Giáo án Kiến Tập Chuyên đề Giáo Dục âm Nhạc
Có thể bạn quan tâm
Ngày 29/09/2011, trường MN Ánh Sao tổ chức kiến tập chuyên đề GDAN cho toàn quận. Dưới đây là những giáo án 4 độ tuổi mà giáo viên soạn và dạy trong buổi kiến tập
Giáo án lứa tuổi nhà trẻ
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MÔN HỌC: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Chủ đề : Bé và các bạn
Tên bài : * NDC: Nghe hát: Cô giáo- Nhac: Đô Manh Thường
Lời thơ: Đô Hữu Thưởng
* NDKH: Day hát: Lời chào buôi sáng (Nguyên Thi Nhung)
Lứa tuổi: Lớp Nhà tre-D1
Trường: Mầm non Ánh Sao
Số lượng: 12- 15 tre
Thời gian: 12-15 phút
GV dạy: Dương Thi Thu Hà
Ngày dạy: 29/09/201
I.Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức :
- Trẻ biết tên bài hát “Lời chào buổi sáng” “Nguyễn Thị Nhung”
-Trẻ biết tên bài hát “Cô giáo” , hiểu nội dung bài hát : “ Bài hát nói về em bé rất yêu cô giáo của mình, coi cô giáo như là người mẹ thứ 2 của mình”
2. Kỹ năng :
- Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng nhạc, hát rõ lời bài hát.
- Trẻ chú ý lắng nghe và biết hưởng ứng khi nghe cô hát.
3. Thái độ :
-Trẻ biết chào hỏi lễ phép với cô giáo và bố mẹ.
-Trẻ biết nghe lời,yêu quý cô giáo của mình.
II. Chuẩn bị :
- Đồ dùng của cô:
- Đàn oóc gan,
- Đồ dùng của trẻ :
-Trống cơm, kèn, đàn , micro.
III. Cách tiến hành:
Nội dung | Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. ổn định tổ chức: 2.Nộidung:
3.Kết thúc: | * Chơi TC:“ Trời tối, trời sáng” (1 lần) a.Dạy Hát : Bài “Lời chào buổi sáng” nhạc sĩ:Nguyễn Thị Nhung (Nội dung kết hợp) *Cô trò chuyện với trẻ: *Ôn hát: -Lần 1: Cô và trẻ hát : Kèm đàn ocgan( 1 lần) + Cô hỏi trẻ tên bài hát? -Cô nhắc lại tên bài hát, tên tác giả cho trẻ nghe * Nhắc lai nôi dung bài hát: Em bé trong bài hát biết chào bố me trước khi đi hoc. *Dạy trẻ hát : - Lần 2: Cô cho trẻ hát tập thể (1-2 lần) - Lần 3: Cô chia làm 2 nhóm cho trẻ hát thi đua (Kèm nhạc cụ ) -Lần 4: cô cho cả lớp hát tập thể ( 1- 2 lần ) (Khi trẻ hát cô chú ý lắng nghe động viên khuyến khích trẻ hát và sửa sai cho trẻ). *Giáo dục trẻ: Khi đến lớp phải biết chào cô giáo, chào bố mẹ . b. Nghe hát :Bài “Cô Giáo „ nhạc : Đỗ Mạnh Thường Thơ: Nguyễn Hữu Tưởng (Nội dung chính) -Cô dẫn dắt vào bài -Cô hát cho trẻ nghe lần 1: kết hợp với đàn organ: Giới thiệu tên bài hát, tên tác tác giả * Nói nội dung bài hát:“ Bài hát nói về em bé rất yêu cô giáo của mình , coi cô giáo như người mẹ thứ 2 của mình „ - Cô hát cho trẻ nghe lần 2: Kết hợp với đánh đàn -Cô hát lần 3: Cô khuyến khích trẻ hưởng ứng phụ hoạ theo lời bài hát.. - Hỏi trẻ tên bài hát ?
