Giáo án Bài 34: Chất Rắn Kết Tinh. Chất Rắn Vô định Hình - Lý 10
Có thể bạn quan tâm
- Giáo án Mầm non 5 tuổi
- Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh diều
- Giáo án điện tử Thể dục 2
-
- Giáo án điện tử Lịch sử 4
- Giáo án điện tử Đạo đức 3
- Giáo án điện tử lớp 5
- Giáo án điện tử Âm nhạc 6
- Giáo án điện tử Lịch sử 7
- Giáo án điện tử Vật lý 8
- Giáo án điện tử lớp 9
- Giáo án điện tử Toán 10
- Giáo án điện tử Địa lý 11
- HOT
- FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
- CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
- FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
- FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
- TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
- CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
- LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
- LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
- CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
Chia sẻ: Trần Ngọc Diện | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5
Thêm vào BST Báo xấu 476 lượt xem 66 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ Học sinh phân biệt được chất đa tinh thể và chất đơn tinh thể dựa vào tính dị hướng và tính đẳng hướng. Kể ra được những ứng dụng của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống.
- Chất rắn kết tinh
- Chất rắn vô định hình
- Chất đa tinh thể
- Chất đơn tinh thể
- Giáo án Vật lý 10 bài 34
- Giáo án điện tử Vật lý 10
- Giáo án điện tử lớp 10
- Giáo án điện tử
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Đăng nhập để gửi bình luận! LưuNội dung Text: Giáo án bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình - Lý 10- GV.T.T.Châu
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài 34 CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức cơ bản
+ Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa vào tính chất vĩ mô và cấu trúc vi mô của chúng.
+ Phân biệt được chất đa tinh thể và chất đơn tinh thể dựa vào tính dị hướng và tính đẳng hướng.
+ Kể ra được những ứng dụng của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống.
- Kỹ năng
Giải thích được sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất rắn khác nhau.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
Diễn giảng, đọc sách, thảo luận nhóm, vấn đáp.
2. Phương tiện
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết bài giảng, bảng vẽ sẵn.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Ở thể rắn các nguyên tử, phân tử ở gần nhau (khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử chỉ vào cỡ kích thước của chúng). Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được chúng ở các vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động quanh các vị trí cân bằng xác định. Có phải tất cả các chất rắn đều có cấu trúc và tính chất giống nhau hay không? Ta có thể phân biệt các chất rắn khác nhau dựa trên những dấu hiệu nào ?
3. Dạy bài mới
Nội dung lưu bảng | Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
Bài 34. CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH I – Chất rắn kết tinh 1. Cấu trúc tinh thể - Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt ( nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. - Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh. - Kích thước tinh thể của một chất tuỳ thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến nhanh hay chậm (tốc độ kết tinh càng nhỏ, tinh thể có kích thước càng lớn). 2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh a/ Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau. - Ví dụ: kim cương và than chì.... b/ Có nhiệt độ nóng chảy xác định - Ví dụ: nước đá là 00C; thiết 2320C; sắt 15300C;... c/ Chất rắn kết tinh có 2 loại: + Chất rắn đơn tinh thể có tính chất dị hướng. Ví dụ: + Chất răn đa tinh thể có tính chất đẳng hướng. Ví dụ: 3. Ứng dụng của các chất rắn kết tinh - Tham khảo SGK. II – Chất rắn vô định hình - Chất rắn vô định hình là các chất không có cấu trúc tinh thể và do đó không có dạng hình học xác định. - Các chất rắn vô định hình có tính đẵng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng. - Lưu ý: một số chất rắn như đường, lưu huỳnh, … có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vô định hình. - Ứng dụng: - Bảng phân loại và so sánh. | - Các em hãy quan sát lên bảng, đây là hình ảnh của một số tinh thể muối ăn, thạch anh, kim cương , than chì,... - Từ đây các em cho thầy nhận xét chung về hình dạng của các tinh thể? - Từ đầu thế kỉ XX, nhờ sử dụng tia Rơnghen (hay tia X) người ta đã nghiên cứu được cấu trúc tinh thể. - Các em hãy quan sát lên bảng đây là cấu trúc mạng tinh thể của một số chất. - Các em hãy quan sát và suy nghĩ trả lời cho thầy các câu hỏi sau: + Cấu trúc tinh thể được cấu tạo từ cái gì? + Chúng liên kết được với nhau là vì đâu? + Trật tự sắp xếp của chúng như thế nào? Và chúng có đứng yên một vị chí không? - Vậy từ đây một em hãy cho thầy biết thế nào là cấu trúc tinh thể? <> Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt ( nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. <> Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh. <> Kích thước tinh thể của một chất tuỳ thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến nhanh hay chậm (tốc độ kết tinh càng nhỏ, tinh thể có kích thước càng lớn). - Các em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi C1 trong SGK cho thầy? - Tiếp theo chúng ta nghiên cứu xem chất rắn kết tinh có những đặc tính gì, chúng ta qua phần 2. - Các em hãy quan sát đây là cấu trúc tinh thể của kim cương và than chì. Các em hãy cho thầy biết chúng được cấu tạo từ nguyên tử gì? Cấu trúc tinh thể của chúng có giống nhau không? Tính chất vật lí của chúng có giống nhau không? <> Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau. - Nhiệt độ nóng chảy của các chất rắn kết tinh có giống nhau không mấy em? - Các em có thể xem một vài ví dụ về nhiệt độ nóng chảy của một số chất rắn kết tinh trong sách giáo khoa. - Vậy từ đây chúng ta có một tích chất thứ hai nửa của chất rắn kết tinh đó là: <> Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy xác định. - Các em có thể ghi một vài ví dụ trong SGK vào. - Dựa vào thành phần cấu tạo của các chất rắn kết tinh mà người ta chia chúng ra thành 2 loại đó là chất đơn tinh thể hoặc đa tinh thể. + Chất rắn đơn tinh thể: ( Muối, thạch anh, kim cương...) Cấu tạo từ một tinh thể. Có tính dị hướng. + Chất rắn đa tinh thể: ( sắt, đồng,...) Cấu từ nhiều tinh thể. Có tính đẳng hướng. - Hai em ngồi cạnh nhau hãy thảo luận và hoàn thành câu hỏi C2 trong SGK cho thầy. - Vì có những tính chất vật lí quí báo mà chất rắn kết tinh được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Chúng ta qua phần 3. - Các em hãy kể một vài ứng dụng của chất rắng kết tinh trong cuộc sống hàng ngày mà các em biết? - Các đơn tinh thể silic và giemani được dùng làm các linh kiện bán dẫn. Kim cương được dùng làm mũi khoan, dao cát kính. - Kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành công nghệ khác nhau. - Ngoài chất rắn kết tinh còn có các chất rắn vô định hình, tức là không có dạng hình học xác định. - Các em quan sát lên bảng đây là hình ảnh của một số chất rắn vô định hình. - Các em hãy suy nghĩ và hoàn thành câu hỏi C3 trong SGK cho thầy? <> Chất rắn vô định hình là các chất không có cấu trúc tinh thể và do đó không có dạng hình học xác định. - Chất rắn kết tinh khi nóng chảy thì biến đổi trạng thái một cách đột ngột từ rắn sang lỏng ở một nhiệt độ xác định, nghĩa là từ khi nóng chảy đến khi hóa lỏng hoàn toàn, nhiệt độ của chất không thay đổi. Dù chất đơn tinh thể hay đa tinh thể đều có đặc tính này, còn chất rắn vô định hình khi bị nung nóng chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng. <> Các chất rắn vô định hình có tính đẵng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng. - Lưu ý: Một số chất rắn như đường, lưu huỳnh, … có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vô định hình. - Các em hãy kể tên một vài ứng dụng của chất rắn vô định hình? Nêu ra những ưu điểm của chúng? - Các em hãy lập bảng phân loại và so sánh các đặc tính của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình? - Hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng phân loại và so sánh. | - Tinh thể mỗi chất có hình dạng hình học tự nhiên xác định. - Quan sát - Nguyên tử, phân tử, ion - Do có lực tương tác. - Sắp xếp theo trật tự không gian xác định. Các hạt dao động quanh vị trí cân bằng. - Cá nhân suy nghĩ trả lời. - Tinh thể của một chất hình thành trong qua rình đông đặc của chất đó. - Cấu tạo từ cùng các nguyên tử cacbon nhưng có cấu trúc tinh thể khác nhau. Tính chất vật lí của chúng khác nhau. - Chất rắn đa tinh thể được cấu tạo bởi vô số các tinh thể nhỏ sắp xếp hỗn độn nên tính dị hướng của mỗi tinh thể nhỏ được bù trừ trong toàn khối chất vì thế chất rắn đa tinh thể không có tính dị hướng như chất rắn đơn tinh thể. - Cá nhân suy nghĩ trả lời. - Quan sát theo dõi. - Chất rắn vô định hình không có tính dị hướng vì không có cấu trúc tinh thể nên tính chất vật lí theo mọi hướng đều như nhau. Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định. - Cá nhân suy nghĩ trả lời. - Cá nhân làm sau đó lên bảng trình bày. |
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựngbài 34 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 10 - Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 10 Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-
Trắc nghiệm Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình - Vật lý 10 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 10 Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn
ADSENSECÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu- Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
- Không hoạt động
- Có nội dung khiêu dâm
- Có nội dung chính trị, phản động.
- Spam
- Vi phạm bản quyền.
- Nội dung không đúng tiêu đề.
- Về chúng tôi
- Quy định bảo mật
- Thỏa thuận sử dụng
- Quy chế hoạt động
- Hướng dẫn sử dụng
- Upload tài liệu
- Hỏi và đáp
- Liên hệ
- Hỗ trợ trực tuyến
- Liên hệ quảng cáo
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.
Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENTTừ khóa » Giáo án Lý 10 Bài 34
-
Giáo án Vật Lí 10 Bài 34: Chất Rắn Kết Tinh. Chất Rắn Vô định Hình ...
-
Giáo án Vật Lý Lớp 10 - Bài 34: Chất Rắn Kết Tinh Và Chất ...
-
Giáo án Vật Lý 10 Bài 34: Chất Rắn Kết Tinh Và Chất Rắn Vô định Hình
-
Giáo án Vật Lý 10 Bài 34: Chất Rắn Kết Tinh. Chất Rắn Vô định Hình
-
Giáo án Vật Lý 10 - Bài 34: Chất Rắn Kết Tinh Chất Rắn Vô định Hình
-
Bài 34. Chất Rắn Kết Tinh. Chất Rắn Vô định Hình
-
Giáo án Vật Lý 10 Bài 34
-
Tải Giáo án Vật Lý 10 Bài 34
-
Giáo án Vật Lý 10 Bài 34: Chất Rắn Kết Tinh. Chất Rắn Vô định Hình ...
-
Giáo án Vật Lý 10 Bài 34 Chất Rắn Kết Tinh. Chất Rắn Vô định Hình - Tài ...
-
Chất Rắn Vô định Hình.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Giải Bài 34 Vật Lí 10: Chất Rắn Kết Tinh. Chất Rắn Vô định Hình - Tech12h
-
Giải Vật Lí 10 Bài 34: Chất Rắn Kết Tinh. Chất Rắn Vô định Hình
-
Giáo án Môn Vật Lý Lớp 10 Bài 34 - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học