Giáo án Bắn Súng Tiểu Liên AK
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đến nội dung chính
Giáo án bắn súng tiểu liên AK
Giáo án bắn súng tiểu liên AK
Phần một: Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Mục đích: Huấn luyện cho cán bộ, chiến sỹ dân quân các nội dung bắn mục tiêu cố định bằng súng tiểu liên AK làm cơ sở cho học tập, huấn luyện và kiểm tra bắn đạn thật đạt kết quả cao và vận dụng trong huấn luyện chiến thuật cũng như chiến đấu sau này. 2. Yêu cầu: - Nắm chắc tính năng, cấu tạo, tác dụng các bộ pjận chính của súng, đạn. - Hiểu biết được chuyển động các bộ phận chính của súng, biết xử trí các hiện tượng hỏng hóc thông thường khi bắn; biết sức giật, góc nẩy và cách khắc phục - Thành thạo cách tháo lắp súng thông thường, biết giữ gìn kiểm tra súng, đạn. - Nắm được đường ngắm cơ bản, đường ngắn đúng ảnh hướng ngắm sai đến kết quả bắn. - Thành thạo tư thế động tác đứng, quỳ, nằm bắn. II. NỘI DUNG 1. Tính năng chiến đấu, cấu tạo các bộ phận chính của súng, đạn; chuyển động các bộ phận của súng, hiện tượng hỏng hóc, nguyên nhân và cách khắc phục. 2. Ngắm bắn, sức giật, góc nẩy và biện pháp khắc phục để bắn trúng, chụm. Các tư thế động tác chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn. * Trọng tâm: Nội dung 2, trọng điểm: Các tư thế động tác chuẩn bị bắn, bắn, thôi bắn III. THỜI GIAN 1. Thời gian chuẩn bị huấn luyện: - Thời gian thông qua giáo án: ngày……tháng……năm 2018 - Thời gian thục luyện giáo án: từ ngày…….tháng……năm 2018 - Thời gian bồi dưỡng cán bộ: ngày…….tháng…….năm 2018 - Thời gian chuẩn bị đội mẫu: ngày…….tháng…….năm 2018 - Thời gian hoàn thành mọi công tác chuẩn bị (thao trường, bãi tập): ngày…....tháng……năm 2018 2. Thời gian thực hành huấn luyện: - Tổng thời gian: 16 giờ - Giới thiệu lý thuyết: 02 giờ - Luyện tập: 10 giờ - Kiểm tra kết thúc huấn luyện: 04 giờ IV. TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức: Lấy đội hình lớp để huấn luyện, luyện tập theo đội hình tiểu đội do tiểu đội trưởng duy trì luyện tập, trung đội trưởng duy trì chung. 2. Phương pháp: a. Chuẩn bị huấn luyện: - Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị cơ sở vật chất, thông qua và thục luyện giáo án, phương pháp thục luyện bằng phương pháp giảng thử. - Đối với bồi dưỡng cán bộ: Bồi dưỡng cho cán bộ tiểu đội trưởng nội dung và phương pháp duy trì tiểu đội luyện tập đặc biệt là động tác chỉ huy và phương pháp sửa sai. 2 - Đối với đội mẫu: Bồi dưỡng cho một tiểu đội làm mẫu tổ chức các giai đoạn luyện tập ở tiểu đội. b. Thực hành huấn luyện: - Lên lớp lý thuyết: Dùng phương pháp diễn giải kết hợp tranh vẽ, vật thực để chứng minh. - Huấn luyện thực hành: Dùng phương pháp trực quan. Phần động tác làm mẫu qua 3 bước; Bước 1: làm nhanh; Bước 2: làm chậm có phân tích; Bước 3: làm tổng hợp. V. ĐỊA ĐIỂM 1. Thực hành huấn luyện: Thao trường huấn luyện 2. Luyện tập: Thao trường huấn luyện VI. BẢO ĐẢM 1. Giáo viên: Tài liệu: sách dạy bắn súng tiểu liên AK; giáo trình huấn luyện kỹ thuật chiến đấu bộ binh; bảng độ cao đường đạn; bộ tranh lý thuyết bắn. 2. Phân đội: Mang theo vũ khí trang bị như biên chế, bia số 4 = 02 cái; bia số 7 = 02 cái; bia số 8 = 2 cái; bia ngắm trúng ngắm chụm = 03 cái, bao cát = 12 cái; kính kiểm tra đường ngắm, bút chì. 3. Đội mẫu, phục vụ: Mang đầy đủ VKTB của tiểu đội, Bia số 6 = 01 cái; bia số 7 = 01 cái; bia số 8 = 01 cái. 4. Bồi dưỡng cán bộ: AK = 03 khẩu, Bia số 6 = 01 cái; bia số 7 = 01 cái; bia số 8 = 01 cái. 5. Sinh hoạt và hoạt động thao trường: Cờ, băng rôn, khẩu hiệu cổ động thao trường; Dây kéo co, báo chí các loại Phần hai: THỰC HÀNH HUẤN LUYỆN I. THỦ TỤC THAO TRƯỜNG 1. Tập trung kiểm tra quân số, vũ khí trang bị, vật chất mang theo, quy định vị trí để vật chất, khám súng, báo cáo cấp trên (nếu có). 2. Phổ biến quy định trên thao trường - Quy định về phương án chiến đấu tại chỗ. - Quy định kỷ luật thao trường - Quy định về đi lại, vệ sinh 3. Kiểm tra bài cũ II. HẠ KHOA MỤC 1. Nêu tên đề mục Bài: Kỷ thuật bắn súng tiểu liên AK 2. Mục đích, yêu cầu 3. Nội dung (Như phần ý định huấn luyện) 4. Thời gian 5. Tổ chức, phương pháp 3 Buổi học 1: Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mục đích: Huấn luyện cho cán bộ, chiến sỹ dân quân nắm chắc tính năng chiến đấu, cấu tạo của súng trường AK, biết cách tháo lắp súng thông thường và biết các hiện tượng hỏng hóc, nguyên nhân và cách khắc phục làm cơ sở kiểm tra đạt kết quả cao và vận trong huấn luyện cũng như chiến đấu sau này. 2. Yêu cầu: Năm chắc tính năng chiến đấu, cấu tạo của súng, tháo lắp súng thông thường, hiện tượng hỏng hóc, nguyên nhân và cách khắc phục II. NỘI DUNG 1. Tính năng chiến đấu, cấu tạo của súng trường AK. 2. Tháo lắp súng thông thường. 3. Hiện tượng hỏng hóc, nguyên nhân và cách khắc phục * Trọng tâm: Nội dung 1 và 2 III. THỜI GIAN 2. Thời gian thực hành huấn luyện: 4 giờ - Thực hành huấn luyện: 01 giờ - Luyện tập: 03 giờ - Kiểm tra kết thúc huấn luyện: 01 giờ IV. TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức: Lấy đội hình trung đội để huấn luyện, luyện tập theo đội hình tiểu đội do tiểu đội trưởng duy trì luyện tập, giáo viên duy trì chung. 