Giáo án Chuyên đề Lần 1: LQVVH- Thơ: Bập Bênh ( Lê Tấn Hiển)
Có thể bạn quan tâm
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LQVVH- Thơ: Bập bênh ( Lê Tấn Hiển)
1. Mục đích, yêu cầu.
* Kiến thức.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ,trẻ thuộc bài thơ “Bập bênh”
* Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng đọc thơ, trẻ trả lời đủ câu rõ lời qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ
* Thái độ.
- Trẻ thích thú tham gia vào hoạt động đọc thơ
- Trẻ biết đoàn kết nhường nhịn khi chơi với bạn và giữ gìn đồ dùng đồ chơi
2. Chuẩn bị.
* Đồ dùng của cô
- Loa đài, nhạc bài hát “Trường mẫu giáo yêuthương”, “Bập bênh”
- Hình ảnh minh họa (PorwePoint), nhạc đọc thơ
- Trò chơi (bập bênh)
* Đồ dùng cho trẻ
- Trang phục cho trẻ gọn gàng
3. Tiến hành.
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
* Hoạt động 1: Trò truyện gây hứng thú - Cô và trẻ cùng hát bài “Trường mẫu giáo yêuthương” - Chúng mình vừa hát bài hát gì? - Đến trường chúng mình được làm gì?( được gặp cô,bạn được học, được chơi) - Chơi với các bạn như thế nào? - Cô gd: Khi chơi với các bạn phải chơi chung cùng bạn đoàn kết nhường nhịn và chia sẻ không tranh dành xô đẩy nhau Có một bài thơ rất hay nói vềhaibạn nhỏ chơi với nhau rất là vui rất thíchchúng mình có biết đó là bài thơ nào? - Mời cả lớp đọc bài thơ Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe - Để cảm nhận rõ hơn về nhịp điệu bài thơ các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ nhé. - Cô đọc thơ lần 1: Cô đọc diễn cảm trên nền nhạc Bài thơ bập bênh được lưu lại bằng những hình ảnh rất đẹp chúng mình cùng hướng lên xem các bạn chơi bập bênh như thế nào nhé! - Cô đọc thơ lần 2: Kết hợphình ảnh minh họa * Hoạt động 3: Trích dẫn - Đàm thoại: - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác? + Bài thơ nói lên điều gì?( các bạn chơi bập bênh nhịp nhàng,rất vui,rất thích) Bạn lên- tôi xuống Bạn xuống – tôi lên Bập... bênh,bập...bênh Thích ơi là thích + Để chơi được bập bênh với bạn chúng mình phải làm gì? Muốn cho đều nhịp Phải giúp đỡ nhau Nặng thì xuống mau Nhẹ thì lên chóng + Làm thế nào để bập bênh có thể lên cao rồi lại xuống thấp? Bàn chân đạp xuống Là lượt tôi lên Cứ thế hai bên Chẳng ai sau trước Chẳng ai thua được Cùng chơi cơ mà * Giáo dục trẻ: Cô đặt câu hỏi + Khi chơi bập bênh các con phải chú ý điều gì để không bị ngã? (Khi chơi bập bênh thì phải ngồi vững bám chắc và phải biết nhún nhịp nhàng để bập bênh lên cao rồi xuống thấp) + Nếu có đông bạn chơi phải như thế nào?( Nhường nhau xếp hàng chờ đến lượt) - Có các em nhỏ hơn thì sao? (Nhường em chơi trước k tranh dành với em) * Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ Cô cùng trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc bài thơ 2 – 3 lần (Cô khen động viên giáo dục trẻ) - Cô cho trẻ đọc theo tổ + Vì sao tổ bạn lại đọc được đều và hay thế ( Đoàn kết dừng chờ nhau đọc,không có bạn đọc nhanh,đọc chậm thì mới hay và đều) - Từng nhóm trẻ đọc - Cá nhân trẻ đọc thơ - Cho trẻ đọc nâng cao: Luân theo tổ theo tay cô( cô chỉ tay về tổ nào thì tổ đó đọc bài nối tiếp nhau) - Cô cho trẻchơi trò chơi “ Bập bênh” vừa đọc thơ kết hợp chơi bập bênh * kết thúc cùng trẻ hát bài “Chơi bập bênh” |
- Trẻ cùng hát
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ ngồi xuống và lắng nghe cô đọc thơ
- Mời 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ suy nghĩ trả lời
1-2 trẻ trả lời
- Trẻ đọc thơ
- Tổ đọc thơ
- Trẻ thực hiện - Bạn trai,bạn gái - 1-2 trẻ đọc - Lớp đọc 1-2 lần
- 2 trẻ cầm tay nhau
- Trẻ hát ra sân |
Từ khóa » Bài Thơ Bập Bênh Lớp 1
-
Bài Thơ Bập Bênh (Lê Ngân) - Trường Mầm Non Họa Mi
-
Bài Thơ Bập Bênh (Nguyễn Lãm Thắng) - Trường Mầm Non Họa Mi
-
Bài Thơ Bập Bênh [Thơ Mầm Non] - Thế Giới Cổ Tích - TheGioiCoTich.
-
Thơ : Bập Bênh (Chủ đề : Trường Lớp Mầm Non )
-
[Phát Triển Năng Lực] Tiếng Việt 1 Bài 24C: Niềm Vui Tuổi Thơ - Tech12h
-
Bài Thơ Bập Bênh ❤️️ Lời, Hình Ảnh + Giáo Án Trọn Bộ - SCR.VN
-
Bài Thơ Bập Bênh (Lê Ngân)
-
Bài Thơ Bập Bênh Nhà Trẻ ❤️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
-
Chơi Bập Bênh | MẦM NON TƯ THỤC TUỔI THƠ
-
[Phát Triển Năng Lực] Tiếng Việt 1 Bài 24C: Niềm Vui Tuổi Thơ
-
Thơ Bập Bênh - YouTube
-
Thơ Hay_ Bài Thơ Bập Bênh 1 - YouTube
-
Phát Triển Ngôn Ngữ: Thơ: "Bập Bênh". - MN Ngô Quyền