Giáo án Mầm Non - Chủ đề: Bản Thân
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
NHÁNH: TÔI LÀ AI?
Tuần 5 : (Từ ngày 02/10/2017 đến ngày 06/10/2017 )
A. MỤC TIÊU
I. Phát triển thể chất.
Trẻ 3-4 tuổi
- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Cùng Bật xa 20- 25 Cm
- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.
Trẻ 5 tuổi
-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo)
- Phát triển cơ bắp, rèn sự khéo léo, sự dẻo dai, sức bật cuả cơ thể để có thể xa 50cm, và sức khỏe của đôi tay để ném xa bằng hai tay.
- Bật xa 20-25 cm
- Giữ đầu tóc quần áo, gọn gàng
- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.
II. Phát triển nhận thức.
Trẻ 3-4 tuổi
- Biết về bản thân: Tên, tuổi, giới tính, đặc điểm hình dáng bên ngoài, sở thích riêng.
Trẻ 5 tuổi
- Có một số hiểu biết về bản thân: Tên, tuổi, giới tính, đặc điểm hình dáng bên ngoài, sở thích riêng.
- Nhận biết và biết tên một số bộ phận cơ thể, các giác quan, chức năng chính của chúng.
III. Phát triển ngôn ngữ.
Trẻ 3-4 tuổi
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi các bộ phận của cơ thể, các giác quan, các từ chỉ về chức năng của chúng.
- Biết diễn đạt các nhu cầu, mong muốn và kể về bản thân bằng các câu đơn giản khi được hỏi.
- Mạnh dạn và thích giao tiếp bằng lời nói với những người gần gũi xung quanh
- Biết nói lễ phép: cảm ơn, vâng ạ
- Thích xem các loại tranh ảnh, sách báo về bản thân và các bạn
- Phát âm tiếng việt cùng cô và các bạn cùng cô
83 trang hanhnguyen.nt 2965 1 Download Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non - Chủ đề: Bản thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên - Còn con dán hình gì trước nào? 3. Góc học tập: Chào các bạn, các bạn đang xem tranh ảnh gì mà chăm chú thế, bức tranh này vẽ cái gì thế? - Đây là hình ảnh bạn trai hay bạn gái vậy? - Đây còn có cả tranh vẽ gì nữa cơ đấy, tay có nhiệm vụ gì? - Các bạn rất giỏi cảm ơn các bạn nhé! 4. Góc xây dựng: Các bác ơi! Các bác nghỉ tay cho đỡ mệt đi, làm từ sáng đến giờ cũng đã mệt lắm rồi. - Các bác đang làm gì ở đây? - Các bạn đang xây dựng gì vậy? - Bác sẽ xây dựng công viên này như thế nào? - Công viên này có tên là gì? 5. Góc thiên nhiên: Các bạn ơi! Các bạn đang làm gì thế? Cây đó là cây gì vậy? - Ai sới cỏ cho cây? - Ai tưới nước cho cây? - Ai bắt sâu cho cây? Để vườn trường luôn xanh - xạch - đẹp chúng mình phải làm những gì? Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi. c. Kết thúc quá trình chơi: - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về bạn trai, bạn gái vừa được các bác thợ xây ghép, xếp lên. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định. PHẦN V: HOẠT ĐỘNG CHIỀU Thứ 2: Tô số 4 trong vở bé làm quen với toán. Thứ 3: Ôn kĩ năng vệ sinh răng miệng. Thứ 4: Đọc thơ “Tay ngoan”. Thứ 5: Bé chơi với đất nặn. Thứ 6: Hát “Vì sao con mèo rửa mặt”. I. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới. - Trẻ hứng thú khi được chơi với đất nặn - Đọc thuộc, diễn cảm bài thơ “Tay ngoan” - Hiểu nội dung, thuộc lời bài hát “Rước đèn dưới ánh trăng”. II. Chuẩn bị: - Đồ chơi ở các góc đủ cho trẻ hoạt động. - Tranh thơ minh họa bài thơ “Tay ngoan”. - Lời các bài hát về trường mầm non và các động tác minh họa. - Khăn lau, nước, chổi lau nhà, chổi quét nhà, hót rác III. Tiến hành: 1.Thứ 2: Tô số 4 trong vở bé làm quen với toán. - Cô cho trẻ đếm một số đồ dùng có số lượng trong phạm vi 4. - Cho trẻ gắn số tương ứng. - Cô hỏi trẻ về cấu tạo của số 4, cho trẻ vẽ vào không gian số 4. - Cô phát cho trẻ mỗi trẻ một quyển bé làm quen với toán và giới thiệu bài: + Chúng ta giở vở đến bài có số 4. và chúng mình sẽ cùng tập tô số 4 theo đường in mờ trên dòng kẻ ngang. - Cô tô mẫu - Cho trẻ tập tô. Cô quan sát bao quát trẻ tô, động viên khuyến khích trẻ tô. - Nhận xét bài tô đẹp. Động viên khuyến khích trẻ chưa tô được cố gắng trong giờ học lần sau. 2.Thứ 3: Rèn kỹ năng vệ sinh rủa tay( CS15). - Cho trẻ đọc thơ “ Rửa tay” - Trò chuyện cùng trẻ - Cô hướng dẫn trẻ các quy trình rửa tay - Cho trẻ thực hiên - Cho trẻ nhắc lại cần rửa tay vào thời điểm nào? 3.Thứ 4: Đọc thơ: “Tay ngoan” - Cho trẻ ngồi thành 3 tổ, Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả, nêu nội dung bài thơ. - Cô đọc bài thơ 1- 2 lần - Mời: + Cả lớp đọc 4 - 5 lần. + Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc. - Cô quan sát lắng nghe trẻ đọc, động viên khuyến khích, nhận xét tuyên dương và sửa sai cho trẻ. 4.Thứ 5: Bé chơi với đất nặn. - Cô giới thiệu nội dung của hoạt động. - Cô phát đất nặn, bảng con, khăn lau đủ cho mỗi trẻ. - Trong khi trẻ chơi cô đến quan sát, động viên, khuyến khích trẻ chơi tích cực và sáng tạo trong việc tạo ra các sản phẩm đẹp. - Hết giờ cô cho trẻ đi vệ sinh, cất đồ dùng và rửa tay sạch sẽ. 5.Thứ 6: Hát “Vì sao con mèo rửa mặt”. - Cô giới thiệu với trẻ tên bài hát, nội dung bài hát. - Cô hát 2 - 3 lần. - Cho trẻ hát: + Cả lớp hát 4 - 5 lần. + Nhóm, tổ thể hiện. + Nhiều cá nhân thể hiện bài hát. + Cô động viên khuyến khích trẻ thể hiện bài hát. + Cô động viên khuyến khích trẻ thể hiện bài hát. 6. Hoạt động góc - Cho trẻ về góc chơi theo ý thích 7 . Nêu gương cắm cờ, phát bế ngoan cuối tuần. - Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”.Nêu gương , cắm cờ, phát be ngoan cuối tuần 8 . Vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Cho trẻ rửa chân tay sạch sẽ trước khi về. 9 . Cô dọn vệ sinh phòng nhóm sạch sẽ. Ngày soạn: 04 / 10 / 2017 Ngày dạy: Thứ 2 / 07 / 10 / 2017 A : HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực phát triển thể chất Tên hoạt động : ĐẬP BÓNG XUỐNG SÀN VÀ BẮT BÓNG I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: 5 tuổi Trẻ biết đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng hai tay. 3-4 tuổi Được cô hướng dẫn thực hiện đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng hai tay. 2, Kỹ năng; 5 tuổi Rèn luyện cơ tay, chân và sự khéo léo của đôi tay 3-4 tuổi Rèn luyện sự nhanh nhẹn,sự khéo léo của đôi tay 3, Giáo dục ; 5 tuổi Trẻ ngoan có ý thức tập chung trong giờ học, có ý thức tập TD 3-4 tuổi Trẻ chú ý tham gia hoạt động, II. Chuẩn bị : + ĐD của cô : Sân chơi bằng phẳng trang phục gọn gàng, bóng nhựa có kích thước + Đd của trẻ : Bóng nhựa 15-18 quả. + Địa điểm : Trong lớp học - Tích hợp: MTXQ, toán, âm nhạc. III. Tổ chức hoạt động : Tên hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Trò chuyện gây hứng thú (3->4p)” Cho trẻ hát “ Đường và chân” Trò chuyện cùng trẻ + Bài hát gì?