Giáo án Khoa Học Lớp 4 Vnen Cả Năm - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Tiểu học
Giáo án khoa học lớp 4 vnen cả năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.79 KB, 95 trang )

TUẦN 1KHOA HỌC :Ngày dạy: 22/8/2016. 4B,4ACON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?I. MỤC TIÊU:Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ đểsống.Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Tranh, bảng phụII. HOẠT ĐỘNG HỌC:A. HOẠT ĐỌNG CƠ BẢN:* Khởi động:- Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “ Truyền điện”+ Các bạn cùng kể tên các yếu tố cần cho cuộc sống hàng ngày và để duy trì cuộcsống, chỉ đến bạn nào mà bạn đó không kể tên được thì sẽ thua cuộc.- GV tổng kết, dẫn dắt vào bài- GV ghi đề bài trên bảng; HS ghi vở* Hình thành kiến thức:1. Liên hệ thực tế và trả lời:Việc 1: Cá nhân tự liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi:- Những thứ em cần cho cuộc sống là gi?Việc 2: Em cùng bạn trao đổi với nhau về những gì vừa liên hệ được.Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm cùng chia sẻ ý kiến vớinhau và báo cáo với giáo viên2. Quan sát và thảo luận:Việc 1: Cá nhân đọc các thông tin trong bảng 1Việc 2: Cùng các bạn trong nhóm chia sẻ ý kiến với nhau để điền vào bảngViệc 3: Nhóm trưởng tổng kết ý kiến của các bạn, điền thông tin vào bảng và báocáo với giáo viên.3.Trả lời câu hỏi:1Việc 1: Cá nhân quan sát bảng 1 để trả lời câu hỏi:- Con người cần gì để duy trì sự sống?- Ngoài các yếu tố để duy trì sự sống, cuộc sống của con người cần gì?Việc 2: Các bạn trong nhóm cùng thảo luận, chia sẻ ý kiếnViệc 3: Nhóm trưởng tổng kết ý kiến và báo cáo với giáo viên.4. Quan sát và nhận xét:Việc 1: Từng nhóm treo bảng 1 lên vị trí của nhómViệc 2: Đại diện từng nhóm chỉ vào bảng và trả lời câu hỏi ở hoạt động 3Việc 3: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, các bạn cùng lắng nghe và nhận xétcâu trả lời của nhóm bạn.5. Đọc và trả lời:Việc 1: Cá nhân tự đọc nội dung trong sách HDHViệc 2: Cá nhân viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi:- Con người cần gì để duy trì sự sống?Việc 3: Chia sẻ với bạn để đối chiếu với câu trả lời của mìnhB. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:* Chơi trò chơi:Việc 1: Cá nhân đọc và nghiên cứu sơ đồViệc 2: Các bạn trong nhóm cùng thảo luận, chia sẻ để điền thông tin vào các ôtrống trong sơ đồViệc 3: Nhóm trưởng thống nhất ý kiến để điền thông tinLưu ý: Nhóm nào điền xong thì treo lên bảng. Nhóm nào điền xong nhanh vàđúng là nhóm thắng cuộc.* CTHĐTQ tổng hợp các ý kiến, nhận xét và báo cáo với giáo viên.C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:1. Em đố người thân : Con người không thể sống thiếu ô-xi trong mấy phút, khôngthể sống nếu thiếu nước, không thể nhịn ăn trong bao lâu?2. Lắng nghe và chia sẻ ý kiến của em vớ2KHOA HỌC:Ngày dạy: 25/8/2016. 4A,4B.TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (TIẾT 1)I. MỤC TIÊU:Sau bài học, em:- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môitrường- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chấtở người- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.II. HOẠT ĐỘNG HỌC:A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:* Khởi động:- Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp hát một bài hát tập thể- GV tổng kết, dẫn dắt vào bài- GV ghi đề bài trên bảng; HS ghi vở* Hình thành kiến thức:1. Liên hệ thực tế và trả lời:Việc 1: Cá nhân tự liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi:- Để duy trì sự sống hằng ngày, cơ thể phải lấy những gì từ môi trường?- Để duy trì sự sống hằng ngày, cơ thể phải thải những gì ra môi trường?Việc 2: Em cùng bạn trao đổi với nhau về những gì vừa liên hệ được.Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm cùng chia sẻ ý kiến vớinhau và báo cáo với giáo viên2. Quan sát sơ đồ và thảo luận:Việc 1: Cá nhân quan sát kĩ sơ đồ, lựa chọn các từ : thức ăn, nước uống,phân,nước tiểu để điền vào sơ đồ.Việc 2: Nhóm trưởng điều hành nhóm thống nhất ý kiến để điền vào sơ đồ và ghikết quả vào vở theo mẫu3Việc 3: Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và báo cáo với giáo viên3. Quan sát và thảo luận:Việc 1: Cá nhân nhìn vào hình, quan sát, đọc kĩ nội dung trong các khung chữViệc 2: Cùng thảo luận, chia sẻ với các bạn trong nhóm để nối nội dung thích hợpvà ghi vào vởViệc 3: Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của các bạn và báo cáo với giáo viên4. Đọc và trả lời:Việc 1: Từng cá nhân đọc nội dung và suy nghĩ cách trả lời các câu hỏi:- Quá trình trao đổi chất giữa con người với môi trường diễn ra như thế nào?- Nhờ các cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường?Việc 2: Đọc câu trả lời của mình cho bạn nghe.Việc 3: - Chia sẻ câu trả lời trong nhóm.