Giáo án Lịch Sử Lớp 10 - Bài 31: Cách Mạng Tư Sản Pháp Cuối Thế Kỉ ...

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 10, Giáo Án Lớp 10, Bài Giảng Điện Tử Lớp 10

Trang ChủLịch Sử Lớp 10 Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

Sau khi học xong bài này, học sinh nắm được:

- Sự phát triển đi lên của cuộc cách mạng tư sản Pháp qua các giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn nền chuyên chính Giacobanh – đỉnh cao của cuộc cách mạng.

- Tính chất, đặc điểm, hình thức, ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp

- Vận dụng CMTS Pháp để so sánh với CMTS Anh, CMTS Mĩ,

- Những hạn chế của cuộc cách mạng

2. Về kỹ năng

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc SGK, kỹ năng khái quát, phân tích, tổng hợp các sự kiện.

- Kỹ năng quan sát và khai thác hình ảnh.

3. Về thái độ

- Giúp học sinh nhận thức được vai trò của quần chúng nhân dân – là động lực thúc đẩy cuộc cách mạng phát triển đi lên và vai trò của các cá nhân kiệt xuất (Rô-be-spie) trong cuộc cách mạng tư sản Pháp.

- Nhận thức về những giá trị mà cuộc CMTS Pháp đem lại.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện hình ảnh, thực hành khai thác và sử dụng các kênh hình có liên quan đến bài học, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

 

