Giáo án Âm Nhạc: GÀ GÁY - Trường Tiểu Học Sơn Lôi A

Âm nhạc: - Hát: GÀ GÁY

Dân ca: Cống Khao - Lời mới: Huy Trân

- Vận dụng sáng tạo: DÀI – NGẮN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động.

- Giáo dục ý thức giữ gìn và nuôi dưỡng tình yêu đối với âm nhạc dân tộc.

2. Năng lực:

- Học sinh bước đầu nhớ được tên, hát rõ lời ca và đúng theo giai điệu bài hát Gà gáy (dân ca Cống Khao). Biết hát kết hợp nhạc đệm.

- Bước đầu biết và thể hiện được âm thanh dài – ngắn qua trò chơi “Chú gà trống siêng năng”.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.

- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Gà gáy

2. Học sinh:

-SGK Âm nhạc 1.

- Vở bài tập âm nhạc 1.

- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1.Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học

3. Bài mới:

Nội dung (Thời lượng)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1:

Học hát: Gà gáy

(24’)

* Khởi động:

- Trò chơi:

“Tôi tên là ...”

- GV cho HS chơi trò chơi tiết tấu giới thiệu tên các loài động vật.

Tôi tên là Voi

Tôi tên là Gà

- Giới thiệu các bài hát về các loại động vật trong đó có bài hát “Gà gáy”.

- HS nghe, các nhóm thi đua chơi trò chơi.

- HS lắng nghe.

* Giới thiệu và nghe hát mẫu:

- Hướng dẫn HS quan sát bức tranh.

- Nghe hát mẫu.

- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?

- GV yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét – khen.

- Giới thiệu: Trong bức tranh có một chú gà trống đang gáy vang. Không biết chú gà trống này gáy như thế nào và gáy để làm gì nhỉ? Hôm nay chúng ta sẽ cùng học bài hát “Gà gáy”dân ca Cống Khao, lời mới của Huy Trân để tìm hiểu các em nhé!

- GV hát mẫu hoặc mở băng cho HS nghe 1 lần.

- Đàn giai điệu cho học sinh nghe một lần và yêu cầu HS nhẩm theo giai điệu bài Gà gáy.

? Cảm nhận về giai điệu bài hát?

- GV nhận xét và đánh giá.

- HS quan sát và trả lời.

- HS nhận xét.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS xem tranh và lắng nghe.

- HS nghe, cảm nhận và ghi nhớ.

- HS lắng nghe và nhẩm theo giai điệu.

- HS nêu cảm nhận.

- HS lắng nghe.

* Đọc lời ca:

- Hướng dẫn đọc lời ca.

- GV chia câu (bài hát chia thành 4 câu hát ngắn)

- GV đọc mẫu từng câu và bắt nhịp cho HS đọc theo

- GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.

- HS đọc từng câu theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

* Tập hát:

- Hướng dẫn hát từng câu.

- GV Hát và đàn giai điệu từng câu (mỗi câu 1, 2 lần cho HS nghe) sau đó bắt nhịp cho HS hát.

+ Câu 1: Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi.

+ Câu 2: Gà gáy té le té le sáng rồi ai ơi.

Hát nối câu 1+2

+ Câu 3: Nắng sáng lên rồi dậy lên nương đã sáng rồi ai ơi.

+ Câu 4: Rừng và nương xanh đã sáng rồi ai ơi.

Hát nối câu 3+4

- Hát cả bài.

- HS nghe và hát từng câu theo hướng dẫn của GV.

- HS hát câu 1.

- HS hát câu 2.

- HS hát câu 1+2

- HS hát câu 3.

- HS hát câu 4.

- HS hát nối câu 3+4

- HS hát cả bài.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài hát qua tranh, ảnh cuộc sống của người Cống Khao.

- Giáo dục HS qua nội dung bài hát.

- GV đặt câu hỏi:

+ Sáng sớm gà gáy để làm gì? (Gà gáy để gọi mọi người thức dậy lên nương rẫy)

+ Người dân tộc Cống Khao sinh sống chủ yếu bằng nghề gì? (bằng nghề làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc).

- GV giáo dục HS: Qua bài hát các em thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên miền núi phía Bắc. Hãy yêu quê hương đất nước, yêu lao động, yêu âm nhạc dân tộc của chúng ta các em nhé!

- HS nghe và trả lời.

- HS nghe và trả lời.

- HS nghe và ghi nhớ.

* Hát với nhạc đệm:

- Hát kết hợp vỗ tay theo phách.

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách:

- GV hát vỗ tay mẫu hoa.

- Hướng dẫn HS hát vỗ tay theo phách.

- GV cho HS luyện hát đồng thanh kết hợp gõ đệm theo phách.

- HS hát vỗ tay theo phách theo hướng dẫn của GV.

- HS theo dõi.

- HS hát và vỗ tay theo phách.

- HS luyện hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm.

- Hát với nhạc đệm.

- GV cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo nhạc đệm.

- GV cho HS luyện hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: Hát nhóm – tổ – cá nhân.

- GV khuyến khích HS nhận xét và sửa sai (nếu cần)

- GV nhận xét

- HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách với nhạc đệm.

- HS hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: dãy – tổ – cá nhân.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

Hoạt động 2:

Vận dụng- sáng tạo: Dài- ngắn (10’)

* Trò chơi: Hãy là chú gà trống siêng năng”

* Mức độ 1:

- GV cho cả lớp đọc Ò ó o o theo mẫu tiết tấu 1 (bước đầu cho học sinh đọc và ngân dài O):

*Mức độ 2:

- GV đọc mẫu tiết tấu 2

- GV nhắc HS thể hiện câu ò ó o o lần 2 nhỏ dần. Hướng dẫn học sinh tập trước lần 2.

- GV hướng dẫn HS đọc lần 1 to và lần 2 nhỏ kết hợp vỗ tay để cảm nhận được mẫu tiết tấu:

- GV lưu ý cho HS: Khi đọc to vỗ tay to, khi đọc nhỏ vỗ tay nhỏ.

- Cho cả lớp cùng đọc 2-3 lần, sau đó chia theo dãy bàn, nhóm đọc.

- HS đọc âm O theo tiết tấu 1.

- HS chú ý nghe

- HS đọc âm O lần 2 nhỏ .

- HS đọc âm O theo tiết tấu 2.

- HS chú ý nghe và thực hiện

- HS luyện đọc theo lớp, dãy bàn, nhóm.

* Củng cố

- GV yêu cầu HS điền các chữ cái còn thiếu để hoàn chỉnh tên bài hát:

G

Y

- Cho cả lớp hát và vận động theo ý thích bài “Gà gáy”

- Nhắc nhở HS luyện tập bài hát và chia sẻ câu chuyện về chú gà gáy sáng trong bài hát cho người thân trong gia đình, hãy hát và cùng mọi người chơi trò chơi “Hãy là chú gà trống siêng năng”.

- Cho HS xung phong điền chữ cái còn thiếu.

- HS hát và vận động

theo ý thích.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

Từ khóa » Giáo án Bài Gà Gáy Lớp 3