Giáo án Lớp 9 - Môn Công Nghệ - Trường THCS Thuận Tiến
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
- Biết được giá trị dinh dưỡng, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài.
* Kỹ năng:
- Nắm được phương pháp gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản .
* Thái độ:
- Có ý thức học tập, tìm hiểu thực tế.
II./ CHUẨN BỊ:
36 trang HoangHaoMinh 2253 0 Download Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Nguyễn Văn Hiến - Trường THCS Thuận Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTiết: 20 Ngày soạn: Tuần: 20 Ngày giảng: Bài 10: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY XOÀI I./ MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Biết được giá trị dinh dưỡng, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài. * Kỹ năng: - Nắm được phương pháp gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản . * Thái độ: - Có ý thức học tập, tìm hiểu thực tế. II./ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phóng to hình 22/SGK 2. Học sinh: - Đọc trước nội dung bài 10 SGK. III./ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Không kiểm tra. 3.Bài mới: Cây xoài là cây ăn quả lâu năm thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở các tỉnh miền Nam nước ta. Quả xoài có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với khẩu vị nhiều người nên có giá trị hàng hoá tốt. Hôm nay, nhằm giúp cho các em biết được kĩ thuật trồng cây xoài ntn là thích hợp? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thong qua bài 10: Kĩ thuật trồng cây xoài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả xoài.. - Quả xoài có giá trị như thế nào? - GV cho VD nêu các giá trị khác Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài: - Qua quan sát thực tế hãy cho biết đặc điểm thực vật của cây xoài? - Thân cây xoài có đặc điểm gì? - Hoa xoài mọc ở đâu? - Cây xoài có những yêu cầu về ngoại cảnh như thế nào? - Tại sao cây xoài cần phải có mùa khô? - Cây xoài thích hợp với loại đất nào? Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài: - GV giới thiệu một số giống xoài trồng phổ biến. - Hãy kể tên các giống xoài mà em biết ngoài thực tế ? - Hãy cho biết đối với cây xoài thì nhân giống cây bằng phương pháp nào là tốt nhất ? - Hãy cho biết vào thời điểm nào tiến hành trồng cây xoài là tốt nhất ? - Khoảng cách trồng như thế nào là hợp lý ? - Khi đào hố bón phân lót cần chú ý điều gì ? - Hãy kể tên các công việc chăm sóc cây ăn quả nói chung ? - Bón phân thúc tập chung vào những thời gian nào ? - Hãy kể tên một số loại sâu, bệnh thường gặp ở cây xoài ? Hoạt động 4: Tìm hiểu công việc thu hoạch, bảo quản, chế biến: - Khi nào ta có thể thu hoạch quả hợp lý nhất ? - Dùng cách nào để thu hoạch quả ? - Hãy nêu cách bảo quản quả ở gia đình em ? - Chứa các chất dinh dưỡng, ăn tươi, chế biến, hoa dùng làm thuốc. - Hs chú ý lắng nghe. - Thân gỗ, rễ cọc ăn sâu, hoa mọc thành chùm, 2 loại hoa. - Thân gỗ, bộ rễ phát triển. - Hoa mọc thành từng chùm ở đầu ngọn cành - Hs dựa vào thông tin và trả lời về yêu cầu ngoại cảnh. - Để phân hoá mầm hoa được thuận lợi. - Đất phù sa ven song(trừ đất sét), đất có độ pH từ 5,5 – 6,5. - Hs chú ý lắng nghe và tự nghi nhớ. - Xoài cát hoà lộc, xoài tượng, xoài cóc,.. - Thực hiện phương pháp gieo hạt, ghép mắt và ghép cành. - MB(tháng 2 - 4) và MN(tháng 4 - 5) là tốt nhất. - Vùng Đồng bằng sông cửu long - 10m x 10m, 12m x 12m, 14m x 14m. - Đào hố to và để riêng lớp đất mặt. - Khi cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả - Rầy xanh, ruồi đục quả, bệnh thán thư, bệnh thối quả, - Đúng độ chín vỏ quả màu vàng da cam, có mùi thơm. - Dùng lồng để hái từng quả, - Để ở nơi thoáng mát, trong tủ, lồng bàn và trong tủ lạnh. I. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA QUẢ XOÀI: - Là loại cây ăn quả nhiệt đới có chứa đường, các Vitamin và khoán chất. - Quả ăn tươi, nước giải khát đóng hộp, hoa làm thuốc và lấy mật nuôi ong II. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH 1. Đặc điểm thực vật: - Là loại cây thân gỗ, có bộ rễ ăn sâu nên có khả năng chịu hạn tốt. - Phần lớn rễ tập chung ở lớp đất mặt. - Hoa mọc thành từng chùm ở đầu ngọn cành gồm có hoa đực và hoa lưỡng tính. 2. Yêu cầu ngoại cảnh: - Nhiệt độ thích hợp: 24 – 260C. - Lượng mưa trung bình: 1000 – 1200 mm/năm. - Độ ẩm không khí từ 80 – 90%. - Ánh sáng: Cần đủ ánh sáng. - Đất: Trồng được trên nhiều loại đất trừ đất sét, thích hợp với đất phù sa ven sông, đất có độ pH từ 5,5 – 6,5. III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC: 1. Một số giống xoài : -SGK) Xoài cát, xoài thơm, xoài tượng, xoài bưởi, xoài Thanh Ca 2. Nhân giống cây: Phổ biến là phương pháp gieo hạt và ghép mắt, ghép cành. 3. Trồng cây: a. Thời vụ trồng: - MB: Vụ xuân: tháng 2 – tháng 4. - MN: Đầu mùa mưa: Tháng 4 – tháng 5. b. Khoảng cách trồng: c. Đào hố bón phân lót: 4. Chăm sóc: - Làm cỏ, xới xáo: Diệt cỏ dại, mất nơi ẩn náu của sâu bệnh hại, làm đất tơi xốp. - Bón phân thúc: - Tưới nước. - Tạo hình sửa cành. - Phòng trừ sâu bệnh. IV. THU HOẠCH, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN: 1. Thu hoạch: - Cây trồng bằng cách gieo hạt thì 4 năm thu quả, cây trồng bằng phương pháp ghép thì sau 3 năm. - Khi thấy quả có vỏ màu vàng da cam, có mùi thơm. 2. Bảo quản: Để quả nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ thấp để đưa quả đến nơi tiêu thụ hoặc chế biến. 4. Củng cố: - Gọi 1 – 2 học sinh đọc phần ghi nhớ. - Em hãy nêu giá trị của quả xoài và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài? - Ở địa phương em trồng giống xoài nào là phổ biến? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Xem và chuẩn bị trước ở nhà nội dung bài 12: Thực hành. Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả. 6. Rút kinh nghiệm: Tiết: 21 Ngày soạn: Tuần: 21 Ngày giảng: Bài 11: KĨ THUẬT TRỒNG CHÔM CHÔM I./ MỤC TIÊU: * Kiến thức: Biết được giá trị dinh dưỡng, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm. * Kỹ năng: Nắm được phương pháp gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản . * Thái độ: Có ý thức học tập, tìm hiểu thực tế về cây chôm chôm. II./ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: - Đọc trước nội dung bài 11 SGK. III./ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Nêu các giá trị dinh dưỡng của quả xoài và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài?. 3.Bài mới: Cây chôm chôm là cây ăn quả lâu năm thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở các tỉnh miền Nam nước ta. Quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với khẩu vị nhiều người nên có giá trị hàng hoá tốt. Hôm nay, nhằm giúp cho các em biết được kĩ thuật trồng cây chôm chôm ntn là thích hợp? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thong qua bài 11: Kĩ thuật trồng cây chôm chôm. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm.(5p) - Quả chôm chôm có giá trị như thế nào? - GV cho VD nêu các giá trị khác Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm: - Qua quan sát thực tế hãy cho biết đặc điểm thực vật của cây chôm chôm? - Thân cây chôm chôm có đặc điểm gì? - Hoa chôm chôm mọc ở đâu? - Cây Chôm chôm có những yêu cầu về ngoại cảnh như thế nào? - Cây chôm chôm thích hợp với loại đất nào? Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm: - GV giới thiệu một số giống chôm chôm trồng phổ biến. - Hãy cho biết đối với cây Chôm chôm thì nhân giống cây bằng phương pháp nào là tốt nhất ? - Hãy cho biết vào thời điểm nào tiến hành trồng cây chôm chôm là tốt nhất ? - Vùng nào ở VIỆT NAM trồng nhiều chôm chôm ? - Khoảng cách trồng như thế nào là hợp lý ? - Kích thước hố ntn, bón phân lót bằng phân gì ? - Nêu các công việc chăm sóc cây chôm chôm ? - GV: Nêu các công việc chăm sóc lưu ý ở từng công việc. Cho VD minh hoạ. Hoạt đông 4: Tìm hiểu các biên pháp thu hoạch, bảo quản. - Khi thu hoạch cần lưu ý gì? GV: Nêu các đặc diểm để thu hoạch cho đảm bảo độ chín và chất lượng quả. - Nêu các biện pháp bảo quản quả khi thu hoạch xong ? - GV nêu các biện pháp bảo quản sử dụng có hiệu quả. - Chứa các chất dinh dưỡng cần thiết, ăn tươi, chế biến - Hs dựa vào thông tin và trả lời về đặc điểm thực vật. - Thân gỗ, có tán lá rộng. - Hoa mọc thành từng chùm ở đầu ngọn cành - Hs dựa vào thông tin và trả lời về yêu cầu ngoại cảnh - Đất thịt pha cát. Độ pH từ 4,5 – 6,5 - Hs chú ý lắng nghe và tự ghi nhớ - Phổ biến là phương pháp gieo hạt, chiết và ghép trong đó ghép là phổ biến hơn cả. - MN: Đầu mùa mưa: Tháng 4 – tháng 5. - Vùng Đồng bằng song cửu long. - 8m x 8m hoặc 10m x 10m - Hố 60cm x 60cm x 60cm, bón hữu cơ và hoá học. - Làm cỏ, vun xới; bón phân thúc; tưới nước; tạo hình, sửa cành; phòng trừ sâu bệnh. - Hs chú ý lắng nghe và tự ghi nhớ - Khi vỏ quả chín có màu rõ - Hs chú ý lắng nghe và tự ghi nhớ. - Đựng trong túi ni long ở nhiệt độ 100C - Hs chú ý lắng nghe I. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA QUẢ CHÔM CHÔM: - Là loại cây ăn quả nhiệt đới có chứa đường, các Vitamin và khoáng chất. - Quả ăn tươi, chế biến thành xirô hoặc đóng hộp. II. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH 1. Đặc điểm thực vật: - Là cây có tán lá rộng. - Hoa mọc thành từng chùm ở đầu ngọn cành gồm có hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. 2. Yêu cầu ngoại cảnh: - Nhiệt độ thích hợp: 20 – 300C. - Lượng mưa hàng năm khoảng 2000 mm/năm - Ánh sáng: Cần ánh sáng - Đất: Trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất thịt pha cát là thích hợp nhất. Độ pH từ 4,5 – 6,5. III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC: 1. Một số giống chôm chôm: -SGK) Chôm chôm Java, chôm chôm ta, chôm chôm nhãn, chôm chôm Xiêm. . . 2. Nhân giống cây: Phổ biến là phương pháp gieo hạt, chiết và ghép trong đó ghép là phổ biến hơn cả. 3. Trồng cây: a. Thời vụ trồng: - MN: Đầu mùa mưa: Tháng 4 – tháng 5. b. Khoảng cách trồng: c. Đào hố bón phân lót: 4. Chăm sóc: - Làm cỏ, xới xáo: Diệt cỏ dại, mất nơi ẩn náu của sâu bệnh hại, làm đất tơi xốp. - Bón phân thúc: - Tưới nước. - Tạo hình sửa cành. - Phòng trừ sâu bệnh. IV. THU HOẠCH, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN: 1. Thu hoạch: - Do quả chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. - Khi thấy vỏ quả có màu vàng hoặc đỏ vàng thì tiến hành thu hoạch. 2. Bảo quản: Đựng trong túi ni long ở nhiệt độ 100C có thể giữ được 10 đến 12 ngày mà chất lượng quả không thay đổi 4. Củng cố: - Gọi 1 – 2 học sinh đọc phần ghi nhớ. - Em hãy nêu giá trị của quả chôm chôm và yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Quan sát tranh thật kĩ về 1 số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả. 6. Rút kinh nghiệm: Tiết: 22 Ngày soạn: Tuần: 22 Ngày giảng: Bài 12: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI SÂU, BỆNH HẠI CÂY ĂN QUẢ (T1) I./ MỤC TIÊU: * Kiến thức: Nhận biết được một số đặc điểm về hình thái của sâu hại cây ăn quả ở giai đoạn sâu trưởng thành và sâu non. * Kỹ năng: Quan sát và nhận biết hình dáng, tác hại của một số loại sâu hại. * Thái độ: Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành. II./ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Kính lúp cầm tay có độ phóng đại 20 lần. - Khay đựng mẫu sâu - Panh kẹp. - Thước dây. 2. Học sinh: - Một số loại sâu hại cây ăn quả. - Bảng 8 trong SGK. III./ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Nêu giá trị dinh dưỡng của quả xoài?. 3. Bài mới: Muốn trồng cây ăn quả đạt được năng xuất và chất lượng cao, ngoài yếu tố ngoại cảnh, một số loại sâu, bệnh hại cũng ảnh hưởng đến cây trồng. Nhằm để biết được đặc điểm hình thái của sâu hại ... giờ thực hành. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. Thực hành lại ở gia đình nếu có điều kiện. - Xem lại toàn bộ nội dung của các bài thực hành để tiết sau kiểm tra thực hành. 6. Rút kinh nghiệm: Tiết: 33 Ngày soạn: Tuần: 33 Ngày giảng: TIẾT 27: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: - HS nắm được các kiến thức trọng tâm đã học trong học kì II. - Biết hệ thống các kiến thức cơ bản đã học trong học kì II. - Có ý thức tự giác nghiêm túc học tập ôn tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: Hệ thống kiến thức, hệ thống câu hỏi ôn tập. - HS: Ôn tập các kiến thức đã học trong học kì II. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS. NỘI DUNG * Hoạt động1: Tìm hiểu hệ thống kiến thức. GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức lí thuyết và kiến thức thực hành đã học trong học kì II. GV tóm tắt hệ thống lại các kiến thức đã học, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm. HD HS qua sơ đồ hệ thống hoá kiến thức. *Hoạt động2: Tìm hiểu trả lời các câu hỏi ôn tập. Gv cho học sinh ghi các nội dung câu hỏi ôn tập. GV hướng dẫn HS tìm câu trả lời như nội dung đã học và nội dung SGK. HS tự nghiên cứu đánh dấu phương án trả lời trong SGK. GV gọi lần lượt HS trả lời các câu hỏi HS trả lời theo phương án đã lựa chọn GV hướng dẫn sửa chữa yêu cầu HS đánh dấu và ghi nội dung trả lời cần thiết vào vở để về ôn tập. GV nêu một số lưu ý, và một số câu hỏi phụ, HD HS cách ôn tập ở nhà. I. Hệ thống hoá kiến thức: - Kĩ thuật trồng cây xoài. - Kĩ thuật trồng cây chôm chôm. - Thực hành nhận biết một số loại cây ăn quả. - Thực hành trồng cây ăn quả. II. Câu hỏi ôn tập. 1. Hãy nêu lợi ích của việc trồng cây xoài và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài. 2. Hãy phân tích các yêu cầu kĩ thuật việc chăm sóc cây xoài. Kể tên các giống xoài ở nước ta mà em biết? 3. Hãy nêu giá trị dinh dưỡng và cách sử dụng quả chôm chôm? 4. Hãy nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm và các giống chôm chôm trồng ở nước ta? 5. Hãy nêu yêu cầu kĩ thuật của việc trồng và chăm sóc cây chôm chôm? 6. Nêu dấu hiệu nhận biết và đặc điểm của bệnh mốc sương hại nhãn vải? 4. Củng cố: - GV nhắc lại một số kiến thức trọng tâm cần nhớ. - Hệ thống lại những nội dung cơ bản đã học ở học kì II. 5. Dặn dò: - GV yêu cầu HS về nhà ôn tập theo những câu hỏi và nội dung GV đã hướng dẫn. - HS chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết. 6. Rút kinh nghiệm: Tiết: Ngày soạn: Tuần: Ngày giảng: TIẾT 28: KIỂM TRA I. MỤC TIÊU: - HS nắm được các kiến thúc đã học trong học kì II để làm bài kiểm tra. - Làm được bài kiểm tra đạt yêu cầu. - Có ý thức nghiêm túc trong kiểm tra. II. CHUẨN BỊ: GV: Đề bài + Hướng dẫn chấm HS: Ôn tập các nội dung theo câu hỏi đề cương. III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Đề bài: Câu1: Nêu giá trị dinh dưỡng của quả xoài? Câu2: Trình bày các yêu cầu ngoại cảnh đối với cây xoài? Câu3: Cây chôm chôm được nhân giống bằng những phương pháp nào? Trình bày các đặc điểm trồng cây? HƯỚNG DẪN CHẤM: Câu1: (2 điểm) - Quả xoài có chứa các chất dinh dưỡng như: đường(11-12%) ; vitamin A, B2, C ; chất khoáng K, Ca, P,S... ; axit hữu cơ (0,2%). (1đ) - Quả xoài được dùng để ăn tươi, làm nước quả, đồ hộp, hoa xoài dùng làm thuốc và là nguồn mật nuôi ong rất tốt. (1đ) Câu2: (4 điểm) Các yêu cầu ngoại cảnh đối với cây xoài: - Nhiệt độ: Thích hợp là 240C - 260C. (1đ) - Lượng mưa: Trung bình từ 1000 - 2000mm/năm. Cây xoài cần có mùa khô để giúp phân hoá mầm hoa được thuận lợi. (1đ) - Ánh sáng: Cây xoài cần đủ ánh sáng. (1đ) - Đất: Cây xoài trồng được trên nhiều loại đất, trừ đất có nhiều sét. Thích hợp nhất là đất phù sa ven sông, tầng đất dày, độ pH từ 5,5 - 6,5. (1đ) Câu3: (4 điểm) - Chôm chôm được nhân giống bằng hạt, chiết cành và ghép, trong đó ghép là phổ biến hơn cả. (1đ) - Đặc điểm của trồng cây: + Thời vụ: Trồng chôm chôm vào đầu mùa mưa (tháng 4-5) là tốt nhất. (1đ) + Khoảng cách trồng: Tuỳ theo loại đất mà khoảng cách trồng là 8m x 8m hoặc 10m x 10m. (1đ) + Đào hố và bón phân lót: Hố trồng có kích thước 60cm x 60cm x 60cm(nơi đất tốt) hoặc 100cm x 100cm x 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bằng phân hữu cơ và phân hoá học. (1đ) 4. Củng cố: - GV thu bài nhận xét giờ kiểm tra. - GV sửa chữa nhanh 1 số nội dung. 4. Dặn dò: - GV yêu cầu HS về nhà ôn tập lại nội dung đã học. Tiết: Ngày soạn: Tuần: Ngày kiểm tra: KIỂM TRA THỰC HÀNH I./ MỤC TIÊU: * Kiến thức: l Nắm rõ quy trình thực hành, quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả. * Kỹ năng: l Làm thành tốt công việc được giao theo quy trình. * Thái độ: l Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành. II./ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đề bài -Yêu cầu) và thang điểm chấm cho bài 2. Học sinh: - Kiến thức liên quan. - Cuốc, xẻng, thuổng. - Phân bón -Hữu cơ và hoá học) - Bình tưới. III./ NỘI DUNG TRỌNG TÂM: Quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả. IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra: (1p) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: GV nêu yêu cầu của bài kiểm tra và cho học sinh tiến hành làm bài kiểm tra.(1p) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 : Cho học sinh tiến hành làm bài kiểm tra. (30p) - Phân công vị trí cho các nhóm làm bài kiểm tra. - Quan sát quá trình làm việc của học sinh. - Lưu ý nhắc nhở các em vấn đề an toàn lao động. Hoạt động 2: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả. (6p) Các tiêu chuẩn đánh giá : * Nêu được quy trình 3đ. * Đào hố 2đ - Đúng các kích thước : 1đ. - Theo quy trình : 1đ * Bón phân thúc 2đ - Đúng các kích thước : 1đ. - Theo quy trình : 1đ * Nghiêm túc thực hiện, thực hiện đúng thời gian : 1đ. * Đảm bảo an toàn lao động : 1đ. * Vệ sinh khu vực thực hành : 1đ. I. YÊU CẦU: - Mối học sinh nêu được quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả. - Đào hố, bón phân thúc cho cây ăn quả II. TIẾN HÀNH LÀM BÀI : Các nhóm tiến hành làm bài kiểm tra. 4. Củng cố: (5p) - Đưa ra nhận xét chung cho buổi kiểm tra, những mặt tiến bộ và những hạn chế của học sinh. - Đánh giá và ghi điểm cho các nhóm và cá nhân. 5. Dặn dò: (1p) - Về nhà học bài. Tiến hành làm ở tại gia đình. - Chuẩn bị kiến thức cho giờ sau ôn tập học kỳ II (phần lý thuyết). Tiết: Ngày soạn: Tuần: Ngày giảng: ÔN TẬP(T1) I./ MỤC TIÊU: * Kiến thức: Hệ thống nội dung kiến thức của môđun Trồng cây ăn quả * Kỹ năng: Biết cách tổng hợp nội dung kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. * Thái độ: Có ý thức kỷ luật, tự giác trong học tập. II./ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Sơ đồ tóm tắt nội dung phần lý thuyết. 2. Học sinh: Ôn tập các nội dung đã học. III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra: Không kiểm tra. 3. Bài mới: Hôm nay, nhằm giúp cho các em khắc sâu các kiến thức đã được học và chuẩn bị tốt cho kì thi học kì II sắp tới. Thầy – trò chúng ta cùng nhau ôn lại toàn bộ nội dung các bài lý thuyết trong trương trình học kì II của môđun Trồng cây ăn quả.