Giáo án Đạo đức 2 Chủ đề: Nhận Lỗi Và Sửa Lỗi Bài 6 - Kenhgiaovien

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ: NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI

Mục tiêu của chủ đề:

- Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi, sửa lỗi.

- Biết vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi.

- Thực hiện được việc nhận lỗi và sửa lỗi.

- Đồng tình với việc biết nhận lỗi và sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi.

BÀI 6: NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi, sửa lỗi

- Nêu được vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi

- Thực hiện được việc nhận lỗi, sửa lỗi

- Đồng tình với việc biết nhận lỗi và sửa lỗi, không đồng tình với việc không biết nhận lỗi và sửa lỗi.

  1. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi

  1. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2

- Câu chuyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, bài thơ, bài hát,… gắn với bài học “Nhận lỗi và sửa lỗi”.

- Bộ tranh đức tính trung thực theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT

- Máy tính, máy chiếu….(nếu có)

  1. Đối với học sinh:

- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS chia sẻ trải nghiệm
  4. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ với GV và cả lớp
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS chia sẻ trải nghiệm về một lần mắc lỗi mà em nhớ nhất.

- GV đặt câu hỏi: Em đã làm gì khi mắc lỗi đó?

- HS chia sẻ và trả lời.

- GV khen ngợi HS và kết luận: Nếu chúng ta mắc lỗi thì điều cần thiết nhất là biết dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. Chúng ta cùng đến với bài 6: Nhận lỗi và sửa lỗi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá biểu hiện của nhận lỗi và sửa lỗi

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của việc nhận lỗi và sửa lỗi.
  2. Nội dung: GV cho HS treo tranh, nêu câu hỏi, HS suy nghĩ và trả lời.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV treo tranh để HS quan sát, mời HS kể nội dung các bức tranh và cho biết:

+ Các bạn trong tranh đã mắc lỗi gì?

+ Các bạn đã nhận lỗi và sửa lỗi như thế nào?

+ Theo em, cần làm gì khi mắc lỗi?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, GV mời các nhóm lên trình bày theo thứ tự từng tranh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV khuyến khích HS chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV khen ngợi những nhóm có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận

- Các trong tranh đã mắc lỗi và sửa lỗi như sau:

+ Tranh 1: Bạn nhỏ làm vỡ bát, bạn đã xin lỗi mẹ và hứa lần sau sẽ cẩn thận hơn.

+ Tranh 2: Bạn học sinh bỏ rác không đúng quy định, bạn ất đã xin lỗi cô và bỏ rác lại đúng nơi.

+ Tranh 3: Bạn nhỏ làm em ngã, bạn đã xin lỗi em và đỡ em đứng dậy.

- Khi mắc lỗi chúng ta phải biết nhận lỗi, xin lỗi và có hành động kịp thời để sửa lỗi của mình.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc biết nhận lỗi và sửa lỗi

  1. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của việc biết nhận lỗi và sửa lỗi.
  2. Nội dung: GV cho HS kể chuyện, nêu câu hỏi, HS suy nghĩ và trả lời.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Từ khóa » Giáo án Biết Nhận Lỗi Và Sửa Lỗi Lớp 2