Giáo án Mầm Non Lớp Lá - Trò Chơi Vận động: Mèo đuổi Chuột

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ

Tài liệu - Ebook

Thư viện tài liệu, ebook, đồ án, luận văn, giáo trình tham khảo cho học sinh, sinh viên

Giáo án mầm non lớp lá - Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột

 

Trời mưa

Mục đích:

 Rèn phản xạ nhanh, kỹ năng tập trung chú ý lắng nghe cho trẻ.

Luật chơi:

 Khi có hiệu lệnh "Trời mưa" thì mỗi trẻ phải trốn vào một gốc cây. Ai không tìm được gốc cây phải ra ngoài 1 lần chơi.

Chuẩn bị:

 - Một cái trống lắc

 - Dùng thẻ bài đánh dấu ở các vị trí nhất định trong lớp, qui ước đó là "gốc cây". Số "gốc cây" ít hơn số trẻ.

Cách chơi:

 Trẻ đi tự do, vừa đi vừa hát bài "Trời nắng trời mưa" hoặc 1 bài hát bất kì. Khi cô ra hiệu lệnh "Trời mưa" và gõ trống lắc dồn dập thì trẻ phải nhanh chóng tìm cho mình 1 "gốc cây" để trú mưa. Ai chạy châm không tìm được chỗ tránh mưa thì sẽ bị ướt và phải ra ngoài 1 một lần chơi.

 