- Các bạn khác lắng nghe, bổ sung đánh giá, nhận xét.Việc 4: Chủ tịch HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ với nhau.* HĐTQ nhận xét, tổng hợp các ý kiến và báo cáo với giáo viên.* GV ghi nhận kết quả của HS, nhận xét các câu trả lời của HS và chốt lại kiếnthức bài họcB. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:- Ôn lại kiến thức.*********************************************TUẦN 2KHOA HỌC :Ngày dạy: 27/8/2016. 4B,4ATRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI(T2)I. MỤC TIÊU:Sau bài học- Em biết chức năng của các cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất- Em hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:*Khởi động4⃰ Hoạt động trải nghiệm:Việc 1: Em quan sát bảng 1 ở SHD trang 11 và viết các từ ngữ phù hợp về tên vàchức năng của các cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất vào bảng 1 bằng giấytrong.Việc 2: Em và bạn trao đổi với nhau, nhận xét,đánh giá bạn.Việc 3: Nhóm trưởng mời các bạn chia sẻ.Việc 4: CTHĐTQ mời các nhóm chia sẻ kết quả2.Chơi trò chơi “ Thi ghép chữ vào sơ đồ”Việc 1: Cá nhân quan sát kĩ sơ đồ, lựa chọn các từ ngữ : Khí các- bô - nic, khí oxi,oxi và các chất dinh dưỡng, chất dinh dưỡng vào sơ đồ.Việc 2: Nhóm trưởng điều hành nhóm thống nhất ý kiến và cử bạn chơi.Việc 3: Các nhóm thi điền nhanh vào bảng nhóm.* GV nhận xét về tiết học và chốt lại kiến thức của bài học.B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:- Em đố người thân: Nếu không có quá trình trao đổi chất thì con người cósống được không? Qúa trình trao đổi chất ở người diễn ra như thế nào ?*********************************************KHOA HỌC :Ngày dạy: 31/8/2016. 4B,4ACÁC CHẤT DINH DƯỠNG NÀOCÓ TRONG THỨC ĂN CỦA CON NGƯỜI?I. MỤC TIÊU:Sau bài học, em:- Nêu được tên 4 nhóm chất dinh dưỡng chính cần cho con người- Kể được tên một số loại thức ăn thuộc 4 nhóm chất dinh dưỡng.- Phân loại được thức ăn hàng ngày theo 4 nhóm chất dinh dưỡng.- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.II. HOẠT ĐỘNG HỌC:5A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN* Hình thành kiến thức:1. Liên hệ thực tế:Việc 1: Em kể tên các thức ăn mà em thường ăn vào bữa sáng, trưa, tốiViệc 2: Em cùng chia sẻ, thảo luận với bạn.2. Quan sát và trả lời:Việc 1: Cá nhân quan sát, đọc ghi chú dưới các hình và thực hiện các yêu cầu b,c,d.Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh về các câu trả lời.Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các nhóm chia sẻ câu trả lời và báo cáo với côgiáo.3. Đọc và viết vào vở:Việc 1: Cá nhân đọc nội dung về các chất dinh dưỡng trong thức ănViệc 2: Cá nhân viết vào vở các nhóm chất dinh dưỡng chính có trong thức ănB. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH1. Làm việc với thẻ chữViệc 1: Em đọc nội dung trong các thẻ chữ được chọn của nhómViệc 2: Cùng với bạn để sắp xếp các thẻ chữ vào các nhóm phù hợp.Việc 3: Nhóm trưởng cùng với các bạn thảo luận để xếp vào 4 nhóm phù hợp.Việc 4: CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả với nhau, cùng đối chiếu,nhận xét nhóm bạn2. Hãy thử:Việc 1: Em hãy thử kể tên một loại thức ăn được xếp vào nhóm nhiều chất dinhdưỡngViệc 2: Cùng chia sẻ với bạnViệc 3: Nhóm trưởng mời các bạn trong nhóm chia sẻ về các câu trả lời, nhận xét,bổ sung và đánh giá bạnViệc 4 : CTHĐTQ mời các nhóm chia sẻ, báo cáo kết quả với cô giáoC. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNGVới sự giúp đỡ của người thân:6a, Ghi lại các loại thức ăn mà gia đình em sử dụng trong một tuầnb, Sau một tuần, hãy cho biết các loại thức ăn mà gia đình em sử dụng thuộc nhómchất dinh dưỡng nào?************************************************TUẦN 3KHOA HỌC :Ngày dạy: 05/092016. 4B,4AVAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉOI.MỤC TIÊU* Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua..) và một sốthức ăn chứa nhiều chất béo(mỡ, dầu, bơ..)* Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể.+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D ,E, K..*Giáo dục HS có thói quen ăn đủ chất.- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.II. CHUẨN BỊGV- Hình 12, 13 SGK.- Phiếu học tậpHS: - SGK, vở BTKIII. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌCA. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:*Khởi động:CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp trò chơi khởi động tiết học:- Có mấy cách phân loại thức ăn ? Đó là những cách nào ?? Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường ?- CTHĐTQ mời cô giáo vào bài học- Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng. Nêu mục tiêu bài học.B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:HĐ1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo:Việc 1: Thảo luận theo nhóm đôi:- Nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có trong hình 12, 13SGKvà cùng nhau tìm hiểu về vai trò của chúng.Việc 2: Chia sẻ, các nhóm trình bày kết quả thảo luận7Việc 3: Hoạt động cả lớp:- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm mà em ăn hằng ngày?