docx 11 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 4027Lượt tải 0 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên Ngày soạn: 13/9/2019 Tiết 39 PHẦN 3: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI CHƯƠNG I: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII) BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII (Tiết 2) Mục tiêu bài học Về kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh nắm được: Sự phát triển đi lên của cuộc cách mạng tư sản Pháp qua các giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn nền chuyên chính Giacobanh – đỉnh cao của cuộc cách mạng. Tính chất, đặc điểm, hình thức, ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp Vận dụng CMTS Pháp để so sánh với CMTS Anh, CMTS Mĩ, Những hạn chế của cuộc cách mạng Về kỹ năng Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc SGK, kỹ năng khái quát, phân tích, tổng hợp các sự kiện. Kỹ năng quan sát và khai thác hình ảnh. Về thái độ Giúp học sinh nhận thức được vai trò của quần chúng nhân dân – là động lực thúc đẩy cuộc cách mạng phát triển đi lên và vai trò của các cá nhân kiệt xuất (Rô-be-spie) trong cuộc cách mạng tư sản Pháp. Nhận thức về những giá trị mà cuộc CMTS Pháp đem lại. Định hướng phát triển năng lực Năng lực chung: Hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề Năng lực chuyên biệt: Tái hiện hình ảnh, thực hành khai thác và sử dụng các kênh hình có liên quan đến bài học, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử. Chuẩn bị Chuẩn bị của giáo viên Sách giáo khoa Lịch Sử 10, sách tham khảo (Lịch sử thế giới cận đại, Vũ Dương ninh (chủ biên), NXB GD, 2001), sách giáo viên. Giáo án bài giảng Powerpoint hỗ trợ giảng dạy Tranh ảnh: Vua Lu-I XVI bị xử chém, Rô-be-spie, Chuẩn bị của học sinh Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi, sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học. Tiến trình dạy học Ổn định tổ chức và kiểm tra sỹ số (1 phút) Hoạt động khởi động (5 phút) Trình bày những việc làm của phái lập hiến sau khi lên nắm chính quyền? Dự kiến HS trả lời: Những việc làm của phái Lập Hiến: 8/1789 thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Ban hành nhiều chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển như: vãi bỏ quy chế phường hội, cho phép tự do buôn bán, tổ chức hành chính theo quy chế mới,.. Chia ruộng đất theo từng lô lớn đem bán với giá cao 9/1791 ban hành Hiến pháp, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến 1792 trước tình thế “Tổ quốc lâm nguy”, đại tư sản do dự, lo sợ phong trào quần chúng, muốn dừng lại cách mạng Những việc làm trên không đáp ứng được nguyện vọng của đa số tầng lớp nhân dân, đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của Tổ quốc Pháp Quần chúng nhân dân tiếp tục đấu tranh. Giáo viên dẫn dắt vào bài: Sau khi lên cầm quyền phái Lập Hiến đã thể hiện những mặt hạn chế của nó, vì thế bị phong trào quần chúng vượt qua. Những quyền lợi cơ bản của nhân dân chưa được giải quyết, cộng với sự phản động của Lui XVI họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh đưa cách mạng tư sản Pháp bước sang giai đoạn mới. Các giai đoạn tiếp theo là các luận chứng để chứng minh cho luận điểm “Đại cách mạng” mà Lênin đã gọi tên cho cách mạng tư sản Pháp. Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu tiết 2 của bài để cùng tìm lời giải đáp. Hình thành kiến thức (35 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập. GV dẫn: Nếu như ở giai đoạn 1 của cuộc CMTS Pháp là do đại tư sản tài chính cầm quyền và nền quân chủ lập hiến được thiết lập thì giai đoạn 2 của cuộc CMTS Pháp sẽ do ai lãnh đạo và nó được biểu hiện như thế nào? GV hỏi: Dựa vào SGK, các em hãy cho cô biết: Trước tình hình “ Tổ quốc lâm nguy”, nhân dân đã có thái độ như thế nào? HS dựa vào SGK trả lời GV nhận xét, chốt ý: Trước tình hình Tổ quốc lâm nguy quần chúng nhân dân đã tự vũ trang, tiếp tục đứng lên chiến đấu. GV tường thuật sự kiện ngày 10/8/1792: “ Không khí cách mạng bao trùm khắp Pa-ri. Các công xã cách mạng được thành lập, nắm toàn bộ chính quyền trong thành phố. Nhân dân Pa-ri được sự hỗ trợ của các địa phương, đã tấn công hoàng cung, bắt giam Vua và hoàng hậu. Chính quyền chuyển sang tay tư sản công thương được gọi là phải Girongđanh”. GV giải thích cho học sinh khái niệm phái Girôngđanh: Girôngđanh là phái đại diện cho tư sản công thương quận Gi- rông- đơ, vùng Tây Nam nước Pháp. Phái này nghiêng về đấu tranh cho nền cộng hòa. GV: Vậy các em có hiểu nền cộng hòa là gì không? Nền cộng hòa có nghĩa là một quốc gia không còn sự tồn tại của nhà vua. GV cho học sinh quan sát hình ảnh vua Lu-I XVI bị xử chém và miêu tả: Với 387 phiếu thuận, 334 phiếu chống, Lu-I XVI bị tuyên án tử hình Robespie: “ Nhà vua phải chết để cho đất nước sống còn”. “Ngày 21/1/1793 là ngày Quốc vương Pháp lên đoạn đầu đài. Hôm đó trời mưa như trút nước, 3.000 lính vũ trang canh gác, Louis XVI được xe ngựa chở từ nhà tù ra, đi đúng hai tiếng đến quảng trường Cách mạng Paris. Nhân dân thành phố đứng vây kín quảng trường chứng kiến tên quốc vương phản quốc chống cách mạng đền tội. Louis XVI thất thểu xuống xe, từng bước một lên thềm đoạn đầu đài. Một linh mục đã đứng sẵn ở đó. Louis XVI quỳ sụp xuống trước mặt linh mục, cầu nguyện lần cuối cùng. Vị linh mục một tay làm dấu thánh trước ngực, một tay xoa đầu Louis chậm rãi nói: “Con trai của thánh tông đồ Louis lên gặp Chúa đi!”