Giáo án Đại Số Lớp 10 Tiết 1: Mệnh đề
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP
Tiết 1 BÀI DẠY: § 1 Mệnh đề
I. MỤC TIÊU:
Qua bài học học sinh cần đạt yêu cầu tối thiểu sau
1. Về kiến thức: Biết thế nào là mệnh đề, phủ định của một mệnh đề. Biết kí hiệu phổ biến ( ) và kí hiệu tồn tại ( ); biết phủ định các mệnh đề có chứa kí hiệu ( ) và kí hiệu tồn tại ( ). Biết được mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương, mệnh đề đảo. Biết khái niệm mệnh đề chứa biến
2. Về kĩ năng: Xác định được một câu cho trước có là mệnh đề hay không. Biết phủ định một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của các mệnh đề trong những trường hợp đơn giản. Lập được mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương từ hai mệnh đề cho trước. Xác định tính đúng sai của mệnh đề kéo theo; mệnh đề tương đương. Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.
3. Về tư duy và thái độ: biết đưa những kiến thức và kĩ năng mới về kiến thức và kĩ năng quen thuộc, phân tích, tổng hợp.Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập của mình.
3 trang trường đạt 1559 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 10 tiết 1: Mệnh đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênNgày soạn :15-8-2010 CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP Tiết 1 BÀI DẠY: § 1 Mệnh đề I. MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh cần đạt yêu cầu tối thiểu sau 1. Về kiến thức: Biết thế nào là mệnh đề, phủ định của một mệnh đề. Biết kí hiệu phổ biến () và kí hiệu tồn tại ( ); biết phủ định các mệnh đề có chứa kí hiệu () và kí hiệu tồn tại ( ). Biết được mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương, mệnh đề đảo. Biết khái niệm mệnh đề chứa biến 2. Về kĩ năng: Xác định được một câu cho trước có là mệnh đề hay không. Biết phủ định một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của các mệnh đề trong những trường hợp đơn giản. Lập được mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương từ hai mệnh đề cho trước. Xác định tính đúng sai của mệnh đề kéo theo; mệnh đề tương đương. Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước. 3. Về tư duy và thái độ: biết đưa những kiến thức và kĩ năng mới về kiến thức và kĩ năng quen thuộc, phân tích, tổng hợp.Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập của mình. Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: + GV: Giáo án, công cụ vẽ hình, bảng phụ , phiếu học tập + HS: Vở ghi + đồ dùng học tập. Kiến thức cũ về khái niệm , định lí toán học. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp học sinh chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức như: trình diễn, thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề trong đó PP chính được sử dụng là :giảng giải, gợi mở vấn đáp. IV.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : trong lúc giảng bài mới 3. Bài mới. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng ,trình chiếu HOẠT ĐỘNG 1: Biết mệnh đề, mệnh đề chứa biến HĐTP 1: Tiếp cận khái niệm Cho học sinh tự phát biểu một câu ( gần giống như các câu trong hai bức tranh ở SGK tr 4) HĐTP 2: Hình thành khái niệm Cho học sinh nêu khái niệm mệnh đề HĐTP 3: Củng cố khái niệm Cho HS nêu ví dụ về mệnh đề Và câu không phải là mệnh đề. Nhận xét tính đúng sai của các câu mà học sinh (HS) đã nêu. HS phát biểu về mệnh đề (SGK) HS cho ví dụ: Câu là mệnh đề. Câu không phải là mệnh đề. 1.Mệnh đề Mỗi mệnh (lôgic) phải hoặc đúng hoặc sai. Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai. Kí hiệu mệnh đề bởi các chữ cái in hoa: P,Q, “ 10 là số nguyên tố” là mệnh đề đúng (S) “ 123 là một số chia hết cho 3” là mệnh đề đúng (Đ) “ ngày mai trời sẽ nắng” không phải là mệnh đề. “Hãy đi ra ngoài ! ” không phải là mệnh đề. HĐTP 1: Tiếp cận khái niệm Cho học sinh tự nhận xét tính đúng sai của câu “ n là số nguyên tố”. HĐTP 2: Hình thành khái niệm Cho học sinh nêu khái niệm mệnh đề chứa biến HĐTP 3: Củng cố khái niệm Cho học sinh xét câu ”x>3” HĐTP 4: Hệ thống hóa So sánh mệnh đề và mệnh đề chứa biến. HS trả lời tính đúng sai khi cho n=2 ta được mđ “ 2 là số nguyên tố “ đây là mđ (Đ) n=3 ta được mđ “ 3 là số nguyên tố “ đây là mđ (Đ) n=4 ta được mđ “ 4 là số nguyên tố “ đây là mđ (S) HS nêu các câu là các mệnh đề chứa biến. Câu “ x>3” là mđ chứa biến x trong đó x là số thực nào đó. Khi x=3 ta có 3>3 là mđ sai Khi x=3,12 ta có 3,12>3 là mđ đúng. Khi x=3/10 ta có 3/10>3 là mđ sai Trả lời bài tập 1 SGK tr 9 2.Mệnh đề chứa biến Với mỗi giá trị của biến x thuộc một tập hợp nào đó, mệnh đề chứa biến P(x) trở thành một mệnh đề. P(x): n là số nguyên tố (với n là số tự nhiên). Q(x): x>3 ( với x là số thực) HOẠT ĐỘNG 2: Biết phủ định của một mệnh đề HĐTP 1: Tiếp cận khái niệm Cho HS nêu hai mệnh đề mà sự đúng sai trái ngược nhau. HĐTP 2: Hình thành khái niệm Hãy cho biết làm thế nào để có được mđ phủ định của mđ P HĐTP 3: Củng cố khái niệm Hãy phủ định mđ P:” 1017 là số nguyên tố” HĐTP 4: Hệ thống hóa HS nêu hai mệnh đề Ví dụ: Dơi là loài chim Dơi không phải là loài chim. Thêm hoặc bớt từ “không” hay “không phải ” Mệnh đề phủ định của mệnh P là đúng khi và chỉ khi sai và là sai khi và chỉ khi P đúng. Ví dụ: “ Tam giác ABC là tam giác đều” “ Tam giác ABC không phải là tam giác đều” HOẠT ĐỘNG 3: Biết mệnh đề kéo theo HĐTP 1: Tiếp cận khái niệm Hãy nêu một câu có điều kiện. HĐTP 2: Hình thành khái niệm Mệnh đề như thế nào thì được gọi là mđ kéo theo? Mệnh đề chỉ sai khi nào? Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng . Khi đó P và Q được gọi là gì? Hãy cho ví dụ HĐTP 3: Củng cố khái niệm Cho HS trả lời hđ 6 SGK tr 7 HS nêu câu có dạng “nếu .thì.” Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo. Mệnh đề chỉ sai khi P đúng và Q sai. P là giả thiết Q là kết luận của định lí. Hoặc ta nói: P là điều kiện đủ để có Q Q là điều kiện cần để có P Cho hai mệnh đề P và Q Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo. Kí hiệu là . Mệnh đề chỉ sai khi P đúng và Q sai. (trong mọi trường hợp khác đều đúng) Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng . Khi đó ta nói: P là giả thiết Q là kết luận của định lí. Hoặc ta nói: P là điều kiện đủ để có Q Q là điều kiện cần để có P HOẠT ĐỘNG 4: Biết mệnh đề đảo và hai mệnh đề tương đương HĐTP 1: Tiếp cận khái niệm Ta hiểu như thế nào định lí đảo đã học?. HĐTP 2: Hình thành khái niệm Mệnh đề đảo của mệnh đề là mđ nào? P và Q là hai mệnh đề tương đương khi nào? HĐTP 3: Củng cố khái niệm Nêu các cách đọc mđ HĐTP 4: Hệ thống hóa So sánh hai kiểu mđ và Giả thiết trở thành kết luận và kết luận trở thành giả thiết. Mệnh đề đảo của mệnh đề