- Tại sao hằng ngày ta nên ăn những thức ăn chứa nhiều chất đạm?- Nói tên các thức ăn giàu chất béo có trong hình 13?- Kể tên các thức ăn chứa chất béo mà hằng ngày các em thích ăn?- Nêu vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất béo?Việc 4: CTHĐTQ chốt kết quả thảo luận: Những thức ăn chứa nhiều chất đạm vàchất béo không những giúp ta ăn ngon miệng. chúng còn tham gia vào việc giúp cơthể con người phát triểnHĐ 2: Xác định nguồn gốc của thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo:Việc 1: Hoạt động nhóm lớn:Phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu HS thảo luận ghi kết quả thảo luận vàophiếuViệc 2: Chia sẻ, các nhóm trình bày kết quả.Việc 3: CTHĐTQ kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều cónguồn gốc từ động vật.Liên hệ:Hằng ngày em đã ăn những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm và chất béo?Cá nhân chia sẻ.C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:-Về nhà cùng người thân vận dụng kiến thức đã học vào thực hiện ăn , uống hằng ngàycác thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.*********************************************KHOA HỌC :Ngày dạy: 08/09/2016. 4A, 4BVAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG, CHẤT XƠ …I.MỤC TIÊU:Sau bài học, em:- Kể được tên một số thức ăn có nguồn gốc thực vật và nguồn gốc động vậtII. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:- GV: SGK, phiếu bài tập, mọt số thức ăn sẵn có- HS: SGK, bút, thước, một loại thức ăn có sẵnIII. HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC:A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:81. Khởi động:- CTHĐTQ tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”- Mỗi nhóm xếp các thức ăn vào một trong các nhóm sau: Nhóm thức ăn chứa nhiềuchất bột đường, chất đạm, chất béo, nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng2. Hình thành kiến thức:- Giới thiệu bài- ghi đề lên bảnga. Hoạt đông 1: Làm việc với phiếu bài tập:Việc 1: - HĐTQ phát phiếu bài tập cho các nhóm (Phiếu bài tập trang 21 sgk)Việc 2: - Hai hs ngồi cạnh nhau hỏi và trả lời với bạn: Các loại thức ăn, đồ uống nàycó nguồn gốc từ đâu?Việc 3: Trao đổi, nhận xét kết quả, thống nhất ý kiến trong nhómViệc 4: - CTHĐTQ mời một số nhóm báo cáo kết quả- Gv nhận xét, đánh giá nhóm có kết quả đúng nhanhb. Hoạt đông2: Suy nghĩ và nói với bạn:Việc 1: - Suy nghĩ ba loại thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ động vật; ba loại thứcăn, đồ uống có nguồn gốc từ động vật;Việc 2: - Thảo luận với bạn bên cạnhc. Hoạt đông 3: Đọc và viết vào vởViệc 1: - Đọc nội dung trong sgk trang 22 và viết vào vở vai trò của chất dinh dưỡng9* Hoạt động nối tiếp:Việc 2: - Một số hs báo cáo kết quả những việc em đã làm đượcViệc 3: - GV cùng hs nhận xét những việc bạn đã làm. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:- Nói với người thân các loại thức ăn gia đình đang sử dụng tuộc những nhóm chấtdinh dưỡng nào- Nói về vai trò của những thức ăn này đối với cơ thể người*****************************************************TUẦN 4KHOA HỌC :Ngày dạy: 12/09/2016. 4B,4ATẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂNI.MỤC TIÊU- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng- Biết được để có sức khỏe tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyênthay đổi món.- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiềuchất bột đường,nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ănchứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo,ăn ít đường và hạn chếmuối- Giáo dục HS ăn uống đầy đủII. CHUẨN BỊ-Hình 16, 17 SGK.III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌCA. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:*Khởi động:CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp trò chơi khởi động tiết học:? Nêu vai trò của vi-ta-min và kể tên những loại thức ăn có chưa nhiều vi-ta-min?-Chất xơ có vai trò như thế nào đối với cơ thể?- CTHĐTQ mời cô giáo vào bài học- Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng. Nêu mục tiêu bài học.B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:HĐ1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyênthay đổi món ăn.Việc 1: HS thảo luận N5:10TLCH? Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thắc ăn và thường xuyên thay đổi mónăn?Việc 2: Chia sẻ, các nhóm trình bày kết quả thảo luậnGV cho HS quan sát tháp dinh dưỡng ở SGK? Hãy nói tên các thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế?- Huy động kết quảGV nhận xét. Các loại thức ăn nên ăn vừa phải,không nên ăn nhiều đường và nên ănhạn chế muối.HĐ2:Trò chơi: Đi chợ.Việc 1: GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi(Xem SGV) sau đó cho HS chơi.- Hoạt động cả lớp:- Việc2: Chia sẻ, nhận xét trò chơi, chọn đội chơi tốt nhất.C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:-Về nhà cùng người thân vận dụng kiến thức đã học vào thực hiện ăn, uống hằng ngàycần phải đủ chất.*******************************************KHOA HỌC :Ngày dạy: 15/09/2016. 4A, 4BTẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT ?I.MỤC TIÊU:- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chấtcho cơ thể.- Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.- HS biết vân dụng cách ăn uống vào cuộc sống hằng ngày.II.CHUẨN BỊ:GV- Hình 18, 19 SGK.- Phiếu học tậpHS:- SGKIII. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:1.Khởi động:- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:? Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?-Thế nào là một bữa ăn cân đối?11Nhận xét và đánh giá- Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bàiB. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:*HĐ1: Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.Việc 1: GV nêu YC trò chơi hướng dẫn cách chơi : HS các nhóm lần lượt kể tên cácmón ăn chứa nhiều chất đạm.Việc 2: Tiến hành chơiViệc 3: GV nhận xét tuyên dương nhóm chơi tốt.*HĐ2: Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.Việc 1: GV yêu cầu các nhóm đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm vàchỉ ra món ăn nào vừa chứa chất đạm động vật và chất đạm thực vật.? Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?Việc 2: HS thảo luận nhóm câu hỏi trên.Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác cùng chia sẻ ý kiến- Gv nhận xét và rút ra kết luận.Việc 4: GV gọi 2 HS đọc lại mục bạn cần biết ở SGKC.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:- Nói với bạn bè và người thân cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật đểcung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.TUẦN 5KHOA HỌC :Ngày dạy: 19/09/2016. 4B,4ABài 9: SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂNI. MỤC TIÊU:- Giúp HS giải thích được vì sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật vàchất béo có nguồn gốc thực vật.- Nói về lợi ích của muối I- ốt.- Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.- Giáo dục HS có thói quen sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn hàng ngày.II. CHUẨN BỊ:- Các hình trang 20, 21 SGK.- Sưu tầm các tranh ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các thực phẩm có chứa iốt và vai trò của i- ốt đối với sức khoẻ.III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:12A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:1.Khởi động:- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:- Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?-Tại sao chúng ta nên ăn nhiều cá?- Nhận xét, đánh giá- Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bàiB.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:* HĐ1:Trò chơi thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo:-Việc 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi kể các món ăn cung cấp nhiều chất béo.-Việc 2: Chia lớp thành nhóm và cử trọng tài giám sát.- Mỗi thành viên chỉ được nêu tên một món ăn.-Việc 3: HS tiến hành chơi- Cùng HS nhận xét, tuyên dươngHỏi thêm: Gia đình em thường rán, chiên, chiên xào bằng dầu thực vật hay mỡ độngvật?* HĐ2:TL về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật, thực vật.*Việc 1: HS thảo luận theo nhóm:+ Những món ăn nào chứa chất béo động vật, thực vật?+ Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?- Việc 2: quan sát hình trang 20 SGK và trả lời câu hỏi.- Việc 3: HĐTQ tổ chức cho các nhóm trình bày, lớp nhóm khác cùng chia sẻHĐ3.Thảo luận về ích lợi của muối i- ốt và tác hại của ăn mặn.- Việc1: Yêu cầu giới thiệu tranh ảnh sưu tầm được về ích lợi của muối i- ốt.- Việc 2: Treo tranh, yêu cầu HS quan sát và TLCH:Muối i- ốt có ích lợi gì cho con nguời? Nếu ăn mặn thì có tác hại gì?- Việc 3:HĐTQ tổ chức cho các nhóm trình bày, lớp nhóm khác cùng chia sẻ- Kết luận: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao.Gọi HS đọc mục bạn cần biếtC.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:- HS có thói quen sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn hàng ngày.KHOA HỌC :Ngày dạy: 22/09/2016. 4A,4B.13Bài 10: ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN.SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀNI. MỤC TIÊU:- Giúp HS biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau, quả chín, sử dụng thực phẩm sạchvà an toàn.