Giáo án Kết Nối Hoạt động Trải Nghiệm 6 Tuần 14 - Tiết 2: Sắp Xếp Nơi ...

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

TUẦN 14 - TIẾT 2: SẮP XẾP NƠI Ở CỦA EM

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Biết cách sắp xếp và sắp xếp được nơi sinh hoạt cá nhân gọn gàng, ngăn nắp;

  1. Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề

- Năng lực riêng:

+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

+ Rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực hợp tác, tính ngăn nắp, gọn gàng

  1. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với GV:

- Tranh, ảnh hoặc video clip về sắp xếp nơi sinh hoạt cá nhân;

- Máy tính, máy chiếu (nếu có);

- Phần thưởng nhỏ cho nhóm HS có phần tranh biện hay, thuyết phục (nếu có).

  1. Đối với HS:

- Quan sát nơi ở gia đình dành riêng cho em để tham gia Hoạt động 21

- Chuẩn bị lập luận để tham gia tranh luận về việc sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức hoạt động
  4. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

GV cho HS hát hoặc chơi một trò chơi để tạo không khí vui vẻ trước khi vào hoạt động.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chia sẻ các sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp

  1. Mục tiêu:

- Nêu được kinh nghiệm sắp xếp nơi ở của bản thân trong gia đình;

- Nêu được cách sắp xếp nơi sinh hoạt cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy ngẫm và viết ra giấy cách sắp xếp nơi ở của em
  2. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy ngẫm và viết ra giấy cách sắp xếp nơi ở của em

theo những gợi ý sau:

+ Cách sắp xếp các đồ dùng cá nhân của em trong gia đình như thế nào?

+ Nêu những việc nên làm để nơi ở của em luôn gọn gàng, ngăn nắp.

+ Nếu được thay đổi cách sắp xếp nơi ở của mình, em sẽ thay đổi như thế nào?

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để chia sẻ những điều đã tự nhận thức được về

cách sắp xếp đổ dùng cá nhân tại nơi ở của bản thân và thảo luận về những việc nên làm để nơi ở của cá nhân luôn gọn gàng, ngăn nắp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ HS ghi bài.

1. Chia sẻ các sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp

- Mỗi người đêu có những đồ dùng cá nhân và nơi ở của mình. Nơi ở của mỗi cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, không chỉ giúp ta nhanh chóng tìm được những đồ dùng cá nhân khi cần sử dụng mà còn góp phần tạo không gian sống thông thoáng, đẹp mắt trong gia đình.

- Cách sắp xếp nơi ở của mỗi người khác nhau do sở thích, điều kiện, khả năng khác nhau.

- Để nơi sinh hoạt cá nhân luôn sọn gàng, ngăn nắp, mỗi chúng ta cẩn biết cách sắp xếp và tự giác thực hiện những việc nên làm như: oấp, xếp chăn màn gọn gàng sau khi ngủ dậy; gấp quần áo, khăn, tất äã phơi khô và cất riêng từng thứ vào nơi dành riêng cho mình; đồ dùng cá nhân dùng xong phải để gọn vào đúng nơi quy định,...

Từ khóa » Cách Sắp Xếp Nơi ở Của Em