(3-4Tuổi) + Bài hát nhắc đến bộ phận nào trên cơ thể bé? (5 Tuổi) + Trên cơ thể chúa có những bộ phận nào? Đếm các bộ phận trên cơ thể(5 Tuổi) - Cô nhắc nhở và khen ngợi trẻ - Cô hướng dẫn trẻ đếm số lượng của từng bộ phận trên cơ thể: - Cô hỏi: “Tuấn Anh có mấy con mắt” cô và trẻ cùng đếm "Một, hai Tuấn Anh có hai con mắt” - Cho trẻ chơi đếm các bộ phận khác: Tay, tai, ngón tay...( Trẻ 3-4 5 tuổi) + Tác dụng của các bộ phận đó ? ( 4-5 tuổi) - Vậy muốn cơ thể luôn khỏe mạnh cô và các con cùng tập thể dục nhé Trẻ hát và trò chuyện cùng cô - Trẻ thực hiện Hoạt động 2 Bé nào khéo tay (25->27p) 1. Khởi động Cô cho trẻ đi vòng tròn, đi chạy theo các kiểu khác nhau. Chuyển đội hình thành 2 hàng ngang 2. Trọng động a. Bài tập phát triển chung Tay : Hai tay đánh chéo ra phía trước, sau ,sang ngang. + Chân : Bật đưa chân sang ngang kết hợp hai tay dang ngang + Bụng : Đứng nghiêng người sang 2 bên, hai tay gập sau gáy + Bật chụm tách chân kết hợp 2 tay đưa ngang lên cao b, Vận động cơ bản: Cô làm mẫu + Lần 1 tập hoàn chỉnh + Lần 2 phân tích - TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay cầm bóng đập xuống phía trước mũi bàn chân bóng nảy lên và bắt bóng bằng 2 tay - Trẻ thực hiện: + Cô mời trẻ khá tập trước + Cô chia nhóm trẻ thực hiện (Nhóm 3 trẻ ) + Cô quan sát động viên sửa sai cho trẻ. *Giáo dục: Để có cơ thể phát triển khoẻ mạnh hài hoà, cân đối thì ta phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. * Củng cố: Mời một trẻ khá lên tập. Sau buổi tập ngày hôm nay cố thấy bạn nào cũng giỏi cũng xứng đáng được tham dự hội thi “Bé khoẻ bé thông minh” cấp trường đấy. c. Trò Chơi: Chuyền bóng bằng 2 chân - Cô nêu trò chơi, cách chơi luật chơi. - Cho trẻ chơi 3-4 lần - Cô bao quát - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện Hoạt động 3. Hồi tĩnh (3- >4 p) Cho trẻ đi nhẹ nhàng một hai vòng sân, ra chơi. - Trẻ thực hiện B : HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát thời tiết. 2. Chơi vận động: Chuyền bóng bằng 2 chân 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường. C : HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Phòng khám đa khoa.(DD và SK 2. Góc NT: Cắt dán “Bé tập thể dục”. 3. Góc TN: Chăm sóc cây xanh(. BVMT) * Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa D: HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 1, Trẻ ngủ dậy,vệ sinh,cô cùng trẻ cất dọn chăn,chiếu. 2, Tô số 3-4 trong vở bé làm quen với toán (Cs 6) 3, Trẻ chơi các góc 4, Nêu gương,cắm cờ . 5, Vệ sinh cá nhân cho trẻ 6, Trả trẻ.Dọn vệ sinh lớp học E : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY -Tổng số trẻ. Vắng.. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 05 / 10 / 2017 Ngày dạy: Thứ 3 / 08 / 10 /2017 A : HOẠT ĐỘNH CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực Phát triển nhận thức Tên hoạt động: PHÂN BIỆT CÁC BỘ PHẬN, CÁC CHỨC NĂNG, CÁC GIÁC QUAN CỦA CƠ THỂ BÉ i. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức : 5 Tuổi Giúp trẻ nhận biết được cơ thể gồm có các bộ phận và giác quan khác nhau. Cơ thể không thể thiếu được bộ phận nào. Trẻ phân biệt được chức năng và hoạt động chính của các bộ phận cơ thể và các giác quan. 3-5 tuổi : Trẻ được nghe cô giới thiệu, biết tên các bộ phận, các chức năng, các giác quan của cơ thể bé. 2. Kĩ năng: 5 Tuổi Trẻ biết sử dụng 5 giác quan để phân biệt sự vật, đồ vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Qua đó trẻ có một số kĩ năng giữ gìn vệ sinh cơ thể và các giác quan. 3-5 tuổi : Rèn sự chú,ghi nhớ 3. Giáo dục: 5 Tuổi Trẻ biết giữ gìn vệ sinh , ăn uống đủ chất để có một cơ thể khoẻ mạnh, biết yêu quý và tự hào về cơ thể của mình. 3-4Tuổi : Trẻ biết giữ gìn vệ sinh , ăn uống đủ chất để có một cơ thể khoẻ mạnh, II. Chuẩn bị. + Đồ dùng của cô Tranh vẽ em bé Tranh rời các bộ phận cơ thể 3 Tranh nối + Đồ dùng của cô trẻ + Địa điểm Trong lớp học * Tích hợp: - Âm nhạc: Văn học: III. Tổ chức thực hiện. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Trò chuyện về chủ điểm (3->5 phút) - Cô nói: Xúm xít, xúm xít (Trẻ đứng vòng quanh cô). - Trò chuyện cùng trẻ: về cách giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh. + Cô cho trẻ cùng hát và vận động bài hát theo cô. (Cô cùng trẻ hát và vận động bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục”). - Quanh cô, quanh cô. - Trẻ tập cùng cô. Hoạt động 2. Nhận biết, phận biệt các bộ phận và chức năng các bộ phận của cơ thể bé (19->22 phút) - Cô giới thiệu: Các con có biết trong bài hát nói về những bộ phận nào không? - Cô dẫn dắt cho trẻ nghe bằng câu truyện về các giác quan và cơ thể. - Cô đưa lần lượt từng giác quan và bộ phận ra cho trẻ nhận biết và phân biệt. * Đôi mắt: - Cho trẻ đọc tên. - Hỏi tác dụng của đôi mắt.( 3-5 tuổi) - Cách chăm sóc của đôi mắt? * Đôi tai: - Đọc tên. - Hỏi tác dụng của đôi Tai . - Cách chăm sóc của đôiTai t? * Cái mũi: - Tên gọi. - Vậy công việc của chiếc mũi là gì?( 5 tuổi) - Để chiếc mũi được thở trong không khí trong lành, chúng mình cần làm gì? (Chúng mình phải biết bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta bằng cách biết vứt rác đúng nơi quy định, không làm bẩn nhà, bẩn lớp, không bẻ cành ngắt lá, khi đi đưòng xa biết bịt khẩu trang để bụi bẩn không bay vào mũi đấy). * Cái miệng: - Đọc tên. - Hỏi tác dụng của đôi miệng (5 Tuổi) - Cách chăm sóc của đôi miệng (5 Tuổi) ? + Cô hỏi trẻ tất cả những giác quan trên đều nằm ở đâu? Khuân mặt là gì trên cơ thể.( 5 Tuổi) * Đôi tay: - Đọc tên. - Tác dụng của đôi bàn tay. 4- 5 Tuổi) - Cho trẻ đếm số ngón tay. (3-4 5 Tuổi) - Cô nói: Và các con biết không có một bài thơ rất hay nói về đôi bàn tay đấy chúng mình hãy cùng đọc nào. (Cả lớp đọc bài thơ “Tay ngoan”) * Đôi chân: - Tên gọi. - công việc của đôi chân. - Cô nói: Các con thấy đấy, đôi chân rất quan trọng, chân giúp cho cơ thể đi lại đựơc dễ dàng, nhờ có đôi chân mà hàng ngày các con đến trường được vui chơi, nhảy múa. Nào chúng mình hãy cùng thử xem nào. (Cả lớp vừa đi vừa hát bài “Đường và chân”. * So sánh các bộ phận đó có điểm gì giống và khác nhau. (Đều ở trên cùng một cơ thể. Nhưng mỗi một bộ phận lại có giữ một nhiệm vụ khác nhau, vậy nhiệm vụ đó là gì? Cô chỉ lần lượt từng bộ phận cho trẻ trả lời). - Tai, đầu, mình, đùi. - Đôi mắt. - Trẻ trả lời. - Đôi tai. - Đôi tai. - Trẻ trả lời. - Cái mũi. - Để thở. - Trồng nhiều cây xanh, bảo vệ môi trường... - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ đếm. - Trẻ đọc thơ. - Trẻ trả lời. -Trẻ so sánh. Hoạt động 3 Luyện tập: Trò chơi “thi ai nối đúng”. (4->5 phút) - Cô nêu luật chơi, cách chơi. - Cô cho trẻ đếm số lượng nối đúng và gắn số tương ứng. + Giáo dục: - Các con ạ! Các thành viên này mỗi ngời một việc nhưng cũng đều giúp cho cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, khoẻ mạnh. Vì thế mà các con phải biết bảo vệ các bộ phận của mình, thường xuyên tập thể dục sáng, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ hứng thu và chơi sôi nổi. B :HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát em bé trai, em bé gái. 2. Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C: HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Phòng khám đa khoa.(DD và SK 2. Góc NT: Cắt dán “Bé tập thể dục”. 3. Góc XD: Lắp ghép khu công viên. * Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa D: HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 1, Trẻ ngủ dậy,vệ sinh,cô cùng trẻ cất dọn chăn,chiếu. 2, Rèn kỹ năng vệ sinh rủa tay( CS15) 3, Trẻ chơi các góc 4, Nêu gương,cắm cờ . 5, Vệ sinh cá nhân cho trẻ 6, Trả trẻ.Dọn vệ sinh lớp học E : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY -Tổng số trẻ. Vắng.. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 06 / 10 / 2012 Ngày dạy: Thứ 4 / 09 / 10 / 2012 A : HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực phát triểnngôn ngữ Tên hoạt động: THƠ “CÔ DẠY” I.Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức: 5 Tuổi : Trẻ nhớ tên bài thơ,tên tác giả. Trẻ hiểu nội dung bài thơ. 3-4Tuổi : Đọc bài theo cô cùng các anh chị. 2. Kĩ năng: 5 Tuổi Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ,trả lời câu hỏi rõ ràng. 3-4Tuổi : 3, Giáo dục 5 Tuổi : Thông qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ biết vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết yêu quý và kính trọng cô giáo. 3-4Tuổi : Trẻ ngoan , biết giữ gìn vệ sinh thân thể II. Chuẩn bị. + Đồ dùng của cô: Tranh minh bài thơ Tranh vẽ hình ảnh về các bạn còn thiếu các bộ phận (Tay,chân) cho trẻ chơi trò chơi. + Đồ dùng của trẻ + Địa điểm : Tronh lớp học III. Tổ chức thực hiện. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Trò chuyện về chủ điểm (3->5 phút) - Cô cùng trẻ hát bài “Cô giáo như mẹ hiền. - Đàm thoại và trò chuyện với trẻ. - Các con vừa hát bài hát gì? (3-4Tuổi ) - Ở nhà ai là người chăm sóc dạy dỗ các con nhiều nhất? (3-4Tuổi ) - Vậy đến trường ai dạy các con ? (5 Tuổi ) - Cô giáo dạy các con những gì? (5 Tuổi) - Trẻ hát. - Cô giáo như mẹ hiền. - Trẻ trả lời Hoạt động 2: Dạy thơ (20->22 phút) Hoạt động 3 Trò chơi. (3->5 phút) a, Cô đọc diễn cảm bài thơ 2 lần - Lần 1: cô đọc không sử dụng tranh minh họa. - Lần 2: Cô đọc kết hợp sử dungj tranh minh họa. b, Đàm thoại, giảng giải trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác? (3-4Tuổi ) - Được cô giáo dạy bảo nhiều điều khi về nhà chúng mình khoe với ai? (5 Tuổi ): - Trong bài thơ cô giáo dạy các con những gì?(5 Tuổi ): - Vì sao cô giáo lại dạy chúng mình phải giữ sạch đôi tay? ( 4-5 Tuổi ): Trích “Mẹ ,mẹ ơi cô dạy .. . Sách áo cũng bẩn ngay” - Cô không chỉ dạy chúng mình giữ gìn tay chân sạch sẽ mà còn dạy chúng mình những gì nữa? - Miệng chúng ta để làm gì? (3-4Tuổi ) - Khi nói các con phải như thế nào? (5 Tuổi ): - Có được nói bậy không?