. Những người hành hình lập tức trói tay Louis XVI đưa lên đoạn đầu đài. Giữa quảng trường, người ta chuẩn bị sẵn 1 chiếc máy chém, đặt trên 1 chiếc bục lớn để mọi người dân có thể chứng kiến. Xung quanh chiếc bục lớn là những hàng lính có gươm đao chỉnh tề, quân đội kị binh làm nhiệm vụ bảo vệ và thi hành bản án. Đầu tiên nhân dân được nghe Quốc hội đọc những lời kết tội dành cho vua và hoàng hậu, trong đó tội lớn nhất là chống phá cách mạng và phản bội tổ quốc. Dưới áp lực của quần chúng hân dân Pari, ngay sau khi kết tội xong LUI 16 bị đặt dưới đầu máy chém. Trong giây lát, lưỡi chém sáng loáng từ trên cao phập xuống, đầu của vua đã rời khỏi cổ trước sự chứng kiến của dân chúng. 10h45 phút sáng ngày 21/1/1793 khi đầu vua lui 16 vừa rơi ra, 1 trong ngững đao phủ đã cầm lấy đầu của nhà vua, đi quanh đài xử tử để cho qcnd chứng kiến. Quần chúng nhân dân vui mừng và hô to : “Quốc dân muôn năm” GV: Sự kiện này có ý nghĩ như thế nào? HS: Suy nghĩ trả lời SK này được coi là sự chấm hết trong cuốn phả hệ hoàng gia lâu đời tại Pháp. Mở đường cho cuộc cách mạng Pháp tiến lên một bước phất triển mới. GV đặt ra tình huống mới: với việc xử tử Sác-lơ I , thiết lập nền Cộng hòa , cách mạng Anh đã đạt tới đỉnh cao. Cách mạng Pháp lúc này đã làm một việc tương tự, vậy cách mạng Pháp đã đạt tới đỉnh cao hay chưa? HS suy nghĩ trả lời GV nhận xét, chốt ý: CM Pháp khi xử tử nhà vua chưa đạt đến đỉnh cao vì chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách của cách amngj Pháp là chống thù trong giặc ngoài, chống bọn đầu cơ tích trữ. GV: Dựa vào SGK, hãy trình bày những khó khăn của nước Pháp đầu năm 1793? HS đọc SGK, trả lời GV nhận xét, chốt ý: Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước nhiều khó khăn, thử thách + bên trong: bọn phản CM nổi loạn, đời sống nhân dân cực khổ + bên ngoài: các nước phong kiến châu Âu liên minh chống Pháp GV hỏi: Trước tình hình đó, nhân dân Pháp đã phản ứng như thế nào? HS dựa vào SGK trả lời GV nhận xét, chốt ý: + Phái Gi-rông-đanh cầm quyền do đã đạt được mục đích của mình nên không muốn cách mạng tiến xa hơn sẽ làm thiệt hại đến quyền lợi của họ. + Trong khi đó TS vừa và nhỏ gần gũi với nông dân, muốn đẩy CM tiếp tục đi lên nhằm giải quyết triệt để yêu cầu của quần chúng + 31/5 QCND đã kéo đến bao vậy trụ sở Quốc hội. Chính quyền lúc này chuyển sang tay phái Giacôbanh Hoạt động 2: Tìm hiểu nền chuyên chính Giacôbanh – đỉnh cao của cách mạng GV dẫn dắt: Như vậy, cuộc khởi nghĩa ngày 31/5- 2/6/1793 lại một lần nữa thể hiện ý chí kiên cường và sức mạnh vô địch của QCND quyết tâm thúc đẩy cách mạng đi lên 1 giai đoạn phát triển cao nhất của cách mạng Pháp, bắt đầu đó là thời kì của nền chuyên chính Giacôbanh. GV giải thích cho HS khái niệm: “Giacôbanh” : là những người sinh hoạt trong câu lạc bộ Giacốp, bao gồm những tư sản vừa và nhỏ gần gũi với nhân dân. Có mong muốn đưa cách mạng đi lên. GV sử dụng hình ảnh chân dung của Rô-be-spie, khắc họa những phẩm chất nổi bật của ông. “ Rô-be-spie là một luật sư người Pháp gốc Anh, có người đánh giá ông là một kẻ độc tài nhưng cũng có người đánh giá ông là một nhà yêu nước chân chính. Tuy nhiên ông là người có ý chí sắt đá. Tinh thần đấu tranh không khoan nhượng trước kẻ thù vì lợi ích nhân dân, một con người kiên định không thể nào đảo ngược được”. GV hỏi: Trước những khó khăn của đất nước, khi lên nắm quyền phái Giacôbanh đã làm gì? Những chính sách đó đã tác động như thế nào đối với nước Pháp lúc bấy giờ? HS: Đọc SGK trả lời GV: Nhận xét, chốt ý: Giáo viên có thể so sánh với thời đại tư sản Lập hiến để thấy được sự tiến bộ: Việc chia ruộng đất thành từng ô lớn bán với giá cao thời Lập hiến khiến nhân dân không thể có đất canh tác. Giờ đây, sắc lệnh chia đều ruộng đất công, ruộng đất được chia thành nhiều ô nhỏ trả dần trong 10 năm. Trước đây, đạo luật cấm công nhân hội họp, bãi công, nay hiến pháp mới (6/1793) ban bố quyền dân chủ rộng rãi, mọi bất bình đẳng giai cấp bị xóa bỏ. Huy động sức mạnh của QCND cả nước chống “thù trong, giạc ngoài” GV: Những chính sách đó đã có tác động như thế nào đối với nước Pháp lúc bấy giờ? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Nhận xét, chốt ý Tích cực: - Giải quyết được những vấn đề về quyền lợi cơ bản cho nhân dân -Tạo nguồn lực để nước pháp vượt qua khó khăn. Đưa cm đạt đén đỉnh cao. Hạn chế: Chỉ mới được thể hiện trên mặt chính sách chứ trên thực tiễn thì quyền lợi đa số vẫn còn nằm trong tay tư sản, quý tộc. quần chúng nhân dân đa số vẫn trong tình trạng khổ cực. GV hỏi: Tại sao nói, thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao nhất của CMTS Pháp 1789? HS thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV GV tổng kết: Giacôbanh đã giải quyết được nhiệm vụ quan trọng mà các chính phủ trước đó không làm được, đó là: + Nó phá hoại tận gốc chế độ phong kiến, giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, nông dân trước kia phụ thuộc vào phong kiến, họ đã trở thành tiểu tư hữu tự do, đó là biện pháp cách mạng nhất trong lịch sử các cuộc cách mạng. + Mở rộng quyền tự do dân chủ, xóa bỏ bất bình đẳng về giai cấp + Tạo ra thực lực cho Giacôbanh chống thù