*Giáo dục : Trẻ biết yêu cô giáo của mình. - Cô cho trẻ chơi tc “Chim mẹ chim con” để kết thúc tiết học | - Trẻ cùng chơi với cô-Trẻ hát cùng cô -Trẻ trả lời -Trẻ hát - Trẻ hát -Trẻ lắng nghe hát -Trẻ hưởng ứng -Trẻ phụ họa cùng cô. - Trẻ nói tên bài hát -Trẻ chơi cùng cô |
giáo án lứa tuổi MGB
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MÔN HỌC: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Chủ đề: Bản thân
Nội dung: * NDC: Nghe hát: Cái Mũi – Nhạc nước ngoài
* NDKH: Ôn hát: Hãy xoay nào – Nhạc Hàn Quốc
Lứa tuổi: Lớp MGB C3
Trường: Mầm non Ánh Sao
Số lượng: 18 trẻ
Thời gian: 18- 20 phút
GV dạy: Khổng Thị Ngọc Liên
Ngày dạy: 29/09/2011
******************************
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát: “Cái mũi”
- Trẻ biết cái mũi là một bộ phận để thở
- Trẻ biết về một số hình dạng mũi dùng để trang trí, biểu diễn: Mũi dạng hình quả bóng, mũi dạng hình kèn…
- Giới thiệu cho trẻ biết cách hóa trang thành chú hề bằng chiếc mũi.
2. Kỹ năng:
- Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi, rộn ràng của bài hát nghe.
- Trẻ hát thuộc lời, đúng giai điệu và biết thể hiện 1 số động tác theo bài hát: “Hãy xoay nào”
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng hưởng ứng theo các hoạt động cô tổ chức.
- Biết giữ gìn, vệ sinh mũi sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Đàn organ ghi bài: “Cái mũi” ; “Hãy xoay nào”
- Người rối gắn mặt chú hề có mũi bóng bay và mũi cái kèn.
- Hình dán có hình dạng mũi bóng đỏ (9 cái), bóng vàng(9 cái) cho trẻ.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mũ chóp: 18 cái
3. Đội hình:
Trẻ ngồi ghế hình vòng cung
III. Nội dung:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức và gây hứng thú:- Cô hóa trang thành chú hề & cùng giao lưu với trẻ - Chú hề tổ chức chơi TC “Ai nhanh ai giỏi” -> Chú hề nói tên bộ phận nào trên khuôn mặt thì các bạn chỉ và nói tác dụng của bộ phận đó thật nhanh nhé. + Cho trẻ làm hành động bóp mũi lại-> hỏi trẻ Vì sao không thở được? Muốn biết vì sao xin mời các bạn cùng nghe 1 bài hát của chú hề. 2. Bài mới: 2.1 Nội Dung trọng tâm-Nghe hát: “Cái mũi” * Lần 1: Nghe hát kết hợp nhạc - Cho trẻ ngồi xúm xít xung quanh nghe - Cho trẻ tự đặt tên cho bài hát (Hỏi nhiều trẻ) -> Chú hề giới thiệu tên bài hát & xuất xứ: bài hát có tên “cái mũi” nhạc của nước ngoài, lời của cô Thu Hiền sáng tác. * Lần 2: Nghe hát kết hợp diễn rối - Chú hề có rất nhiều kiểu mũi đặc biệt, khác nhau. Các bạn có muốn xem không? - Cô cho trẻ về ngồi ghế vừa nghe hát vừa xem: rối mũi bóng bay, rối mũi bông hoa - Cô hỏi lại tên bài hát - Cô giảng nội dung bài hát: Cái mũi là nơi có gió và không khí đi qua để giúp chúng ta thở được. -> GD: Cái mũi có vai trò quan trọng như vậy và nó cũng là 1 bộ phận trên cơ thể của các con. Do vậy, các con phải biết bảo vệ và giữ gìn cái mũi sạch sẽ, nhất là trong những ngày thời tiết lạnh, khi đi ra đường phải bịt khẩu trang để giữ ấm cho cái mũi không bị lạnh. - Cô giới thiệu giai điệu của bài hát: Con thấy như thế nào sau khi nghe xong bài hát? (Bài hát có vui nhộn không?) -> Cô chính xác: Bài hát có giai điệu vui tươi , rộn ràng. * Lần 3: Nghe hát và nhún nhảy theo nhạc. - Cô dán mũi cho trẻ hóa trang thành những chú hề rồi cùng đi theo cô nhún nhảy theo giai điệu bài hát và nhờ các bác, các cô đến dự giờ Vỗ tay đệm XX cho những đoạn chuyển tiếp.