(5 Tuổi ): Trên khuôn mặt của chúng ta cô thấy bạn nào cũng xinh cũng đẹp mắt để các con nhìn, tai để nghe ,mũi để ngửi và miệng để nói ,vì vậy khi nói chúng mình chỉ nói những điều hay không nói tục và cải cọ nhau như vậy là không hay đâu. Trích “Mẹ, mẹ ơi cô dạy ... . Chỉ nói điều hay thôi” - Qua bài thơ này chúng mình học được điều gì? (5 Tuổi ): - Để giữ gìn cơ thể luôn sạch sẽ các con phải làm gì? (4- 5 Tuổi ): c, Dạy trẻ đọc thơ: - Cả lớp đọc cùng cô 2 lần kết hợp sử dụng tranh - Cho cả lớp đọc nối tiếp theo tổ. - Tổ nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ. - Cô động viên khuyến khích và sửa sai cho trẻ. - Cô chia lớp thành 2 tổ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn, ai thông minh hơn” Cô dán 2 bức tranh vẽ 2 bạn nhỏ đang còn thiếu các bộ phận như tay,chân mắt .. lên bảng, hai đội sẽ chạy qua đường zích zắc lên vẽ thêm những bộ phận cò thiếu vào bức tranh, đội nào vẽ nhanh hơn và chính sác hơn sã thắng - Lắng nghe cô đọc. - Cô dạy. - Trẻ trả lời - Với mẹ. - Giữ sạch tay. - Không nói bậy, không chửi nhau. - Để nói, để ăn. - Nói lời hay. - Không ạ. - Biết giữ gìn cơ thể luôn sạch sẽ. - Vệ sinh sạch sẽ. - Trẻ chơi hứng thú và chơi sôi nổi. Hoạt động 4 Kết thúc. (3->5 phút) Cho trẻ hát bài “Hoa bé ngoan” - Trẻ hát ra chơi. B : HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Xếp hình bạn trai, bạn gái. 2. Trò chơi vận động: Chuyền bóng bằng 2 chân 3. Chơi tự do: Chơi tự do với bóng C :HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Phòng khám đa khoa.(DD và SK 2. Góc NT: Cắt dán “Bé tập thể dục”. 3. Góc XD: Lắp ghép khu công viên. * Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa D: HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 1, Trẻ ngủ dậy,vệ sinh,cô cùng trẻ cất dọn chăn,chiếu. 2, Đọc thơ “Tay ngoan 3, Trẻ chơi các góc 4, Nêu gương,cắm cờ . 5, Vệ sinh cá nhân cho trẻ 6, Trả trẻ.Dọn vệ sinh lớp học E : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY -Tổng số trẻ. Vắng.. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 07 / 10 / 2017 Ngày dạy: Thứ 5 /10/ 10 / 2017 A : HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực Phát triển thẩm mĩ Tên hoạt động: TẬP TÔ CHỮ CÁI A,Ă. I.Mục đích - yêu cầu. 1.Kiến thức: 5 Tuổi : Trẻ biết cầm bút, đặt vở,cách tô trùng khít iên nét mờ theo chiều mũi tên. Trẻ tìm và nhận ra chữ cái a, ă, â trong từ, tiếng thể hiện nội dung. Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái a, ă, â. 3-4Tuổi : Trẻ tập cách cầm bút, giữ vở. Tô tranh 2.Kĩ năng: 5 Tuổi : Luyện cho trẻ nhận biết và có kĩ năng tô chữ cái a, ă, â. Phát triển óc sáng tạo và sự tự tin ở trẻ. 3-4Tuổi : Rèn kỹ năng cầm bút , tư thế ngồi cho trẻ 3.Giáo dục : 5 Tuổi : Giáo dục trẻ chú ý, ghi nhớ có chủ định. Biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng. 3-4Tuổi : Trẻ có ý thức tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.Biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng. II. Chuẩn bị. + Đồ dùng của cô - Tranh tập tô cô - Vở tập tô cho trẻ. - Một số đồ dùng đồ chơi. * Tích hợp: Âm nhạc tạo hình, MTXQ, toán. + Đồ dùng của trẻ : Bút chì, bút màu, + Địa điểm : Trong lớp học III.Tổ chức thực hiện. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Tạo hứng thú (2->4 phút) - Cho trẻ vừa hát bài “Tay thơm tay ngoan” - Trò chuyện về nội dung BH - Cho trẻ kể tên và tìm đồ chơi có chứa chữ cái a, ă, â. - Trẻ hát theo cô. - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Trẻ tìm đồ chơi. Hoạt động 2 Quan sát tranh hướng dẫn tập tô (5->7 phút) Hoạt động 3 Trẻ thực hiện: (15->17 phút) * Tập tô chữ a: - Cho trẻ đoán tranh. - Đọc từ trong tranh. - Đọc và tìm chữ cái a trong từ. - Cô giới thiệu chữ a in thường, chữ a viết thường. - Cho trẻ phát âm chữ cái.(3-4Tuổi ) - Cô tô màu chữ cái in rỗng. - Tô màu chữ a (Cô phân tích quy trình tô và cách tô): Đầu tiên cô tô nét cong tròn khép kín, sau đó cô tô nét thẳng đứng từ trên xuống dưới. -Với chữ ă, â cô hướng dẫn tương tự chữ a. - Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi và cách cầm bút tô chữ. - Trẻ tô chữ cái trên dòng kẻ in mờ.(Trong quá trình trẻ tô, cô quan sát trẻ tô và sửa sai cho trẻ - Trẻ tô chữ in rỗng và tô màu tranh. + Tập tô chữ ă, â (Cách hướng dẫn tương tự như trên) + Chơi vận động: “Tìm đúng nhà” - Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi. - Trẻ đoán tranh. - Đọc từ trong tranh. - Tìm chữ cái trong từ. - Trẻ phát âm. - Trẻ xung phong - Trẻ tô chữ - Trẻ tô chữ in rỗng và tô màu tranh Hoạt động 4 Kết thúc (5->6 phút) * Kết thúc cô nhận xét và khen ngợi trẻ, thu dọn đồ dùng. - Cả lớp cùng chơi vài lần. B : HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Vẽ các bộ phận trên khuôn mặt bé . 2. Trò chơi vận động: Thi ai nhanh 3. Chơi tự do: Chơi theo ý thích, C : HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Phòng khám đa khoa.(DD và SK
Tài liệu đính kèm:
- Le Luong chu de 1_12178334.doc
- Giáo án Mẫu giáo lớn - Phát triển vận động - Bật qua vật cản cao 15-20m
1791 0
- Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 29 - Chủ điểm: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Côn trùng
908 2
- Giáo án Lớp Lá - Phát triển nhận thức - Đề tài: Tách gộp trong phạm vi 6
3340 0
- Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 35 - Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ - Trường tiểu học - Chủ đề nhánh: Trường tiểu học
1586 0
- Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 34 - Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ - Trường tiểu học - Chủ đề nhánh: Bác Hồ của em
1197 3
- Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 32 - Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ - Trường tiểu học - Chủ đề nhánh: Đất nước Việt Nam diệu kỳ
1147 1
- Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 20 - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Sự phát triển của cây
859 2
- Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 23 - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Thế giới các loại hoa
860 0
- Giáo án Mầm non - Chủ đề: Gia đình
1355 1
- Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 25 - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Động vật nuôi trong gia đình
1388 1
Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra
Từ khóa » Giáo An Mầm Non Lớp Ghép Chủ De Bản Thân
-
Chủ đề Bản Thân Lớp Ghép 2 3 4 - 123doc
-
Giáo án Lớp Ghép Mầm Non Chủ đề Bản Thân - 123doc
-
Chủ đề: Bản Thân - Đề Tài: Dạy Trẻ Ghép đôi (tương ứng 1- 1) Các đối ...
-
Chủ đề Bản Thân Lớp Ghép 3,4,5 - Lá - Vũ Thị Hòa
-
Giáo án Lớp Ghép Chủ đề Bản Thân - Lá - Đinh Thị Hải Vân
-
Giáo án Mầm Non Lớp Lá - Chủ đề Nhánh: Cơ Thể Bé Có Gì
-
Giáo án Lớp Mẫu Giáo Ghép 3 Tuổi, 4 Tuổi, 5 Tuổi - Kế Hoạch Chủ đề ...
-
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ BẢN THÂN LỚP GHÉP - Trường MN Vĩnh Hà
-
Chủ đề Bản Thân Giáo án Mầm Non 3 Tuổi
-
Tài Liệu Giáo án Lớp Ghép 3,4,5 Tuổi động Vât Nuôi Trong Gia đình
-
Giáo án Chủ đề Bản Thân 5-6 Tuổi?
-
Kế Hoạch Giáo Dục Chủ đề Bản Thân độ Tuổi 4 - 5