- Nêu được một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn( Giữ được chất dinhdưỡng;được nuôi trồng, bảo quản, chế biến hợp về sinh; không bị nhiễm khuẩn, hóa chất;khônggây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe con người).- Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.- Giáo dục HS có ý thức chọn thức ăn tươi, sạch đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm.- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.II. CHUẨN BỊ:- Các hình SGK.- Sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối trang 17.- Phiếu học nhóm.III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:*.Khởi động:- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:- Vì sao phải ăn phối hợp giữa chất béo động vật và thực vật?- Vì sao phải ăn muối i- ốt và không nên ăn mặn.- Nhận xét, đánh giá- Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bàiB.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:* HĐ1: Tìm hiểu lý do cần ăn nhiều hoa quả chín-Việc 1: - Treo sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối cho HS QS và TLCH.- Kể tên một số loại rau, quả hàng ngày?- Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không có rau ăn?- Nêu ích lợi của việc ăn rau, quả?Việc 2: HS thảo luận- Việc 3:HĐTQ tổ chức cho các nhóm trình bày, lớp nhóm khác cùng chia sẻ- NX+ KL: Nên ăn phối hợp nhiều loại rau quả để có đủ vitamin, khoáng chất cầnthiết cho cơ thể.* HĐ2: Xác định tiêu chuẩn thực hành thực phẩm sạch và an toàn14*Việc 1: Yêu cầu mở SGK và TLCH theo nhóm 2:+ Quan sát tranh?+ Theo bạn: Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?+ Thực phẩm sạch và an toàn đợc nuôi trồng theo quy trình hợp vệ sinh.+ Thực phẩm phải giữ được chất dinh dưỡng.+ Không ôi thiu.+ Không nhiễm hoá chất...- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm trình bày, lớp nhóm khác cùng chia sẻHĐ3. Các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.- Việc1: Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm.Giao việc:N1: Cách chọn thức ăn tươi, sạch và nhận ra thức ăn ôi, thiu, héoN2: Cách chọn đồ hộp, thức ăn đóng gói.N3: Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm, sự cần thiết phải nấu thức ăn chín-Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm trình bày, lớp nhóm khác cùng chia sẻ-GV NX kết luận-Việc 3: Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biếtC.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG- HS biết chọn thức ăn tươi, sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.****************************************************TUẦN 6KHOA HỌC :Ngày dạy: 26/09/2016. 4B,4AMỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂNI.MỤC TIÊU:- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.- GDHS có thói quen bảo quản thức ănII.CHUẨN BỊ:GV- Các hình SGK - Phiếu học nhómHS: Sgk, VBTIII. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC :A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:1.Khởi động:- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:15- Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?- Chúng ta cần làm gì để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm ?- Vì sao hằng ngày chúng ta cần phải ăn nhiều rau, quả chín ?- Nhận xét, đánh giá- Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài2. Hình thành kiến thức:HĐ1: Cách bảo quản thức ăn:Việc 1:Yêu cầu HS TL nhóm lớn, trả lời các câu hỏi:- Muốn giữ thức ăn lâu mà không bị hỏng gia đình em thường làm thế nào?- Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh họa ?- Gia đình em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ?- Cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì ?Việc 2: Đại diện các nhóm trình bày, chia sẻ* KL: Có nhiều cách...( Xem SGV)HĐ2: Tìm hiểu cơ sở khoa học về cách bảo quản thức ăn:* Phân nhóm, nêu yêu cầu của từng nhóm1. Nhóm phơi khô2. Nhóm ướp lạnh3. Nhóm đóng gói4. Nhóm cô đặc với đườngViệc 1: Kể tên các loại thức ăn và cách bảo quản ghi vào phiếuViệc 2: Đại diện các nhóm trình bày, chia sẻ*KL: SGVHĐ3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà:Việc 1: - Phát phiếu học tập cá nhân.Việc 2: Chia sẻ, cá nhân lên gắn phiếu ở bảng- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhận xét, chốt ý đúng.C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:- HS về chia sẻ và thực hiện các cách bảo quản thức ăn với gia đình.****************************************************KHOA HỌC :Ngày dạy: 29/09/2016. 4A,4B.16PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNGI.MỤC TIÊU- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.- Đưa trẻ đi khám để chửa trị kịp thời.- DGH có thói quen ăn uống đủ chất.II. CHUẨN BỊ-GV: Các hình trong SGK - VBT .- HS: SGK, tranh,ảnhIII. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌCA.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:1.Khởi động:- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:- Hãy kể tên các cách đề bảo quản thức ăn ?