là P và Q là hai mệnh đề tương đương nếu hai mệnh đề và đều đúng. P tương đương Q P là điều kiện cần và đủ để có Q P khi và chỉ khi Q. P Q Đ Đ Đ Đ Đ S S S S Đ Đ S S S Đ Đ Mệnh đề đảo của mệnh đề là Ta nói hai mệnh đề P và Q là hai mệnh đề tương đương nếu hai mệnh đề và đều đúng. Kí hiệu Các cách đọc là: P tương đương Q P là điều kiện cần và đủ để có Q P khi và chỉ khi Q HOẠT ĐỘNG 5: Biết kí hiệu và HĐTP 1: Tiếp cận khái niệm Cho HS xét VD6,VD7 tr7-tr8 SGK HĐTP 2: Hình thành khái niệm Dùng kí hiệu , khi nào? Cách đọc? HĐTP 3: Củng cố khái niệm Cho HS xét VD8,VD9tr8 SGK Làm thế nào để phủ định mộ mệnh đề có dấu, ? Hs phát biểu và ghi kí hiệu các mđ ở ví dụ 6-7. Mđ có chứa biến. Kí hiệu đọc là “ với mọi” Kí hiệu đọc là “tồn tại ít nhất một” hay đọc là “có ít nhất một” Hs phát biểu và ghi kí hiệu các mđ ở ví dụ 8-9. Kí hiệu đọc là “ với mọi” Kí hiệu đọc là “tồn tại ít nhất một” hay đọc là “có ít nhất một” 4.Củng cố toàn bài.Cho HS hoạt động Cho ví dụ về mđ và mđ chứa biến. phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo và hai mệnh đề tương đương, kí hiệu và . 5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà: HS soạn các bài tập 1 đến bài tập 7 SGK tr9-tr10 6. Phụ lục: Phiếu học tập: Ghi câu là mđ đúng Ghi câu là mđ sai Ghi câu không phải là mđ Ghi câu là mđ Ghi câu là mđ Ghi câu là mđ Ghi câu có dấu Ghi câu có dấu Ghi câu phủ định của câu bên cạnh IV. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG
Tài liệu đính kèm:
- Giao an soan theo mau moi cua Thay Dung.doc
- Chuẩn kiến thức kỹ năng Toán 10 cơ bản
Lượt xem: 1272 Lượt tải: 0
- Giáo án Đại số 10 chuẩn tiết 47: Bài tập biểu đồ
Lượt xem: 1286 Lượt tải: 2
- Giáo án Đại số 10 - Chương V - Bài 1: Số gần đúng. Sai số tuyệt đối
Lượt xem: 1354 Lượt tải: 0
- Bài dạy Đại số 10 NC tiết 12: Câu hỏi và bài tập ôn tập chương 1
Lượt xem: 1173 Lượt tải: 0
- Đề và hướng dẫn giải thi học kỳ I môn Toán lớp 10 - Đề 2
Lượt xem: 1358 Lượt tải: 0
- Kế hoạch chuyên môn lớp 10 ( ban cơ bản ) - Đại số
Lượt xem: 1364 Lượt tải: 3
- Bài giảng Đại số Lớp 10 - Bài: Phương sai và độ lệch chuẩn - Phạm Quang Hùng - Trường THPT Nam Đông Quan
Lượt xem: 149 Lượt tải: 0
- Giáo án Đại số 10 cơ bản tiết 48: Biểu đồ (tiết 1)
Lượt xem: 1411 Lượt tải: 0
- Giáo án Toán Đại số 10 nâng cao Chương 5
Lượt xem: 1278 Lượt tải: 0
- Đề kiểm tra học kỳ 2 môn: Toán khối 10 (có đáp án và thang điểm)
Lượt xem: 1366 Lượt tải: 0
Copyright © 2025 Lop10.com - Giáo án điện tử lớp 10, Tai lieu tham khao, luận văn hay
Từ khóa » Tính đúng Sai Của Mệnh đề Tương đương
-
Mệnh đề Kéo Theo Và Mệnh đề Tương đương - Toán Thầy Định
-
Xét Tính đúng Sai Của Mệnh đề Và Bài Tập ứng Dụng - TÀI LIỆU RẺ
-
Xét Tính đúng Sai Của Mệnh đề | Lý Thuyết & Bài Tập - VerbaLearn
-
Cách Xác định Tính đúng Sai Của Mệnh đề Cực Hay ...
-
Xét Tính đúng Sai Của Mệnh đề
-
Mệnh đề Kéo Theo, Mệnh đề đảo Và Hai Mệnh đề Tương đương
-
Phương Pháp Xác định Tính đúng Sai Của Mệnh đề Và Cách Giải
-
Cách Xác định Tính đúng Sai Của Mệnh đề Cực Hay ... - Haylamdo
-
Xác định Tính đúng Sai Của Mệnh đề
-
Mệnh đề Kéo Theo, Mệnh đề Tương đương - Thayphu
-
Mệnh đề Và Tính đúng Sai Của Mệnh đề
-
Xét Tính Đúng Sai Của Mệnh Đề Cực Hay, Bài
-
Xét Tính đúng Sai Của Mệnh đề - Randy-rhoads
-
Cách Phát Biểu Và Tính đúng Sai Của Mệnh đề Tương đương - YouTube