(1p) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Nội dung trọng tâm cần ôn tập phần lý thuyết. (30p) - Hãy kể tên các loại cây ăn quả mà em đã được học trong chương trình? - Hãy kể tên các giống cây ăn quả phổ biến ở địa phương? - Cho lớp hoạt động nhóm; chia lớp thành 2 nhóm tìm hiểu kỹ thuật trồng một số cây ăn quả: + Nhóm 1: Kỹ thuật trồng cây xoài. + Nhóm 2: Kỹ thuật trồng cây chôm chôm. - Các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình tìm hiểu. - Các nhóm khác nhận xét Hoạt động2: Tìm hiểu trả lời các câu hỏi ôn tập. (7p) GV cho HS ghi câu hỏi ôn tập GV hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi I. NỘI DUNG TRỌNG TÂM PHẦN LÝ THUYẾT. - Kỹ thuật trồng cây xoài. + Giá trị dinh dưỡng của quả xoài + Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh. + Kỹ thuật trồng, chăm sóc. + Thu hoạch, bảo quản. - Kỹ thuật trồng cây chôm chôm. + Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm + Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh. + Kỹ thuật trồng, chăm sóc. + Thu hoạch, bảo quản. II. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích gì ? Hãy kể tên 5 loại cây ăn quả có giá trị cao trong cả nước mà em biết ? Câu 2: Hãy nêu tác dụng của cây ăn quả đối với cảnh quan và môi trường thiên nhiên ? Câu 3: Tại sao phải tiến hành đốn tạo hình cây ăn quả ? Câu 4: Hãy nêu những biện pháp phổ biến trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây ăn quả ? 4. Củng cố: (5p) - Hệ thống lại phần trọng tâm cần ôn tập. - Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại kiến thức vừa ôn tập. 5. Dặn dò: (1p) - Về nhà học bài. - Chuẩn bị kiến thức cho giờ sau ôn tập học kỳ II (phần thực hành). Tiết: Ngày soạn: Tuần: Ngày giảng: ÔN TẬP(T2) I./ MỤC TIÊU: * Kiến thức: Hệ thống nội dung kiến thức của môđun Trồng cây ăn quả * Kỹ năng: Biết cách tổng hợp nội dung kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. * Thái độ: Có ý thức kỷ luật, tự giác trong học tập. II./ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Sơ đồ tóm tắt nội dung phần thực hành. 2. Học sinh: Ôn tập các nội dung đã học. III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra: Không kiểm tra. 3. Bài mới: Hôm nay, nhằm giúp cho các em khắc sâu các kiến thức đã được học và chuẩn bị tốt cho kì thi học kì II sắp tới. Thầy – trò chúng ta cùng nhau ôn lại toàn bộ nội dung các bài thực hành trong trương trình học kì II của môđun Trồng cây ăn quả.(1p) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Nội dung trọng tâm cần ôn tập phần thực hành. (35p) - Cho lớp hoạt động nhóm; chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu các quy trình thực hành: + Nhóm 1: Nhận biết 1 số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả. + Nhóm 2: Trồng cây ăn quả. + Nhóm 3 : Bón phân thúc cho cây ăn quả. + Nhóm 4 : Làm xirô quả. - Các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình tìm hiểu. - Các nhóm khác nhận xét I./ NỘI DUNG TRỌNG TÂM PHẦN THỰC HÀNH. - Nhóm 1: Nhận biết 1 số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả. * Sâu hại : + Bọ xít hại nhãn, vải. + Sâu đục quả nhãn, vải, xoài, chôm chôm. + Dơi hại nhãn, vải. + Rầy xanh (rầy nhảy) hại xoài. + Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi. + Sâu xanh hại cây ăn qủa có múi. + Sâu đục thân, đục cành hại cây ăn quả có múi. * Bệnh hại : + Bệnh mốc sương hại nhãn, vải. + Bệnh thối hoa nhãn, vải. + Bệnh thán thư hại xoài. + Bệnh loét hại cây ăn quả có múi. + Bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi. - Nhóm 2: Trồng cây ăn quả. B1 : Đào hố đất. B2 : Bón phân lót vào hố. B3 : Trồng cây. - Nhóm 3 : Bón phân thúc cho cây ăn quả. B1 : Xác định vị trí bón phân. B2 : Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân. B3 : Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất. B4 : Tưới nước. - Nhóm 4 : Làm xirô quả. B1: Lựa chọn quả. B2: Xếp quả vào lọ. B3: Đem ủ sản phẩm. 4. Củng cố: (7p) - Hệ thống lại phần trọng tâm cần ôn tập. - Yêu cầu 4 học sinh nhắc lại kiến thức vừa ôn tập. 5. Dặn dò: (1p) - Về nhà học bài. - Chuẩn bị tốt kiến thức cho giờ sau thi học kỳ II đạt kết quả cao nhất.
