Giáo án Mầm Non Lớp Ghép 3, 4, 5
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Giáo Án
Tổng hợp giáo án, bài giảng điện tử phục vụ mục đích tham khảo
Giáo án mầm non lớp ghép 3, 4, 5I Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
-Trẻ 5t múa được cùng cô cả bài múa Cháu thương chú bộ đội, nghe hiểu giai điệu của bài hát Lý chiều chiều, biết chơi trò chơi âm nhạc theo đúng luật chơi
( CS 101).
-Trẻ 4t múa được cùng cô cả bài múa Cháu thương chú bộ đội, nghe hiểu giai điệu của bài hát Lý chiều chiều, biết chơi trò chơi âm nhạc.
-Trẻ 3t múa được cùng cô cả bài múa Cháu thương chú bộ đội, biết chơi trò chơi âm nhạc.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng Vận động múa, kỹ năng nghe giai điệu của bài hát, kỹ năng chơi trò chơi theo đúng luật cho trẻ 4, 5 tuổi.
- Rèn kỹ năng Vận động múa, kỹ năng chơi trò chơi âm nhạc cho trẻ 3 tuổi.
3. Thái độ
- Trẻ yêu quý, kính trọng các chú bộ đội.
II. Chuẩn bị
- Bài hát Cháu thương chú bộ đội.
- Mũ chóp, sắc xô.
15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 19460 | Lượt tải: 1 Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp ghép 3, 4, 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênGiáo án Tên hoạt động: Âm nhạc Tên đề tài: NDTT: - VĐ múa: Cháu thương chú bộ đội( CS 101). NDKH: - NH: Lý chiều chiều. - TCAN: Tiếng hát ở đâu. Chủ đề: Nghề nghiệp, chủ đề nhánh: Các nghề phổ biến quen thuộc. Thời gian dạy: Thứ 2 ngày 12 tháng 11 năm 2012. I Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức -Trẻ 5t múa được cùng cô cả bài múa Cháu thương chú bộ đội, nghe hiểu giai điệu của bài hát Lý chiều chiều, biết chơi trò chơi âm nhạc theo đúng luật chơi ( CS 101). -Trẻ 4t múa được cùng cô cả bài múa Cháu thương chú bộ đội, nghe hiểu giai điệu của bài hát Lý chiều chiều, biết chơi trò chơi âm nhạc. -Trẻ 3t múa được cùng cô cả bài múa Cháu thương chú bộ đội, biết chơi trò chơi âm nhạc. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng Vận động múa, kỹ năng nghe giai điệu của bài hát, kỹ năng chơi trò chơi theo đúng luật cho trẻ 4, 5 tuổi. - Rèn kỹ năng Vận động múa, kỹ năng chơi trò chơi âm nhạc cho trẻ 3 tuổi. 3. Thái độ - Trẻ yêu quý, kính trọng các chú bộ đội. II. Chuẩn bị Bài hát Cháu thương chú bộ đội. Mũ chóp, sắc xô. III. Cách thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho cả lớp đọc bài thơ: chiếc cầu mới. - Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? - Trong bài thơ ngợi khen ai? Các chú công nhân làm nghề gì? - Ngoài ra chúng mình còn biết những nghề gì nữa? => Trong xã hội chúng ta có rất nhiều nghề khác nhau như: nghề dạy học, nghề cảnh sát, nghề công nhân, nghề thầy thuốc, nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi...Mỗi một ngành nghề đều giúp ích cho chúng ta. Vì vậy chúng mình phải ngoan ngoãn, học thật giỏi để trở thành người có ích cho xã hội nhé. - Có một bài hát rất hay nói về nghề bộ đội đấy chúng mình cùng xem đó là bài hát gì ? 2. Hoạt động 2: Nội dung * VĐ múa: Cháu thương chú bộ đội. Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến. - Cho cả lớp hát lại bài hát một lần. - Để tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội hôm nay cô cháu mình cùng múa thật đẹp bài múa “Cháu thương chú bộ đội” nhé . - Cô múa mẫu lần 1 không phân tích. - Cô múa mẫu lần 2 phân tích động tác múa: “ Cháu thương chú bộ đội” hai tay đưa từ ngoài bắt chéo áp vào trước ngực. “Nơi rừng sâu biên gới” đưa tay phải rộng sang phải tay trái chống sườn nhún chân vào chữ “giới”. “Cháu thương chú bộ đội...đảo xa”. Làm tương tư như trên nhưng đổi tay trái. “ cho chúng cháu ở nhà có mùa xuân nở hoa” vỗ tay hai bên theo lời bài hát đông thời nhún kí chân. “ cho tiếng…. quê ta” hai tay bắt chéo đưa tờ dưới lên cao và lắc tự do. - Dạy trẻ múa cùng cô bằng nhiều hình thức. ( Cô hướng dẫn sửa sai cho trẻ). * NH: Lý chiều chiều. Dân ca Nam Bộ. Cô giới thiệu tên bài hát. Cô hát cho trẻ nghe lần 1 giới thiệu tên bài hát, giới thiệu làn điệu dân ca. Lân 2 cho trẻ nghe nhạc do ca sĩ hát Cô hát cho trẻ nghe lần 3, 4 cho cả lớp phụ họa * TCAN: Cô giới thiệu tên trò chơi Cách chơi: Cô gọi một trẻ lên đội mũ chóp kín, cô gọi trẻ ở dưới đứng lên hát nhiệm vụ của trẻ phải nghe xem tiếng hát đó phát ra từ đâu và chỉ tay về phía đó khi trẻ đã bỏ mũ chóp ra Luật chơi: Bạn nào đoán chưa đúng sẽ phải làm theo yêu cầu của cô. - Trẻ chơi trò chơi 2- 3 lần. 3. Hoạt động 3 Cho trẻ tập làm chú bộ đội đi đứng gác - Cả lớp đọc. - Chiếc cầu mới. - Các chú công nhân - Nghề xây dựng. - Nghề kĩ sư, nghề xây dựng nghề công nhân, nghề thầy thuốc, nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi. - Vâng ạ. - Cháu thương chú bộ đội - Cả lớp chú ý. - Cả lớp hát. - Vâng ạ - Cả lớp chú ý. - Lớp, tổ, nhóm 3t - 4t - 5t. - Cá nhân trẻ múa. - Cả lớp chú ý. - Lớp đứng lên phụ họa cùng cô. - Cả lớp chú ý. - Trẻ chơi trò chơi 2- 3 lần. - Trẻ thực hiện. Giáo án Tên hoạt động: MTXQ Tên đề tài: Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ. Chủ đề: Nghề nghiệp, chủ đề nhánh: Các nghề phổ biến quen thuộc. Thời gian dạy: Thứ 2 ngày 12 tháng 11 năm 2012. I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ 4,5t được làm quen với nghề nghiệp của bố mẹ, biết được công việc hàng ngày của bố mẹ. -Trẻ 3t làm quen với nghề nghiệp của bố mẹ. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát nhận biết về nghề nghiệp, công việc hang ngày của bố mẹ và phát triển vôn từ trẻ. 3. Thái độ - Trẻ yêu quý, kính trọng nghề nghiệp của bố mẹ. II. Chuẩn bị - Tranh, hình ảnh vẽ nghề dạy học, nghề xây dựng, nghề nấu ăn, nghề thầy thuốc, nghề thợ mộc, nghề thợ may. - Lô tô các nghề trên, rổ đựng đồ dùng, các ngôi nhà có gắn hình ảnh các nghề trên. III. Cách thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho cả lớp đọc bài thơ: chiếc cầu mới. - Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? - Trong bài thơ ngợi khen ai? Các chú công nhân làm nghề gì? - Ngoài ra chúng mình còn biết những nghề gì nữa? => Trong xã hội chúng ta có rất nhiều nghề khác nhau như: nghề dạy học, nghề cảnh sát, nghề công nhân, nghề thầy thuốc, nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi...Mỗi một ngành nghề đều giúp ích cho chúng ta. Vì vậy chúng mình phải ngoan ngoãn, học thật giỏi để trở thành người có ích cho xã hội nhé. - Để biết rõ hơn về nghề nghiệp của bố mẹ hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về nghề nghiệp của bố mẹ chúng minh nhé. 2. Hoạt động 2: Nội dung * Cho trẻ quan sát tranh nghề dạy học và đàm thoại cùng trẻ. - Cô có bức tranh vẽ hình ảnh gì? - Cô giáo đang làm gì? - Hàng ngày cô giáo dạy chúng mình những gì? - Để dạy học cô giáo cần những đồ dùng gì? - Cô giáo là người như thế nào? - Cô giáo làm nghề gì? => Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng cô giáo, biết vâng lời cô. * Cho trẻ hát bài Cháu yêu cô chú công nhân. - Chúng mình vừa hát bài hát gì? - Cho trẻ quan sát tranh nghề xây dựng và đàm thoại cùng trẻ. + Cô có bức tranh vẽ hình ảnh nghề gì đây? + Để xây dựng được cần có những dụng cụ gì? + Các chú công nhân thường xây dựng được những công trình gì? Cô giáo vừa giới thiệu với lớp mình bức tranh vẽ công việc của bố bạn Lan, chúng mình thấy bố bạn lan làm nghề gì? - Cô lần lượt cho trẻ quan sát tranh vẽ nghề thầy thuốc, nghề nấu ăn, nghề thợ mộc, nghề thợ may. đàm thoại tương tự như trên. - Bạn nào giỏi kể cho cô giáo và các bạn biết nghề nghiệp của bố mẹ chúng mình nào? => Giáo dục trẻ yêu quý nghề nghiệp của bố mẹ, biết giúp đỡ bố mẹ. Trò chơi: Thi xem ai nhanh Cách chơi: Trong rổ của chúng mình có rất nhiều lô tô vẽ các nghề và dụng cụ của từng nghề chúng mình sẽ nghe yêu cầu của cô tìm nghề gì hay tìm đồ dùng của nghề gì thì tìm nhanh đồ dùng đó giơ lên cô kiêm tra. Luật chơi: Bạn nào tìm chưa đúng sẽ tìm lại sao cho đúng. Cho trẻ chơi trò chơi theo yêu cầu của cô. * TC: Tìm về đúng nhà Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi. Cho trẻ chơi trò chơi 2- 3 lần. 3. Hoạt động 3 Cho trẻ đọc thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”. Tập làm nghề của bố mẹ. - Cả lớp đọc. - Chiếc cầu mới. - Các chú công nhân - Nghề xây dựng. - Nghề kĩ sư, nghề xây dựng nghề công nhân, nghề thầy thuốc, nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi. - Vâng ạ. - Vâng ạ. - Trẻ chú ý qun sát. - Cô giáo. - Dạy học. - Hát, múa, kể chuyện, đọc thơ. - Sách, vở, bút phấn bảng... - Yêu quý các cháu. - Nghề dạy học ( lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc) - Cả lớp hát. - Cháu yêu cô chú công nhân. - Nghề xây dựng. - Dao xây, bay, bàn xoa, thước dây. - Nhà, cầu, đường, trường học. Nghề xây dựng. Trẻ kể Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ chú ý. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ thực hiện. Giáo án Tên hoạt động: Thể dục kỹ năng Tên đề tài: Bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng. TCVĐ: Kéo co Chủ đề: Nghề nghiệp, chủ đề nhánh: Các nghề phổ biến quen thuộc. hời gian dạy: Thứ 3 ngày 13 tháng 11 năm 2012. I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ 5t biết bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng, bò đúng động tác, biết chơi trò chơi. - Trẻ 3, 4t biết bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng, biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng - Rèn sự phát triển sức mạnh của đôi tay. khả năng hoạt động của đôi chân cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ thường xuyên rèn luyện thân thể. II. Chuẩn bị - 6 cái cổng, dây thừng, sân tập sạch sẽ bằng phẳng. III. Hưỡng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động. Cho trẻ đi thành vòng trònvà thực hiện các kiểu đI theo yêu cầu của cô: ĐT- ĐM- ĐT- ĐG- ĐT- ĐM- ĐT- CC- CN chuyển đội hình 2 hàng ngang. 2. Hoạt động 2: Trọng động * Bài tập phát triển chung. - Tay: 2 tay đưa ra trước đưa lên cao. ( 2 lần / 8 nhịp). - Chân: Bước khuỵu 1 chân sang bên chân kia thẳng( 4 lần / 8 nhịp). - Bụng: Đứng quay người sang bên 90 độ ( 2 lần / 8 nhịp). - Bật: Bật nhảy chân trước chân sau ( 2 lần / 8 nhịp). * VĐCB: Bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng. - Cô giới thiệu vận động mới. - Cô làm mẫu lần 1 không phân tích. - Cô làm mẫu lần 2 phân tích động tác. Đứng trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh của cô chúng mình cúi người xuống, hai lòng bàn tay chạm đất, đồng thời hai chân kiễng gót. Sau đó đưa tay trái về phía trước đồng thời co chân phải lên tiếp theo tay phải lại đưa về phía trước, co chân trí lên cứ như thế chúng mình lần lượt bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng. - Cho 2 trẻ lên tập mẫu. - Trẻ thực hiện bằng nhiều hình thức( lớp, tổ, cá nhân). - Cô hướng dẫn sửa sai cho trẻ, chú ý hướng dẫn trẻ 3, 4 tuổi thực hiện. * TC: Kéo co - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi. + Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội đứng trước vạch chuẩn, hai tay cầm dây thừng khi có hiệu lệnh của cô chúng mình dùng sức kéo thật mạnh về phía của mình. Đội nào kéo được dây thừng rời khỏi vạch chuẩn thì đội đó sẽ chiến thắng. + Luật chơi: Đội nào thua sẽ phải làm theo yêu cầu của cô. Cho trẻ chơi trò chơi 2- 3 lần. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhành 2, 3 vòng quanh sân đi vào lớp. - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện 2 lần / 8 nhịp - Trẻ thực hiện 4 lần / 8 nhịp - Trẻ thực hiện(2 lần / 8 nhịp - Trẻ thực hiện(2 lần / 8 nhịp - Trẻ chú ý. - Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu. - 2 trẻ 5t thực hiện - Trẻ thực hiện( lớp, tổ, cá nhân). - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi 2- 3 lần - Trẻ thực hiện. Giáo án Tên hoạt động: văn học Tên đề tài: chú bộ đội hành quân trong mưa(CS 64)( dạy trẻ đọc thuộc thơ). Chủ đề: nghề nghiệp, chủ đề nhánh: Một số nghề phổ biến. Thời gian dạy: Thứ 4 ngày 14/ 11/ 2012 I Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức -Trẻ 5t biết tên bài thơ tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, trả lời được câu hỏi của cô, đọc thuộc thơ( CS 64). Trẻ 3 - 4t nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, đọc thơ cùng cô. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng đọc thuộc thơ hiểu nội dung bài thơ cho trẻ 5 tuổi. - Rèn kỹ năng đọc to rõ ràng mạch lạc cho trẻ 3- 4 tuổi. 3. Thái độ - Trẻ yêu quý, kính trọng các chú bộ đội II. Chuẩn bị - Máy tính, hình ảnh bài thơ chú bộ đội hành quân trong mưa. - Bài hát Cháu thương chú bộ đội. III. Cách thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho cả lớp hát bài: Cô mẫu giáo miền xuôi. - Chúng mình vừa hát bài hát gì? - Cô giáo làm nghề gì? - Ngoài ra các cháu còn biết những nghề gì? => Trong xã hội chúng ta có rất nhiều nghề khác nhau như: nghề dạy học, nghề cảnh sát, nghề công nhân, nghề thầy thuốc, nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi. Mỗi một ngành nghề đều giúp ích cho chúng ta. Vì vậy chúng mình phải ngoan ngoãn, học thật giỏi để trở thành người có ích cho xã hội nhé. - Có một bài thơ rất hay nói về nghề bộ đội đấy chúng mình cùng xem các chú bộ đội làm công việc gì? Bây giờ cô mời cả lớp mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ Chú bộ đội hành quân trong mưa của tác giả Vũ thùy Hương. 2. Hoạt động 2: Nội dung - Cô đọc mẫu lần 1 diễn cảm. - Cô đọc mẫu lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa * Giảng nội dung: - Bài thơ Chú Bộ đội hành quân trong mưa” nói về sự vất vả và gian khổ của các chú chú bộ đội khi hành quân ra mặt trận. * Giảng trích dẫn: “ Mưa rơi,...vẫn đi tới”. - Các chú bộ đội hành quân dưới bầu trời đang mưa, dù áo có ướt đường ra mặt trận còn dài nhưng với lòng dũng cảm và sự kiên cường các chú vẫn đi tới. Giảng từ “ lộp bộp” là chỉ trời mưa to hạt mưa rơi xuông đất, rơi xuống áo mũ các chú nghe lộp bộp. Cho trẻ đọc từ “lộp bộp”. “ Chú đi ... dồn dập bước”. Không chỉ hành quân ban ngày các chú còn hành quân trong đêm những ngôi sao đỏ như ngọn đèn nhỏ soi đường cho các chú hành quân ra mặt trận. Giảng từ “ dồn dập” bước chân của các chú bộ đội khi hành quân bước rất đều và rất nhanh. Cho trẻ đọc từ “ dồn dập”. * Đàm thoại: - Cô vừa đọc bài thơ gì? - Của tác giả gì? - Tác giả miêu tả các chú bộ đội đang làm gì? - Chú bộ đội hành quân trong hoàn cảnh thời tiết như thế nào? - Ngoài lúc hành quân khi trời mưa các chú bộ đội còn hành quân vào lúc nào nữa? - Mặc cho trời mưa đêm tối các chú vẫn làm gì? - Hình ảnh những ngôi sao sao đỏ được tác giả miêu tả như thế nào. - Chúng mình học được đức tính gì của các chú bộ đội? - Chú bộ đội không ngại vất vả gian khổ, vất vả vẫn kiên cường ngày đêm hành quân ra mặt trận. Vì vậy chúng mình phải biết yêu quý kính trọng các chú bộ đội nhé. * Tích hợp: Để tỏ biết ơn các chú bộ đội cô mời cả lớp mình đứng lên múa hát cùng cô bài hát: Cháu thương chú bộ đội, nhạc và lời: Hoàng văn yến. Dạy trẻ đọc thơ băng nhiều hình thức: + Lớp đọc 3- 4 lần. Tổ đọc( mỗi tổ đọc 1 lần). + 3- 4 nhóm đọc. 3 cá nhân đọc. 3. Hoạt động 3 Cho cả lớp hát bài: Làm chú bộ đội. Đi tập làm các chú bộ đội hành quân. - Cả lớp hát. - Cô mẫu giáo miền xuôi - Nghề dạy học - Nghề kĩ sư, nghề xây dựng nghề công nhân, nghề thầy thuốc, nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi. - Vâng ạ. - Cả lớp chú ý. - Cả lớp chú ý lắng nghe. - Cả lớp chú ý. - Lớp đọc, tổ đọc. - Lớp đọc, tổ đọc, cá nhân đọc. - Chú bộ đội hành quân trong mưa, tác giả Vũ Thùy Hương. - Chú bộ đội đang hành quân. - Trời đang mưa. - Chú bộ đội hành quân vào ban đêm. - Chú bộ đội vẫn hành quân. - Như ngọn đèn nhỏ soi đường cho các chú hành quân. - Đức tính kiên cường dũng cảm. - Vâng ạ. - Cả lớp hát, múa + Lớp đọc 3- 4 lần. + Tổ đọc( mỗi tổ đọc 1 lần). + 3- 4 nhóm đọc( nhóm 3t, 4t, 5t). + 3 cá nhân đọc. Cả lớp hát bài: Làm chú bộ đội. Đi tập làm các chú bộ đội hành quân. Giáo án Tên hoạt động: Tạo hình Tên đề tài: - 5t vẽ trang trí hình vuông( M )( CS6 ) - 4t vẽ trang trí hình vuông( M ) - 3t Tô màu trang trí hình vuông ( M ) Chủ đề: nghề nghiệp, chủ đề nhánh: Một số nghề phổ biến. Thời gian dạy: Thứ 4 ngày 14/ 11/ 2012 I Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức -Trẻ 4, 5t biết phối hợp các nét vẽ, vẽ và tô màu trang trí hình vuông theo mẫu của cô ( CS 6 ). Trẻ 3 biết tô màu trang trí hình vuông theo mẫu của cô. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng cầm bút vẽ tô màu trang trí hình vuông theo mẫu của cô cho trẻ 4,5 tuổi. - Rèn kỹ năng tô màu trang trí hình vuông theo mẫu cho trẻ 3 tuổi. 3. Thái độ - Trẻ yêu quý kính trọng các nghề trong xã hội. II. Chuẩn bị - Mẫu của cô, bút màu, giấy vẽ, bàn ghế. III. Cách thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho cả lớp đọc bài thơ: Chiếc cầu mới. - Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? - Trong bài thơ các chú công nhân làm nghề gì? - Ngoài ra các cháu còn biết những nghề gì? => Trong xã hội chúng ta có rất nhiều nghề khác nhau như: nghề dạy học, nghề cảnh sát, nghề công nhân, nghề thầy thuốc, nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi...Mỗi một ngành nghề đều giúp ích cho chúng ta. Vì vậy chúng mình phải ngoan ngoãn, học thật giỏi để trở thành người có ích cho xã hội nhé. - Trong xã hội chúng ta còn có một nghề nữa đó là nghề họa sĩ hôm nay cô muốn gới thiệu với lớp mình một bức tranh chúng mình cùng quan sát xem bức tranh vẽ gì nhé. 2. Hoạt động 2 * Quan sát mẫu và đàm thoại: - Bức tranh vẽ gì? - Bạn nào giỏi lên nhận xét về bức tranh trang trí hình vuông của cô? - Bên trong hình vuông được trang trí từ những hình gì? - Hình tròn và hình tam giác được tô từ những màu gì? - Nền hình vuông được tô màu gì? * Cô vẽ mẫu - Cầm bút bằng tay phải, cầm bằng 3 đầu ngón tay vẽ một nét thẳng ngang sau đó vẽ hai nét thẳng dọc nối với nét thẳng ngang sao cho các cạnh dài đều bằng nhau. Nối 2 đầu nét thẳng dọc lại với nhau ta được hình vuông. Sau đó ta vẽ các hình tròn nhỏ ở bên trong 4 góc của hình vuông, vẽ tiếp một hình tròn lớn ở giữa của hình vuông. Sau đó ta vẽ các hình tam giác xen kẽ giữa các hình tròn. Dùng màu xanh tô màu cho hình tròn nhỏ, màu đỏ tô hình tròn lớn, tô màu vàng cho hình tam giác, tô nền của hình vuông màu xanh dương. - So sánh hai mẫu: Chúng mình hãy so sánh xem hai bức tranh vẽ tranh trí hình vuông như thế nào với nhau ? Vì sao ? * Trẻ thực hiện, cô hỏi trẻ cách cầm bút tư thế ngồi + Trẻ 4, 5 tuổi vẽ trang trí hình vuông theo mẫu. + Trẻ 3t tô màu trang trí hình vuông theo mẫu. - Trưng bày sản phẩm. - Trẻ nhận xét. - Cô nhận xét bổ sung. 3. Hoạt động 3 - Cho trẻ mang sản phẩm của mình đi trang trí góc nghệ thuật. - Cả lớp đọc. - Chiếc cầu mới. - Nghề xây dựng - Nghề kĩ sư, nghề xây dựng nghề công nhân, nghề thầy thuốc, nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi. - Vâng ạ. - Vâng ạ. - Bức tranh vẽ hình vuông - 2 trẻ nhận xét. - Hình tròn, hình tam giác. - Màu xanh lá cây, màu vàng. - Màu xanh dương. - Trẻ chú ý quan sát. - Cả lớp chú ý. - Giống nhau( Trẻ 5t so sánh) - Trẻ thực hiện + Trẻ 4, 5 tuổi vẽ trang trí hình vuông theo mẫu. + Trẻ 3t tô màu trang trí hình vuông theo mẫu. - Trưng bày sản phẩm. - Trẻ nhận xét. - Trẻ chú ý. - Trẻ thực hiện. Giáo án Tên hoạt động: Chữ cái Tên đề tài: - 5t: Tập tô chữ cái u, ư (CS 90) - 4t: Tô màu chữ cái u, ư. - 3t: Nối chữ với từ. Chủ đề: nghề nghiệp, chủ đề nhánh: Một số nghề phổ biến. Thời gian dạy: Thứ 5 ngày 15/ 11/ 2012 I Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức -Trẻ5t biết đọc cùng cô bài đông dao, tìm và gạch chân chữ cái u, ư trong từ dưới hình vẽ, biết tập tô chữ cái u, ư in mờ trên dòng kẻ ngang( CS 90 ). - Trẻ 4t tìm và gạch chân chữ cái u, ư trong từ, biết tô màu cho chữ cái u, ư. - Tẻ 3 tuổi biết nối chữ cái u, ư với từ dưới hình vẽ. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng cầm tô viết chữ cái cho trẻ 5 tuổi. - Rèn kỹ năng tô màu chữ cái u, ư cho trẻ 4tuổi. - Rèn kỹ năng nối chữ cái u, ư với từ cho cho trẻ 3 tuổi. 3. Thái độ - Trẻ yêu quý kính trọng các nghề trong xã hội. II. Chuẩn bị - Mẫu của cô, bút màu, giấy vẽ, bàn ghế. III. Cách thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho cả lớp hát bài: Lớn lên cháu lái máy cày. - Chúng mình vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát chú công nhân làm nghề gì? - Ngoài ra các cháu còn biết những nghề gì? => Trong xã hội chúng ta có rất nhiều nghề khác nhau như: nghề dạy học, nghề cảnh sát, nghề công nhân, nghề thầy thuốc, nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi...Mỗi một ngành nghề đều giúp ích cho chúng ta. Vì vậy chúng mình phải biết yêu quý kính trọng các nghề trong xã hội nhé. 2. Hoạt động 2 * 5 tuổi: - Cho trẻ đọc cùng cô bài đông dao “ Con cò mà hay đi chơi”. - Hướng dẫn trẻ tìm và gạch chân chữ cái u trong từ dưới hình vẽ, hướng dẫn trẻ tìm đường cho đến với củ cà rốt, hướng dẫn trẻ tô chữ cái u in mờ trên dòng kẻ ngang. - Cho trẻ đọc cùng cô bài đồng dao “ Kéo cưa lửa xẻ”, hướng dẫn trẻ tìm và gạch chân chữ cái ư trong từ dưới hình vẽ, hướng dẫn trẻ nối chữ với từ. - Hướng dẫn trẻ tô chữ cái ư in mờ trên dòng kẻ ngang. * 4 tuổi: - Cô đọc câu đố về củ su hào cho trẻ đoán. - Cho trẻ đọc từ dưới tranh, hướng dẫn trẻ tìm và gạch chân chữ cái u trong từ dưới hình vẽ. Hướng dân tô màu cho chữ cái u in rỗng. - Chữ cái ư giới thiệu tương tự như trên. * 3 Tuổi: - Cho trẻ đọc cùng cô bài thơ “ Tập thể dục”. - Hướng dẫn trẻ nối chữ u với chữ u trong từ dưới hình vẽ. - Chữ cái ư cô giới thiệu tương tự như trên. * Trẻ thực hiện( cô hỏi trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi tô viết). - Cô hướng dẫn sửa sai cho trẻ. - Trưng bày sản phẩm. - Trẻ nhận xét. - Cô nhận xét bổ sung. 3. Hoạt động 3 - Cho trẻ đọc đồng dao“ kéo cưa lửa xẻ”. đi làm những người thợ xẻ. - Cả lớp hát. - Lớn lên cháu lái máy cày. - Nghề lái máy cày - Nghề kĩ sư, nghề xây dựng nghề công nhân, nghề thầy thuốc, nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi. - Vâng ạ. - Cả lớp đọc. - Trẻ chú ý. - Trẻ chú ý. - Trẻ đoán. - Trẻ chú ý. - Cả lớp đọc. - Trẻ chú ý. - Trẻ nhắc lại cách cầm bút. - Trẻ thực hiện. - Trưng bày sản phẩm theo độ tuổi. - Trẻ nhận xét. - Trẻ chú ý - Cả lớp đọc và thực hiện. Giáo án Tên hoạt động: Toán Tên đề tài: - 5t: Đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8. (CS 104) - 4t: Đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tượng. - 3t: Đếm đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng. Chủ đề: nghề nghiệp, chủ đề nhánh: Một số nghề phổ biến. Thời gian dạy: Thứ 6 ngày 16/ 11/ 2012 I Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức -Trẻ: 5t Đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8. - 4t: Đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tượng. - 3t: Đếm đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng xếp đếm số lượng trong phạm vi 8, nhận biết số 8 cho trẻ 5 tuổi. - Rèn xếp tương ứng 1- 1, kỹ năng đếm đến 8, nhận biết số lượng trong phạm vi 8 cho trẻ 4tuổi. - - Rèn xếp tương ứng 1- 1, kỹ năng đếm đến 3, nhận biết số lượng trong phạm vi 3 cho trẻ 3 tuổi. 3. Thái độ - Trẻ yêu quý kính trọng các nghề trong xã hội. II. Chuẩn bị - Mẫu của cô, bút màu, giấy vẽ, bàn ghế. III. Cách thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho cả lớp hát bài: Cháu yêu cô chú công nhân. - Chúng mình vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát chú công nhân làm nghề gì? - Ngoài ra các cháu còn biết những nghề gì? => Trong xã hội chúng ta có rất nhiều nghề khác nhau như: nghề dạy học, nghề cảnh sát, nghề công nhân, nghề thầy thuốc, nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi...Mỗi một ngành nghề đều giúp ích cho chúng ta. Vì vậy chúng mình phải biết yêu quý kính trọng các nghề trong xã hội nhé. 2. Hoạt động 2 * Phần 1: Ôn luyện. - Cho trẻ tìm đồ vật thẻ số tương ứng và ngược lại. + 7 cái xẻng trẻ tìm số 7. + Số 7 có 4 con dao, tìm thêm 3 con dao. + Số 7 có 6 cái xẻng, tìm thêm 1 cái xẻng. + Số 3 có 5 chú lái xe, trẻ bớt 2. - Cô và cả lớp đếm kiểm tra đọc kết quả. * Phần 2: Đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tư , nhận biết số 8. - Cô làm mẫu: Hôm nay có các bác sĩ đến khám sức khỏe cho chúng mình, cô sẽ giúp bác ấy lấy những chiếc ống nghe ra nhé. x x x x x x x x ( Bác sĩ) x x x x x x x ( ống nghe) - Hỏi số lượng bác sĩ và số lượng ống nghe như thế nào so với nhau? - Số lượng nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? - Số lượng nào ít hơn? ít hơn là mấy? - Để mỗi Bác sĩ đều có một ống nghe để khám bệnh ta làm thế nào? - Cô tiến hành thêm một ống nghe. - Hỏi số lượng Bác sĩ và số lượng ống nghe như thế nào so với nhau? - Bằng nhau đều bằng mấy? Chúng mình tìm thẻ số mấy để gắn tương ứng vào hai nhóm? x x x x x x x x 8 ( Bác sĩ) x x x x x x x x 8 ( ống nghe) - Cho trẻ đếm hai nhóm. Cô giới thiệu số 8 đếm và đọc số 8. - Cho trẻ đếm và đọc số 8 nhiều lần bằng nhiều hình thức. - Cất đồ dùng. - Trẻ thực hiện( cô hướng dẫn sửa sai cho trẻ chú ý những trẻ yếu). * Liên hệ thực tế: Chúng mình hãy giúp các bác sĩ tìm những đồ dùng của các bác sĩ ở xung quanh lớp có số lượng là 8: 8 viên thuốc, 8 cái ống bơm kim tiêm, 8 cái khẩu trang... * Phần 3: luyện tập - Trò chơi: Tìm về đúng kho. + Cách chơi: Cho trẻ cầm thẻ có số lượng đồ dùng là 8, hoặc thẻ số 8 và có các kho có số lượng 8 hoặc kho số 8. Chúng minh sẽ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh của cô trẻ tìm về đúng kho của mình( Trẻ 3, 4t tìm về đúng kho theo màu sắc của thẻ mình cầm trên tay). + Luật chơi: Bạn nào tìm chưa đúng sẽ phải tìm lại sao cho đúng. + Trẻ chơi trò chơi 2- 3 lần. - Trò chơi: Tô màu cho chữ số 8 in rỗng + Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi. + Trẻ thực hiện, -> Đánh giá nhận xét. 3. Hoạt động 3: Cho trẻ đọc thơ Bé làm bao nhiêu nghề tập làm Bác sĩ khám bệnh. - Cả lớp hát. - Cháu yêu cô chú công nhân. - Nghề xây dựng. - Nghề kĩ sư, nghề xây dựng nghề công nhân, nghề thầy thuốc, nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi. - Vâng ạ. - 4 trẻ 5 tuổi thực hiện. -Cả lớp đếm kiểm tra đọc kết quả. - Trẻ chú ý. - Không bằng nhau. - Số lượng bác sĩ nhiều hơn là 1 - Số lượng ống nghe ít hơn là 1 - Thêm một ống nghe. - Bằng nhau - Đều bằng 8, gắn thẻ số 8. Trẻ đếm và đọc cùng cô. - Trẻ đếm đọc số cô cất. - Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của cô( 5t thực hiện theo yêu cầ của cô, 4t đếm đến 8 nhận biết nhóm có 8 đt, 3t đếm đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng). - Trẻ liên hệ xung quanh lớp. - Trẻ chú ý. - Trẻ chơi trò chơi 2, 3 lần. - Trẻ chú ý. - Trẻ thực hiện. - Cả lớp đọc và thực hiện.File đính kèm:
- giao an mam non lop ghep 3 4 5 tuoi(1).doc
- Giáo án mầm non lớp 3 tuổi -
6 trang | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 1
- Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bản thân
4 trang | Lượt xem: 6929 | Lượt tải: 2
- Kế hoạch hoạt động tuần/ngày (tuần 2)
4 trang | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0
- Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ điểm: Ngành nghề (Thực hiện 4 tuần)
24 trang | Lượt xem: 7988 | Lượt tải: 1
- Những tai nạn thường xảy ra trong trường mầm non nguyên nhân và giải pháp đề phòng
2 trang | Lượt xem: 5365 | Lượt tải: 0
- Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Văn - Bài 2: Rong và cá
1 trang | Lượt xem: 18085 | Lượt tải: 3
- Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ điểm 3: Rau – Hoa – Quả
12 trang | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1
- Giáo án môn: làm quen với môi trường xung quanh - Bài: Tìm hiểu về một số biển báo và luật giao thông đường bộ
4 trang | Lượt xem: 28219 | Lượt tải: 1
- Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Tạo hình - Bài 13: Nặn theo ý thích
1 trang | Lượt xem: 14016 | Lượt tải: 2
- Giáo án Kế hoạch hoạt động tuần năm học 2013 - 2014
72 trang | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 3
Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.vn - Các bài soạn văn mẫu tham khảo - Thủ Thuật Phần Mềm - PDF
Từ khóa » Giáo án Mầm Non Lớp Ghép 3 độ Tuổi
-
Giáo án Lớp Ghép 3,4,5 Tuổi Chủ đề động Vật Nuôi Trong Gia đình
-
Giáo án Mầm Non Lớp Ghép 3 độ Tuồi - 123doc
-
Giáo án Nghề Truyền Thống ở địa Phương | Lớp Ghép 3 độ Tuổi ( 3 - 4
-
Lớp Mẫu Giáo Ghép 3 độ Tuổi - Chồi - Huỳnh Thị Mơ Linh
-
Giáo án Mầm Non Lớp Ghép 3, 4, 5 Tuổi - Chủ đề: Trường Mầm Non
-
Giáo án Mầm Non Lớp Ghép 3, 4, 5 Tuổi - Chủ đề Nhánh: Một Số Loại ...
-
Giáo án Mầm Non Lớp Ghép (lớp 3 Tuổi + Lớp 4 Tuổi) - Chủ đề
-
Tài Liệu Giáo án Lớp Ghép 3,4,5 Tuổi động Vât Nuôi Trong Gia đình
-
Giáo án Lớp Ghép 2 3 Tuổi Chủ đề Trường Mầm Non | Xemtailieu
-
Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Em Nhóm, Lớp Ghép Nhiều độ Tuổi
-
Giáo án Làm Quen Với Toán: Ghép đôi - Viettel EduPortal
-
Mỗi Lớp Mẫu Giáo được Nhận Tối đa Bao Nhiêu Trẻ? - LuatVietnam
-
[PDF] LT: 02) A. Mục Tiêu 1. Kiến Thức. Sau Khi Học Xong Bài Bày Yêu C
-
Giáo án: "Dạy Trẻ Kĩ Năng Cất đồ Dùng Cá Nhân đúng Nơi Quy định ...