2. Phương pháp: a. Chuẩn bị huấn luyện: - Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị cơ sở vật chất, thông qua và thục luyện giáo án, phương pháp thục luyện bằng phương pháp giảng thử. b. Thực hành huấn luyện: - Lên lớp lý thuyết: Dùng phương pháp diễn giải kết hợp tranh vẽ, vật thực để chứng minh. V. ĐỊA ĐIỂM 1. Thực hành huấn luyện: Thao trường huấn luyện 2. Luyện tập: Thao trường huấn luyện VI. BẢO ĐẢM 1. Giáo viên: Tài liệu: sách dạy bắn súng tiểu liên AK, súng trường CKC; giáo trình huấn luyện kỹ thuật chiến đấu bộ binh; bảng độ cao đường đạn; bộ tranh lý thuyết bắn. 2. Phân đội: Mang theo vũ khí trang bị như biên chế, bia số 4 = 02 cái; bia số 7 = 02 cái; bia số 8 = 02 cái, bia ngắm trúng ngắm chụm = 06 cái, bao cát = 12 cái; kính kiểm tra đường ngắm, bút chì. 3. Sinh hoạt và hoạt động thao trường: Cờ, băng rôn, khẩu hiệu cổ động thao trường; Dây kéo co, báo chí các loại 4 THỰC HÀNH HUẤN LUYỆN I . TÍNH NĂNG CHIẾN ĐẤU 1.Súng tiểu liên AK, AKM, AKMS trang bị cho từng người để tiêu diệt sinh lực địch. súng có lê để đánh giáp lá cà. 2. Súng tiểu liên AK, AKM, AKMS dùng đạn kiểm 1943 do Nga sản xuất hoặc đạn kiểu 1956 (K56) do Trung Quốc, Việt Nam và một số nước sản xuất với các loại đầu đạn khác nhau: - Đầu đạn thường (có lõi thép). - Đầu đạn vạch đường. - Đầu đạn xuyên cháy. - Đầu đạn cháy. Súng dùng chung đạn với súng trường SKS, K63, trung liên RPĐ và RPK. 3. Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên. 4. Súng tiểu liên có thể bắn được liên thanh hay phát một. Chủ yếu bắn liên thanh. Khi bắn liên thanh có thể bắn điểm loạt ngắn (từ 2 đến 5 viên), bắn loạt dài (từ 6 đến 10 viên) và bắn liên tục. 5. Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 800m. Tiểu liên cải tiến 1.000, tầm bắn thẳng. - Mục tiêu người nằm bắn 350m. - Mục tiêu người chạy 525m. - Hoả lực tập trung của súng bắn được các mục tiêu trên mặt đất ở cự ly 800m. 6. Bắn máy bay, quân nhảy dù trong vòng 500m. * Đầu đạn có sức sát thương đến 1500m. 7. Tốc độ bắn chiến đấu. - Khi bắn liên thanh khoảng 100phát/phút. - Khi bắn phát một khoảng 40 phát/phút. II. CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CHÍNH, VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA SÚNG, HIỆN TƯỢNG HỎNG HÓC NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH SỬA CHỮA. A. CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA SÚNG: - Súng tiểu liên AK và súng tiểu liên AK cải tiến gồm có 11 bộ phận chính sau đây. 1. Nòng súng. 2. Bộ phận ngắm (đầu ngắm và thước ngắm). 3. Hộp khóa nòng và nắp hộp khoá nòng. 4. Bệ khoá nòng và thoi đẩy. 5. Khoá nòng. 6. Bộ phận cò. 7. Bộ phận đẩy về. 8. ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay. 5 9. Báng súng và tay cầm. 10. Hộp tiếp đạn. 11. Lê. * Trang bị đồng bộ với súng. 1. Hộp tiếp đạn. 2. Một dây súng. 3. Một túi đựng hộp tiếp đạn. 4. Đầu để bắn đạn hơi. B. CHUYỂN ĐỘNG CÁC BỘ PHẬN CỦA SÚNG 1. Vị trí các bộ phận của súng trước khi lên đạn - Đầu thoi đẩy nằm trong khâu truyền khí thuốc. - Cần định cách bắn và khoá an toàn ở vị trí trên cùng. Mấu đè tì lên cò giữ cò không chuyển động được. - Lò xo hộp tiếp đạn đẩy bàn nâng đạn lên sát gờ giữ đạn ( nếu trong hộp tiếp đạn có đạn thì viên đạn thứ nhất nằm sát dưới khoá nòng. Khoá nòng nằm sát mặt cắt sau nòng. Hai tai khoá nòng nằm trong hai ổ chứa tai khoá thành thế đóng khoá. Mẫu gạt cần lẫy bảo hiểm ở bệ khoá nòng đè đuôi lẫy bảo hiểm xuống. đầu lẫy bảo hiểm rời khỏi khấc đuôi búa. Mặt búa tì sát vào mặt sau khoá nòng. 2. Chuyển động các bộ phận của súng lên đạn. - Đặt cần định cách bắn và khoá an toàn ở vị trí bắn liên thanh, mấu đè cần an toàn nằm trên khuyết lẫy phát một, giữ cho lẫy phát một không quay cùng với cò. - Kéo bệ khoá nòng về sau một đoạn ngắn khoá nòng lúc này chưa lùi theo, nhưng cạnh vát của tai khoá trái miết vào cạnh vát của ổ chứa tai khoá, làm khoá nòng bắt đầu xoay sang trái. - Tiếp tục kéo bệ khoá nòng về sau, mẫu đóng mở trượt trong rãnh lượn của bệ khoá nòng làm cho khoá nòng tiếp tục xoay sang trái, 2 tai khoá nòng rời khỏi 2 ổ chứa tai khóa, hoàn thành thế mở khoá. - Bệ khoá nòng tiếp tục lùi, kéo khoá nòng cùng lùi, mẫu gạt đuôi lẫy bảo hiểm, rời khỏi đuôi lẫy bảo hiểm, làm đuôi lẫy nhô lên, mẫu dương búa đè búa ngả về sau. - Bàn nâng đạn đẩy viên đạn thứ nhất nằm trước đường tiến của mấu đẩy đạn, Lò xo đẩy về bị ép lại. - Khi thả bệ khoá nòng ra, lò xo đẩy về bung ra, đẩy bệ khoá nòng về trước, mẫu đẩy đạn đẩy viên đạn thứ nhất vào buồng đạn. - Khoá nòng tiến sát mặt cắt sau nòng rồi dừng lai, cạnh vát tai khoá trái miết vào mặt vát trái ở thành trái hộp khoá nòng làm khoá nòng bắt đ ầu xoay sang phải. - Bệ khoá nòng tiếp tục tiến, mấu đóng mở cửa khoá nòng chuyển động trong rãnh lượn của bệ khoá nòng làm khoá nòng tiếp tục xoay sang phải. Hai tai khoá lọt vào ổ chứa tai khoá, hoàn thành thế đóng khoá, ngoàm móc đạn móc từ gờ đít 6 đạt, kim hoả tụt về sau, cùng lúc ấy mẫu gạt đuôi lẫy bảo hiểm gạt đuôi lẫy về trước và xuống dưới làm cho đầu lẫy bảo hiểm rời khỏi khấc đuôi búa. - Búa được nâng lên nhưng lại bị ngoàm dưới búa mắc vào tai múc, giữ búa thành thế dương. 