* Lần 4: Nghe hát theo phong cách Hip hop - Bài hát “Cái mũi” còn hay và hấp dẫn hơn khi được hát theo phong cách Hip hop với màn nhảy rất sôi động của các chú hề. Mời các bé cùng thưởng thức. 2.2 Nội Dung Kết Hợ - Ôn hát: “Hãy xoay nào” - Cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc và đoán xem đó là bài hát nào -> Cô chính xác tên và xuất xứ của bài hát - Tổ chức cho cả lớp hát (Cô nhận xét và sửa sai cho trẻ) - Bây giờ, chú hề sẽ thử tài các bé là hát theo yêu cầu của chú hề - Tổ chức cho trẻ hát to- hát nhỏ: + Đội hề mũi quả bóng hát theo tay nhịp chú hề: Chú hề đưa tay lên cao thì hát to, khi chú hề hạ tay xuống thấp thì các con hát nhỏ lại. + Đội hề mũi bông hoa hát theo tiếng đàn: Khi đàn to thì hát to, khi đàn bé thì hát nhỏ (Cô nhận xét và sửa sai cho trẻ sau mỗi lần hát) - Cho cả lớp đứng dậy biểu diễn cho khán giả xem (Động viên trẻ vừa hát vừa nhún nhảy và kết hợp động tác). 3. Kết thúc: Cho trẻ chơi TC “Soi mình trong gương” | trẻ hưởng ứng chơi cùng cô Trẻ trả lời - Cho trẻ tự đặt tên cho bài hát. - trẻ trả lời - Trẻ xem và nghe nhạc - Trẻ nghe và đoán tên bài hát. - 2 tổ lần lượt hát |
giáo án lứa tuổi MGN
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MÔN HỌC: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Chủ đề : Bản thân
Bài dạy : * NDC: Dạy hát: “Tìm bạn thân” (Sáng tác: Nhạc sĩ Việt Anh)
* NDKH: Nghe hát: Hoa thơm bướm lượn
( Dân ca quan họ Bắc Ninh)
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo nhỡ B5
Số lượng: 18-20 trẻ
Thời gian: 20- 25 phút
GV dạy: Đào Thị Nga
Ngày dạy: 29/09/2011
I.Mục đích- yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết hát thuộc lời, biết tên nhạc sĩ sáng tác bài hát “Tìm bạn thân”
- Trẻ biết bài hát “Hoa thơm bướm lượn” là một làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng hát hay,đúng nhạc,biết biểu diễn hồn nhiên bài hát.
- Trẻ tập trung lắng nghe cô hát, nghệ sĩ hát và biểu diễn.
- Biết trò chuyện, giao lưu cùng nghệ sĩ.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức kỷ luật, tập chung chú ý giờ học.
- Trẻ hứng thú với nội dung bài học.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động tập thể.
II. Chuẩn bị:
1.Về phía giáo viên:
- Trang phục đẹp, gọn, phù hợp.
- Đàn ghi sẵn bài: “Tìm bạn thân”, “Hoa thơm bướm lượn”
- Chuẩn bị tốt tâm thế trước khi tổ chức hoạt động cho trẻ.
- Đĩa VCD giới thiệu về làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh.
2.Về phần trẻ:
- Trang phục của trẻ sạch, gọn.