Tài liệu đính kèm:
- giao an CN9 HKII.doc
- Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 13 - Tuần 13 - Bài 6: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện
Lượt xem: 2840 Lượt tải: 1
- Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết : 15 - Bài 6: Thực hành lắp mạch điện bảng điện
Lượt xem: 2187 Lượt tải: 0
- Giáo án môn Công nghệ Lớp 9 - Chương trình cả năm
Lượt xem: 136 Lượt tải: 0
- Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tuần 1 - Ôn Hoàng Việt - Trường THCS Thị trấn Trảng Bàng
Lượt xem: 1215 Lượt tải: 0
- Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Thực hành: An toàn điện sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện
Lượt xem: 1557 Lượt tải: 0
- Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Bài 8: Thực hành: Lắp mạch điện hai đèn sợi đốt (tiếp theo)
Lượt xem: 3257 Lượt tải: 0
- Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 13 - 16: Đặc điểm của mạng điện sinh hoạt vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt
Lượt xem: 1285 Lượt tải: 0
- Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tuần 31 năm học 2009
Lượt xem: 1519 Lượt tải: 0
- Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 26 - Tuần 26 - Bài 10: Thực hành: Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn (tiếp theo)
Lượt xem: 1295 Lượt tải: 0
- Kì thi học kì II năm học 2008 – 2009 môn thi : Công nghệ 9 thời gian : 45 phút ( không kể thời gian phát đề )
Lượt xem: 1311 Lượt tải: 0
Copyright © 2024 Lop9.com - Giáo án điện tử lớp 9, Các thủ thuật phần mềm hay nhất, Giáo án tiểu học hay
Từ khóa » Trình Bày đặc điểm Thực Vật Của Cây Xoài
-
Trình Bày đặc điểm Thực Vật Và Yêu Cầu Ngoại Cảnh Của Cây Xoài?
-
Nêu đặc điểm Thực Vật Và Yêu Cầu Ngoại Cảnh Của Cây Xoài
-
Lý Thuyết Công Nghệ 9 Bài 10: Kỹ Thuật Trồng Cây Xoài
-
[PDF] ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÂY XOÀI
-
Bài 10: Kỹ Thuật Trồng Cây Xoài - Hoc24
-
Trình Bày đặc điểm Thực Vật Và Yêu Cầu Ngoại Cảnh Của Cây Xoài?
-
Lý Thuyết Công Nghệ 9: Bài 10. Kỹ Thuật Trồng Cây Xoài - TopLoigiai
-
Nêu đặc điểm Thực Vật Và Yêu Cầu Ngoại Cảnh Của Cây Xoài
-
BÀI 19 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI
-
Bài 23: Thực Hành: Tìm Hiểu Lớp Phủ Thực Vật ở địa Phương
-
Hãy Nêu Lợi ích Của Việc Trồng Cây Xoài Và Yêu Cầu Ngoại Cảnh Của ...
-
Câu 1 Trang 53 SGK Công Nghệ 9 - Trồng Cây ăn Quả
-
SGK Công Nghệ 9 - Bài 10. Kĩ Thuật Trồng Cây Xoài
-
Nội Dung Trồng Cây ăn Quả đợc Tóm Tắt Theo Sơ đồ: