cosmopolis.ch[liên kết hỏng]
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BIBSYS: 8028289
  • BNF: cb13774326q (data)
  • CiNii: DA13555187
  • GND: 120950812
  • ISNI: 0000 0004 3981 3623
  • LCCN: nr90004013
  • LNB: 000185464
  • NDL: 00623002
  • NKC: utb2011667899
  • NLA: 36684905
  • NLI: 000031322
  • NLK: KAC201722558
  • NTA: 164311572
  • PLWABN: 9811714512105606
  • RERO: 02-A013906333
  • SNAC: w68h0brg
  • SUDOC: 055676537
  • Trove: 1395319
  • VIAF: 106111189
  • WorldCat Identities (via VIAF): 106111189
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Thượng Hải
Bí thư Thành ủyNhiêu Thấu Thạch • Trần Nghị • Kha Khánh Thi • Trần Phi Hiển • Trương Xuân Kiều • Tô Chấn Hoa • Bành Xung • Trần Quốc Đống • Nhuế Hạnh Văn • Giang Trạch Dân • Chu Dung Cơ • Ngô Bang Quốc • Hoàng Cúc • Trần Lương Vũ • Hàn Chính (quyền) • Tập Cận Bình • Du Chính Thanh • Hàn Chính • Lý Cường
Chủ nhiệm Nhân ĐạiNghiêm Hựu Dân • Hồ Lập Giáo • Diệp Công Kì • Trần Thiết Địch • Cung Học Bình • Lưu Vân Canh • Ân Nhất Thôi • Tưởng Trác Khánh
Thị trưởng Chính phủTrần Nghị • Kha Khánh Thi • Tào Địch Thu • Trương Xuân Kiều • Tô Chấn Hoa • Bành Xung • Uông Đạo Hàm • Giang Trạch Dân • Chu Dung Cơ • Hoàng Cúc • Từ Khuông Địch • Trần Lương Vũ • Hàn Chính • Dương Hùng • Ứng Dũng • Cung Chính
Chủ tịch Chính HiệpKha Khánh Thi • Trần Phi Hiển • Bành Xung • Vương Nhất Bình • Lý Quốc Hào • Tạ Hi Đức • Trần Thiết Địch • Vương Phương Bình • Tưởng Dĩ Nhiệm • Phùng Quốc Cần • Ngô Chí Minh • Đổng Vân Hổ
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Thành ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Thị trưởng.
  • x
  • t
  • s
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc

Trần Độc Tú (1921-1928) • Cù Thu Bạch (1927-1928)1 • Hướng Trung Phát (1928-1931) • Lý Lập Tam (1928-1930)2 • Vương Minh (1931)1 • Bác Cổ (1931-19341; 1934-1935) • Lạc Phủ (1935-1943) • Mao Trạch Đông (1943-1956; 1945-19763) • Hoa Quốc Phong (1976-1981)3 • Hồ Diệu Bang (1981-19823; 1982-1987) • Triệu Tử Dương (1987-1989) • Giang Trạch Dân (1989-2002) • Hồ Cẩm Đào (2002-2012) • Tập Cận Bình (2012-) •

1. Quyền Tổng bí thư; 2. Bí thư trưởng bên cạnh Tổng bí thư; 3. Chủ tịch Ủy ban Trung Ương
  • x
  • t
  • s
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Mao Trạch Đông (1949 - 1959)  · Lưu Thiếu Kỳ (1959-1968)  · Tống Khánh Linh (1968-1972) · Đổng Tất Vũ (1968-1975)  · Tống Khánh Linh (Chủ tịch Danh dự: 1981) · Lý Tiên Niệm (1983-1988) · Dương Thượng Côn (1988-1993) · Giang Trạch Dân (1993-2003) · Hồ Cẩm Đào (2003-2013) · Tập Cận Bình (2013-)

Từ khóa » Tiểu Sử Cao Trạch Vũ