- Tâm thế của trẻ thoải mái
III.Tiến hành:
Các bước tiến hành | Hoạt động của cô | Hoạt động của cháu |
1. Ổn định tổ chức2. Nội dung chính: a, Dạy hát: Tìm bạn thân ( Đa số trẻ đã biết) NDKH: b.Nghe hát: Hoa thơm bướm lượn ( Dân ca quan họ Bắc Ninh) 3.Bước 3: Kết thúc tiết học | Giới thiệu các cô các bác đến dự.- Cô cùng trẻ chơi trò chơi”Nấp cho kín”, cùng đọc đồng dao: Thả đỉa ba ba Ai nấp trong nhà Ai nấp ngoài sân Nào ai nhanh chân Đi tìm người nấp - Cô bật nhạc nghe giai điệu của bài hát:” Tìm bạn thân”- trẻ đoán đấy là giai điệu bài hát nào? - Cô chính xác: Đấy là bài hát “ Tìm bạn thân” nhạc sỹ Việt Anh. - Cô yêu cầu cả lớp hát( cô hát nhỏ cùng trẻ) * giảng nội dung của bài hát: Các bạn nhỏ khi chơi với nhau đoàn kết thì thấy rất vui. - Cô đánh nhịp để cả lớp cùng hát lại một lần. - Cô sửa cho trẻ ( Khi trẻ hát sai lời, chưa đúng giai điệu) - Hát theo tay nhạc trưởng: cô đánh hướng nào hướng đó hát. - Hát to, nhỏ: + Cô đánh tay cao: trẻ hát to + Cô đánh tay thấp: trẻ hát nhỏ. - Mời các bạn nữ : hát - Các bạn nam: vỗ tay đệm - Sau đó ngược lại - Nhóm biểu diễn: Khuyến khích các bạn vỗ tay đệm - Cá nhân xuất sắc biểu diễn - Cả lớp làm lại Cô khen động viên trẻ * Giáo dục Các bạn nhỏ khi chơi cùng nhau đoàn kết thì có tình bạn rất thân thiết và tăng thêm niềm vui. - Cô giới thiệu cho xem 1 video clip - Các con vừa xem 1 đoạn video clip nói về gì? - Video clip nói về các liền chị liền anh của dân ca quan họ Bắc Ninh đang biểu diễn đấy. Với váy áo tứ thân, áo dài khăn xếp là trang phục rất đặc trưng để hát quan họ Bắc Ninh. - Có một bài hát rất hay về làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, đó là bài ‘ Hoa thơm bướm lượn” Các con hãy chú ý lắng nghe giai điệu bài dân ca nhé. Lần 1 Cô cho trẻ nghe giai điệu - Hỏi trẻ cảm nhận sau khi nghe giai điệu. Cô chính xác lại: Đấy là giai điệu của bài hát “ Hoa thơm bướm lượn”, dân ca quan họ Bắc Ninh, giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết. Lần 2 Cô hát kết hợp biểu diễn minh họa Các con thấy bài hát này thế nào? Bài hát này sẽ hay hơn rất nhiều khi hôm nay lớp B5 chúng mình được đón nghệ nhân dân gian là bà Kim Dung đến trò chuyện và hát cho chúng mình nghe. - Bà trò chuyện với cô và trẻ - Bà hát điệu “hoa thơm bướm lượn” - Bà sáng tác lời và hát theo giai điệu “hoa thơm bướm lượn” - Hỏi lại cảm nhận của trẻ sau các hoạt động. Cô nhận xét chung, khen động viên trẻ. Chào các cô, các bác. | - Trẻ hứng thú chơi cùng cô và bạn- Trẻ nghe và đoán - Trẻ hát theo yêu cầu của cô. - Trẻ làm theo yêu cầu của cô - trẻ xem - Trẻ TL - Trẻ lắng nghe - Trẻ TL - Trẻ nghe cô hát và bd minh họa - Trẻ TL Trẻ xem nghệ nhân biểu diễn |
giáo án lứa tuổi MGL
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Giáo án: Tổ chức hoạt động âm nhạc
Chủ đề: Bản thân
Lứa tuổi: 22 trẻ
Thời gian: 25 – 30 phút
Ngày dạy: 29/9/2011
Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Hường
I. Nội dung:
- Nội dung chính: * Dạy vận động: Nắm tay thân thiết – Nhạc Hàn Quốc
- Nội dung kết hợp: * Nghe hát: Anh Tý Sún – Nhạc: Hùng Lân
* Trò chơi: Nghe tài vẽ giỏi
II. Mục đích – yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết đánh răng, vệ sinh răng miệng để có hàm răng chắc khỏe và không sâu răng
- Trẻ biết valse là tên của 1 điệu nhảy.
2. Kỹ năng:
* Thực hiện vận động bài “Nắm tay thân thiết”:
- Trẻ thực hiện được các bước nhảy của điệu valse theo lời bài hát: “Nắm tay thân thiết”
- Trẻ kết hợp nhảy đôi bạn trai – bạn gái, thể hiện giao lưu tình cảm khi nhảy với bạn bài: “Nắm tay thân thiết”
* Nghe hát: Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi và hóm hỉnh của bài hát: Anh Tý Sún
* Trò chơi: trẻ biết cách chơi, thực hiện đúng luật chơi
3. Thái độ:
- Trẻ biết giữ kỷ luật trong lớp, vâng lời cô, hứng thú học và có tinh thần đoàn kết
- Trẻ có ý thức chăm sóc, vệ sinh răng miệng.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô.