trong giặc ngoài đưa cách mạng Pháp tới đỉnh cao GV hỏi: Tại sao giữa lúc cách mạng đang đi lên, phái Giacôbanh lại suy yếu? HS đọc SGK, trả lời: GV nhận xét, chốt ý: - Do mâu thuẫn trong nội bộ gay gắt. - Bọn phản cách mạng đảo chính. Hoạt động 3: Tìm hiểu thời kỳ thoái trào của CMTS Pháp GV dẫn: Sau khi phái Giacôbanh sụp đổ, cách mạng Pháp đi vào giai đoạn thoái trào. Vậy thoái trào diễn ra như thế nào? GV hỏi : Dựa vào SGK, em hãy cho biết: Tình hình nước Pháp sau cuộc đảo chính ngày 27/7/1794 HS dựa vào SGK trả lời -> GV nhận xét, chốt ý: - 1794: Uỷ ban Đốc chính được thành lập, đã xóa bỏ mọi thành quả cách mạng. + Hiến pháp mới được ban hành bảo vệ lợi ích giai cấp TS mới + Xóa bỏ luật giá tối đa + Quyền dân chủ bị hạn chế + Những người cách mạng bị khủng bố - Cuộc đảo chính (11/1799) lật đổ chế độ Đốc chính, đưa Napôlêông Bônapác lên nắm quyền, xây dựng chế độ độc tài. - 1815 đế chế Napôlêông bị suy yếu, thất bại -> chế độ Quân chủ Pháp được phục hồi. GV: Cho HS quan sát chân dung của Na-pôlê-ông Bô-na-pac, giới thiệu: Na-pô-lê-ông Bô-na-pac là một nhà quân sự nổi tiếng của nước Pháp cuối TK XVIII-đầu TK XIX. 11/1799 đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự 1804 lên ngôi Hoàng đế -> thiết lập đế chế thứ nhất 1815 Ông thua trận ở Oa-téc-lô -> chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất và ý nghĩa của CMTS Pháp cuối thế kỷ XVIII GV dẫn: Cuộc CMTS Pháp diễn ra phức tạp trải qua nhiều giai đoạn. Vậy tính chất, ý nghĩa cách mạng tư sản Pháp là gì? GV hỏi: CM Pháp mang tính chất gì ? HS theo dõi SGK , trả lời . GV nhận xét , giảng giải và chốt lại : - Là cuộc CM vĩ đại nhất , triệt để nhất trong khuôn khổ CMTS . Được ví "Là cuộc nổi dậy lần thứ ba nhưng là cuộc nổi dậy đầu tiên hoàn toàn vứt bỏ chiếc áo khoác tôn giáo". GV: Vậy CMTS Pháp cuối TK XVIII có ý nghĩa như thế nào? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Nhận xét, chốt ý: - Đối với nước Pháp : + Lật đổ chế độ phong kiến, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến + Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân + Xóa bỏ những cản trở công thương nghiệp + Thị trường dân tộc được hình thành -> Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản, xứng đáng là một cuộc cách mạng triệt để nhất, điển hình nhất. - Đối với thế giới + Tư tưởng dân tộc, dân chủ được truyền bá rộng rãi ở châu Âu . + Chế độ phong kiến nhiều nước bị lung lay . + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới. II. Tiến trình cách mạng 2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập 10/8/1792 quần chúng nhân dân nổi dậy bắt giam vua và hoàng hậu. Lập chính quyền công xã cách mạng – phái Girôngđanh. 21/9/1792 Quốc hội tuyên bố thành lập nền cộng hòa thứ nhất. 21/1/1793 Vua Lui XVI bị xử chém vì tội phản quốc. Đầu 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới: nội phản nổi loạn, ngoại xâm - 31/5/1793 quần chúng nổi dậy lật đổ phái Girôngđanh - 2/6/1793 nhiều đại biểu phái Girôngđanh bị bắt. -> Chính quyền chuyển sang tay phái Giacôbanh 3. Nền chuyên chính Giacôbanh – đỉnh cao của cách mạng. Chính quyền Giacôbanh được thiết lập, đứng đầu là luật sư Rô-be-spie Chính sách: + Giải quyết ruộng đất cho nông dân + 6/1793 thông qua Hiến pháp mới, ban bố quyền dân chủ và mọi bất bình đẳng giai cấp bị xóa bỏ. + 23/8/1793 ban hành lệnh “ Tổng động viên” + Xóa nạn đầu cơ tích trữ. Cách mạng đạt đến đỉnh cao Trong lúc cách mạng đang lên, mâu thuẫn nội bộ đã làm cho phái Giacôbanh suy yếu -> cuộc đảo chính ngày 27/7/1794, chính quyền rơi vào tay bọn phản động, chấm dứt giai đoạn đi lên của cách mạng. 4.Thời kỳ thoái trào 1794: Uỷ ban Đốc chính được thành lập, đã xóa bỏ mọi thành quả cách mạng. Cuộc đảo chính (11/1799) lật đổ chế độ Đốc chính, đưa Napôlêông Bônapác lên nắm quyền, xây dựng chế độ độc tài. 1815 đế chế Napôlêông bị suy yếu, thất bại -> chế độ Quân chủ Pháp được phục hồi. III. Ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII 1. Tính chất - Là cuộc CM vĩ đại nhất , triệt để nhất trong khuôn khổ CMTS . - Do sức mạnh của QCND, CM Pháp thành công và "phát triển theo đường đi lên" . 2. Ý nghĩa lịch sử : Đối với nước Pháp : + Lật đổ chế độ phong kiến, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến + Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân + Xóa bỏ những cản trở công thương nghiệp + Thị trường dân tộc được hình thành Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản, xứng đáng là một cuộc cách mạng triệt để nhất, điển hình nhất. Đối với thế giới + Tư tưởng dân tộc, dân chủ được truyền bá rộng rãi ở châu Âu . + Chế độ phong kiến nhiều nước bị lung lay . + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới. Hoạt động luyện tập (3 phút) Hoàn thành các sự kiện tiêu biểu của CMTS Pháp trong bảng sau: Thời gian Sự kiện lịch sử 5/5/1789 14/7/1789 8/1789 9/1791 10/8/1792 21/9/1792 21/1/1793 2/6/1793 Mở rộng kết nối (1 phút) Tìm thêm các tài liệu, các mẩu chuyện về CMTS Pháp và các nhân vật như Lu-i XVI, Rô-be-spie, Làm bài tập 2 và 3 trang 158 Đọc trước SGK, chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_10_bai_31_cach_mang_tu_san_phap_cuoi_the.docx
Tài liệu liên quan
  • docChuyên đề Lịch sử Lớp 10 - Chuyên đề: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa truyền thống Ấn Độ

    Lượt xem Lượt xem: 515 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 19 đến 45 - Phạm Thị Loan

    Lượt xem Lượt xem: 319 Lượt tải Lượt tải: 0

  • doc30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10

    Lượt xem Lượt xem: 1854 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án Lịch Sử 10 cả năm - GV: Đào Thị Thúy Ngân

    Lượt xem Lượt xem: 5893 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docxGiáo án trọn bộ môn Lịch sử Lớp 10

    Lượt xem Lượt xem: 125 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề kiểm tra chất lượng giữa học kì I môn Lịch sử Lớp 10 (Có đáp án)

    Lượt xem Lượt xem: 140 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Lịch sử 10 - Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến (tiết 1)

    Lượt xem Lượt xem: 6177 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docÔn tập Lịch sử 10 – Kì I

    Lượt xem Lượt xem: 1696 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Lịch sử Lớp 10 - Nguyễn Thụy Yến Tuyết (Cả năm)

    Lượt xem Lượt xem: 806 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docxGiáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X - XV

    Lượt xem Lượt xem: 2683 Lượt tải Lượt tải: 1

Copyright © 2024 Lop10.com - Giáo án điện tử lớp 10, Tai lieu tham khao, luận văn hay

Facebook Twitter

Từ khóa » Sử 10 Bài 31 Giáo án điện Tử