3. Chuyển động các bộ phận của súng khi bắn liên thanh. - Đặt cần định cách bắn và khoá an toàn về vị trí bắn liên thanh, mấu đè lên lẫy phát 1 giữ lẫy phát một không quay cùng với cò. - Bóp cò, ngoàm giữ búa rới khỏi tai búa, nhờ tác dụng của lò xo búa, búa đập vào kim hoả, kim hoả đập vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa, đốt cháy thuốc phóng. Thuốc phóng cháy biến thành khí thuốc có áp suất rất lớn, đẩy đầu đạn đi. - Khi đầu đạn vừa qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí đập vào mặt thoi đẩy bệ khoá nòng lùi. - Hoạt động của các bộ phận từ lúc bệ khoá nòng lùi cho đến khi viên đạn tiếp theo được nạp vào buồng đạn và khoá nòng đóng khoá như chuyển động của các bộ phận khi lên đạn. Chỉ khác: - Khoá nòng lùi kéo theo vỏ đạn, gặp mấu hất vỏ đạn, vỏ đạn bị hất ra ngoài. - Tay vẫn bóp cò, ngoàm giữ búa ở phía trước nên búa không bị giữ lại, khi đầu lẫy bảo hiểm rời khỏi khấc búa thì búa đập vào kim hoả làm đạn nổ. - Nếu vẫn bóp cò mọi chuyển động của súng lặp lại như trên cho đến khi hết đạn ở hộp tiếp đạn. - Tiểu liên AK cải tiến còn có lẫy giảm tốc nên khi đầu lẫy bảo hiểm rời khỏi khấc búa thì búa trượt qua mấu hãm của giảm tốc rồi mới đập vào đuôi kim hoả làm đạn nổ vì vậy tốc độ đập của búa bị chậm lại. - Ngừng bóp cò (thả cò ra) ngòam giữ búa mắc vào tai búa giữ búa ở thế giương. Trong buồng đạn có đạn súng có thể chuẩn bị bắn. - Khi hết đạn khoá nòng nằm sát mặt cắt sau nòng, búa nằm sát đuôi khoá nòng. 4. Chuyển động các bộ phận của súng khi bắn phát 1. - Đặt cần định cách bắn và khoá an toàn về vị trí bắn phát một, mấu đè không đè lẫy phát một, làm cho lẫy phát một có thể xoay cùng với cò. - Bóp cò, họat động các bộ phận của súng từ khi búa đập đến khi viên đạn thứ 2 vào buồng đạn như chuyển động của các bộ phận khi bắn liên thanh. Chỉ khác: Khi búa ngả về sau, do vẫn bóp cò, nên khấc mắc lẫy phát một của búa mắc vào khấc đầu lẫy phát một. Muốn bắn tiếp phải thả cò ra để lẫy phát một ngả về sau và rời khỏi khấc mắc lẫy phát một của búa. Búa đập lên nhưng nửa chừng lại mắc vào ngoàm giữa búa. Búa ở thế dương súng AK cải tiến thì sau khi búa rời khỏi khấc đầu lẫy phát 1 phải trượt qua mẫu hãm của lẫy giảm tốc độ rồi mới mẵc vào ngoàm giữ búa. 7 C. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN XẨY RA HỎNG HÓC KHI BẮN VÀ CÁCH SỬA CHỮA. - Súng, đạn phải được giữ gìn cẩn thận và sử dụng đúng để bảo đảm cho súng không bị hỏng hóc khi bắn. - Khi bắn nếu bị hỏng hóc, phải kéo bệ khoá nòng về sau hết cữ rồi thả bệ khoá nòng ra, để khoá nòng đẩy viên đạn khác vào buồng đạn rồi bắn tiếp. Nếu vẫn tiếp tục hỏng hóc phải tìm nguyên nhân và cách sửa chữa theo bảng dưới đây. Hiện tượng Nguyên nhân Cách sửa chữa Đạn không lên đường buồng đạn. Hộp tiếp đạn bị bẩn, lò xo hộp tiếp đạn bị hỏng Lên đạn bắn tiếp, nếu hiện tượng vẫn như trên phải lau chùi sạch hoặc thay hộp tiếp đạn. Đạn bị kẹt, đầu đạn đâm vào mặt cắt phía sau của nòng súng, bệ khoá nòng dừng lại ở giữa chừng Cửa hộp tiếp đạn bị méo, bẹp. Giữ tay kéo bệ khoá nòng ở vị trí phía sau cùng, lấy viên đạn bị kẹt ra, thả bệ khoá nòng ra để khoá nòng đẩy viên đạn khác vào buồng đạn, bắn tiếp: Nếu vẫn hỏng hóc thay hộp tiếp đạn khác. Không kéo được viên đạn ra ngoài, viên đạn khác đâm vào đít vở đạn trong buồng đạn Buồng đạn và đạn bị bẩn hoặc móc đạn yếu hay bị sứt. Tháo hộp tiếp đạn ra khỏi súng, giữ bệ khoá nòng ở vị trí phía sau cùng và lấy viên đạn bị kẹt ra.Dùng thông nòng đẩy viên đạn ra khỏi buồng đạn, lau chùi buồng đạn và đạn. Lắp đạn bắn tiếp, nếu vẫn hỏng hóc phải thay móc đạn hoặc lò xo móc đạn. Bắn không nổ (khoá nòng đã khoá, đạn có trong buồng đạn nhưng bóp cò, đạn không nổ). Đạn hỏng, kim hỏa bị gẫy, mòn, bị bẩn, bộ phận cò bị hỏng. Kéo bệ khoá nòng về sau, lên viên đạn khác bắn tiếp. Nếu vấn hỏng hóc phải lau sạch bộ phận cò và kim hoả. Nếu kim hoả bị mòn gẫy, bộ phận cò bị hỏng đưa về trạm sửa chữa. Vỏ đạn không bị hất ra khỏi hộp khoá nòng ( vẫn ở lại trong hộp khoá nòng) hoặc bị khoá nòng đẩy trở lại vào buồng đạn. Móc đạn bị bẩn. Mấu hất vỏ đạn bị mòn hoặc gẫy. Khâu truyền khi thuốc bị bẩn. Kéo bệ khoá nòng vè sau , lấy vỏ đạn lên đạn bắn tiếp. Nếu vấn hỏng hóc thì lau sạch ổ chứa đít đạn , móc đạn , khâu truyền khi thuốc. Nếu hất vỏ đạn bị mòn gẫy thì đưa về xưởng sửa chữa. 8 III. THÁO LẮP SÚNG THÔNG THƯỜNG, LẮP SÚNG. 1. Quy tắc chung: - Tháo súng để kiểm tra, lau chùi, sửa chữa và thay thế các bộ phận của súng. Tháo súng có thể tháo thông thường và tháo tỉ mỉ. - Khi tháo, lắp súng phải theo quy tắc sau: + Người tháo lắp phải nắm vững cấu tạo của súng. + Trước khi tháo súng phải kiểm tra xem trong súng còn đạn không, nếu còn đạn phải tháo hết đạn ra mới tháo súng. + Phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để tháo lắp. Trước khi tháo lắp, phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện: Bàn, hoặc chiếu, bạt, nilong… và phụ tùng để tháo lắp. Khi tháo lắp phải dùng đúng phụ tùng, làm đúng thứ tự động tác, gặp vướng mắc phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh đậy, bẩy làm hư hỏng súng. 2. Tháo lắp thông thường. Tháo thông thường: Để lau chùi, bôi dầu và kiểm tra súng, tháo thông thường theo thứ tự sau: Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn ra khỏi súng. - Bàn tay trái nắm ốp lót tay giữ súng dựng đứng trên bàn, miệng nòng súng hướng lên trên. - Tay phải nắm hộp tiếp đạn, ngón cái ấn lẫy hộp tiếp đạn đồng thời đẩy hộp tiếp đạn lên lấy ra. - Sau đó làm động tác khám súng theo Điều lệnh đội ngũ. Bước 2:Tháo ống đựng phụ tùng. - Tay trái giữ súng như cũ, nhấc súng lên khỏi mặt bàn. Ngón trỏ tay phải ấn nắp ổ chứa ống đựng phụ tùng rồi thả, lò xo đẩy ống đựng phụ tùng ra ngoài. Đặt súng xuống, mũi súng hướng về phía trước. - Mở nắp đậy ống đựng phụ tùng lấy các phụ tùng ra ngoài và đặt thứ tự trên bàn. Chú ý: Súng AKMS, ống đựng phụ tùng để trong túi đựng hộp tiếp đạn. Bước 3:Tháo thôngnòng. Tay trái giữ súng như khi tháo hộp tiếp đạn, tay phải cầm đuôi thông nòng, kéo sang phải rút lên và lấy ra. Bước 4: Tháo nắp hộp khoá nòng. - Đặt trên bàn, miệng nòng súng hướng về trước, mặt súng hướng lên trên, ngón cái tay trái ấn mấu giữ nắp hộp khoá nòng, cho mấu thụt vào trong, tay phải lấy nắp hộp khoá nòng ra. Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về: Tay trái giữ súng như cũ, tay phải cầm cốt lò xo đẩy về trước cho chân đuôi cốt lò xo rời khỏi rãnh dọc hộp khoá nòng, rồi nâng lên lấy bộ phận đẩy về ra. Bước 6: Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng. Tay trái giữ súng như cũ, tay phải nắm bệ khoá nòng kéo về sau hết cữ nhấc lên tháo ra khỏi hộp khoá nòng. Đặt súng xuống tay trái nắm ngửa bệ khoá nòng, 9 tay phải xoay khoá nòng sang trái về sau để mấu bắn mở của khoá nòng rời khỏi rãnh lượn của bệ khoá nòng rồi tháo khoá nòng ra khỏi bệ khoá nòng. Bước 7: Tháo ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên. Tay trái nắm hộp khoá nòng giữ như cũ, tay phải dùng ống đựng phụ tùng hoặc ngón trỏ xoay lấy giữ ống dẫn thoi đẩy lên khoảng 45 0 để mặt bằng của lẫy thẳng với mặt cắt sau ốp lót tay rồi lấy ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên ra. 2. Lắp sau khi tháo thông thường. - Làm ngược lại với thứ tự động tác khi tháo. Bước 1: Lắp ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên. - Tay trái nắm hộp khoá nòng giữ súng như khi tháo, tay phải lắp đầu ống dẫn thoi đẩy vào khâu truyền khí thuốc, ấn ốp lót tay trên xuống rồi ấn lẫy giữ ống dẫn thoi đẩy xuống hết mức. Bước 2:Lắp bệ khoá nòng và khoá nòng. - Lắp khoá nòng và bệ khoá nòng. Tay trái cầm ngửa bệ khoá nòng, tay phải lắp đuôi khoá nòng vào lỗ chứa rồi xoay khoá nòng sang phải và từ sau về trước. - Lắp bệ khoá nòng và khoá nòng vào súng. Tay trái ngửa giữ cổ báng súng, tay phải cầm ngửa bệ khoá nòng. Ngón cái tay phải tỳ vào tai trái khoá nòng để khoá nòng ở vị trí phía trước hết cỡ, lật úp bệ khoá nòng, đưa đầu thoi đẩy vào lộ chứa thoi đẩy ở bệ thước ngắm, đặt bệ khoá nòng vào sát phía sau hộp khoá nòng, ấn bệ khoá nòng xuống cho hai rãnh trượt ở bệ khoá khớp vào 2 gờ trượt ở hộp khóa nòng. Đẩy bệ khoá nòng về phía trước hết cữ. Bước 3: Lắp bộ phận đầy về: Tay trái giữ súng như trên, tay phải cầm đuôi cốt lò xo đầy về, lắp đầu bộ phận đẩy về vào lỗ chứa ở bệ khoá nòng, ấn bộ phận đẩy về vị trí phía trước và lựa cho chân đuôi cốt lò xo đẩy về khớp vào rãnh dọc ở hộp khoá nòng. Bước 4: Lắp nắp hộp khoá nòng. - Tay trái giữ súng như trên, tay phải cầm nắp hộp khoá nòng, lắp cho đầu nắp hộp khoá nòng vào khuyết ở sau bệ thước ngắm, lòng bàn tay ấn nắp hộp khoá nòng xuống để mấu giữ nắp hộp khoá nòng lọt vào lỗ chứa mẫu giữ. - Lắp xong, làm động tác kiểm tra chuyển động của súng. Tay trái nắm ốp lót tay trên, nòng súng hướng chếch lên trên và sang trái. Tay phải kéo bệ khoá nòng về sau hết mức rồi thả ra làm 2 đến 3 lần như vậy, xong bóp cò. Nếu nghe búa đập mạnh vào bệ khoá nòng, khoá nòng chuyển động bình thường là được. Gạt cần định cách bắn và khoá an toàn về vị trí an toàn. Bước 5: Lắp thông thường. - Tay trái nắm ốp lót tay (hoặc khâu truyền khí thuốc) giữ súng như khi tháo lắp. - Tay phải lắp thông nòng vào các lỗ ở dưới khâu truyền khí thuốc và khâu giữ ốp lót tay dưới, cầm đuôi thông nòng kéo về sang phải và ấn xuống hết cữ. Bước 6: Lắp ống đựng phụ tùng: 10 - Tay trái giữ ống đựng phụ tùng, tay phải lắp các phụ tùng vào ống rồi dậy nắp ống đựng phụ tùng. - Tay phải cầm ống đựng phụ tùng đặt đầu ống vào ổ chứa, dùng ngón trỏ đẩy ống vào ổ chứa, dùng ngón trỏ đẩy ống vào hết mức rồi rút ngón tay ra, nắp ống tự động đóng lại. Bước 7: Lắp hộp tiếp đạn: - Tay trái giữ súng như khi tháo hộp tiếp đạn, tay phải cầm hộp tiếp đạn lắp mấu trước của hộp tiếp đạn khớp vào khuyết chứa ở hộp khoá nòng, ấn cho mấu sau của hộp tiếp đạn khớp vào lẫy cữ IV. GIỮ GÌN, LAU CHÙI BẢO QUẢN KIỂM TRA SÚNG, ĐẠN 1. Giữ gìn, lau chùi súng và đạn. * Giữ gìn súng. - Khi ở doanh trại, trong học tập và huấn luyện: - Khi hành quân, trú quân, dã ngoại. - Khi chiếu đấu: * Giữ gìn đạn. - Phải luôn giữ gìn đạn tốt để bảo đảm khi dùng được an toàn, bảo đảm nổ tốt. - Không được để đạn ẩm ướt, bụi bẩn đạn phải để nơi khô, tránh để gần lửa và ánh nắng chiếu vào. - Cấm bôi dầu cho đạn. Đạn gỉ phải dùng vải lau khô, sạch, cấm dùng vật rắn để cạo gỉ hạt lửa. - Đạn bị lỏng đầu không dùng để bắn * Bảo quản Lau chùi, bôi dầu cho súng: - Chuẩn bị các dụng cụ để lau và bôi dầu. - Lau chùi khi không tháo súng. - Lau súng khi bắn. 2. Kiểm tra súng đạn. - Kiểm tra cấu tạo các bộ phận của súng - Kiểm tra chuyển động - Kiểm tra đạn. 11 Buổi học 2: Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mục đích: Huấn luyện cho cán bộ, chiến sỹ dân quân nội dung đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng, sức giật góc nẩy, biện pháp khắc phục; các tư thế động tác đứng, quỳ, nằm chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn làm cơ sở kiểm tra bắn đạn thật đạt