- Khi thức ăn được bảo quản sử dụng cần lưu ý điều gì?- Nhận xét, đánh giá- Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài2. Hình thành kiến thức:HĐ1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:Việc 1: Làm việc theo nhóm: Quan sát hình 1.2 SGK nhận xét, mô tả các dấu hiệucủa bệnh còi xương và bệnh bướu cổ- Thảo luận về nguyên nhândẫn đến các bệnh trênViệc 2 :Làm việc cả lớpChia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.* KL: Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng, đủ chất đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suydinh dưỡng. Nếu thiếu vi ta min D sẽ bị còi xương.- Nếu thiếu I- ốt cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ.HĐ2:Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:Việc 1: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:- Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ các em còn biết bệnh nào dothiếu dinh dưỡng?- Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?Việc 2:Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.Kết luận:- Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như:17+ Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếuVi-ta -min A+ Bệnh phù do thiếu Vi-ta-min B+ Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi-ta-nim C- Cách phòng các bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ emcần được theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chấtdinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện đểkhám và chữa trị.HĐ3: Trò chơi Bác sĩ:Việc 1: GV HD’ cách chơiViệc 2: Cho HS chơi trong nhómViệc 3:Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.Nhận xét trò chơi, chọn đội thắng.C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:- Về chia sẻ với mọi người cách phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.****************************************************TUẦN 7KHOA HỌC :Ngày dạy: 03/09/2016. 4B,4APHÒNG BỆNH BÉO PHÌI.MỤC TIÊU- Nêu cách phòng bệnh béo phì:+ Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.+ Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.- Giáo dục học sinh luôn có ý thức phòng bệnh béo phì.II. CHUẨN BỊGV:- Tranh minh hoạ SGK. Phiếu học tậpHS: SGK, VBTIII. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌCA.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:1.Khởi động:- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:Vì sao trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng? Làm thế nào để phát hiện?? Kể tên một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng?? Nêu cách phòng các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng?- Nhận xét, đánh giá18- Giới thiệu bài, nêu MT và ghi đề bài2. Hình thành kiến thức:HĐ1: Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì :Hoạt động cả lớp:Việc 1: Y/c HS quan sát hình 1 ở SGK trang 28 trả lời câu hỏi:- Nguyên nhân gây bệnh béo phì là gì ?- Nêu tác hại của béo phì ?Việc 2: Chia sẻ, một số HS trình bàyHĐTQ Kết luận : Ăn quá nhiều, hoạt động quá ít nên mỡ trong cơ thể bị tích tụngàycàngnhiều gây béo phì.Người thừa cân, béo phì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết ápcaoHĐ2: Cách phòng bệnh béo phì :Việc 1: Thảo luận nhóm: Y/c HS quan sát hình 2, 3 ở SGK trang 29 trả lời câu hỏi:Làm thế nào để phòng tránh béo phì ?Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.CTHĐTQ Kết luận :Muốn phòng bệnh béo phì cần :Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.HĐ3: Bày tỏ thái độ:- Y/c HS hoạt động nhóm.Việc 1: Phát cho mỗi nhóm một tình huống để xử lý.* TH1: Em bé nhà Minh có dấu hiệu béo phì nhưng thích ăn thịt và uống sữa?* TH2: Châu nặng hơn bạn cùng tuổi 10kg. Những ngày ở trường đều ăn bánh ngọtvà uống sữa.Việc 2:Chia sẻ, trình bày cách xử lí tình huống.* KL: Chúng ta luôn có ý thức phòng bệnh béo phì, vận động mọi người cùng thamgia.C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:- Về chia sẻ với mọi người, luôn vận động mọi người phòng chống bệnh béo phì.****************************************************KHOA HỌC :19Ngày dạy: 06/10/2016. 4B,4APHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁI.MỤC TIÊU- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: Tiêu chảy, Tả, Lị...- Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uốngkhông hợp vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.- Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.+ Giữ vệ sinh ăn uống+Giữ vệ sinh cá nhân+Giữ vệ sinh môi trường- Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa vàvận động mọi người cùng thực hiệnTích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:II. CHUẨN BỊ-GV: Hình minh hoạ SGK.-HS: SGKIII. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC1.Khởi động:- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:? Nêu nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì ?? Nêu cách phòng tránh bệnh béo phì ?- Nhận xét, đánh giá- Giới thiệu bài, nêu MT và ghi đề bàiB. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:HĐ1:Tác hại của bệnh lây qua đường tiêu hoá:Việc 1: Y/ c hoạt động N2. Nói cho nhau nghe.+ Cảm giác khi đau bụng, tiêu chảy, tả, lị...? Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?? Khi mắc bệnh lây qua đường tiêu hoá cần làm gì?Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.CTHĐTQ chốt nội dung.HĐ1:Nguyên nhân và cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoáViệc 1: Y/c HS hoạt động nhóm.- Quan sát hình minh hoạ tr30, 31 SGK thảo luận trả lời các câu hỏi:? Các bạn trong hình đang làm gì? Tác hại của nó?20? Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá?? Các bạn nhỏ đã làm gì để phòng bệnh?Việc 2: Chia sẻ, trình bày kết quả thảo luận.Kết luận : Y/c HS đọc lại mục : Bạn cần biết.HĐ3: Hoạ sỹ tí honHoạt động nhóm:Việc 1: - Cho các nhóm vẽ tranh với chủ đề: Tuyên truyền cách phòng bệnh lây quađường tiêu hoá.Việc 2: Đại diện các nhóm trình bày ý tưởngNhận xét:C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:- Về chia sẻ với mọi người, thực hiện tốt phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.****************************************************TUẦN 8KHOA HỌC :Ngày dạy: 10/10/2016. 4B,4ABẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNHI/ MỤC TIÊU:- + Nêu được 1 số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệtmỏi, buồn nôn, sốt...+ Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bìnhthường+ Phân biệt được cơ thể khi khoẻ mạnh và khi bị bệnh.- Đối với HSKG: Khi bị bệnh em có nên dùng thuốc ngay hay không?- Giáo dục bảo vệ môi trườngII/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Hình minh hoạ SGKIII/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:A.HOẠT ĐÔNG CƠ BẢN:1.Khởi động:- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:21+Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.+Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.- Nhận xét, đánh giá- Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài2. Hình thành kiến thức* HĐ1: Kể chuyện theo tranhViệc 1: - Giao nhiệm vụ: Y/c HS qs hình minh hoạ SGK tr 32 thảo luận+ Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện thể hiện Hùng lúckhoẻ, lúc bị bệnh & lúc được chữa bệnh.Việc 2: Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác cùng chia sẻ.Việc 3: Nhận xét kết quả - tuyên dương đội kể tốt.KQ: + N1: Câu chuyện 1 gồm các tranh 1, 4, 8+ N2: Câu chuyện 2 gồm các tranh 6, 7, 9+ N3: Câu chuyện 3 gồm các tranh 2, 3, 5.HĐ2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh*Việc 1: GV nêu câu hỏi? Em đã từng mắc bệnh gì?? Khi đó em cảm thấy trong người ntn?? Khi trong người có những dấu hiệu đó em phải làm gì? Tại sao?Việc 2:Cá nhân lần lượt trả lời từng câu hỏi – Cả lớp cùng chia sẻViệc 3: Kết luận câu trả lời đúngHĐ3:Trò chơi: Mẹ ơi! Con bị ốm Y/ s H hoạt động theo nhóm lớn-Việc 1: HĐTQ Phát cho mỗi nhóm 1 tình huống để các nhóm phân vai thể hiện-Việc 2: Nhận phiếu tình huống thảo luận và phân vai-Việc 3: Đại diện các nhóm lên thể hiện-Việc 4: Cả lớp cùng chia sẻ - Tuyên dương nhóm thể hiện tốt.*Củng cố : HS Đọc mục bạn cần biếtB.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG- Nói với bố mẹ và người lớn một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh.KHOA HỌC :Ngày dạy: 13/10/2016. 4A,4B.ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNHI. MỤC TIÊU: - Đối với HS cả lớp:+ Nhận biết được người bệnh cần ăn uống đủ chất, chỉ 1 số bệnh ăn kiêng theo sự chỉdẫn của bác sỹ.+ Biết ăn uống hợp lý khi bị bệnh22+ Biết phòng chống mất nước khi bị bệnh- Đối với HSKG: Biết uống dung dịch ô rê dôn khi bị tiêu chảy.-- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Hình minh hoạ SGK, thìa,cốc, gạo, muối, nước, ô-rê-dôn, ....- Phiếu ghi các tình huốngIII/ HOẠT ĐONG DẠY HỌC:A.HOẠT ĐÔNG CƠ BẢN:1.Khởi động:- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:+Dấu hiệu nào cho biết cơ thể khoẻ mạnh và bị bệnh?+ Khi bị bệnh em phải làm gì?- Nhận xét, đánh giá- Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài2. Hình thành kiến thứcHĐ1: Chế độ ăn uống khi bị bệnhViệc 1: Giao nhiệm vụ*Y/ c H hoạt động nhóm: quan sát hình minh hoạ SGK tr 34, 35 và trả lời:? Khi bị bệnh người ta cho người bệnh ăn những loại thức ăn nào?? Đối với người bị bệnh nặng cho ăn món đặc hay món loãng? Vì sao?? Đối với người ốm không muốn ăn cần làm gì??Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy?Việc 2: HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :Việc 3:HĐTQ tổ chức cho các nhóm trình bày, nhóm khác cùng chia sẻ- Gọi H đọc mục Bạn cần biết.HĐ2: Thực hành: Chăm sóc người bị tiêu chảy*Việc 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm : Y/ c H qs hình minh hoạ tr 35 & tiến hành+Nấu cháo muối+Pha dung dịch ô-rê-dôn:Việc 2: HS Thực hành theo nhómViệc 3: Đại diện các nhóm lên thực hành – nhóm khác cùng chia sẻKL: Người bị tiêu chảy cần cho ăn bình thường, ngoài ra cho uống dung dịch ô- rêdôn và cháo muối.HĐ3. Trò chơi: Em tập làm bác sỹ- Việc1: -Phát cho các nhóm các t/huống để các nhóm tự phân vai đóng-Việc 2: Nhận phiếu tình huống và đóng vai-Việc 3: Đại diện các nhóm trìmh diễn trước lớp- Các nhóm khác cùng chia sẻ- Nx, tuyên dương23B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG- Biết ăn uống hợp lý khi bị bệnhTUẦN 9KHOA HỌC :Ngày dạy: 17/10/2016. 4B,4APHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚCI. MỤC TIÊU:- Đối với HS cả lớp:+ Nêu được 1 số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước: Khôngchơi gần ao hồ, sông suối, giếng, chum vại, bể nước phải có nắp đậy, chấp hành cácquy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ, tập bơi khi có người lớn vàphương tiện cứu hộ+ Thực hiện được các quy tắc về an toàn phòng tránh đuối nước.- Đối với HSKG: Biết vận động mọi người cùng thực hiện-- Tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn bom mình, biển đảoII. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Hình minh hoạ SGK- Câu hỏi thảo luận ghi sẵnIII/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:1.Khởi động:- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:+ Khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống ntn?+ Khi người thân bị tiêu chảy em chăm sóc họ ntn?- Nhận xét, đánh giá2. Hình thành kiến thức:Giới thiệu bài, ghi đề bài*HĐ1: Những việc nên và không nên làmViệc 1: Giao nhiệm vụ: Y/c H làm việc N2? Mô tả những gì em thấy trong hình 1, 2, 3? Việc nào nên làm việc nào không nênlàm? Vì sao?? Chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?Việc 2: Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác cùng chia sẻ.Việc 3: Nhận xét – đánh giá.- Gọi 2 H đọc ý 1, 2 mục Bạn cần biết24HĐ2: Những điều cần biết khi đi bơi và tập bơiViệc 1:Y/ c H thảo luận N4?Qs hình minh hoạ 4, 5 tr 37 SGK hãy cho biết hình thể hiện điều gì??Theo em nên tập bơi và đi bơi ở đâu??Trước và sau khi bơi cần chú ý ều gì?-Việc 2: HS thảo luận nhóm 4-Việc 3: Đại diện các nhóm lên trình bày-Việc 4: Cả lớp cùng chia sẻ*KL: Nên bơi và tập bơi ở chổ có người và phương tiện cứu hộ. Không nên bơi khingười đang ra mồ hôi và ăn no.HĐ3: Bày tỏ thái độ ý kiếnViệc 1: Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.Việc 2: Y/c các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: ở trong tình huống đó em sẽ làmgì?Việc 3: Đại diện các nhóm trình bày ý kiếnViệc 4: Chia sẻ ý kiến của nhóm bạnKết luậnB.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNGNói với nhau về 1 số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước vànhắc nhở nhau cùng thực hiện tốt**********************************************KHOA HỌC :Ngày dạy: 20/10/2016. 4B,4AÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺI.MỤC TIÊU:- Đối với HS cả lớp:+ Nắm được sự TĐC giữa cơ thể với môi trường+ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn & vai trò của chúng+ Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu, thừa chất dinh dưỡng & các bệnh lâyqua đường tiêu hoá.+ Dinh dưỡng hợp lý+ Phòng tránh đuối nước- Đối với HSKG: Làm gì để thực hiện đúng những gì mình đã họcII. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Phiếu thảo luận, tranh, ảnh,…- Ô chữ kỳ diệuIII/ HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC:A.HOẠT ĐÔNG CƠ BẢN:25

Tài liệu liên quan

  • Giáo án khoa học lớp 4 Giáo án khoa học lớp 4
    • 88
    • 974
    • 4
  • giao an khoa hoc lớp 4 giao an khoa hoc lớp 4
    • 18
    • 951
    • 7
  • giao an khoa hoc lop 4 giao an khoa hoc lop 4
    • 182
    • 997
    • 11
  • Giáo án khoa học  lớp 4 Chuẩn Giáo án khoa học lớp 4 Chuẩn
    • 194
    • 889
    • 11
  • giáo án Khoa học lớp 4 giáo án Khoa học lớp 4
    • 21
    • 951
    • 3
  • giáo án khoa học lớp 4 theo chương trình chuẩn in dùng luôn giáo án khoa học lớp 4 theo chương trình chuẩn in dùng luôn
    • 77
    • 743
    • 0
  • giáo án khoa hoc lớp 4 giáo án khoa hoc lớp 4
    • 18
    • 984
    • 1
  • giáo án khoa học lớp 4 giáo án khoa học lớp 4
    • 112
    • 593
    • 0
  • Giáo án  Khoa học lớp 4 cả năm_CKTKN_Bộ 4 Giáo án Khoa học lớp 4 cả năm_CKTKN_Bộ 4
    • 20
    • 1
    • 4
  • Giáo án  Khoa học lớp 4 cả năm_CKTKN_Bộ 6 Giáo án Khoa học lớp 4 cả năm_CKTKN_Bộ 6
    • 39
    • 1
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(8.6 MB - 95 trang) - Giáo án khoa học lớp 4 vnen cả năm Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Khoa Học 4 Vnen