Giáo án Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Văn 8

Giáo án bồi dưỡng Học sinh giỏi Văn 8Tài liệu bồi dưỡng Học sinh giỏi Văn 8 Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giáo án bồi dưỡng Học sinh giỏi Ngữ Văn 8

VnDoc xin giới thiệu Giáo án bồi dưỡng Học sinh giỏi Văn 8 là tài liệu ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 8 khoa học, chi tiết để thầy cô hướng dẫn các em ôn luyện hiệu quả, đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi lớp 8. Mời quý thầy cô tham khảo và tải bộ giáo án miễn phí.

Giáo án dạy thêm môn Văn 8

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎIMÔN: NGỮ VĂN 8*****BÀI 1:KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945

A. YÊU CẦU:

  • Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về giai đoạn văn học Việt Nam từ thế kỷ XX đến 1945.
  • Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát vấn đề VH.

B. NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Khái quát về tình hình xã hội và văn hoá Việt Nam những năm đầu thế kỷ.

2. Quá trình phát triển của dòng văn học Việt Nam đầu thế kỷ.

a) Chặng thứ nhất: Hai thập niên đầu thế kỷ XX.b) Chặng thứ hai: Những năm hai mươi của thế kỷ XX.c) Chặng thứ ba: Từ đầu những năm 30 đến CMT8 - 1945.

3. Những đặc điểm chung của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 – 1945.

a) Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá.b) Văn học hình thành hai khu vực (hợp pháp và bất hợp pháp) với nhiều trào lưu cùng phát triển.c) Văn học phát triển với nhịp độ đặc biệt khẩn trương, đạt được thành tựu phong phú.

4. Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho từng trào lưu văn học:

- Trào lưu lãng mạn, nói lên tiếng nói của cá nhân giàu cảm xúc và khát vọng, bất hoà với thực tại ngột ngạt, muốn thoát khỏi thực tại đó bằng mộng tưởng và bằng việc đi sâu vào thế giới nội tâm. Văn học lãng mạn thường ca ngợi tình yêu say đắm, vẻ đẹp của thiên nhiên, của "ngày xưa" và thường đượm buồn. Tuy văn học lãng mạn còn những hạn chế rõ rệt về tư tưởng, nhưng nhìn chung vẫn đậm đà tính dân tộc và có nhiều yếu tố lành mạnh, tiến bộ đáng quý. Văn học lãng mạn có đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới để hiện đại hoá văn học, đặc biệt là về thơ ca.

- Tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn trước 1930 là thơ Tản Đà, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách; sau 1930 là Thơ mới của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính...và văn xuôi của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân...

- Trào lưu hiện thực gồm các nhà văn hướng ngòi bút vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội và đi sâu phản ánh thực trạng thống khổ của các tầng lớp quần chúng bị áp bức bóc lột đương thời. Nói chung các sáng tác của trào lưu văn học này có tính chân thực cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Văn học hiện thực có nhiều thành tựu đặc sắc ở các thể loại văn xuôi (truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển; tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao; phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng ...), nhưng cũng có những sáng tác giá trị ở thể thơ trào phúng (thơ Tú Mỡ, Đồ Phồn).

- Hai trào lưu lãng mạn và hiện thực cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau lại vừa ảnh hưởng, chuyển hoá nhau. Trên thực tế, hai trào lưu đó đều không thuần nhất và không biệt lập với nhau, càng không đối lập nhau về giá trị ở trào lưu nào cũng có những cây bút tài năng và tâm huyết.

- Văn học khu vực bất hợp pháp gồm thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là sáng tác thơ ca của các chiến sĩ trong nhà tù. Thơ văn cách mạng cũng có lúc, có bộ phận được lưu hành nửa hợp pháp, nhưng chủ yếu là bất hợp pháp, bị đặt ra ngoài pháp luật và ngoài đời sống văn học bình thường. Ra đời và phát triển trong hoàn cảnh luôn bị đàn áp, khủng bố, thiếu cả những điều kiện vật chất tối thiểu, nhưng văn học cách mạng vẫn phát triển mạnh mẽ, ngày càng phong phú và có chất lượng nghệ thuật cao, nhịp với sự phát triển của phong trào cách mạng. Thơ văn cách mạng đã nói lên một cách thống thiết, xúc động tấm lòng yêu nước, đã toát lên khí phách hào hùng của các chiến sĩ cách mạng thuộc nhiều thế hệ nửa đầu thế kỷ.

Từ khóa » Giáo án Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Văn 8