kết quả cao và vận dụng trong luyện tập, huấn luyện chiến thuật cũng như chiến đấu sau này. 2. Yêu cầu: - Nắm được đường ngắm cơ bản, đường ngắn đúng ảnh hướng ngắm sai đến kết quả bắn. - Nắm được sức giật, góc nẩy và biện pháp khắc phục khi bắn - Thành thạo các tư thế động tác chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn. II. NỘI DUNG 1. Tại sao phải ngắm bắn. 2. Đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng, ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn. 3. Sức giật, góc nẩy, biện pháp khắc phục để bắn trúng chụm. 4.Tư thế, động tác nằm, quỳ, đứng chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn. * Trọng tâm nội dung 4. III. THỜI GIAN Thời gian thực hành huấn luyện: 30 giờ - Thực hành huấn luyện: 04 giờ - Luyện tập: 22 giờ - Kiểm tra kết thúc huấn luyện: 04 giờ IV. TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức: Lấy đội hình trung đội để huấn luyện, luyện tập theo đội hình tiểu đội do tiểu đội trưởng duy trì luyện tập, giáo viên duy trì chung. 2. Phương pháp: - Lên lớp lý thuyết: Dùng phương pháp diễn giải kết hợp tranh vẽ, vật thực để chứng minh. - Thực hành làm động tác mẫu qua 3 bước. Bước 1: Làm nhanh khái quát động tác; bước 2: Làm chậm có phân tích; bước 3 làm tổng hợp, có phân chia cử động. V. ĐỊA ĐIỂM 1. Thực hành huấn luyện: Thao trường huấn luyện 2. Luyện tập: Thao trường huấn luyện VI. BẢO ĐẢM 1. Giáo viên: Tài liệu: sách dạy bắn súng tiểu liên AK, súng trường CKC; giáo trình huấn luyện kỹ thuật chiến đấu bộ binh; bảng độ cao đường đạn; bộ tranh lý thuyết bắn. 2. Phân đội: Mang theo vũ khí trang bị như biên chế, bia số 4 = 02 cái; bia số 7 = 02 cái; bia số 8 = 02 cái, bia ngắm trúng ngắm chụm = 06 cái, bao cát = 12 cái; kính kiểm tra đường ngắm, bút chì. 3. Sinh hoạt và hoạt động thao trường: Cờ, băng rôn, khẩu hiệu cổ động thao trường; Dây kéo co, báo chí các loại. 12 I. TẠI SAO PHẢI NGẮM BẮN Muốn bắn trúng thì phải ngắm, mục đích của ngắm là lấy hướng bắn và góc bắn cho súng. II. ĐƯỜNG NGẮM CƠ BẢN, ĐƯỜNG NGẮM ĐÚNG ẢNH HƯỞNG CỦA NGẮM SAI ĐẾN KẾT QUẢ BẮN 1. Đường ngắm cơ bản: a. Đối với đường ngắm cơ khí: Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm (hoặc tâm lỗ ngắm) đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm. b. Đối với kính ngắm quang học: Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm đến điểm giao nhau của vạch khấc tầm và vạch khấc hướng đã xác định. 2. Điểm ngắm đúng: Là điểm ngắm được xác định trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu. 3. Đường ngắm đúng: Là đường ngắm cơ bản được gióng vào điểm ngắm đã xác định với điều kiện mặt súng phải thăng bằng. 4. Ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn: Muốn bắn trúng mục tiêu, người bắn thực hiện tốt 3 yếu tố: - Có thước ngắm đúng. - Có điểm ngắm đúng. - Có đường ngắm đúng. Nếu thiếu hoặc thực hiện sai lệch một trong 3 yếu tố trên thì khả năng bắn trúng mục tiêu sẽ thấp, thậm chí không trúng mục tiêu, sự sai lệch đó được thể hiện như sau: a. Đường ngắm sai: - Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm thấp (hoặc cao) hơn điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu thấp (hoặc cao) hơn điểm định bắn trúng. - Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm lệch trái (hoặc phải) điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ lệch trái (hoặc phải) điểm định bắn trúng. - Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm vừa cao vừa lệch phải (hoặc trái) điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu vừa cao vừa lệch phải (hoặc trái) điểm định bắn trúng. - Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm vừa thấp vừa lệch trái (hoặc phải) điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu vừa thấp vừa lệch trái (hoặc phải) điểm định bắn trúng. b. Điểm ngắm sai: Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác, mặt súng thăng bằng, nếu điểm ngắm sai lệch so với điểm ngắm đúng bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ sai lệch so với điểm định bắn trúng bấy nhiêu. c. Mặt súng không thăng bằng: 13 Mặt súng nghiêng làm cho trục nòng súng lệch khỏi mặt phẳng bắn và làm góc bắn nhỏ lại, dẫn tới tầm bắn giảm, đồng thời làm cho đường đạn lệch sang phía mặt súng nghiêng. Tóm lại : Nếu có đường ngắm cơ bản đúng, có điểm ngắm đúng nhưng mặt súng nghiêng về bên nào thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ lệch về bên ấy và thấp xuống. Ví dụ: Khi bắn súng trường AK: cự ly 100m thước ngắm 1. Khi mặt súng thăng bằng. - B là điểm kéo dài của trục nòng súng. - A là điểm chạm của đạn - Khi mặt súng nghiêng sang phải 90 0 - B’ là điểm kéo dài của trục nòng súng - A’ là điểm chạm của đạn. Như vậy khi mặt súng nghiêng sang phải 90 0 điểm chạm trên mục tiêu sẽ lệch phải 14cm và xuống thấp 14cm. III. SỨC GIẬT CỦA SÚNG, GÓC NẨY VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ĐỂ BẮN TRÚNG CHỤM 1. Sức giật của súng: - Hiện tượng: Súng giật lùi do phản lực của ác bộ phận chuyển động về phía trước khi bóp cò và do áp lực khí thuốc đẩy về sau qua đáy vỏ đạn, truyền vào khóa nòng tác động đến toàn bộ khẩu súng. Khi bắn người bắn cảm nhận được sức giật của súng khi có lực tác động vào tay, vai và ngực. Sức giật của súng được xác định bằng độ lớn của tốc độ và năng lượng mà súng có được khi nó chuyển động về sau. - Nguyên nhân: + Do lò xo đẩy về, lò xo búa, lò xo kim hỏa bung ra đẩy bộ phận khóa nòng, búa, kim hỏa chuyển động về phía trước sinh ra phản lực đẩy về sau. + Do áp suất khí thuốc đẩy đầu đạn vận động về trước, đồng thời tác động vào đáy vỏ đạn truyền qua khóa nòng đẩy súng lùi về sau. độ lùi của súng phụ thuộc vào trọng lượng của súng và trọng lượng của đạn: Nếu súng càng nặng hơn đầu đạn bao nhiêu thì độ giật lùi của súng càng nhỏ bấy nhiêu. + Do mất cân bằng giữa áp suất khí thuốc trong nòng súng và áp suất không khí làm cho khí thuốc phụt mạnh về phía miệng nòng ra ngoài không khí, tạo nên phản lực đẩy súng tiếp tục lùi về sau với tốc độ nhanh hơn. Khi súng bị đẩy lùi về sau gặp vai người bắn chắn lại và do cấu tạo báng súng chếch tạo thành lực quay (mô men quay) làm cho nòng súng hất lên rõ rệt. 2. Góc nẩy : - Hiện tượng: Khi bắn đạn vừa ra khỏi nòng súng trục nòng súng thay đổi so với trục nòng súng khi ngắm. - Nguyên nhân: + Do va chạm của các bộ phận khi chuyển động làm cho trục nòng súng thay đổi 14 + Do rung động của nòng súng khi đầu đạn vận động trong nòng. + Do súng giật lùi khi bắn. 3. Biện pháp khắc phục: - Triệt để lợi dụng các vật tỳ để tỳ súng chắc chắn khi bắn, với súng có giá cần phải giá súng chắc chắn và khóa tầm khóa hướng. - Tư thế động tác ở các phát bắn (loạt bắn) không thay đổi để hạn chế góc nẩy. - Tay giữ súng chắc, đều bền thoái mái, khi giương súng phải tỳ súng chắc vào hõm vai. - Chọn bệ tỳ thích hợp tốt nhất vật tỳ có độ mềm vừa phải (đất cỏ, bao cát…), không tỳ vào các vật cứng như gỗ, đá… - Cấu tạo của súng thêm bộ phận giảm giật, giảm nẩy cho súng. IV. TƯ THẾ ĐỘNG TÁC CHUẨN BỊ BẮN, BẮN VÀ THÔI BẮN A- Bắn không có bệ tỳ: 1. Nằm chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn. * Trường hợp vận dụng: Hỏa lực địch bắn thẳng, địa hình địa vật trống trải. a. Động tác nằm chuẩn bị bắn: - Khẩu lệnh: “Nằm chuẩn bị bắn”. - Động tác: Cử động 1: Tay phải xách súng, chân phải bước lên một bước dài theo hướng bàn chân phải, chân trái dùng mũi bằn chân làm trụ xoay gót sang trái để người hướng theo hướng bàn chân phải. Cử động 2: Chống bàn tay trái xuống đất trước mũi bàn chân phải khoảng 20cm, mũi bàn tay hướng chếch bên phải phía sau, thứ tự đặt cánh tay, khủy tay trái, đùi trái xuống đất. Cử động 3: Tay phải lao súng về phía trước, đồng thời bàn tay ngửa đỡ lấy thân súng khoảng dưới thước ngắm, duỗi chân phải về sau nằm úp người xuống, hai bàn chân mở rộng bằng vai, hai mũi bàn chân hướng sang hai bên, người nằm chếch so với hướng bắn một góc khoảng 30 0 . Động tác lắp đạn: - Tay phải rời ốp lót tay về nắm hộp tiếp đạn dùng ngón cái ấn lẫy giữ hộp tiếp đạn, tháo hộp tiếp đạn không có đạn ở súng trao cho tay trái. Ngón giữa và ngón đeo nhẫn tay trái kẹp giữ hộp tiếp đạn vào bên phải ốp lót tay, cửa hộp tiếp đạn quay vào người, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất. - Tay phải mở túi đựng hộp tiếp đạn, lấy hộp tiếp đạn lắp vào súng, cất hộp tiếp đạn không có đạn vào túi đựng hộp tiếp đạn. - Dùng ngón cái tay phải đặt cần định cách bắn và khóa an toàn về vị trí bắn phát một hoặc liên thanh. - Kéo bệ khóa nòng về sau hết cữ rồi thả ra để bệ khóa nòng lao về trước, đẩy viên đạn vào buồng đạn. - Gạt cần định cách bắn và khóa an toàn về vị trí an toàn. - Tay phải nắm tay cầm, ngón trỏ duỗi thẳng đặt ngoài vành cò, mặt súng hướng lên trên, mắt luôn quan sát mục tiêu, chờ lệnh. b. Động tác bắn: 15 - Trước khi giương súng ta phải lấy thước ngắm: Tay trái nắm ốp lót tay dưới giữ súng để mặt súng lên trên. Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ bóp then hẵm cữ thước ngắm xê dịch cho mép trước cữ thước ngắm khớp vào vạch khấc thước ngắm định lấy. Muốn lấy thước ngắm chữ π bóp then hẵm cữ thước ngắm, kéo cữ thước ngắm về sau hết mức, thả tay ra rồi đẩy cữ thước ngắm về trước nghe tiếng “tách” là được, sau đó tay phải gạt cần định cách bắn và khóa an toàn về đúng vị trí quy định. - Động tác giương súng: + Tay trái có thể nắm ốp lót tay dưới hoặc nắm hộp tiếp đạn, tùy theo tay dài ngắn của từng người và tư thế bắn. Khi nắm ốp lót tay dưới, bàn tay ngửa, ốp lót tay dưới nằm trong lòng bàn tay, ngón tay cái duỗi thẳng hoặc cong tự nhiên, bốn ngón con khép kín cùng với ngón cái nắm chắc ốp lót tay. Khi nắm hộp tiếp đạn, hổ khẩu tay đặt phía sống hộp tiếp đạn ngón con và ngón cái nắm chắc hộp tiếp đạn. + Tay phải nắm tay cầm, hổ khẩu tay đặt sau tay cầm, ngón trỏ đặt ngoài vành cò, các ngón con còn lại và ngón cái nắm chắc tay cầm. + Hai tay nâng súng lên, giữ mặt súng không bị nghiêng, tỳ đế báng súng vào hõm vai phải, giữ và ghì súng chắc vào vai, sức giữ của hai tay phải đều nhau và bền trong mỗi loạt bắn. Cánh tay dưới tay trái khép lại vào gần dưới bụng súng và áp sát hộp tiếp đạn, cánh tay phải mở tự nhiên, không nâng lên hay mở rộng quá và cũng không khép lại quá. Chú ý: Khi giương súng phải giữ cho súng và người tạo thành một khối vững chắc, ít rung động, nhưng phải tránh dùng sức quá mạnh để ghì súng làm cho tay và người chóng mệt mỏi, súng sẽ rung động càng lớn hoặc sức ghì không đều (tay mạnh tay yếu) và không bền (dần dần tăng hoặc giảm sức ghì súng trong mỗi loạt bắn) - Động tác ngắm: Khi lấy đường ngắm, má phải áp sát vào báng súng với sức phải để đầu người ít bị rung động. Tránh gối má vào báng súng làm mặt súng nghiêng, khi bắn liên thanh dễ làm súng tụt xuống dần. Mắt trái nheo tự nhiên, mắt phải ngắm qua khe ngắm, đầu ngắm tới mục tiêu sao cho chính giữa đỉnh đầu ngắm chia đôi khe ngắm và ngang bằng với hai mép trên khe ngắm chiếu thẳng vào điểm định ngắm trên mục tiêu, mặt súng không nghiêng. - Động tác bóp cò: + Dùng phần cuối đốt thứ nhất của ngón trỏ tay phải để bóp cò, mặt trong ngón trỏ không áp sát tay cầm, bóp cò đều, thẳng về sau theo trục nòng súng cho đến khi đạn nổ. Khi đang bóp cò nếu đường ngắm sai lệch thì ngừng bóp cò, ngón tay trỏ giữ nguyên vị trí và áp lực trên tay cò (không tăng cũng không giảm áp lực trên tay cò), chỉnh lại đường ngắm rồi lại tiếp tục bóp cò. + Không bóp cò vội vàng, cướp thời cơ làm súng rung động mạnh sẽ không đạt kết quả tốt. + Khi bắn điểm loạt ngắn (2-3 viên) động tác bóp cò phải bóp cò đều và bóp vào hết cữ thả ngay, khi thả ngón tay bóp cò không rời khỏi cò súng, tránh thả cò quá nhanh (nháy cò), dễ gây bắn phát một. + Trong quá trình bóp cò đồng thời phải điều chỉnh đường ngắm đúng, muốn vậy phải ngưng thở để người bớt rung động. Theo quy luật hô hấp của người 16 là: hít vào, thở ra, ngưng thở, phải biết ngưng thở trong khoảng trống của hô hấp để ngưng thở được tự nhiên. c. Động tác thôi bắn: * Thôi bắn tạm thời: - Đang bắn có khẩu lệnh “Ngừng bắn” Người bắn làm động tác như sau: + Ngón trỏ thả cò súng ra, gạt cần định cách bắn và khóa an toàn về vị trí an toàn, rồi hai tay giữ súng như khi chuẩn bị bắn, chờ lệnh. + Nếu súng hết đạn, phải tháo hộp tiếp đạn ở súng ra và lắp hộp tiếp đạn có đạn vào súng. + Trường hợp trong túi đựng hộp tiếp đạn chỉ có đạn rời phải lắp đạn vào hộp tiếp đạn. * Thôi bắn hoàn toàn: - Đang bắn có lệnh "Thôi bắn” Người bắn làm động tác như sau: + Ngón trỏ tay phải thả cò súng ra, hai tay hạ súng xuống. Tháo hộp tiếp đạn trao cho tay trái, ngón giữa ngón đeo nhẫn kẹp giữ hộp tiếp đạn vào mép phải ốp lót tay, của hộp tiếp đạn quay vào người, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất. + Tay trái vẫn giữ súng, mặt súng hướng lên trên. Tay phải dùng ngón cái kéo bệ khóa về sau,ngón trỏ lướt trên cửa thoát vỏ đạn, các ngón con kép lại chắn cửa lắp hộp tiếp đạn để hứng viên đạn trong buồng đạn ra. + Lắp viên đạn rời vào hộp tiếp đạn vừa tháo ở súng ra lấy hộp tiếp đạn không có đạn trong túi đựng hộp tiếp đạn lắp vào súng. + Cất hộp tiếp đạn có viên đạn rời vào túi đựng hộp tiếp đạn, cài nắp túi. + Sau đó bóp cò, gạt cần định cách bắn và khóa an toàn về vị trí an toàn, kéo cữ thước ngắm về chữ (ð) - Động tác đứng dậy: Cử động 1: Tay trái nắm ốp lót tay, hơi nghiêng người sang trái, chân trái co lên ngang thắt lưng đồng thời tay phải đưa súng về đặt trên đùi chân trái, hộp tiếp đạn quay sang phải, bàn tay trái thu về úp trước ngực. Cử động 2: Phối hợp sức tay trái và hai chân nâng người đứng dậy. Chân phải bước lên một bước, bàn chân ngang với mũi bàn tay trái đồng thời xoay bàn tay về trước, chân trái duỗi thẳng. Dùng sức chân trái và tay trái nâng người đứng hẳn dậy. Cử động 3: Chân trái kéo lên đặt sát chân phải đưa súng về tư thế đứng nghiêm. 2. Quỳ chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn: * Trường hợp vận dụng: Tình hình địch địa hình hạn chế (chiều cao địa vật che đỡ từ 60 – 80cm), Vận dụng tư thế quỳ bắn. a. Động tác quỳ chuẩn bi bắn: - Khẩu lệnh: “ Quỳ chuẩn bị bắn” - Động tác: Cử động 1: Chân trái bước chếch sang phải một bước, gót bàn chân trái cách mũi bàn chân phải khoảng 20cm sao cho mép phải bàn chân trái thẳng với mép trái bàn chân phải. Cử động 2: Chân phải dùng mũi bàn chân làm trụ, xoay gót lên sao cho bàn chân hợp với hướng bắn một góc khoảng 90 0 đồng thời tay phải đưa súng về phía 17 trước, tay trái đỡ lấy ốp lót tay dưới, quỳ gối phải xuống theo hướng bàn chân phải. Mông phải gồi lên gót bàn chân phải, ống chân thẳng đứng. Đùi trái và đùi phải hợp thành một góc 60 0 trọng lượng rơi vào bàn chân trái, đầu gối phải và mũi bàn chân phải, cánh tay đặt trên đùi trái. - Động tác lắp đạn: Động tác lắp đạn và sẵn sàng bắn như khi nằm chuẩn bị bắn chỉ khác đế báng súng đặt trên đùi chân phải, miệng nòng súng cao ngang cổ, súng hợp với thân người một góc 45 0 . b. Động tác bắn: Động tác giương súng, ngắm, bóp cò giống như ở tư thế nằm bắn chỉ khác khi giương súng khuỷu tay trái tỳ trên đầu gối trái để giương súng, đặt chỗ bằng khuyủ tay lên đầu gối trái cho phù hợp tầm vóc từng người. c. Động tác thôi bắn: Động tác thôi bắn tháo đạn giống như ở tư thế nằm bắn chỉ khác thực hiện động tác ở tư thế quỳ Động tác đứng dậy: Cử động 1: Tay phải nắm ốp lót tay, dùng sức hai chân nâng người đứng dậy, chân trái lấy gót làm trụ xoay bàn chân sang trái một góc khoảng 60 0 . Cử động 2: Kéo chân phải lên đồng thời tay phải đưa súng về thành tư thế đứng nghiêm. 3. Động tác đứng chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn: * Trường hợp vận dụng: Thường vận dụng trong trường hợp tình hình địch địa hình cho phép , vật che đỡ cao ngang tầm ngực. a. Đứng chuẩn bị bắn: - Khẩu lệnh: “ Đứng chuẩn bị bắn”. - Động tác: Cử động 1: Chân trái bước lên một bước rộng bằng vai, bàn chân trái nằm chếch trục hướng bắn, mũi bàn chân chếch sang phải một góc khoảng 30 0 so với trục hướng bắn. Cử động 2: Chân phải dùng mũi bàn chân làm trụ, xoay gót lên trên cho bàn chân hợp với hướng bắn một góc khoảng 90 0 đồng thời tay phải đưa súng về trước, tay trái đỡ lấy thân súng( khoảng dưới thước ngắm), trọng lượng thân người rơi đều vào hai chân. - Động tác lắp đạn: Động tác lắp đạn sẵn sàng bắn như khi nằm chuẩn bị bắn, chỉ khác đế báng súng tựa sát hông bên phải. Miệng nòng súng cao ngang ngực. b. Động tác bắn: Động tác giương súng, ngắm, bóp cò giống như tư thế nằm bắn chỉ khác khi giương súng cánh tay trên tay trái khép lại và có thế tỳ sát vào bắp thịt ngực trái để giữ súng cho đỡ rung. c. Động tác thôi bắn: Động tác thôi bắn tháo đạn như ở tư thế nằm bắn chỉ khác thực hiện ở tư thế đứng. 18 Cử động 1: Tay phải nắm ốp lót tay đưa súng về thành tư thế xách súng, chân trái lấy gót làm trụ xoay mũi bàn chân sang trái một góc khoảng 60 0 . Cử động 2: Kéo chân phải lên đồng thời tay phải đưa súng về thành tư thế đứng nghiêm. B/ Động tác bắn có bệ tỳ: Động tác giống như ở tư thế nắm, quỳ, đứng chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn chỉ khác: Tỳ đầu nòng súng vào vật tỳ, hộp tiếp đạn gá vào cạnh vật tỳ hoặc mu bàn tay lên vật tỳ. Trường hợp bề mặt vật tỳ rộng có thế tỳ 2 khủy tay lên vật tỳ, khi bắn trong công sự tựa hông phải vào phía trước thành công sự để bắn. Phần ba: KIỂM TRA KẾT THÚC HUẤN LUYỆN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: Nhằm kiểm tra đánh giá kết quả của người học và tổ chức phương pháp huấn luyện của người dạy làm cơ sở rút kinh nghiệm cho buổi học sau. 2. Yêu cầu: - Khẩn trương nghiêm túc, trật tự trong quá trình kiểm tra. - Nắm được nội dung, các tư thế động tác đứng, quỳ, nằm chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn II. NỘI DUNG 1. Tính năng chiến đấu, cấu tạo các bộ phận chính của súng đạn, chuyển động các bộ phận của súng, hiện tượng hỏng hóc, nguyên nhân, cách khắc phục. 2. Ngắm bắn, sức gật, góc nẩy và biện pháp khắc phục để bắn trúng chụm. 3. Tư thế động tác chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn. III. THỜI GIAN Thời gian kiểm tra: 04 giờ IV. TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức: Kiểm tra từng người nằm trong đội hình trung đội 2. Phương pháp: - Kiểm tra tất cả trung đội. - Phần lý thuyết người dạy nêu câu hỏi cho người học trả lời - Phần động tác người học thực hành làm nhanh 1 động tác do giáo viên quy định V. THÀNH PHẦN, ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA Toàn bộ trung đội VI. ĐỊA ĐIỂM Thao trường huấn luyện. VII. BẢO ĐẢM Súng tiểu liên AK trang bị đầy đủ. Tranh lý thuyết bắn, các vật chất bảo đảm huấn luyện và kiểm tra.Nhận xét
Đăng nhận xét
Bài đăng phổ biến từ blog này
Động tác đi đều, đứng lại. Đổi chân trong khi đi
Động tác đi đều, đứng lại. Đổi chân trong khi đi. Phần một: Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mục đích: Huấn luyện cho các đồng chí cán bộ, chiến sĩ trong toàn trung đội hiểu rõ ý nghĩa, nắm chắc nội dung, thuần thục Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân giậm chân. Làm cơ sở cho học tập, ôn luyện và kiểm tra. 2. Yêu cầu: - Hiểu rõ ý nghĩa, nắm chắc nội dung. - Tích cực tự giác luyện tập, thuần thục động tác đi đều, đứng lại, đổi chân, giậm chân. II. NỘI DUNG VĐHL 1. Động tác đi đều, đứng lại. Đổi chân trong khi đi. VĐHL 2. Động tác giậm chân, đổi chân, đang giậm chân đứng lại và đi đều. * Trọng tâm: VĐHL 1. Đọc thêmMang đeo súng
Phần một: Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: nhằm huấn luyện cho chiến sĩ mới biết và làm đúng thứ tự động tác mang, đeo, treo súng và xuống súng của các loại súng để vân dụng trong quá trình học tập, công tác hàng ngày. 2. Yêu cầu: Hiểu rõ ý nghĩa động tác và thực hiện động tác đúng, dứt khoát II. NỘI DUNG 1. VĐHL 1: Động tác mang súng, xuống súng. 2. VĐHL 2: Đeo súng, xuống súng. 3. VĐHL 3: Treo súng, xuống súng. II. THỜI GIAN 1. Thời gian chuẩn bị huấn luyện - Thời gian thông qua giáo án: Ngày……..tháng…….năm 2018 - Thời gian thục luyện giáo án: Từ ngày… tháng……đến ngày…. tháng….. năm 2018 - Thời gian bồi dưỡng cán bộ: Ngày……..tháng…….năm 2018 - Thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị: Xong trước ngày ….. tháng …. năm 2018 2. Thời gian thực hành huấn luyện - Toàn bài: 02 giờ - Thời gian lên lớp: 30 phút. - Thời gian luyện tập: 01 giờ. - Thời gian kiểm tra kết thúc huấn luyện: 30 phút. Đọc thêm SongThuong Truy cập hồ sơLưu trữ
- tháng 1 20196
Báo cáo vi phạm
Từ khóa » điều Kiện Bắn Ak Bài 2
-
Bai 2 Ky Thuat Ban Sung AK - Bài 2: KỸ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU ...
-
[DOC] Tại Sao Phải Ngắm Bắn
-
Kiểm Tra Bắn đạn Thật Súng Tiểu Liên AK Bài 2 - Báo Biên Phòng
-
Điều Kiện Và Cách Tiến Hành Luyện Tập Bắn Mục Tiêu Cố định
-
Giáo án Kỹ Thuật Bắn Súng Tiểu Liên AK - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài 5. Kĩ Thuật Bắn Súng Tiểu Liên AK Và Súng Trường CKC - Toploigiai
-
Bai 5 Kỹ Thuật Bắn Sung
-
Điều Kiện Bài Bắn Mục Tiêu Cố định Ban Ngày Bằng Súng Tiểu Liên AK ...
-
Trường Sĩ Quan Thông Tin: Kiểm Tra Thực Hành Bắn Súng Tiểu Liên AK
-
AN 11 Bài 5: Kĩ Thuật Bắn Súng Tiểu Liên AK Và Súng Trường CKC
-
Thế Nào Là đường Ngắm Cơ Bản, đường Ngắm đúng, ảnh Hưởng Của ...
-
Kỹ Thuật Bắn Súng Tiểu Liên AK Và Súng Trường CKC - Tài Liệu - Ebook
-
[PDF] Rèn Luyện Một Số Kĩ Năng Học Và Thực Hành Bắn Súng Tiểu Liên Ak