Giáo án Bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 10
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 29-11 trên Shopee mall
Giáo án bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
- B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ qua quan niệm sống nhàn; thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ. Một tuyên ngôn về lối sống hoà hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.
- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.
- Chú ý tích hợp: quan niệm sống hài hoà với thiên nhiên
2. Kĩ năng
- Biết cách đọc bài thơ Nôm đường luật giàu triết lí.
3. Thái độ, phẩm chất
- Trân trọng và học tập nhân cách sống cao đẹp của NBK; lựa chọn được cho mình một thái độ sống tích cực.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
2. Học sinh
SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
III. Phương pháp thực hiện
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ………………………..
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Cảnh ngày hè”? Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ ?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Giới thiệu bài mới bằng cách khái quát lại bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn thế kỉ XV – XVII (sử dụng lược đồ giới thiệu)
Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng trong suốt thế kỉ XVI đối với các tập đoàn phong kiến mà ông còn là một nhà thơ lớn của dân tộc với những vần thơ mang cảm hứng thế sự và những triết lí về nhân sinh, xã hội. Hãy cùng tìm hiểu bài thơ Nôm “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm để hiểu hơn về ông - một nhân cách chính trực thanh cao, coi thường danh lợi nhưng vẫn nặng lòng với thời cuộc với đất nước.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới | I. TÌM HIỂU CHUNG |
? Qua tìm hiểu tiểu dẫn cùng với những hiểu biết lịch sử của mình, trình bày những hiểu biết của em về tác giả? (con người, sự nghiệp) | 1. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) hiệu là Bạch Vân cư sĩ, Trạng Trình, hay Tuyết Giang phu tử. a. Cuộc đời - Xuất thận từ gia đình trí thức phong kiến, được hưởng một quá trình giáo dục đầy đủ và bài bản - Có cuộc đời từng trải, chứng kiến nhiều biến cố bão táp của thời đại b. Con người - Học vấn uyên thâm - Thanh cao, chính trực - Nặng mối tiên ưu c. Sự nghiệp văn học - Bạch Vân am thi tập (700 bài) Bạch Vân quốc ngữ thi tập (~ 170 bài), ngoài ra có một số lời sấm kí lưu truyền trong dân gian - Nội dung: với các chủ đề triết lí, giáo huấn, thế sự - Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. |
Bài thơ Nhàn được rút từ tập thơ nào? Em hãy giới thiệu vài nét khái quát về văn bản | 2. Tác phẩm - Viết bằng chữ Nôm, thuộc Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài số 73 - Nhan đề do người đời sau đặt - Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật 2.1. Bố cục - Bốn câu đầu: Cuộc sống hàng ngày của nhà thơ - Bốn câu sau: Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách nhà thơ |
Em hiểu thế nào là Nhàn? | + Nhàn: Nhàn là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến. |
- Yêu cầu: đọc diễn cảm( giọng đọc thanh thản, nhẹ nhàng, thoải mái), đúng nhịp ? Chủ đề của bài thơ? ( quan niệm sống nhàn) | + Chữ Nhàn trong quan niệm thời trung đại: Nho giáo: “Nhàn” là một phương châm sống, một chuẩn tắc trong hành xử của tầng lớp Nho sĩ. “Nhàn chính là để giữ tròn thanh danh, khí tiết của bản thân trong thời trọc loạn. |
? Em đã bắt gặp quan niệm ấy ở bài thơ nào trong chương trình ngữ văn THCS? | Đạo giáo - Phật giáo: là một trạng thái đạt đến cảnh giới tối cao, an tịnh, siêu thoát của “hư tâm”, “tâm phật”. → Trong thơ trung đại Việt Nam: Tư tưởng “nhàn” được thể hiện qua cách xuất - xử; hành – tàng của tầng lớp Nho sĩ trước thời cuộc, họ thường gửi gắm vào thiên nhiên tâm sự của bản thân về thế sự. → Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn là một nội dung lớn đồng thời là triết lí sống phổ biến của tầng lớp nho sĩ thế kỉ XVI. |
Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu trong hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý. Từ đó em cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh và cuộc sống của tác giả? | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Bốn câu đầu: Cuộc sống hằng ngày của nhà thơ (Đề, thực) a. Hai câu đề Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thần dầu ai vui thú nào. - Câu 1: Một mai, một cuốc, một cần câu Gợi liên tưởng tới hình ảnh : Ngư - tiều – canh - mục + Sử dụng thủ pháp liệt kê: mai, cuốc, cần câu + Điệp từ: một + Nhịp thơ 2/2/3 Hình ảnh lão nông tri điền với cuộc sống đạm bạc, giản dị nơi thôn dã - Câu 2: + Từ láy: thơ thẩn + Cụm từ: Dầu ai vui thú nào Cuộc sống ung dung tự tại Lối sống vui thú điền viên, an nhiên tự tại |
Em hiểu thế nào về nơi vắng vẻ - chốn lao xao? Từ đó em hiểu thế về cách nói: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao? | b. Hai câu thực - Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ + Ta dại ↔ Người khôn + Nơi vắng vẻ ↔ chốn lao xao → hình ảnh ẩn dụ: Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi |
? Khái niệm “ dại, khôn” được nhà thơ bình luận, cắt nghĩa ra sao? Vì sao tác giả lại lựa chọn như thế? Thực chất ông có phải là người dại như ông tự nhận hay ko? | Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ Cách nói ngược, hóm hỉnh, thâm trầm mà ý vị |
? Thái độ tác giả bộc lộ qua cách nói? ( có phải là khiêm tốn , tự ti ko?) ( Khôn mà hiểm độc là khôn dại/ Dại vốn hiền lành ấy dại khôn- Bài 94) | Nhận xét: Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý. |
? Biện pháp NT chủ yếu được sử dụng ở hai câu thơ? Hiệu quả? | |
Cho biết những hình ảnh về sự vật nào được xuất hiện. Những sự vật và hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận như thế nào về cách sống của nhà thơ? | 2. Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ (luận, kết) a. Hai câu luận: - Hình ảnh thiên nhiên: bốn mùa tuần hoàn Xuân - Hạ - Thu – Đông - Món ăn dân dã: măng trúc, giá - Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao Phép đối + liệt kê tạo âm hưởng thư thái, tận hưởng Lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên. |
? Chỉ ra những biện pháp NT được sử dụng trong 2 câu kết? ( ngắt nhịp có sự phá cách, điển tích) | b. Hai câu kết + Điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống, Phú quý tựa chiêm bao + Nhìn xem: biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh lợi Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý. Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường. |
? Nhận xét gì về hình ảnh con người hiện lên ở hai câu kết? Cả bài thơ là triết lí, suy nghĩ của Bạch Vân cư sĩ về chữ Nhàn. Căn cứ vào những hiểu biết về thời đại cũng như về Nguyễn Bỉnh Khiêm, em hãy cho biết do đâu mà Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn lối sống Nhàn? | Nhận xét - Thú Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dấu ấn của một thời đại lịch sử, thể hiện cách ứng xử của người trí thức trước thời loạn: giữ tròn thanh danh khí tiết - Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nâng tư tưởng “nhàn” trở thành một triết lý sống, là cách hành xử trước thời cuộc, coi đây là phương thức hoá giải mâu thuẫn và hoà hoãn những xung đột thời ông đang sống. Tấm lòng nặng tiên ưu của Nguyễn Bỉnh Khiêm. |
? Đánh giá chung về nội dung , nghệ thuật HS đọc SGK. | III. Tổng kết 1. Về nội dung: - Khẳng định quan niệm sống Nhàn hoà hợp với tự nhiên và giữ được cốt cách thanh cao, thoát khỏi vòng danh lợi⇒ giá trị nhân văn cao đẹp. 2. Về nghệ thuật: - Nhịp thơ chậm, thong thả, giọng điệu thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh - Sự phá cách thể thơ Đường luật=> Việt hóa thơ Đường - Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên, linh hoạt |
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Đánh giá về thú nhàn. Triết lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một phép ứng xử trước thời thế để giữ tròn thanh danh của tầng lớp Nho sĩ thế kỉ XVI-XVII. Em có suy nghĩ như thế nào về triết lí Nhàn đặt trong hoàn cảnh thời đại ngày nay ? | - Nhàn ở đây không phải đơn thuần do hoàn cảnh ngẫu nhiên đem đến. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm ông chủ động chọn lối sống nhàn. Sự chủ động ấy trong cuộc đời biểu hiện ở việc xin từ quan khi dâng sớ chém lộng thần không có kết quả. Dấu ấn của sự chủ động thể hiện ở việc dứt khoát chọn cho mình một cách sống riêng: “Thơ thẩn.. vui thú nào”. Sự lựa chọn cũng dứt khoát : “ta dại… lao xao”. Chủ động trong thế “ Rượu… chiêm bao”. ⇒ Nhàn không chỉ là tâm thế sống, niềm vui sống mà còn là một quan niệm sống, một triết lí sống. |
Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Khái quát lại nội dung của chữ “nhàn” trong bài thơ (lối sống thú vị của người xưa: con người được tự do, tìm sự hòa hợp với tự nhiên, giải thoát khỏi gò bó của đời thường, của danh lợi, có sự hòa hợp giữa tinh thần và thể xác).
5. Dặn dò
- Đọc thuộc bài thơ. Sưu tầm những câu thơ thể hiện triết lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Soạn bài : “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du).
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:
- Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Đọc "Tiểu Thanh Kí"
- Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ
- Vận nước
- Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Giáo án Bài Nhàn Văn 10
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Đọc Văn: Nhàn
-
Giáo án Ngữ Văn 10 Bài: Nhàn Theo CV 5512
-
Giáo án Ngữ Văn 10 Tiết 53 Đọc - Văn: Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Giáo án Ngữ Văn 10 Tiết 38: Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Giáo án Bài Nhàn Lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm Chi Tiết Nhất - KTHN
-
Giáo án Thao Giảng Bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm - HỌC NGỮ VĂN
-
Giáo án Ngữ Văn 10 Tiết 40: Đọc Văn Nhàn -Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Giáo án Ngữ Văn 10 - Tiết 40: Đọc Văn Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Giáo án Ngữ Văn 10 Tuần 14: Nhàn - TaiLieu.VN
-
Giáo Án Văn 10 Bài Nhàn
-
Soạn Bài Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm - SoanBai123
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 Tiết 39: Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Giáo án Bài Nhàn Ngữ Văn 10 - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt