Giáo án Bài Việt Bắc- Tố Hữu, Hay Và đầy đủ Nhất - HỌC NGỮ VĂN

  • Nhà
  • Giáo án
  • Giáo án Ngữ văn 12
  • Giáo án bài Việt Bắc-Tố Hữu

Giáo án bài Việt Bắc-Tố Hữu, Soạn bài Việt Bắc  Tiết PPCT:  19+20                                Ngày soạn: 15/10/2016 Tuần dạy: 7                                           Ngày dạy: Đọc văn: VIỆT BẮC (Trích)                                                                             – Tố Hữu –

1 MỤC TIÊU.

1.1. Kiến thức:Giúp HS: Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước.Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. 1.2. Kĩ năng:Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về giai điệu, cảm xúc kẻ ở người đi trong bài thơ.Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của lối nói giao duyên trong bài thơ, về cách xưng hô, về hình ảnh kẻ đi, người ở, về tình cảm cách mạng cao đẹp. 1.3. Thái độ: Tự nhận thức về nghĩa tình thủy chung cách mạng của những con người Việt Bắc.

CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3.1. Ổn định tổ chức                                                                        3.2. Kiểm tra bài cũ: 3.3. Tiến trình dạy học:                     

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (10 phút) – Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? – Nội dung? – Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ? Xác định vị trí của đoạn trích ? – Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Hoạt động 2 (70’): Đọc – hiểu văn bản. – 4 câu trên là lời của ai? Nhằm mục đích gì? – Để thể hiện tâm trạng của người ở lại, T.H đã sử dụng những cách diễn đạt ntn? (Gv gợi ý) – Điều đó nói lên tâm trạng của người ở lại ntn? – 4 câu sau là lời của ai? Để làm gì? – Tố Hữu đã sử dụng những từ ngữ, cách diễn đạt như thế nào để thể hiện được tâm trạng của người ra đi? – Điều đó thể hiện tâm trạng gì của người cán bộ về xuôi? – 12 câu hỏi này là của ai? Hỏi gì? Để làm gì? – Để thể hiện nội dung đó, tác giả đã thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật ntn? – 12 câu thơ cho thấy VB hiện lên là một nơi ntn? – 70 câu tiếp theo là lời của ai? Nhằm mục đích gì? – 4 câu đáp đầu tiên đã trả lời như thế nào cho câu hỏi của người ở lại? – Để thể hiện nội dung đó, tác giải đã thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật ntn? – 28 câu tiếp theo có nội dung chính là gì? – Có thể chia nhỏ 28 câu này như thế nào? -18 câu này thể hiện nỗi nhớ về điều gì? – Để thể hiện nội dung đó, tác giả đã thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật ntn? – Những câu thơ nói lên con người và cuộc sống ở VB ntn? – Những điều trên nói lên điều gì về tình cảm của người về xuôi đối với VB? – 10 câu sau là nỗi nhớ về điều gì ở VB? – 2 câu đầu nêu lên cảm xúc gì? – GV gợi ý để HS phân tích bức tranh tứ bình ở VB. – Ngoài ra, Đoạn thơ này còn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? – Đoạn thơ đã làm nổi bật lên bức tranh VB ntn? – Thiên nhiên và con người VB hiện lên ntn? – 22 câu tiếp theo là nỗi nhớ về điều gì? – 10 câu trên nói về điều gì? – Để thể hiện điều đó, tác giải đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? -12 câu tiếp theo thể hiện cảnh gì ở VB? – Đoạn thơ này có thể chia thành mấy phần? nêu luận điểm chính của mỗi phần? – Để thể hiện các luận điểm đó, tác giải đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? – Qua những điều trên, h.ả VB hiện lên ntn? – 16 câu cuối thể hiện cảm xúc gì? –  Để thể hiện điều đó, tác gải đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật Hoạt động 3 (10’): Tổng kết. – Bài thơ được đánh giá là đậm đà tính dt. Điều đó được thể hiện ở những điểm nào? I. Tìm hiểu chung: 1. Hoàn cảnh sáng tác: –  Tháng 10-1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các cơ quan TW Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về lại Hà Nội. – Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn nhớ thương của kẻ ở người đi. 2. Nội dung bài thơ: – Tái niệm những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến – Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng và Bác Hồ 3. Ý nghĩa nhan đề bài thơViệt Bắc là tên một tác phẩm, là một địa danh lịch sử. – VB là cái nôi của cách mạng trong những năm tiền khởi nghĩa và là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp. 4. Đoạn trích a.Vị trí đoạn trích: Nằm phần đầu của tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến) b. Bố cục: 2 phần –  Phần 1( 20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi. – Phần 2 (70 câu sau): Lời của người ra đi II. Đọc – hiểu văn bản: 1.(20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi. a. 4 câu thơ đầu: lời ướm hỏi của người ở lại. – Cách xưng hô mình – ta + Gợi nghĩa tình thân thiết, gắn bó + Là cách gọi quen thuộc trong ca dao dân ca. ® tạo không khí trữ tình cảm xúc. – “Mười lăm năm”: tính từ thời kháng Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi những người kháng chiến trở về Thủ đô (tháng 10 – 1954) Câu hỏi tu từ:  Kỉ niệm thời  gian gắn bó lâu dài, keo sơn, bền chặt. – Điệp từ “nhớ”: nhấn mạnh nỗi nhớ sâu sắc, thường trực, da diết. – Hình ảnh: cây – núi, sông – nguồnà gợi mối qua hệ khăng khít, thủy chung, ân tình giữa kháng chiến và Việt Bắc. Người ở lại thiết tha, luyến tiếc, khơi gợi trong lòng người ra đi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình. b. 4 câu tiếp: lời đáp của người ra đi. – Từ láy: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồnà sự day dứt, lưu luyến, bối rối trong tâm trạng và hành động của người ra đi. – Hình ảnh hoán dụ: “áo chàm” à gợi hình ảnh bình dị, thân thương của những người dân Việt Bắc. – Hành động: cầm tay àsự luyến tiếc và nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và Việt Bắc, gợi nhớ những cuộc chia tay trong văn học trung đại (nhưng đây là cuộc chia tay trong niềm vui chiến thắng). àTiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến. b.12 câu tiếp “Mình đi… cây đa”: Tác giả gợi những kỉ niệm về Việt Bắc trong những năm kháng chiến. – Hình ảnh: suối lũ, mây mù, miếng cơm chấm muốiàĐây là những hình ảnh rất thực gợi được sự gian khổ của cuộc kháng chiến, vừa cụ thể hoá mối thù của cách mạng đối với thực dân Pháp. – Chi tiết “Trám bùi….để già” ® diễn tả cảm giác trống vắng gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu. – “Hắt hiu…lòng son” ® phép đối gợi nhớ đến mái tranh nghèo. Họ là những người nghèo nhưng giàu tình nghĩa, son sắt, thuỷ chung với cách mạng. – 6 câu hỏi tu từ lặp đi lặp lại à câu hỏi đau đáu, khơi gợi, nhắc nhớ mọi người hãy luôn nhớ về VB. – Địa danh: mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào à gắn liền với VB, là hình ảnh tiêu biểu của thủ đô kháng chiến. – Phép điệp: mình đi…, mình về…, nhớ… à lời nhắn gọi tha thiết, nhắc nhớ những kỉ niệm về một thời ở VB. –  “Mình đi, mình có nhớ mình“® ý thơ đa nghĩa một cách thú vị. Cả kẻ ở, người đi đều gói gọn trong chữ “mình” tha thiết. Mình là một mà cũng là hai, là hai nhưng cũng là một bởi sự gắn kết của cách mạng, của kháng chiến. àChân dung một Việt Bắc gian nan mà nghĩa tình , thơ mộng, rất đối hào hùng trong nỗi nhớ của người ra đi.    2. (70 câu sau): Lời của người ra đi a. 4 câu đầu “Ta với… bấy nhiêu…”: Khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắt. – Đại từ mình – ta: được sử dụng linh hoạt à tạo sự hòa quyện, gắn bó máu thịt; – Giọng điệu: tha thiết như một lời thề thủy chung son sắt. – Từ láy: mặn mà, đinh ninhà Khẳng định nghĩa tình đậm đà, bền chặt, trước sau như một của cách mạng đối với VB. – So sánh: bao nhiêu … bấy nhiêuà gợi tình cảm bao la, chan chứa giữa cách mạng và VB. b. 28 câu tiếp “Nhớ gì… thuỷ chung…”:  nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và cuộc sống con người ở VB.      * 18 câu tiếp “Nhớ gì… suối xa…”: Nỗi nhớ về cuộc sống ở VB. – Biện pháp so sánh: “nhớ… người yêu” à So sánh nỗi nhớ VB với nỗi nhớ người yêu, sắc thái cao nhất của nỗi nhớ. – Phép tiểu đối: “Trăng lên đầu núi / nắng chiều lưng nương” à nỗi nhớ từ đêm sang ngày, bao trùm cả không gian lẫn thời gian. “Bát cơm sẻ nửa / chăn sui đắp cùng” à hình ảnh cảm động cho thấy sự san sẻ khó khăn gian khổ, chia sớt ngọt bùi, đắng cay giữa người dân VB và những người cách mạng. – Phép điệp: nhớ, nhớ từng…, nhớ sao…à nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, sâu sắc. – Hình ảnh: người thương đi về, người mẹ nắng cháy lưng,… những hình ảnh thân thương, cảm động về con người VB. – Những kỉ niệm: đắng cay ngọt bùi, bát cơm sẻ nửa, những giờ liên hoan,… à những kỉ niệm đẹp về tình quân dân gắn bó như trong một gia đình. Con người và cuộc sống VB: nghèo cực, lam lũ mà thủy chung, son sắt. Thiên nhiên, núi rừng, cuộc sống và con người ở VB luôn in đậm trong tâm trí những người về xuôi  tình cảm chân thành, tha thiết của người cán bộ kháng chiến.    * 10 câu sau “Ta về… thuỷ chung”: Nỗi nhớ về bức tranh tứ bình của VB. – 2 câu đầu: nỗi nhớ chung à cảm xúc chủ đạo cho cả khổ thơ; – 8 câu sau: bức tranh tứ bình của VB: + Mùa đông: Ÿ Hình ảnh: hoa chuối đỏ tươi + người lao động trên đèo cao à bình dị, khoẻ khoắn; Ÿ Màu sắc: xanh + đỏ + “nắng ánh” à màu sắc ấm áp. + Mùa xuân: Ÿ Hình ảnh: mơ nở trắng rừng + người đan nón à đẹp, nên thơ. Ÿ Màu sắc: trắng + trắng -> tinh khiết, thanh nhã. Ÿ Âm thanh: hiệp vần “ơ” (mơ – nở), “ưng” (rừng – từng) cảm nhận tinh tế, âm thanh của rừng mơ đồng loạt nở hoa. + Mùa hạ: Ÿ Hình ảnh: rừng phách đổ vàng + em gái hái măng Ÿ Màu sắc: vàng ŸÂm thanh: tiếng ve Vẻ đẹp đặc trưng rộn rã, rực rỡ, đặc trưng của mùa hè. + Mùa thu: Ÿ H.ả: ánh trăng Ÿ Âm thanh: tiếng hát ân tình thuỷ chung Vẻ đẹp thanh bình, hiền hoà. – Phép điệp: ta về, ta nhớ, nhớ,… – Đại từ xưng hô: mình – ta… – Nhịp điệu đều đặn, cân xứng, nhịp nhàng… – Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, lời thơ giàu nhạc điệu,… Mỗi mùa mỗi cảnh, đều mang vẻ đẹp riêng trong vẻ đẹp chung: đó là sự hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa người và cảnh, cảnh và người cùng làm cho nhau thêm đẹp, làm cho bức tranh thêm sinh động. Thiên nhiên cảnh vật quen thuộc, bình dị, gần gũi nhưng rất thơ mộng, trữ tình à nỗi nhớ sâu sắc của người cán bộ cách mạng về VB c. 22 câu tiếp “Nhớ khi… núi Hồng”: Nhớ cuộc kháng chiến anh hùng ở VB.       * 10 câu đầu “Nhớ khi… Nhị Hà…”: Thiên nhiên cùng con người sát cánh đánh giặc. – Phép điệp: nhớ…  gắn với những kỉ niệm trong những ngày VB kề vai sát cánh cùng với CM trong chiến đấu. – Biện pháp nhân hóa: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”,… biến thiên nhiên thành một lực lượng kháng chiến, thể hiện tình đoàn kết đặc biệt giữa thiên nhiên và con người VB đối với CM, khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Rừng mang tính chất của con người VN quả cảm và biết phân biệt địch – ta,…  Tác giải nhìn thiên nhiên xuất phát từ lòng yêu nước gắn với yêu CM. – Câu hỏi tu từ: hỏi để khẳng định nỗi nhớ thường trực, sâu sắc về những địa danh gắn liền với VB. – Từ chỉ địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng,… à thân thuộc, gắn liền với VB. * 12 câu sau “Những đường… núi Hồng”: Khung cảnh hùng tráng của VB trong những ngày ra quân sôi động làm nên chiến thắng. – 8 câu đầu: khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở VB: + Các ĐT mạnh: rầm rập, rung, bậtà tạo thành những chuyển rung dữ dội, thể hiện sức mạnh vô địch của cuộc kháng chiến. + Các từ láy: điệp điệp, trùng trùngàkhí thế mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản nổi. + Biện pháp cường điệu: Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bayà sức mạnh của thời đại, của ý chí tiêu diệt giặc, của tinh thần đoàn kết có thể làm nên những điều tưởng chừng không thể. + Nhịp điệu: dồn dập, mạnh mẽ như những bước hành quân của quân dân VB, thể hiện khí thế ra trận của cả một dt trong trận chiến quyết định với kẻ thù. – 4 câu sau: khí thế chiến thắng ở các chiến trường khác: + Phép điệp: “vui”, “vui + lên/về…” + Liệt kê: các địa danh (…) + Giọng điệu thơ: hồ hởi, vui tươi niềm vui to lớn, rộng khắp của cuộc kháng chiến. VB anh hùng trong kháng chiến, trở thành điểm đến của tất cả các cánh quân, của ý chí Việt Nam để tạo nên một cuộc đụng đầu lịch sử, làm nên chiến thắng ĐBP chấn động địa cầu. d. 16 câu cuối: Nhớ VB, nhớ cuộc kháng chiến, nhớ quê hương cách mạng của người VN. – Câu hỏi tu từ: khơi gợi tình cảm thiêng liêng về VB. – Các h.ả: ngọn cờ đỏ thắm, sao vàng rực rỡ, cụ Hồ sáng soi, Trung ương, Chính phủ, mái đình, cây đa,…à những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng thể hiện cái nhìn lạc quan của tg. Đó là những hình ảnh biểu tượng của cách mạng, là tương lai của dân tộc. – Phép điệp: Ở đâu… Nhìn lên…, Ở đâu… Trông về…à nhấn mạnh: VB là cái nôi của cách mạng, là cội nguồn của sự sống. – Biện pháp đối lập: u ám >< sáng soià đề cao vai trò của lãnh tụ HCM. Bác chính là chỗ dựa tinh thần tươi sáng nhất cho cách mạng và nhân dân Việt Nam. – Cách xưng hô mình – ta… III. Nghệ thuật – Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết; – Lối đối đáp giao duyên của ca dao dân ca (nhưng qua lớp đối thoại của kết cấu bên ngoài chính là lời độc thoại của tâm trạng); – Cách xưng hô mình – ta; phép điệp giàu tính truyền thống. – Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi. – Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc. – Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt…    
  1. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

4.1. Tổng kết – Học sinh nắm nội dung bài học 4.2. Hướng dẫn tự học. (Tài liệu sưu tầm ) Xem thêm :

  1. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 10
  2. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 11
  3. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 12
việt bắc Bấm vào đây để xem tiếp nội dung

Bài viết liên quan

Giáo án ôn thi Ngữ văn 2019: Kĩ năng làm câu 5 điểm theo cấu trúc của Bộ

Tháng Năm 27, 2019

Giáo án bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 theo 5 hoạt động

Tháng Chín 20, 2018

Giáo án Vợ Chồng A Phủ soạn theo 5 hoạt động

Tháng Tám 15, 2018

Giáo án nghiên cứu bài học Vợ Chồng A Phủ

Tháng Tám 15, 2018

Giáo án phát triển năng lực Vợ Chồng A Phủ

Tháng Tám 15, 2018

Giáo án Ngữ văn 12 theo chủ đề : Văn xuôi Việt Nam thời chống Mỹ

Tháng Bảy 22, 2018 Xem tất cả các bài viết của admin →

Điều hướng bài viết

Giáo án thao giảng: Những yêu cầu về sử dụng tiếng ViệtGiáo án môn văn theo chủ đề: Chủ nghĩa nhân đạo trong Chí Phèo và Hai Đứa Trẻ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Tìm kiếm: Tìm kiếm

Bài viết mới

  • Đề thi về truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư, Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi
  • Đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay, viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen làm việc riêng trong giờ học
  • Đề đọc hiểu, nghị luận về truyện Làm bạn với bầu trời – Nguyễn Nhật Ánh
  • Đề đọc hiểu Truyện ngắn Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu
  • Đọc hiểu truyện ngắn Nguồn suối Nguyễn Minh Châu

Danh mục

  • Dạy văn
  • Đề thi Khối 10
  • Đề thi Khối 11
  • Đề thi Khối 12
  • Đọc hiểu + NLXH
  • Giáo án
    • Giáo án Ngữ văn 10
    • Giáo án Ngữ văn 11
    • Giáo án Ngữ văn 12
  • Học sinh giỏi
    • HSG 10
    • HSG 11
    • HSG 12
  • Học văn
    • khối 10
    • khối 11
    • khối 12
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
    • Tài liệu Khối 10
    • Tài liệu Khối 11
    • Tài liệu Khối 12
  • TẢI MIỄN PHÍ TÀI LIỆU MÔN VĂN
  • Tổng hợp
  • Tuyển sinh vào 10
  • Uncategorized

Chuyên đề

Ai đã đặt tên cho dòng sông Bài tập tiếng việt Chiếc thuyền ngoài xa Chiều tối chuyên đề môn văn Chí Phèo Chữ người tử tù Câu cá mùa thu Cảnh ngày hè Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11 dạng đề so sánh văn học Hai đứa trẻ hạnh phúc của một tang gia Hồn trương ba da hàng thịt Lí luận văn học Nghị luận xã hội Nghị luận ý kiến bàn về văn học nguyễn du người lái đò sông Đà những đứa con trong gia đình rừng xà nu sáng kiến kinh nghiệm môn văn sóng xuân quỳnh thơ mới thơ đường luật thương vợ trao duyên truyện an dương vương và mị châu trọng thủy Tràng giang Tuyên ngôn độc lập tây tiến tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tỏ lòng từ ấy tố hữu tự tình việt bắc vội vàng vợ chồng a phủ vợ nhặt Đàn Ghi ta của Lor- ca Đây thôn vĩ dạ Đất nước nguyễn khoa điềm đề thi thử THPT quốc gia ngữ văn đề đọc hiểu đề đọc hiểu tự luận khuyen mai sieu re

Từ khóa » Việt Bắc Soạn Giáo án Phần 1