doc23 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 6286 | Lượt tải: 0download Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênkịp là ngừoi thua cuộc phải nhảy lò cò một vòng quanh lớp. ("Tuyển chọn Trò Chơi, Bài Hát, Thơ Ca, Truyện, Câu Đố", Lê Thu Hương (Chủ biên), NXBGD)  Nhảy Qua Suối Nhỏ Mục đích    Rèn luyện sự khéo léo, tự tin, phản xạ nhanh. Chuẩn bị - Vẽ một con suối nhỏ, có chiều rộng 35-40cm.  - Một số bông hoa bằng nhựa. Cách chơi    Cô vẽ một con suối có chiều rộng 35-40cm. Một bên suối để các bông hoa rải rác. Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng  trong nhóm, nhảy qua suối hái hoa trong rừng. Khi nghe hiệu lệnh "nứoc lũ tràn về", trẻ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà. Ai hái đựoc nhiều hoa là ngừoi đó thắng cuộc. Ai thua cuộc sẽ phải hát hoặc đọc thơ theo yêu cầu của các bạn trong nhóm. ("Tuyển chọn Trò Chơi, Bài Hát, Thơ Ca, Truyện, Câu Đố", Lê Thu Hương (Chủ biên), NXBGD Tín Hiệu Giao Thông Mục đích - Giúp trẻ phân loại thành thạo các phương tiện giao thông. - Rèn luyện phản xạ nhanh, nhạy cho trẻ. Luật chơi Chỉ qua đường khi có tín hiệu đèn xanh hoặc cảnh sát giao thông cho phép, đi bộ đi trên phần đường dành cho người đi bộ. Tiến hành Cô (hoặc trẻ) đóng vai công an cầm gậy chỉ đường đứng trên bục giữa ngã tư điều khiển giao thông. Một số trẻ làm người đi bộ, một số trẻ làm người lái ô tô, xe đạp ... đi lại trên đường theo điều khiển của đèn hiệu hoặc chú cảnh sát giao thông. Có thể cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Đèn đò, đèn xanh". ("Tuyển chọn Trò Chơi, Bài Hát, Thơ Ca, Truyện, Câu Đố", Lê Thu Hương (Chủ biên), NXBGD) Về Đúng Đường  Mục đích - Giúp trẻ phân loại thành thạo các phương tiện giao thông. - Rèn luyện phản xạ nhanh, nhạy cho trẻ. Chuẩn bị: - Một số lô tô vẽ các phương tiện giao thông (ô tô, xe đạp, máy bay, tàu hỏa, thuyền buồm ...) - 2 bảng cài, mỗi bảng có 3 hàng cài giả làm 3 đường giao thông (cô quy ước với trẻ mỗi hàng tượng trưng một loại đường giao thông. Hoặc gắn chim đang bay tượng trưng đường hàng không, người đang đi bộ tượng trưng đường bộ, cá đang bơi tượng trưng đường thủy). Luật chơi - Khi có tín hiệu cờ xanh, các phương tiện giao thông được đi, cờ đỏ và vàng không được đi. - Mỗi lần lên trẻ chỉ được đưa một loại phương tiện về đúng đường. Tiến hành Chia trẻ thành 2 đội đứng thành 2 hàng dọc cách bảng 3m. Cô nói tên các loại phương tiện, trẻ đưa phương tiện đó vào đúng đường quy định (trên cùng là đường không, giữa là đường bộ, dưới cùng là đường thủy) cài xong chạy về cuối hàng đứng. Ví dụ cô nói : "Máy bay" và phất cờ màu xanh thì trẻ lên cài máy bay vào đúng đường trên cùng. Nếu cô nói tên phương tiện nhưng lại phất cờ màu vàng hoặc đỏ thì trẻ không được lên cài. Nếu bạn nào vẫn chạy lên là vi phạm luật giao thông. Cuối cùng đội đưa được nhiều phương tiện giao thông về đúng đường và đúng luật nhất là đội ấy thắng. Nguyễn Thị Hường (Vĩnh Phúc)  ("Tuyển chọn Trò Chơi, Bài Hát, Thơ Ca, Truyện, Câu Đố", Lê Thu Hương (Chủ biên), NXBGD) Mèo Và Chim Sẻ Mục đích: Luyện phản xạ nhanh. Chuẩn bị: Vẽ một vòng tròn ở góc lớp là tổ chim. Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu, các con chim sẻ bay nhanh về tổ. Mèo chỉ được bắt chim sẻ ở ngoài vòng tròn. Cách chơi:   Chọn một cháu làm mèo ngồi ở một góc lớp, cách tổ chim sẻ 3-4m. Các trẻ khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu "chích, chích, chích" (thỉnh thoảng lại ngồi gõ tay xuống đất giả như đang mổ thức ăn). Khoảng 30 giây mèo xuất hiện. Khi mèo kêu "meo, meo, meo" thì các chú chim sẻ phải nhanh chóng bay về tổ của mình. Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục khoảng 3- 4 lần. Mỗi lần, chim sẻ đi kiếm mồi khoảng 30 giây thì mèo lại xuất hiện. ("Tuyển chọn Trò Chơi, Bài Hát, Thơ Ca, Truyện, Câu Đố", Lê Thu Hương (Chủ biên), NXBGD) Đua Ngựa Mục đích: Phát triển cơ bắp. Cách chơi:   Cho trẻ đứng thành 2-3 tổ. Cô giáo nói: "Các cháu giả làm các con ngựa. Bây giờ chúng ta chơi đua ngựa. Khi chạy, các cháu nhớ làm động tác chạy như ngựa phi bằng cách nâng cao đùi lên. Thi xem ai làm giống ngựa phi nhất và nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc". Sau đó, cho trẻ chạy khoảng 20m rồi quay lại. Mỗi lần 3 cháu của 3 tổ cùng chơi, thi đua xem tổ nào có nhiều con ngựa phi nhanh. (“Tuyển chọn Trò Chơi, Bài Hát, Thơ Ca, Truyện, Câu Đố”, Lê Thu Hương (Chủ biên), NXBGD) Cáo ơi! Ngủ à! Mục đích Phát triển cơ bắp, rèn phản xạ nhanh. Chuẩn bị 1 mũ cáo. Cách chơi   Như chơi ở lớp bé, nhưng yêu cầu cao hơn, "con thỏ" nào bị bắt sẽ bị "cáo" nhốt vào "chuồng" của mình. Chỉ cần chạm tay vào người bạn coi như đã cứu được bạn. Trò chơi tiếp tục. ("Tuyển chọn Trò Chơi, Bài Hát, Thơ Ca, Truyện, Câu Đố", Lê Thu Hương (Chủ biên), NXBGD) Thi Nói Nhanh Mục đích Rèn phản xạ nhanh, phát triển ngôn ngữ. Luật chơi Trẻ phải nói được tên của các loại rau, hoa, quả, củ có chữ cái bắt đầu bằng chữ cái do người chơi yêu cầu. Tiến hành Chia trẻ thành 2 nhóm. Nhóm nọ cách nhóm kia 5-6 bước chân. Hai nhóm xếp thành hàng, quay mặt vào nhau. Chọn 1 trẻ làm người điều khiển trò chơi, đứng giữa 2 nhóm. Người điều khiển trò chơi đưa ra 1 chữ cái. Ví dụ: Khi người điều khiển đưa ra chữ cái C, hai nhóm phải nghĩ nhanh xem các loại rau, hoa, quả, củ nào có tên bắt đầu bằng chữ cái C. (Ví dụ: cà tím, cà rốt, củ cải, cà chua,...) Nhóm nào kể được nhiều hơn là nhóm đó thắng cuộc (không được lặp lại tên mà nhóm bạn nói trước). ("Tuyển chọn Trò Chơi, Bài Hát, Thơ Ca, Truyện, Câu Đố", Lê Thu Hương (Chủ biên), NXBGD) Chạy Tiếp Cờ Mục đích: Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo. Chuẩn bị 2 lá cờ, 2 ghế học sinh. Luật chơi Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế. Cách chơi -Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau. -Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng 2m. Khi cô hô: "Hai, ba", trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ hai phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu. Chuyền bóng bằng hai chân Mục đích Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự khéo léo. Luật chơi Dùng 2 bàn chân lấy bóng. Cách chơi Chia trẻ làm 2 đội xếp thành 2 hàng dọc, trẻ nọ cách trẻ kia 0,5-0,6m. Khi có hiệu lệnh "Bắt đầu", tất cả trẻ cùng nằm xuống. Trẻ đầu tiên dùng 2 bàn chân cắp lấy quả bóng rồi chuyển bóng qua đầu cho bạn nằm sau. Những trẻ nằm sau dùng bàn chân giữ bóng và chuyển tiếp cho đến hết. Trẻ cuối cùng lấy bóng dùng 2 tay cầm bóng và chạy đứng lên phía đầu hàng. Đội nào xong trước là thắng cuộc. Tung bóng Mục đích Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự khéo léo. Luật chơi Ném, bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi hai lần phải ra ngoài một lần chơi. Cách chơi 5-7 trẻ vào 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm bóng tung cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý để bóng không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho bạn đọc 1 câu: Quả bóng con con Quả bóng tròn tròn Em tung bạn đỡ  Tung cao cao nữa Bạn bắt rất tài Cô bảo cả hai Chúng em đều giỏi. Quả bóng con con Quả bóng tròn tròn Bạn tung em đỡ  Tung cao cao nữa Em bắt rất tài. Thi đi nhanh Mục đích Phát triển cơ bắp, tính tự tin. Chuẩn bị - 4 sợi dây dài khoảng 0,5m. - Vẽ 2 đường thẳng song song dài 3m, rộng 0,25m. - 2 khối hộp nhỏ. Luật chơi Đi không được chạm vạch. Cách chơi - Chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 sợi dây. - Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc ở một đầu đường thẳng, đầu kia đặt khối hộp nhỏ. Buộc 2 đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dễ dàng. Lẩn lượt cho 2 trẻ đứng đầu hàng xỏ chân vào dây. 2 trẻ đầu tiên xuất phát cùng một lúc, trong lúc di chuyển, trẻ không được làm sợi dây tuột ra khỏi chân. Khi đến đầu kia, trẻ phải nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho trẻ thứ 3. Lúc đó bạn thứ 2 đã có sẵn dây ở chân tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào nhanh và không bị giẫm vạch là thắng cuộc. Lưu ý: Chỉ lần đầu xuất phát cùng nhau, trẻ số 1 về hàng trước thì trẻ số 2 tiếp tục đi lên. Cô giáo khuyến khích các nhóm đi nhanh và chạy nhanh.  Bàn chải đánh răng của tôi • Mục đích - Tập nói câu văn ngắn - Tập luyện các ngón tay theo động tác minh họa hoạt động. • Hướng dẫn Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các động tác cùng cô - Tôi có một bàn chải nhỏ (Giơ một ngón tay trỏ ra) - Tôi giữ nó cho thật chắc (Nắm chặt bàn tay vào) - Tôi đánh răng hành ngày vào buổi sáng - Và lần nữa trước khi đi ngủ (Sử dụng ngón tay trỏ làm động tác đáng răng). Theo NXBGD  Nhảy ra nhảy vào Mục đích : - Rèn luyện sức khỏe, tính nhanh nhạy cho trẻ - Hình thành khả năng phối hợp Cách chơi: - Chia trẻ thành 2 nhóm ( mỗi nhóm từ 10-12 bé ).Chọn một bạn trong nhóm ra để "oản tù tì" bên nào thắng đi trước và gọi là nhóm 1.Nhóm 2 ngồi thành vòng tròn , nắm tay để tạo thành các cửa ra vào.Các cửa này luôn giơ tay lên, hạ tay xuống để ngăn không cho nhóm 1 vào.Mỗi trẻ trong nhóm 1 đứng cạnh 1 cửa ( phía ngoài vòng tròn) và rình xem khi nào cửa mở (tay hạ xuống) thì nhảy vào, khi nhảy thì nói "vào".Khi vào được bên trong thì nói "vào rồi".Khi 1 bé ở nhóm 1 nhảy vào được thì các cửa phải mở cho các bạn nhóm 1 vào.Khi đã vào hết , cửa đóng lại và nhóm 1 tìm cách nhảy ra.Khi nhảy vào hay ra mà chạm chân hay tay của người làm cửa hay nhảy sai cửa , hya người trong nhóm chưa vào hết đã có người nhảy ra thì bị mất lượt và phải ngồi thế cho nhóm kia đứng lên chơi Theo CTGD - 2006 Ném còn Mục đích : - Rèn luyện sức khỏe - Củng cố kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ: biết ước lượng khoảng cách để ném còn trúng đích. Chuẩn bị : - Một cột bằng gỗ hay tre cao 1.5m ở trên đỉnh cột buộc một vòng tròn đường kính 30-40 cm - 6 quả còn làm bằng vải - Cách làm quả còn: lấy 1 miếng vải hình chữ nhật (7*12 cm) khâu mép vào nhau như 1 cái túi rồi lộn lại , nhồi trấu hay cát rửa sạch.Khâu kín lại rồi đính 3 dải vải dài 1*25 cm vào đầu của mép túi. Cách chơi: - Trẻ có thể chơi theo nhóm , đứng cách cột từ 2-2.5m . Rồi lần lượt từng trẻ ném còn vào vòng treo ở cột ( mỗi lần , mỗi trẻ ném 3 quả) Nhóm nào ném nhiều quả qua vòng nhất, nhóm đó thắng. Theo CTGD - 2006 Trời mưa Trời mưa Mục đích:     Rèn phản xạ nhanh, kỹ năng tập trung chú ý lắng nghe cho trẻ. Luật chơi:     Khi có hiệu lệnh "Trời mưa" thì mỗi trẻ phải trốn vào một gốc cây. Ai không tìm được gốc cây phải ra ngoài 1 lần chơi. Chuẩn bị:     -   Một cái trống lắc     -    Dùng thẻ bài đánh dấu ở các vị trí nhất định trong lớp, qui ước đó là "gốc cây". Số "gốc cây" ít hơn số trẻ. Cách chơi:     Trẻ đi tự do, vừa đi vừa hát bài "Trời nắng trời mưa" hoặc 1 bài hát bất kì. Khi cô ra hiệu lệnh "Trời mưa" và gõ trống lắc dồn dập thì trẻ phải nhanh chóng tìm cho mình 1 "gốc cây" để trú mưa. Ai chạy châm không tìm được chỗ tránh mưa thì sẽ bị ướt và phải ra ngoài 1 một lần chơi. hạy tiếp sức CHẠY TIẾP SỨC 1. CHUẨN BỊ - Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi. - Kẻ 2 vạch mức song song cách nhau 8 – 10 m, dài khoảng 3 – 4 m. - Số gậy nhỏ bằng số hàng của 1 bên vạch mức (2, 3, 4 gậy). 2. CÁCH CHƠI - Chia trẻ thành các nhóm nhỏ, xếp thành hàng dọc đứng 2 bên vạch xuất phát (2, 3 hoặc 4 hàng). Mỗi trẻ đầu hàng bên trái cầm một cây gậy nhỏ. - Khi có hiệu lệnh của cô, nhũng trẻ cầm gậy ở hàng bên trái chạy nhanh sang trao gậy cho những trẻ đầu hàng bên phải, sau đó chạy đến xếp cuối hàng bên phải. Những trẻ nhận được gậy nhanh chóng chạy sang đưa cho bạn số 2 của hàng bên trái rồi chạy xếp cuối hàng đó. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết. * Yêu cầu: - Đội nào trước, hàng ngũ ngay ngắn, đội đó thắng. - Cho trẻ chơi trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ. NHANH LÊN BẠN ƠI! 1. CHUẨN BỊ - 4 quả bóng cao su nhỏ (có thể thay đổi bằng đồ chơi). - Kẻ 2 vòng tròn đồng tâm: vòng tròn trong có đường kính 0.8 m – 1 m và chia ra làm 4 phần đều nhau. Vòng tròn ngoài có đường kính 8 – 18 m 2. CÁCH CHƠI - Chia lớp thành 4 tổ đều nhau, đứng theo vòng tròn, mặt quay vào vòng tròn trong. - Để 4 quả bóng (hoặc đồ chơi) vào 4 phần đã chia ở vòng tròn nhỏ (nếu lớp ít trẻ thì chia thành 2, 3 tổ khi đó chỉ cần đặt 2, 3 quả bóng). - Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ đứng đầu hàng của từng tổ chạy vào vòng tròn nhỏ lấy bóng chạy về đưa cho bạn thứ 2 (bạn đứng cạnh) và đứng vào vị trí cũ. Trẻ thứ hai đón bóng ở tay bạn, chạy vào đặt bóng ở vòng tròn nhỏ, sau đó chạy về chạy tay ở trẻ thử. Trẻ thứ 3 tiếp tục như trẻ số 1 và chơi cứ lần lượt như vật cho đếnb hết. * Yêu cầu: - Tổ nào chạy nhanh nhất, đội hình nagy ngắn nhất, tổ đó sẽ thắng. - Trong khi chơi nếu để rơi bóng hoặc đặt bóng lăn ra ngoài vòng tròn thì phải nhặt bóng hoặc đặt bóng vào vòng tròn rồi mới tiếp tục chơi. - Cô giáo có thể cho cả lớp đồng thanh vỗ tay và nói: “Nhanh lên bạn ơi” để tạo không khí sôi nổi. - Trẻ chơi CHÚ THỎ TINH KHÔN 1. CHUẨN BỊ - Các cây nấm. - Mũ thỏ. - Hang (hầm chui). - Vòng thể dục. - Thang leo. - Cầu thăng bằng (hoặc ghế băng thể dục, các khúc cây xếp liên tục trên sân). - Cây có nhiều quả (táo, mận khế làm bắng giấy, nhựa, xốp). - Rổ đựng quả 2. CÁCH CHƠI - Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ), đội mũ thỏ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. - Khi nghe hiệu lệnh của cô, chú Thỏđầu tiên chạy nhanh lượn vòng qua các nấm trước nhà Cáo, tiếp đó chui vào hang Thỏ, khi bò ra khỏi hang Thỏ bật liên tục qua 4 cái hố (vòng). Sau đó, thỏ phải leo thật nhanh lên núi xuống núi (thang leo) rồi chạy đến cây táo, nhảy lên cao để hái quả, vượt qua cầu bắc ngang qua dòng suối, chạy về bỏ táo vào rỏ, xếp cuối hàng. * Yêu cầu: - Trẻ trước chạy đến hang chui thì trẻ sau bắt đầu xuất phát, không chờ hiệu lệnh của cô. - Giáo viên có thể bớt 1 2 vận động tuỳ thuộc theo mức độ khả năng vận động của trẻ, không bắt buộc thực hiện hết các vận động trên.  - Trẻ chơi liên tục trong khoảng 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ. * Chú ý: Cô giáo luôn có mặt gần bên thang leo để giúp đỡ và bảo hiểm cho trẻ. liên tục trong khoảng thời gian 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi của tr CHÚ BỘ ĐỘI TÀI GIỎI 1. CHUẨN BỊ - Thang dây. - Vòng thể dục (hoặc phấn vẽ trên sân). - Hầm chui hoặc cổng chui. - Cờ và ống cầm cờ. 2. CÁCH CHƠI - Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ). - Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ chụm chân qua ô (vòng thể dục), chạy đến “hầm” chui qua “hầm”. Sau đó chạy đến thang dây, leo lên hết thang dây lấy một lá cờ, leo xuống chạy nhanh về cắm cờ vào ống rồi về xếp cuối hàng. * Yêu cầu: - Trẻ trước bật qua hết các vòng thể dục thì trẻ sau sẽ bắt đầu xuất phát, không cần chờ hiệu lệnh của cô. - Trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.  * Chú ý: Cô giáo luôn có mặt gần thang dây để giúp đỡ và bảo hiểm cho trẻ. HÁI QUẢ 1. CHUẨN BỊ - Phấn để vẽ các hình. - Các cây nấm hoặc con ki. - Chậu cây có 10 quả. - Sọt đựng quả. 2. CÁCH CHƠI - Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 3 – 4 tuổi). - Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ làm chú gấu bò qua đường hẹp (bò bằng 2 tay, 2 chân), khi bò hết đường hẹp trẻ bật liên tục qua các vòng tròn. Sau đó, chạy dích dắc qua các chướng ngại vật đến cây hái quả chạy về bỏ vào sọt đựng quả, về xếp cuối hàng chờ đến lượt sau. * Yêu cầu: - Khi trẻ trước bò hết đường hẹp, bắt đầu bật thì trẻ sau bắt đầu bò. - Trẻ phải vận động liên tục theo dây chuyền không dừng lại đến bao giờ hái hết quả. - Trẻ chơi liên tục trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế đến số lần chơi của trẻ. BẬT CÓC 1. CHUẨN BỊ - Bóng hoặc túi cát đựng trong rổ. - Rổ nhỏ đựng bóng  2. CÁCH CHƠI - Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 trẻ).  - Cho trẻ ngồi xổm theo hàng ngang dưới vạch xuất phát. Khi nghe lệnh của cô, trẻ bật cốc đến rổ đựng bóng, lấy 1 quả bóng, đứng lên giơ cao tay ném thật xa, sau đó chạy nhanh nhặt bóng, chạy về vạch xuất phát bỏ bóng vào rổ nhỏ. Trẻ tiếp tục làm cho đến khi hết bóng trong rổ to. * Yêu cầu: - Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ, số bóng nhiều hơn số trẻ. - Khi bóng hết trong rổ to, cô cho trẻ chuyển số bóng ở rổ nhỏ bỏ vào rổ to và tiếp tục chơi.  Ném bóng -  Mục đích :   Luyện phối hợp mắt và tay bắt bóng chính xác.  -  Chuẩn bị :  khoảng 2 đến 3 quả bóng nhỏ -  Thực hiện :  Đứng cách các Bé khoảng 2-3 mét. Nói với Bé bạn chuẩn bị tung bóng cho Bé và yêu cầu Bé giơ tay ra đón. Tung bóng cho Bé thật nhẹ nhàng. Sau khi Bé bắt được bóng, yêu cầu Bé tung bóng lại cho bạn. Hãy cùng Bé chơi trò này thật vui và gọi thêm các Bé khác tham gia vào trò chơi.                           - Bắt tốt đấy                           - Bây giờ tung lại cho cô nào?  Tu Tu Tu! Luật chơi: Nhóm nào về đích trước thì thắng cuộc. Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn chia trẻ thành nhiều nhóm. Các nhóm xếp hnàg dọc trước vạch xuất phát. Những bé ở đầu hàng cầm  một sợi dây có nối với đoàn tàu hỏa, trên đoàn tàu có chở theo đồ chơi và búp bê.     Cách vạch xuất phát khỏang 3m, giáo viên hướng dẫn đặt một số ghế tương ứng với số nhóm thi đua. Ghế tượng trưng cho cột mốc cần bẻ cua.     Khi nghe hiệu lệnh xuất phát, các bé kéo đoàn tàu chạy đến chiếc ghế trước mặt, bẻ cua quanh chiếc ghế. Sau đó kéo đoàn tàu về hàng để trao dây cho bạn kế tiếp. Trò chơi cứ tiếp diễn cho đến khi bé ở cuối hàng kéo đoàn tàu trở về vạch xuất phát là xong.     Người của cùng của nhóm nào về đích trước thì nhóm đó thắng cuộc.  ( Trò chơi vận động – NXB Trẻ) Nhanh tay bắt bóng. Luật chơi:     Giáo viên hướng dẫn ném mạnh bóng xuống đất cho bóng nảy lên, trẻ pahỉ chụp được quả bóng. Cách chơi:     Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị một quả bóng, cho trẻ xếp thành vòng tròn rộng, người hướng dẫn đứng ở giữa.    Cô ném mạnh quả bóng xuống đất và cho bóng nảy lên và kêu tên của một trẻ. Nghe gọi tên mình trẻ phải chạy nhanh  vào vòng và cố chụp được quả bóng đang lơ lửng trên không.   (100 Trò chơi Mẫu Giáo – NXB Trẻ) Ô tô vào bến. Luật chơi:     Ô tô vào đúng bến của mình.Ai đi nhầm phải ra ngoài một lần chơi. Cách chơi:     Giáo viên chuẩn bị từ 4 đến 5 lá cờ khác màu nhau.Chia sân chơi làm4 đến 5 chổ tương ứng với các màu của lá cờ.     Giáo viên phát cho trẻ 1 lá cờ hoặc giấy màu có cùng màu với người hướng dẫn..     Trẻ làm ô tô với nhiều màu khác nhau.Giáo viên nói: “Ôtô chuẩn bị về bến”.Khi ấy cô đưa hiệu lệnh màu cờ nào thì ô tô màu đó sẽ vào bến.     Giáo viên hướng dẫn cho trẻ chạy tự do trong phòng, vừa chạy các bé vừa quay tay trước ngực như lái ôtô, vừa nói: “Bim, bim, bim”Cứ khoảng 30giây, giáo viên hướng dẫn ra hiệu lệnh 1 lần.Khi cô giơ cờ nào thì ôtô màu đó chạy về bến.Các ôtô khác vẫn tiếp tục chạy nhưng chạy chậm hơn.Ai nhầm bến phải ra ngoài 1 lần chơi. (100 Trò chơi Mẫu Giáo- NXB Trẻ) Bắt vịt con. Luật chơi:     Trẻ chỉ được bắt vịt ở ngoài vòng tròn.Ai đập được vào vai trẻ làm vịt coi như bắt được vịt. Cách chơi:     Giáo viên vẽ 1 vòng tròn to làm ao để trẻ đứng vào bên trong, đóng vai đàn vịt.     Chọn 3 đến 5 trẻ  làm người chăn vịt đứng ngoài vòng tròn.     Khi người chăn vịt gọi: “vít, vít,vít” và vẫy tay gọi vịt thì các con vịt lên bờ, ra khỏi vòng tròn tiến về người chăn vịt.     Khi vịt đến gần, gióa viên ra hiệu lệnh: “Bắt vịt con” thì người chăn vịt đuổi theo để bắt vịt.Các con vịt phải chạy nhanh xuống ao, vừa chạy vừa kêu: “Vít, vít, vít)     Khi đã xuống ao rồi, vịt con vừa bưoi vừa kêu: “vít, vít, vít”.Nếu con vịt nào chạm tay vào thì coi như đã bị bắt.Ai bị bắt phải ra ngoài một lần chơi.     Sau vài lần chơi thì giáo viên cho đổi vai chơi.Nhắc nhở trẻ đóng  vai vịt phải thường xuyên lên bờ (ra khỏi vòng tròn) như vậy cuộc chơi mới thú vị. (100 Trò chơi Mẫu Giáo- NXB Trẻ) Ném qua dây. Luật chơi: Trẻ ném được bằng cả hai tay Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị sợi dây thừng dài 2,5m, buộc dây vào chân hai cái bàn hoặc 2 cái ghế cao 1m ở giữa lớp.Ở 2 bên sợi dây cách khoảng 0,5m, vẽ hai vạch chuẩn.Vài túi cát để sẵn cho trẻ ném. Giáo viên hướng dẫn cho trẻ đứng hoặc ngồi ở 2 bên để quan sát. Mỗi lần cho 4 đến 5 trẻ đứng vào vạch chuẩn để ném.Ai ném được túi cát qua dây và rơi sang vạch kẻ phía bên kia là người thắng cuộc. Cho trẻ ném hai lần:một lần bằng tay trái, một lần bằng tay phải. Nhóm này ném xong thì luân phiên đến nhóm khác. Chú ý: Khi trẻ chơi mất trật tự thì giáo viên phải luôn nhắc nhở. Không để trẻ dùng túi cát ném nhau. Có thể thay túi cát bằng vải vụn nén chặt để đủ nặng. Chim bay-Cò bay. Luật chơi: Trẻ phải phản ứng kịp thời khi nghe tên con vật bay được hoặc không bay được.Nếu ai làm sai se bị loại ra ngoài, mất quyền chơi, cho đến khi có người khác thay thế. Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn cho trẻ đứng vòng tròn và nói:      “Khi nào các con nghe gọi tên con vật bay được thì các con phải nhảy lên, hai tay vung cao và nói tên con vật đó cùng với từ  “bay”. Ví dụ: _Khi nghe nói “chim bay”, các con sẽ nhảy lên, hai tay vung cao và nói  đáp: :Chim bay”         “Khi nào các con nghe gọi tên các con vật không bay được thì các con phải đứng yên và nói “Không bay” Ví dụ: _Khi nghe nói : “Chó bay” các con sẽ đứng yên và đáp lại là “Không bay”                   (100 Trò chơi Mẫu giáo - NXB Trẻ) CHÈO THUYỀN. Luật chơi:               _Hướng dẫn trẻ vận động với sự phối hợp động tác cho nhịp nhàng. Cách chơi:               _Giáo viên hướng dẫn cho trẻ gồi xuống đất thành hàng dọc theo từng nhóm từ 5 đến 10 trẻ.               _Cho chân trẻ dạng hình chữ V, em nọ ngồi sát em kia, 2 tay bám vào vai bạn ngồi trước.Mình hơi gập chúi về phía trước, rồi lại ngửa người ra phía sau, vừa đẩy vừa nói : “Chèo thuyền, hò dzô ta.Chèo thuyền, dzô ta!”                                         (Theo 100 Trò chơi vận động cho trẻ -NXB Trẻ) TÀU HỎA Luật chơi:_ Trẻ phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh.Ai không thực hiện đúng phải ra ngoài không chơi 1 vòng. Cách chơi:_Người hướng dẫn vạch 2 đường thẳng song song với nhau hoặc sử dụng hàng gạch lót nền làm vạch. _Cho trẻ xếp thành hàng dọc, tay đặt lên vai nhau làm đoàn tàu hỏa đi trong 2 đường thẳng song song(hoặc đi theo hàng gạch lót nền). _Khi người hướng dẫn giơ cờ xanh, trẻ di chuyển làm thành đoàn tàu, miệng kêu : “xình, xịch”. _Khi người hướng dẫn nói: “Tàu lên dốc” thì tất cả phải đi bằng gót chân và miệng kêu : “tu tu” _Khi người hướng dẫn nói: “Tàu xuống dốc” thì tất cả phải đi bằng mũi chân và miệng kêu : “tu tu”. Chú ý:_Để trò chơi được vui hơn, người hướng dẫn nên thường xuyên thay đổi hiệu lệnh. _Khi trẻ đang đi bằng gót chân (tàu len dốc) thì đùng ra hiệu lệnh “tàu xuống dốc” tiếp theo ngay. _Nhịp độ ra hiệu lệnh chậm quá thì trò chơi mất vui, nhịp độ ra hiệu lệnh nhanh quá thì hàng ngũ sẽ lộn xộn.Vậy nhịp độ ra hiệu lệnh lúc nhanh lúc chậm là ở nơi điều khiển của gióa viên hướng dẫn. _Trẻ chơi thành thạo cô mời bé làm người quản trò.                                   (Theo “100 trò chơi mẫu giáo_NXB Trẻ) MÁY BAY. Luật chơi: _Trẻ phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh.Ai không thực hiện đúng phải ra ngoài và không chơi 1 vòng. Cách chơi: _Giáo viên  hướng dẫn làm phi công, trẻ làm máy bay. _Khi giáo viên hướng dẫn ra hiệu lệnh : “Máy bay cất cánh” thì tất cả phải chạy xung quanh sân chơi, hai tay giơ sang ngang , ngiêng người sang 2 bên  bắt chước máy bay liệng và kêu : “u u u” _Khi người dẫn ra hiệu lệnh: “Máy bay hạ cánh” thì tất cả phải dừng lại ngay. _Khi trẻ chơi đã quen, giáo viên hướng dẫn dùng đèn pin làm hiệu lệnh: _ “Bật đèn” thì máy bay xuất phát, trẻ đi từ từ 2 tay giơ sang ngang. _ “Nháy đèn”, trẻ chạy 2 tay giơ ngang, nghiêng ngươì sang 2 bên bắt chước máy bay liệng, miệng kêu : “ u u u” _ “Tắt đèn”, trẻ ngừng lại. _Giáo viên hướng dẫn có thể dùng mô hình đèn hiệu giao thông để ra hiệu lệnh: _ “Đèn xanh”, thì máy bay xuất phát, trẻ đi từ từ, 2 tay giơ sang ngang, nghiêng người sang 2 bên, bắt chước máy bay liệng, miệng kêu : “u u u” _ “Đèn vàng”, trẻ đi chậm lại chuẩn bị hạ cánh. _ “Đèn đỏ”, trẻ phải đứng lại ngay. Chú ý: Trong khi  chơi trẻ thường hăng hái quá mức.Giáo viên hướng dẫn phải nhắc đừng để trẻ đụng phải nhau, dễ gây tai nạn. TRỜI TỐI –TRỜI SÁNG. Luật chơi :”Trời tối”, “trời sáng” là câu lệnh của người hướng dẫn để trẻ làm động tác ngủ hoặc thức dậy. Tất cả nhắm mắt,ngồi xuống và ngả đầu sang 1 bên làm động tác ngủ. Cách chơi: Cho trẻ giả làm đàn gà con đi quanh sân chơi để kiếm mồi.Hai bàn tay trẻ giơ sang ngang, làm động tác nghiêng bên này rồi ngả sang bên kia, vừa vẫy tay vừ kêu “chip, chip”   Khi nghe cô hướng dẫn ra lệnh “trời tối”’trẻ phải ngồi thụp xuống đất, nghiêng đầu áp 2 bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Để cho trẻ nhắm mắt trong khỏang 30 giây.Sau đó cô ra lệnh “trời sáng”, trẻ khum 2 bàn tay đưa lên miệng và bắt chước tiếng gà trống gáy : ‘Ò ó o o .”  Trò chơi tiếp tục: Cho trẻ giả làm mèo con đi quanh sân chơi .2 tay trẻ chống nạnh, chân nhún xuống, vừa đi vưa nghiêng đầu qua bên này rồi ngả dấu sang bên kia, vừa đi vừa kêu “meo, meo”  Khi nghe cô ra lệnh trời tối,trẻ phải ngồi thụp xuống đất, nghiêng đầu, áp 2 bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctro choi van dong cho tre mau giao_12377607.doc
Tài liệu liên quan
  • Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 24

    32 trang | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0

  • Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 12 - Chủ đề nhánh: Cô giáo của bé

    19 trang | Lượt xem: 11668 | Lượt tải: 5

  • Giáo án Tin học khối 4 - Tuần 22

    3 trang | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0

  • Giáo án tổng hợp Tuần 13 - Lớp 3

    37 trang | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Tin học 4 - Chủ đề 1: Khám phá máy tính - Bài 2: Các thao tác với thư mục

    6 trang | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 1

  • Giáo án môn Học vần bài: ƯƠ, UYA

    19 trang | Lượt xem: 11105 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Tập đọc 2 tuần 11: Bà cháu

    7 trang | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0

  • Tiểu mô đun 5 phương pháp dạy học âm nhạc cho học sinh tiểu học

    71 trang | Lượt xem: 14345 | Lượt tải: 1

  • Giáo án lớp 4 - Chủ đề: Tác hại của các chất kích thích

    20 trang | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0

  • Giáo án lớp 3

    2 trang | Lượt xem: 2349 | Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Doc.edu.vn - Chia sẻ những Thủ thuật tin học, phần mềm hay, hướng dẫn giải bài tập, sáng kiến kinh nghiệm, SKKN hay

Doc.edu.vn on Facebook Follow @Doc.edu.vn

Từ khóa » Cải Biên Trò Chơi Mèo đuổi Chuột