III.Chuẩn bị:
- Địa diểm: Lớp A2 – Trường mầm non Ánh Sao
- Đồ dùng: + Đàn có ghi các bài hát: Nắm tay thân thiết, Anh Tý Sún, cái mũi, đường và chân, khuôn mặt cười, hãy xoay nào, xòe bàn tay nắm ngón tay…
+ Trang phục của Sún: quần áo, bàn chải đánh răng, kẹo mút
+ Bảng và bút cho 2 đội
+ Bàn cho trẻ ngồi
- Tâm thể của cô và trẻ: Đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ, vui vẻ, thoải mái
IV. Tiến hành:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định: Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề bản thân 2.Bài mới: a. Nội dung chính: Dạy vđ nhảy valse trên nền nhạc bài hát “Nắm tay thân thiết”. + Cô cho trẻ nghe lại giai điệu bài hát: “Nắm tay thân thiết”, cho trẻ nhắc lại tên bài hát và nhạc của nước nào? - Cả lớp hát 1 lần cùng nhạc, cô để trẻ vận động thoải mái theo cách riêng của trẻ + Các con thấy bài hát này thế nào? Theo các con làm thế nào để biểu diễn bài hát này hay hơn? Có rất nhiều cách để vận động theo nhạc như vỗ tay, múa minh họa… Nhưng hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con một cách vận động mới, đó là nhảy theo điệu valse trên nền nhạc bài hát “nắm tay thân thiết” * Dạy vận động: Cô giới thiệu vận động: + Lần 1: Cô biểu diễn cùng với bạn nhảy của cô + Lần 2: Cô phân tích giảng giải từng động tác: Điệu valse được nhảy theo 3 nhịp, tương ứng với 3 động tác. Nhịp 1 bước chân sang 1 phía thu chân còn lại về, nhịp 2, 3 dậm chân tại chỗ. - Ở câu hát đầu tiên: “Cùng nhau nắm tay….mình hãy quay” các con bước chân sang ngang vào từ “cùng” ở đầu bài hát. Các con nhìn cô thực hiện nhé. (Cô thực hiện động tác mẫu 1) - Ở câu hát tiếp theo: “Ta vỗ hai tay… chúng ta đưa tay” cô thực hiện bước tiến lên và lùi xuống vẫn theo nhịp 1, 2, 3 (Cô thực hiện động tác 2) - Câu hát cuối cùng: “Cùng nhau nắm tay …đến hết bài hát” thực hiện bước nhảy sang ngang như động tác ban đầu * Trẻ thực hiện - Cô cho cả lớp đứng theo đội hình 3 hàng ngang so le nhau (Trẻ thực hiện 1 lần theo nhịp đếm của cô, lần 2 trẻ thực hiện kết hợp lời ca, không nhạc. Lần 3 cô cho trẻ nhảy kết hợp nhạc và lời ca) - Cô mời nhóm bạn gái lên thực hiện điệu nhảy - Cô mời nhóm bạn trai lên thực hiện điệu nhảy - Cô cho cả lớp thể hiện điệu nhảy: Trẻ tìm bạn ghép đôi nhảy. (Cô lưu ý trẻ nhảy ghép đôi, động tác 1 hai bạn cùng nhảy về một phía, động tác 2 bạn trai lùi, bạn gái tiến) * Chú ý: Cô bao quát trẻ khi trẻ thực hiện động tác nhảy, kịp thời sửa sai, điều chỉnh tư thế cho trẻ - Giáo dục trẻ biết đoàn kết khi chơi với bạn
b. Nội dung kết hợp: * Nghe hát: Anh Tý sún Chúng mình vừa là những vũ công thể hiện điệu nhảy valse rất đẹp, trong bài hát chúng mình vừa thể hiện các con thấy có những bộ phận gì? Có rất nhiều bộ phận trên cơ thể chúng mình, các con phải luôn luôn vệ sinh sạch sẽ để có một cơ thể khỏe mạnh các con nhé. Có một anh Tý vì không biết giữ gìn vệ sinh răng miệng nên có hàm răng rất xấu. Nhạc sỹ Hùng Lân sẽ đưa chúng mình gặp anh Tý Sún qua bài hát: “Anh Tý Sún” - Cô hát lần 1, hỏi trẻ cảm nhận về giai điệu bài hát. Cô giảng về nội dung bài hát: bài hát viết về 1 bạn nhỏ tên là Tý Sún vì lười đánh răng nên anh đã bị sâu răng vì thế mọi người khuyên anh là hãy chăm đánh răng đấy các con ạ. - Và bây giờ cô sẽ dành cho các con 1 điều bất ngờ các con có muốn biết không? ( cô số 2 đóng giả làm Tý Sún chạy ra chào và trò chuyện với trẻ: Vì sao mọi người lại gọi anh là Tý Sún? Mọi người khuyên anh Tý Sún thế nào? Giáo dục trẻ: Các con ạ, để có một hàm răng chắc, khỏe, các con cần phải làm gì? Vệ sinh răng miệng rất cần thiết đối với các con. Các con nhớ đánh răng ít nhất 2 lần một ngày trước khi ngủ và sau khi ăn ) - Cô hát lần 2: Cô hát lời kết hợp với minh họa cùng cô số 2 trong vai Tý Sún. (khuyến khích trẻ cùng đứng lên biểu diễn với cô) Anh Sún đã nhớ lời khuyên của các em rồi, anh Sún xin cảm ơn các em. * Trò chơi âm nhạc: Nghe tài vẽ giỏi Vậy anh Sún có muốn ở lại tham gia cùng các bạn không? Vậy đến phần các bé trổ tài xin mời anh Sún tham gia làm trọng tài nhé. Và bây giờ các bé lớp A2 sẽ đến với trò chơi: Nghe tài vẽ giỏi Để chơi được trò chơi này các con hãy lắng tai nghe cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi nhé: - Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, nhiệm vụ của các đội là hãy nghe thật tinh, phát hiện thật nhanh giai điệu đó của bài hát nào và bài hát đó có nhắc đến những bộ phận nào trên cơ thể, sau đó vẽ thật nhanh bộ phận đó lên giấy và giơ lên. Thành viên trong đội phải thể hiện bài hát vừa được nghe giai điệu. - Luật chơi: Đội nào vẽ nhanh và đúng, thể hiện tốt bài hát đội đó sẽ dành chiến thắng - Cho trẻ chơi: 5-6 lần với các bản nhạc khác nhau Cô bao quát trẻ chơi động viên khuyến khích trẻ kịp thời. 3.Kết thúc :Cô nhận xét và chuyển hoạt động | Trẻ trò chuyện cùng cô Trẻ trả lời Trẻ nghe,và trả lời cô. Trẻ trả lời Trẻ hát Trẻ trả lời Trẻ quan sát cô trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ nghe hát Trẻ biễu diễn cùng cô. Trẻ chơi trò chơi |
Từ khóa » Giáo án Bài Hát Anh Tí Sún
-
Giáo án Lớp Lá: Đề Tài: Anh Tí Sún
-
GIÁO Án Dạy ChuyêN ĐỀ MÔN: Giáo DụC Âm Nhạc Chủ điểm: Bản Thân
-
Vận động Hãy Nhanh Tay (Nhạc Nước Ngoài) NDKH: + Nghe Hát Anh ...
-
[DOC] Giáo án âm Nhạc
-
âm Nhạc Anh Tý Sun - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giao An Day Van Dong Mgn - SlideShare
-
âm Nhạc Anh Tý Sun - Bài Giảng Khác - Trần Thị Hồng Nhân
-
Giáo án Mầm Non Lớp Lá - Chủ đề - Tài Liệu - Ebook
-
Nghe Hát: Thằng Tí Sún - Cô Giáo: Hà Giang
-
Anh Tí Sún - Ca Khúc Thiếu Nhi Vui Nhộn - YouTube
-
GIÁO ÁN ÂM NHẠC MẦM NON HAY NHẤT
-
Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống) - Chương ...
-
Giáo án Môn Đạo đức Lớp 1 - Bài 2: Em Giữ Sạch Răng Miệng